Hành trình quốc ca Việt Nam Published on June 10, 2013 · - TopicsExpress



          

Hành trình quốc ca Việt Nam Published on June 10, 2013 · No Comments TTXVA.ORG Cũng như quốc kỳ, trước khi tiếp xúc với nền văn minh Âu-Mỹ thì người Việt Nam không có ý niệm về một bản lễ nhạc thông dụng cho toàn quốc. Mà hầu như, lễ nhạc cũng chỉ thịnh hành trong các sinh hoạt cung đình, tín ngưỡng, hiếu hỉ. Bởi vậy đến nay nhiều bản lễ nhạc đã bị thất truyền. 1. Đăng đàn cung Bản lễ nhạc Đăng đàn cung (登壇宮) do các nghệ nhân cung đình dưới triều Gia Long (1802 – 1830) soạn ra, được sử dụng làm hoàng thất ca. Nhịp điệu lúc khoan thai, khi réo rắt phù hợp với lễ nghi Á Đông ; bản nhạc vốn không có lời (sau này được hoàng thân Nguyễn Phúc Ưng Thiều đặt lời), ký âm theo lối cổ. Giai đoạn Thế chiến II, hoàng đế Bảo Đại đã xuống chiếu chọn cờ long tinh làm quốc kỳ và Đăng đàn cung làm quốc thiều. Ký âm : Họ phạn họ, xàng xê cống cống xê xàng xê Cồng xàng xê cống, họ cống liu cống xê xàng Xự xàng cống xê xàng xự, xê xàng xự xàng cống xàng xê Cồng xàng xê cống, họ cống liu cống xê xàng Xự xàng cống xê xàng xự, xê xàng xự họ phạn, họ Xự họ phạn họ xự, xê xàng họ, phạn, họ Xự họ phạn xự, xê xàng xự xàng cống xàng xê. Phần lời in trong cuốn sách Hymnes et Pavillon d’Indochine : Kìa, núi vàng bể bạc, Có sách trời định phận. Một dòng ta gầy non sông vững chặt, Đã ba ngàn mấy trăm năm. Bắc Nam cùng một nhà, Con Hồng cháu Lạc văn minh đào tạo. Màu gấm hoa càng sẵn, cố yêu nhau, với nhau một niềm : Nguyện nhà Việt Nam muôn đời thạnh trị. Kìa, núi vàng bể bạc, Có sách trời định phận. Một dòng ta gầy non sông vững đượm. Rạng vẻ dòng giống Tiên Long. Ấy công gây dựng. Từ xưa đã khó nhọc, nhờ công dày nặng. Lòng trung quân đã sẵn, cố yêu nhau, với nhau một niềm : Nguyện nhà Việt Nam muôn đời thạnh trị. Phần lời do cụ Ưng Thiều soạn : Dậy, dậy, dậy mở mắt xem toàn châu, Đèn khai hóa rạng khắp hoàn cầu. Ngọn đường thông thương ngàn dặm, xe tàu điện, tàu nước, tàu bay. Nghề khôn khéo chạy khắp phương trời, Càng ngày văn minh càng rộng, tranh cạnh lợi quyền. Đất càng ngày càng rộng, dân giàu nước mạnh. Nước càng ngày càng thịnh, của có thêm người khôn. Người Nam Quốc, một giống Tiên Rồng, Thiệt dòng giai nhân tài tử, xưa rày gọi là nước tài ba. Nền văn hiến, nặn đúc anh hùng, Sẵn tài thông minh trời dựng, thêm nghề học hành. Học càng ngày càng tiến, nghề nghiệp mở rộng. Nước càng giàu càng mạnh, nòi giống thêm vẻ vang. Này Âu Á, gặp lúc phong trào, Sẵn thấy ra công rèn tập, trăm nghề nghiệp đều biết đều hay. Đường tiến hóa chạy suốt Tam Kỳ, Càng ngày non sông càng đẹp, cảm ơn bù trì. Chúc Đại Pháp bình an, nước nhà thịnh trị, Chúc Nam Việt vạn tuế, trường thọ vô cương. 2. La Marseillaise Sau khi Liên bang Đông Dương thành lập (17 tháng 10 năm 1887), bản La Marseillaise (Bài ca của người Marseille) được mặc định là quốc ca của các thành viên khối Liên hiệp Pháp, nó phổ biến trong mọi sinh hoạt chính trị – văn hóa thuộc địa. Bài hát La Marseillaise là trước tác của Claude Joseph Rouget de Lisle (một sĩ quan trẻ trong đội tình nguyện quân bảo vệ Paris khỏi cuộc tấn công của liên minh Áo-Phổ), ra đời vào năm 1792 và trở thành quốc ca Pháp vào năm 1795 (thời Đệ nhất Cộng hòa Pháp). Tên gọi nguyên thủy của bài hát này là Chant de guerre de l’armée du Rhin (Hành khúc quân sông Rhein) với giai điệu trầm hùng, phấn khích thường thấy ở những bản quân nhạc. Nguyên văn tiếng Pháp : Allons enfants de la Patrie, Le jour de gloire est arrivé ! Contre nous de la tyrannie, L’étendard sanglant est levé ! (2 fois) Entendez-vous dans les campagnes Mugir ces féroces soldats ? Ils viennent jusque dans nos bras Egorger nos fils et nos compagnes ! Que veut cette horde d’esclaves, De traîtres, de rois conjurés ? Pour qui ces ignobles entraves, Ces fers dès longtemps préparés ? (2 fois) Français, pour nous, ah ! quel outrage ! Quels transports il doit exciter ! C’est nous qu’on ose méditer De rendre à l’antique esclavage ! Quoi ! ces cohortes étrangères Feraient la loi dans nos foyers ! Quoi ! ces phalanges mercenaires Terrasseraient nos fiers guerriers ! (2 fois) Grand Dieu ! par des mains enchaînées Nos fronts sous le joug se ploieraient ! De vils despotes deviendraient Les maîtres de nos destinées ! Tremblez, tyrans et vous perfides, L’opprobre de tous les partis, Tremblez ! vos projets parricides Vont enfin recevoir leurs prix ! (2 fois) Tout est soldat pour vous combattre, S’ils tombent, nos jeunes héros, La France en produit de nouveaux, Contre vous tout prêts à se battre. Français, en guerriers magnanimes, Portez ou retenez vos coups ! Epargnez ces tristes victimes, A regret s’armant contre nous. (2 fois) Mais ces despotes sanguinaires, Mais ces complices de Bouillé, Tous ces tigres qui, sans pitié, Déchirent le sein de leur mère ! Amour sacré de la Patrie, Conduis, soutiens nos bras vengeurs ! Liberté, Liberté chérie, Combats avec tes défenseurs ! (2 fois) Sous nos drapeaux, que la victoire Accoure à tes mâles accents, Que tes ennemis expirants Voient ton triomphe et notre gloire ! Nous entrerons dans la carrière Quand nos aînés n’y seront plus ; Nous y trouverons leur poussière Et la trace de leurs vertus. (2 fois) Bien moins jaloux de leur survivre Que de partager leur cercueil, Nous aurons le sublime orgueil De les venger ou de les suivre ! Aux armes, citoyens ! Formez vos bataillons ! Marchons ! marchons ! Qu’un sang impur Abreuve nos sillons ! Lời tiếng Việt : Hãy tiến lên những người con Tổ quốc, Ngày vinh quang đã đến rồi ! Chống lại chúng ta, bọn bạo tàn, Đã được giương lên lá cờ vấy máu ! (2 lần) Bạn có nghe không trên những cánh đồng Những tên lính khát máu đang gào thét ? Chúng đang tiến vào giữa chúng ta Để cắt cổ vợ con của bạn ! Chúng muốn gì, những bầy lũ nô lệ đó, những tên phản nghịch, những vua mưu phản ? Dành cho ai, những gông cùm đê hèn này, Những xiềng xích đã được chuẩn bị từ lâu ? (2 lần) Này dân Pháp, cho chúng ta, ôi ! Lăng nhục làm sao ! Có cách gì chúng ta phải làm ? Vì chính chúng ta mà họ dám tính Đẩy ta về cảnh nô lệ cổ xưa ! Tại sao ! Lũ người vọng ngoại này Lại sẽ làm luật cho nước nhà của chúng ta ! Tại sao ! Những kẻ hám lợi này Lại quật ngã những dũng sĩ của chúng ta ! (2 lần) Lạy Chúa ! Bởi vì tay bị xiềng xích Mà vầng trán ta hàng phục ách áp bức ! Những kẻ bạo ngược xấu xa sẽ trở thành Những chủ nhân của vận mệnh chúng ta ! Run sợ đi, những bạo chúa và ngươi, những kẻ phản bội Điều sỉ nhục đến từ mọi phía Run sợ đi ! Những âm mưu giết cha mẹ của các ngươi Cuối cùng sẽ phải nhận lấy cái giá phải trả của nó ! (2 lần) Tất cả đều là lính để chống các ngươi Nếu như họ ngã xuống, những anh hùng trẻ của ta Nước Pháp sẽ sinh ra những người con mới, Tất cả sẵn sàng chiến đấu chống lại các ngươi. Hãy cầm lấy vũ khí, hỡi những công dân ! Hãy lâp nên những đội quân ! Tiến lên ! Tiến lên ! Hãy để cho dòng máu nhơ bẩn Tưới đẫm những luống cày của chúng ta ! 3. Kimi ga yo Vào giai đoạn ngắn ngủi của cuộc Thế chiến II, tại Việt Nam từng lưu hành bản quốc ca Kimi ga yo (君が代 / Thiên hoàng vạn tuế), vốn là quốc ca của Đế quốc Nhật Bản (1868 – 1947). Sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, Liên bang Đông Dương từ tình trạng chia sẻ quyền lực giữa Đế quốc thực dân Pháp (chính phủ Vichy) và Đế quốc Nhật Bản trở thành một phần của Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á (大東亜共栄圏), chính phủ quân phiệt Nhật Bản ra sức áp đặt ảnh hưởng của mình trong các lĩnh vực chính trị – văn hóa. Nguyên thủy của bài hát Kimi ga yo là một bài hòa ca (waka) ra đời khoảng thế kỷ X, phần giai điệu do Yoshiisa Oku, Akimori Hayashi soạn và phần nhạc do Franz Ecker (một giáo viên âm nhạc người Đức) viết. Lời bài hát rất ngắn và nhạc điệu thì chậm rãi, trang trọng ảnh hưởng từ nghi thức hoàng gia. Nguyên văn tiếng Nhật : Lời tiếng Việt : Hoàng triều hạnh phúc vạn tuế của Người Xin Hoàng đế hãy trị vì cho đến khi những viên sỏi bây giờ qua thời gian kết thành những tảng đá Với bề mặt cổ kính đầy rêu phong. 4. Việt Nam minh châu trời Đông Nội các Trần Trọng Kim được thành lập vào ngày 17 tháng 4 năm 1945 – đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Quốc kỳ được chọn là cờ quẻ Ly và quốc ca là bài hát Việt Nam minh châu trời Đông (sáng tác của Hùng Lân). Vào năm 1944, bài hát này đã đoạt giải nhì trong kỳ thi âm nhạc toàn quốc (giải nhất là Tiến quân ca của Văn Cao). Nhịp điệu bài hát trầm bổng, nghiêm trang, lời ca thể hiện tinh thần hiệp đồng để dựng xây nước Việt Nam hùng cường, xứng đáng với công dựng nước của tiền nhân. Tên gọi nguyên thủy của bài hát là Việt Nam. Sau khi chính phủ Việt Nam Đế quốc giải thể (23 tháng 8 năm 1945), Việt Nam minh châu trời Đông được sử dụng làm bài ca chính thức của Đại Việt Quốc dân Đảng. Việt Nam minh châu trời Đông Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng Non sông như gấm hoa uy linh một phương Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương. (Xây vinh quang cất cao bên Thái Bình Dương) Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời Máu ai còn vương cỏ hoa Giục đem tấm thân trải với sơn hà. (Giục đem tấm thân xẻ với sơn hà) Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước Hy sinh xương máu mong báo đền ơn nước (Hy sinh tâm huyết mong báo đền ơn nước) “Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam, (Dù thân này tan tành gói da ngựa cũng cam) Thề trọn đời trung thành với sơn hà nước Nam !”. (Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam) 5. Tiến quân ca Bài hát Tiến quân ca ra đời vào năm 1944 và đã giúp cho Văn Cao đoạt giải nhất kỳ thi âm nhạc toàn quốc. Ban đầu, Tiến quân ca được sử dụng làm bài ca chính thức của Mặt trận Việt Minh và tại kỳ họp Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 1 năm 1946) thì được công nhận là quốc ca, sau này được chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thành lập ngày 3 tháng 7 năm 1976) kế thừa. Giai điệu bài hát trầm hùng, lời ca hiệu triệu quốc dân vượt qua mọi gian nguy để dựng xây nước Việt Nam độc lập, tự chủ. Phần lời nguyên thủy : Đoàn quân Việt Minh đi Chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Thề phanh thây uống máu quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường. Tiến lên ! Cùng tiến lên ! (Tiến lên, cùng thét lên) Núi sông Việt Nam ta vững bền. (Chí trai là nơi đây ước nguyền) Phần lời sử dụng từ 1955 : Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường. Tiến lên ! Cùng tiến lên ! Nước non Việt Nam ta vững bền. Đoàn quân Việt Nam đi Sao vàng phấp phới Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới, Đứng đều lên gông xích ta đập tan. Từ bao lâu ta nuốt căm hờn, Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường. Tiến lên ! Cùng tiến lên ! Nước non Việt Nam ta vững bền. 6. Tiếng gọi Công Dân Nguyên thủy bài hát Tiếng gọi Công Dân là La Marche des Étudiants – bài ca chính thức của câu lạc bộ học sinh trường Petrus Ký – ra đời vào năm 1939, Lưu Hữu Phước soạn nhạc và Mai Văn Bộ viết lời. Năm 1941, Tổng hội Sinh viên Đông Dương chọn bài hát này làm hội ca với tên gọi mới : Thanh niên hành khúc, lời ca mới được soạn bằng tiếng Việt ; đến năm 1945 thì phong trào Thanh niên Tiền phong được thành lập cũng chọn làm bài ca chính thức với tên gọi : Tiếng gọi thanh niên. Năm 1948, chính phủ Pháp đề ra Giải pháp Bảo Đại (tập hợp các tổ chức bị Việt Minh thanh trừng dưới một chính thể do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu) nhằm làm đối trọng với lực lượng Việt Minh ; ngày 27 tháng 5, Chính phủ Trung ương lâm thời Quốc gia Việt Nam được thành lập (Thủ tướng là Nguyễn Văn Xuân), cờ vàng ba sọc đỏ được chọn làm quốc kỳ, quốc ca được chỉnh sửa từ bài hát Tiếng gọi thanh niên, tên gọi mới là Quốc Dân hành khúc. Ngày 24 tháng 4 năm 1949, cựu hoàng Bảo Đại hồi hương để nhậm chức Quốc trưởng, lễ đón rước được tổ chức long trọng ngay tại sân bay, bản nhạc Tiếng gọi thanh niên được cử hành nhưng phần lời thì sửa chữa cùng với tên gọi là Đón hoàng đế hồi loan, cụ Nguyễn Phúc Bửu Ngự (Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc) là tác giả của phần lời này. Ngày 26 tháng 10 năm 1956, chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Hiến pháp (thường gọi là Hiến pháp Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam) giữ nguyên quốc kỳ là cờ vàng ba sọc đỏ, quốc ca với phần lời đã được Đài phát thanh Sài Gòn chỉnh sửa cùng với tên gọi mới là Tiếng gọi Công Dân (hoặc Công Dân hành khúc). Tiếng gọi Công Dân được sử dụng làm quốc ca Việt Nam Cộng hòa cho đến khi chính thể cáo chung (30 tháng 4 năm 1975). Hiện nay, bài hát Tiếng gọi Công Dân được duy trì làm bài ca chính thức của cộng đồng người Việt hải ngoại (thường gọi là người Việt Cờ Vàng), câu đầu Này Công Dân ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng được chuyển thành Này Công Dân ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi ; ở trong nước, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam chọn bản Tiếng gọi thanh niên làm hội ca. Với tiết tấu sôi nổi, trẻ trung, bài hát này đã giành được vinh dự hiếm có trong lòng người Việt Nam, không phân biệt vùng miền hay ý thức hệ. LA MARCHE DES ÉTUDIANTS Étudiants ! Du sol l’appel tenace Pressant et fort, retentit dans l’espace. Des côtes d’Annam aux ruines d’Angkor, À travers les monts, du sud jusqu’au nord, Une voix monte ravie : Servir la chère Patrie ! Toujours sans reproche et sans peur Pour rendre l’avenir meilleur. La joie, la ferveur, la jeunesse Sont pleines de fermes promesses. Te servir, chère Indochine, Avec cœur et discipline, C’est notre but, c’est notre loi Et rien n’ébranle notre foi ! ĐÓN HOÀNG ĐẾ HỒI LOAN Này Quốc Dân ơi ! Cố Nhân đã về Đất Nước, Người người mừng reo, muôn chim nức lời ca rước. Hồi trông thân thế xưa, trần ai bao gió sương, Trời Tây khắp bôn phương, Sầm Sơn quen biết đường. Hồng Kông, Côn Minh nơi ghi dấu, Trùng Khánh, Bắc Hán tình nương náu. Vì nước ngôi báu, xem cầm mảnh lông, Làm gương soi chung khắp người trong nước. Bền chí quyết chiến đấu, thề quên hết mình, Hăng hái cùng núi sông, nối Đức Cao Huỳnh. Quốc Dân ơi ! Ta quyết đi đến cùng, Quốc Dân ơi ! Ta nguyện theo dấu Ngài. Tiến lên, đồng tiến, vẻ vang nòi giống, Xứng danh ngàn năm dòng giống Tiên Rồng. TIẾNG GỌI CÔNG DÂN Này Công Dân ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng, (Này Công Dân ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi) Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên, Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. Dù cho thây phơi trên gươm giáo, Thù nước, lấy máu đào đem báo. Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, Người Công Dân ta vững bền tâm trí. Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời ! Công Dân ơi ! Mau hiến thân dưới cờ, Công Dân ơi ! Mau làm cho cõi bờ, Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng ! 7. Suy tôn Ngô Tổng thống Chính thể Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam (1956 – 1963) lấy ngày công bố Hiến pháp làm quốc khánh (26 tháng 10 năm 1956), quốc ca là bài Tiếng gọi Công Dân nhưng để phù hợp với chính sách chuyên chế của Ngô gia tộc – cụ thể là buộc mọi công dân phải tôn thờ Tổng thống Ngô Đình Diệm (1901 – 1963) như một lãnh tụ tinh thần – thì bài hát Suy tôn Ngô Tổng thống được coi là bản quốc ca thứ hai. Đương thời, bài hát này được cử hành song song với Tiếng gọi Công Dân trong sinh hoạt thường nhật – chẳng hạn, tại rạp chiếu bóng, các khán giả phải nhất loạt đứng trang nghiêm hát Suy tôn Ngô Tổng thống trước khi mở màn bộ phim. Cũng giống như bản Đón hoàng đế hồi loan, nội dung bài hát Suy tôn Ngô Tổng thống hàm ý tô hồng thân thế của nhà lãnh đạo quốc gia. Nguyên thủy bài hát này có tên gọi Vè Bảo Đại, phần nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Bích soạn, phần lời được viết bởi nhà thơ Thanh Nam. Giai điệu bài hát rộn ràng, mang âm hưởng của thánh ca Công giáo. Ai bao năm từng lê gót nơi quê người, Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do. Người cương quyết chống Cộng, Bài phong kiến bóc lột, Diệt thực dân đang rắt reo tàn phá. Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời, Gương hy sinh ngàn muôn tiếng không hề phai. Toàn dân quyết kết đoàn cùng chung sức với Người, Thề đồng tâm say đắp cho ngày mai. Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm ! Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống, Xin Thượng đế ban phước lành cho Người ! Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm ! Toàn dân Việt Nam quyết theo Ngô Tổng thống Chung đắp xây nền thống nhất sơn hà. Xem thêm : ✿ Quốc kỳ Việt Nam : Những cung đường lịch sử (phần 1) ✿ Quốc kỳ Việt Nam : Những cung đường lịch sử (phần 2) Xem tin nguồn: ttxva.org/hanh-trinh-quoc-ca-viet-nam/#ixzz2VoX9iD2b Follow us: thongtanxavanganh on Facebook
Posted on: Mon, 10 Jun 2013 12:03:51 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015