II. TỘT ĐỈNH VINH QUANG CỦA THÁNH TÍCH SUỐT CHIỀU - TopicsExpress



          

II. TỘT ĐỈNH VINH QUANG CỦA THÁNH TÍCH SUỐT CHIỀU DÀI LỊCH SỬ BỊ KẾT THÚC BẰNG MỘT DIỄN BIẾN BẤT NGỜ. Trong phần lớn cuốn sách The Jesus Conspiracy, học giả Holger Kersten đã tường thuật cuộc hành trình từ Đông sang Tây của thánh tích và một biến cố bất ngờ năm 1978 đã đưa thánh tích này từ tột đỉnh vinh quang xuống đáy vực của sự ô nhục. Theo Phúc Âm của John thì Peter là người đầu tiên nhặt tấm vải liệm xác của Jesus lên. Đối với người Do Thái, không ai dám nhặt vải liệm xác người chết đem về nhà vì họ cho đó là thứ dơ bẩn. Nhưng đối với các tín đồ tin Chúa và với các môn đệ thì tấm vải liệm xác Chúa là một thánh tích vô cùng quý giá cần phải được bảo tồn. Theo một tài liệu của Thánh Nino (chết năm 335) thì tấm vải liệm xác Jesus có một thời gian lọt vào tay vợ của Pilatus. Bà này rất có cảm tình với Jesus và chính bà đã khuyên chồng đừng giết ông ta. Do đó, Pilatus đã rửa tay tuyên bố không liên can đến vụ án và giao Jesus cho người Do Thái muốn làm gì thì làm. Sau đó tấm vải này được các cộng đồng tín đồ Kitô Giáo ở Palestine kế tiếp nhau lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Tới năm 670, giám mục người Pháp Arcurf de Périgeux đến Palestine hành hương. Ông đi theo một đám đông người đến một thánh đường tại đây để viếng tấm vải liệm xác Chúa. Ông trở về Pháp thuật lại chuyện này và kể chính ông ta đã hôn lên tấm vải liệm đó. Năm 944, tấm vải liệm được đưa về lưu giữ tại một nhà thờ ở Constantinople. Tháng 8.1203, nó được đưa về nhà thờ ở Blachernal ở Hy Lạp. Nhà thờ này mở cửa vào các ngày thứ sáu hàng tuần cho dân chúng đến chiêm bái và cầu nguyện. Năm 1418, tấm vải liệm được đưa về pháo đài Monfort (Pháp) thuộc quyền sở hữu của dòng họ Charny. Năm 1452, Margaret Charny đem triển lãm thánh tích này tại lâu đài Germolles. Cuối cùng, bà hoàng này quyết định đem tấm vải thánh tích tặng cho Quận Công Savoy. Quận công vô cùng cảm kích đã tặng lại bà hoàng Margaret tòa lâu đài Varambon ở Geneve và tất cả tiền lợi tức bất động sản của quận công ở Lyon. Từ đó, tấm vải liệm thánh tích được lưu giữ và tôn thờ tại một thánh đường riêng của dòng họ này tại Chambery. Năm 1506, Giáo Hoàng Julius II ra đạo luật công nhận tấm vải liệm là một thánh tích của Chúa Jesus và Ngài quyết định chọn ngày 4 tháng 5 hàng năm là ngày lễ chính thức của giáo hội tôn kính thánh tích này. (The Feast Day of The Holy Shrout). Từ đó, các vua chúa, các nhà quí tộc, các giám mục, tu sĩ và các tín đồ giàu có từ khắp nơi trên thế giới lũ lượt kéo đến Chambery hành hương để được cầu nguyện "trước mặt Chúa" (tấm vải liệm). Ngày 17.9.1578, Quận Công Emmanuel Philibert de Savoy dời thủ đô về Turin (thuộc nước Ý ngày nay). Thánh tích tấm vải liệm của Chúa được đặt trong lồng kiếng khung vàng dựng ở phía trên bàn thờ tại nhà thờ Turin. Từ đó người ta gọi thánh tích này là "khăn liệm Turin" (The Turin Shrout). Vào tháng 5.1931, nhân dịp đám cưới của Hoàng Tử Umberto, sau này trở thành Vua nước Ý, tấm vải liệm được đưa ra triển lãm trong 22 ngày để cho dân chúng khắp nơi đến chiêm bái. Trong cuộc Thế Chiến Thứ Hai, thánh tích được di chuyển đến tu viện Vergine ở Avellino để được cất giữ an toàn. Tuy giáo phận Turin có nhiệm vụ bảo quản thánh tích vải liệm của Chúa đã hơn 400 năm nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc dòng họ Savoy (Xa-voi). [Ngày 2 tháng 3 năm 1983, Giáo Hoàng John Paul II đích thân đến Lisbone (Bồ Đào Nha) gặp Cựu Hoàng Umberto đang tĩnh dưỡng tại đây để xin ông này chuyển nhượng quyền sở hữu tấm vải liệm. Cựu Hoàng lúc đó đã rất yếu, bằng lòng tặng cho Tòa Thánh. Hai tuần sau, ông qua đời. Từ nay, Vatican hoàn toàn làm chủ nên dễ "uyển chuyển" lúc bị thế giới đem ra mổ xẻ Tấm Vải Liệm lần khác] Năm 1978, thành phố Turin tưng bừng làm lễ kỷ niệm 400 năm thành phố này có vinh dự được lưu giữ một thánh tích thiêng liêng và duy nhất của giáo hội Kitô. Thánh tích được đưa ra triển lãm trong sáu tuần lễ, từ ngày 28.8.78 đến 8.10.78. Các phương tiện truyền thông thế giới loan báo rộng rãi tin tức này. Chỉ trong sáu tuần lễ có tới trên 3 triệu tín đồ từ khắp nơi kéo về Turin hành hương. Mọi người xếp hàng để lần lượt được đi ngang qua chiêm bái Nhan Thánh Chúa in trên tấm vải liệm. Dư luận thế giới lúc đó bắt đầu bàn tán không biết thánh tích khăn liệm của Chúa có thật hay không. Nhiều nước Âu Mỹ lập các hội khoa học để điều tra vụ này. Tòa Thánh Vatican cũng hoan nghênh Ủy Ban Quốc Tế gồm các nhà khoa học ưu tú trên thế giới đến Turin giảo nghiệm vào ngày cuối cùng của cuộc triển lãm tức là ngày 8.10.1978. Riêng Hoa Kỳ gửi đến Turin một phái đoàn 25 nhà khoa học với hàng tấn dụng cụ máy móc trong đó có một số máy dùng vào việc giảo nghiệm thánh tích này. Phái đoàn của Tòa Thánh có ba nhà bác học: nhà vật lý học Luigi Gonella, chuyên gia về kính hiển vi Giovani Riggi và giáo sư bệnh lý học Peerluigi Baina Bollone. Những nước Anh, Pháp, Đức cũng gửi một số nhà khoa học của họ đến tham dự cuộc giảo nghiệm vô cùng quan trọng này. Trước hết, tấm vải liệm được đem đến tòa nhà Palazzo Reale cạnh nhà thờ Turin và được đặt trên một cái bàn rất lớn, chung quanh được bao vây bằng những tấm kiếng chắn an toàn. Các nhà khoa học chia tấm vải thành 60 khu vực nghiên cứu. Họ lần lượt khám nghiệm, chụp hình, phân chất từng inch (phân) vuông của tấm vải liệm. Những tiến bộ khoa học về các môn học mới như tử thi học, phạm tội học đã giúp ích rất nhiều cho cuộc thử nghiệm này. Sau hai tuần lễ làm việc miệt mài với tinh thần vô tư, các nhà khoa học đã đi đến kết luận như sau: Tấm vải liệm làm bằng sợi bông Ai Cập, được dệt tại Syria là một xứ thuộc địa La Mã vào thời Jesus, ở phía bắc Palestine. Tuổi thọ của tấm vải khoảng 2000 năm. Vào thời kỳ này, dân Âu Châu chưa biết cây bông là gì và phải đợi đến thế kỷ 14, dân Âu Châu mới học được kỹ thuật dệt vải hình xương cá trích (herring bone pattern). Các vết máu in trên vải đúng là máu người. Hình mặt người in trên tấm vải là do phản ứng hóa học và sự oxýt hóa của chất nhờn da mặt (skin oil), mồ hôi, dầu aloe và dầu myrrh dính trên mặt và thân thể thấm vào sợi vải nhiều ngày mà thành. Cuộc thử nghiệm cũng cho biết đã có một người bị thương nặng đang ở trong tình trạng hôn mê (coma) nhưng vẫn còn sống nằm trên tấm vải. Chiều cao của người đó là 1m82 và nặng khoảng 79kg. Có người thắc mắc: "tại sao tấm vải liệm này có thể tồn tại lâu như vậy?". Các nhà khoa học xác nhận vải bông có thể tồn tại rất lâu không hư. Hiện nay tại Cairo (Ai Cập) còn lưu trữ nhiều mẫu vải bông có tuổi thọ từ 3000 đến 5000 năm! Các nhà khoa học đã phân biệt được những vết máu khô trước đó và những vết máu tươi chảy ra khi "người đó" được đặt nằm trên tấm vải. Các vết máu tươi có vành huyết tương viền chung quanh. Nhưng nếu một người đã chết cứng thì không chảy thứ máu tươi này. Hơn nữa, các vết máu của lưng, mông, đùi, chân đều nằm trên một mặt phẳng. Đó là tư thế nằm dài của một người còn sống. Người chết trên thập giá, hai chân gập lại ở đầu gối (ảnh tượng Jesus mà chúng ta thấy thờ ngày nay), không thể có tư thế nằm thẳng như vậy và có máu chảy được. Cuộc xét nghiệm năm 1978 đã đi tới kết quả như trên, phần lớn do công lao của các nhà khoa học Mỹ. Khám phá này phù hợp với kết quả cuộc điều tra kéo dài trên 200 năm qua (khởi đầu từ phong trào Enlightenment thế kỷ 18 ở Âu Châu) của các học giả nghiên cứu lịch sử. Sự thật lịch sử là: Jesus đã thoát chết sau khi bị đóng đinh trên thập giá tại núi Sọ (Golgotha) vì tội "âm mưu gây bạo loạn chống chính quyền", không có chuyện Chúa chịu chết để chuộc tội cho nhân loại và cũng chẳng có chuyện sống lại (phục sinh) rồi trở về thiên đàng với Chúa Cha nào cả. Hai tín điều này là căn bản cốt yếu của đạo Kitô. Tấm vải liệm xác Chúa Jesus đã được coi là một thánh tích thiêng liêng duy nhất của Thiên Chúa Giáo bỗng một sớm một chiều biến thành ‘Con ngựa thành Troy" có nguy cơ phá hoại giáo hội từ căn bản giáo lý. Nhiều ký giả của các hãng thông tấn nổi tiếng Âu Mỹ e sợ Tòa Thánh có thể tiêu hủy thánh tích này. Đã mấy lần Reuter và UPI loan tin có mật báo cho biết Vatican có âm mưu thủ tiêu thánh tích. Mỗi lần như thế, Vatican lại phải lên tiếng cải chính là thánh tích vẫn còn ở Turin. Thực ra vì thánh tích này đã quá nổi tiếng và nhiều triệu người trên thế giới đã từng hành hương chiêm ngưỡng nó nên Tòa Thánh cũng khó có thể tiêu hủy nó được.
Posted on: Sat, 07 Sep 2013 03:24:53 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015