[Khởi nghiệp 1] - Hành trình triệu đô Ở tuổi 20, - TopicsExpress



          

[Khởi nghiệp 1] - Hành trình triệu đô Ở tuổi 20, tôi đang đi trên con đường khác biệt với những bạn cùng trang lứa, 1 con đường đầy rủi ro, lắm thử thách nhưng cũng không ít những cơ hội để trở thành “TRIỆU PHÚ ĐÔ LA". Con đường ấy mang tên KHỞI NGHIỆP! "Những gì tôi viết dưới đây được cô đọng từ những kinh nghiệm thực tế, từ những lời khuyên của người thành công đi trước, mà không sách vở, trường lớp nào dạy bạn. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên đang nuôi dưỡng chí hướng khởi nghiệp." – Founder OhYeaP Tại sao phải khởi nghiệp? Nếu hỏi tôi câu hỏi này cách đây 2 năm thì câu trả lời là: Làm giàu!? Là Fan cuồng của Adam Khoo, Dạy Con Làm Giàu… mục đích khởi nghiệp của tôi chỉ muốn thể hiện bản thân và học theo những cuốn sách với suy nghĩ khởi nghiệp sẽ mang lại cho mình giấc mơ triệu đô. Nhìn lại trong suốt thời gian qua, chính cái suy nghĩ ấy đã mang lại cho tôi biết bao quyết định sai lầm và không ít lần tự mãn. Tôi dám khẳng định với bạn rằng, nếu để 2 chữ LÀM GIÀU là cái đích đến của khởi nghiệp, chắc chắn bạn đã chọn sai đường! Lý do tôi nói thế là vì những người có tư tưởng như trên thường đặt quá nặng vào vấn đề tìm kiếm ĐẦU TƯ (cuối cùng vẫn là tiền). Và tôi từng thấy 1 nhóm khởi nghiệp (bạn khá thân với tôi) đỗ vỡ tan tành sau khi nhận được số tiền đầu tư tương đối lớn, họ mất động lực để bước tiếp, họ mất cái lý do ban đầu mà họ cảm thấy chưa được thỏa mãn, đó là TIỀN. Nhìn chung làm giàu không thiếu cách, Facebook không phải chỉ có mình Mark giàu có, cũng không phải cứ là Founder, Start-up mới giàu. Nhiều người làm thuê lương tháng triệu đô là bình thường đấy thôi (như Tim Cook của Apple chẵng hạn)! Đừng bị ám ảnh bởi những cuốn sách làm giàu của Adam Khoo và hãy tìm MỤC ĐÍCH KHỞI NGHIỆP thật sự của cá nhân bạn là gì? Vì chỉ có nó mới là động lực khiến bạn làm việc không mệt mỏi, cho dù đã kiếm được 1 triệu đô! Với OhYeaP, khởi nghiệp là hành trình tiến đến những ước mơ, từ đó khám phá và thách thức giới hạn bản thân để hoàn thiện mình mỗi ngày. Mỗi ngày làm việc là 1 niềm vui và niềm hy vọng vào tương lai OhYeaP có thể trở thành 1 sản phẩm công nghệ Việt Nam vươn tầm quốc tế! Muốn khởi nghiệp (start-up) phải vượt rào cản! Văn hóa khởi nghiệp đã có từ rất lâu đời trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phương tây. Ở độ tuổi 16 họ đã bắt đầu sống tự lập và có thể tự thân khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng. Độ tuổi trung bình khởi nghiệp của họ rất thấp, vì họ biết cách tận dụng thời điểm giàu chất xám nhất của đời người, và dù có thất bại thì lúc bấy giờ họ cũng chẵng mất mát gì cả! Nhưng ở Việt Nam thì đó lại là 1 câu chuyện hoàn toàn khác. Ngay từ nhỏ bố mẹ chúng ta đã hình thành ý thức lo ngại trước thất bại và áp đặt cho con cái 1 cuộc sống an nhàn, ổn định. Vậy nếu bạn muốn khởi nghiệp, hãy vượt qua rào cản đầu tiên: GIA ĐÌNH. Hãy xác nhận cho họ tâm lý, khởi nghiệp sẽ có thể mất tiền và mất nhiều thứ vì thế không nên dầy vò con khi ngã và hãy để cho con ngã vài lần con sẽ tự đứng lên đi tiếp. Như cá nhân tôi phải mất hơn 1 năm để thuyết phục gia đình mình bằng những thành quả từ kinh nghiệm và những đồng tiền đầu tiên kiếm được cho cuộc đời mình! Hãy tạo sự tin tưởng cho họ, nếu bạn được sự ủng hộ từ gia đình thì không còn điều gì tuyệt vời hơn, đừng giấu họ, hãy thẳng thắng và chứng minh bản thân hoàn toàn có thể làm được bằng những kết quả thực tế! Rào cản thường thấy tiếp theo đó là tự giới hạn bản thân của mình. Rất nhiều bạn có 1 ý tưởng cho là siêu phàm, đáng giá triệu đô, bạn dành vài tháng để nghĩ về nó nhưng cũng chẳng dám làm gì với nó vì “ngại”, bạn quá thoải mái với vòng an toàn của mình, và bạn tự thuyết phục bản thân mình rằng là mình chưa đủ chín để thực thi ý tưởng này…. Tôi cam đoan 100 người hết 99 người sẽ quên béng cái ý tưởng “triệu đô" đó đi sau 1 thời gian cố gắng tìm cách cho mình đủ khả năng. Để vượt qua cái rào cản “an toàn" này bạn phải tập cho mình thói quen KHÔNG TRÌ HOÃN. Và tốt hơn hết là bắt đầu làm tiếp những bước sau đây. Xây dựng ý tưởng kinh doanh khả thi!? Khi có ý tưởng, bước đầu tiên là phải viết nó ra giấy, viết càng chi tiết càng tốt, cố gắng dành 1 đến 2 tiếng mỗi ngày để viết, và hình dung thật rõ ý tưởng ấy như thế nào, và bản thân bạn muốn nó trở thành như thế nào (hãy ngồi lại và nhìn nhận bạn ước mơ ý tưởng này sẽ mang lại những gì cho bạn, và nó sẽ trở thành ý tưởng triệu đô chăng?). Bản thân tôi đã có hơn 100 trang word mô tả khoảng 10 ý tưởng trong suốt gần 3 năm qua. Sau đó, trong 10 ý tưởng đó tôi chỉ còn chọn lọc ra từ 4 đến 5 ý tưởng để sử dụng và phát triển nó lên, và cuối cùng là chỉ thử nghiệm 2-3 ý tưởng trong số đó. Vậy làm sao để chọn lọc ra ý tưởng phù hợp và có tiềm năng nhất? Sau khi viết rõ, và hình dung được ý tưởng đó như thế nào, hãy đi mô tả nó cho những người mà bạn cảm thấy có CHUYÊN MÔN, hoặc những khách hàng tương lai mà ý tưởng đó nhắm đến. Tôi khuyên bạn hãy hỏi càng nhiều người càng tốt, vì tôi biết chắc trong 10 người bạn hỏi, sẽ có ít nhất 7 người vùi dập ý tưởng ấy cùng với cái nhìn thiếu khách quan. Và lựa chọn tốt nhất là đừng hỏi những người bạn cùng lớp hoặc những người bạn cảm thấy không có đam mê khởi nghiệp, chỉ biết chém gió mà chưa có hành động nào ra hồn. Nhưng quyết định cuối cùng đều là của bạn, chính cảm nhận của bạn mới là điều quan trọng nhất, vì những câu trả lời trên đa phần là cảm tính, không phải bản khảo sát thị trường đúng nghĩa. Còn 1 cách nữa để bạn có thể biết ý tưởng của mình có thật sự khả thi hay không đó là đọc thật nhiều sách về kinh doanh và khởi nghiệp. Đọc sách chưa chắc bạn sẽ thành công, nhưng những người thành công tôi gặp hoặc biết qua sách báo đều là những người đọc sách cực kỳ nhiều. Chính sách là người bạn, người thầy tuyệt vời nhất luôn đi bên tôi và cho những lời khuyên vô giá. Hầu như những gì bạn định làm, những sai lầm bạn sắp mắt phải đều có trong sách cả rồi. Tóm lại, hãy bớt đọc mấy tin nóng trên mấy trang như K14, những bài báo liên quan đến “lộ hàng”, “hiếp dâm”, “chân dài”… dành thời gian 1 tuần phải đọc được 1 cuốn sách bổ ích. Nếu cần lời khuyên nên đọc sách nào, hoặc trao đổi về sách hãy liên hệ với tôi ngay bạn nhé :) Tiếp theo, bạn cần cho mình 3 thứ cực kỳ quan trọng!? 1. Bản kế hoạch kinh doanh Để lập 1 kế hoạch kinh doanh không hề đơn giản, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự làm, mà chưa cần thêm nhiều cộng sự hỗ trợ, vì vậy bạn có thể để dành thời gian mỗi ngày thực hiện nó mà không sợ tốn quá nhiều thời gian cho học tập, công việc. Kế hoạch kinh doanh là 1 phần cực kỳ quan trọng để định hướng cho bản thân bạn, và chính nó sẽ là tiền đề vững chắc để bạn, mang đi thuyết phục cộng sự (co-founder) hay nhà đầu tư. Tôi sẽ dành những bài viết sau cung cấp cho bạn 1 cách tổng quát việc lập kế hoạch kinh doanh như thế nào, và nhiều tài liệu trực quan để tham khảo. 2. Môi trường khởi nghiệp - Nếu bạn thật sự quyết tâm khởi nghiệp, hãy chuẩn bị tinh thần để tự xây dựng cho mình 1 “môi trường khởi nghiêp" xung quanh mình. Nghe thì có vẻ cay nghiệt, nhưng các bạn không nên nghe lời khuyên, không nên tiếp xúc nhiều với những người có tư tưởng ổn định và an nhàn, cho dù đó là bạn thân. Nói vậy không có nghĩa là cắt quan hệ với họ, hãy hạn chế những buổi nói chuyện, cafe vô bổ, vì nó khiến bạn dễ bị lung lay tinh thần, hoặc họ có thể vùi dập ý tưởng, để họ cảm thấy bạn an nhàn giống họ (tôi chỉ nói trường hợp không may là thế, chứ không phải tất cả nhé). Hãy tìm cho mình những người bạn có tinh thần khởi nghiệp, hoặc những người đi trước đã thành công và cùng họ chia sẻ. Chính họ mới là người nâng đỡ, khiến bạn cảm nhận được niềm vui bất tận trên hành trình khởi nghiệp, chính họ sẽ truyền lửa và cho bạn những ý tưởng tuyệt vời hơn bao giờ hết, Napoleon Hill gọi đó là “nhóm trí tuệ ưu tú". Sau đó, tốt hơn hết hãy tìm cho mình 1 mentor (người tư vấn), dày dặn kinh nghiệm. Vì khi không có người chỉ đường, bạn có thể sẽ đi rất chậm, hoặc rất dễ mắt sai lầm. Trong hành trình khởi nghiệp OhYeaP, tôi đã vấp ngã nhiều lần cũng vì thiếu 1 người mentor như thế. 3. Mentoring Tìm được mentor là 1 quá trình khác, không khác gì với việc tìm kiếm 1 co-founder cả. Tìm sai người, nhận sai lời khuyên có khi dẫn đến việc đổ vỡ toàn dự án, vì vậy hãy tìm kiếm 1 cách cẩn thận, tốt nhất là tìm được người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà ý tưởng của bạn nhắm đến. Đừng ngần ngại liên lạc với những người thành công đi trước, kinh nghiệm bản thân tôi cho biết những người như thế rất cởi mở và đặc biệt thích giao lưu, đào tạo những thế hệ khởi nghiệp như chúng ta. Nếu bạn đang tìm mentor trong lĩnh vực ICT, tôi có thể giới thiệu cho bạn 1 vài người đấy! Let contact me :) Bạn thực hiện theo tôi những bước trên, thì tôi cam kết, bạn đã nằm vào top 1 người trong số 100 người không bỏ quên ý tưởng và ước mơ của mình rồi đấy. Còn việc thực hiện nó như thế nào thì hãy cùng tôi đọc tiếp phần dưới nhé! Từ ý tưởng đến hành động! Xuất phát điểm là dân kinh doanh, nên ý tưởng xây dựng 1 mạng xã hội (OhYeaP) hầu như là không tưởng đối với tôi. Lúc bấy giờ tôi chỉ có 2 lựa chọn: Lên kế hoạch kinh doanh rồi đi kêu gọi đầu tư từ các công ty liên quan đến ngành ICT như FPT Online, VNG, VC Corp… hoặc tự mình xây dựng sản phẩm? Đến đây, chắc 90% mọi người sẽ chọn phương án 1, hoặc tham gia các cuộc thi viết kế hoạch kinh doanh và mong muốn sẽ tìm ra 1 nhà đầu tư hảo tâm nghĩ rằng ý tưởng của bạn có thể thay đổi thế giới? Đó cũng là những suy nghĩ từ 2 lần khởi nghiệp trước của tôi, và cũng là kinh nghiệm thất bại của chính bản thân mình! Sự thật đáng buồn là bản kế hoạch kinh doanh chỉ quyết định 5% khả năng bạn có nhận được đầu tư hay không (nhưng không có nó thì cũng đừng nghĩ tới việc tìm được đầu tư. Vì vậy hãy bắt đầu từ bản kế hoạch kinh doanh). Theo chia sẻ của 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp, thì họ nhìn nhận định 3 yếu tố sau để quyết định đầu tư: Đội ngũ con người, thị trường và sản phẩm. Theo đó tỷ lệ là 40 - 30 - 30 và chắc chắn đội ngũ con người sẽ là yếu tố quyết định (gần đây tôi được đọc 1 bài viết nêu lên yếu tố quyết định là thị trường, có thể đây là 1 cái nhìn khác rất hay, bạn có thể tham khảo tại đây). Nếu bạn chỉ có bản kế hoạch kinh doanh mang đến cho nhà đầu tư đồng nghĩa với sự thiếu hụt 2 yếu tố vô cùng quan trọng: Đội ngũ và sản phẩm (điều tôi đã làm với 2 dự án khởi nghiệp trước), kết quả bạn sẽ nhận được những lời động viên chân thành từ họ và ra về với lời chúc may mắn lần sau :) Chốt lại 1 điều: Hãy bắt tay vào làm, xây dựng 1 kế hoạch kinh doanh, sau đó là đội ngũ cùng sản phẩm, hoàn thành cả 3 bước này thì bạn hẵng nghĩ đến việc tìm kiếm đầu tư nhé! Tìm kiếm cộng sự (Co-founder) như thế nào? Đa số mọi người đều gặp khó khăn ở giai đoạn này, hoặc sẽ dừng ý tưởng lại chờ khi tích lũy đủ kiến thức và chờ cơ hội, hoặc sẽ quên nó luôn. Sau bản kế hoạch kinh doanh, thì cộng sự chính là thành phần quan trọng quyết định sự thành công của dự án. Có thể bạn đã có ý tưởng, nhưng đế nó hoàn thiện thì bạn cần những cộng sự, chính họ chứ không phải ai khác sẽ cùng bạn phản biện, đi cafe và đôi lúc đập bàn tung tóe để tìm cho ra cách làm hay nhất. Chính họ, sẽ cùng bạn lập nên 1 gia đình vĩ đại trường tồn qua năm tháng. Ông Lưu Bang tìm được Phàn Khoái, Lưu Hà, Tào Tham – những tướng đắc lực giúp ông khởi nghiệp dựng nên nhà Hán 400 năm. Bill Gates cần có Paul Allen - ông chỉ giỏi kỹ thuật nên cần 1 cofounder về mảng kinh doanh. Nhờ biết chọn cộng sự, ông đã thành công. Facebook có ngày nay là do Mark Zuckerber đã cùng với Eduardo Saverin, Chris Hughes và Dustin Moskovitz, sáng lập ra. Co-founder đầu tiên của OhYeaP là 1 designer, và sau đó 3 tháng tôi mới tìm và thuyết phục được giám đốc kỹ thuật (CTO) đầu tiên của OhYeaP. Nghĩ lại tôi lại thấy tôi và anh CTO thật sự có duyên, trời sinh ra cứ như để chúng tôi phải gặp nhau vậy! Nếu không tình cờ gặp được anh CTO thì có lẽ tôi đã không thể tự mình triển khai dự án này vì yếu tố công nghệ quá phức tạp. Tôi thuyết phục anh tham gia cùng dự án không dưới 10 lần liên tục trong 3 tháng. Và đến lần thứ 11, lúc đề án kinh doanh, ý tưởng hình thành rõ rệt nhất trong suy nghĩ tôi thì cũng là lúc cả 2 anh em thật sự hiểu ước mơ, đam mê, ý tưởng của nhau (thật may mắn vì lúc đó dự án anh ấy đang triển khai bên Mỹ bị dừng lại). Yếu tố nào để chọn cộng sự phù hợp? Có rất nhiều yếu tố để chọn cộng sự, trong đó tôi nêu bật 3 điều quan trọng nhất: Phù hợp văn hóa, chung đam mê & tầm nhìn, và có kỹ năng mà bạn (founder) đang thiếu. Làm sao bạn có thể làm việc được với người suốt ngày càu nhàu trong khi bạn thích sự vui vẻ, thoải mái? Văn hóa ban đầu của Start-up thường xuất phát từ tính cách của Founder, bạn thích nhân viên là người như thế nào, bạn cần họ có những yếu tố gì? Sự thông minh hay chỉ cần sự chăm chỉ? Người làm việc độc lập, tự giác, kỷ luật hay người phải nhắc nhở thì họ mới làm tốt? Tất cả đều phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn, hay lên danh sách ít nhất 5 tính cách ở người mà bạn thích cùng chung làm việc và bắt đầu tìm kiếm thôi. Tôi tin rằng từ những tính cách này bạn có thể lọc ra được vài người phù hợp để thử thuyết phục rồi đấy! Làm Start-up không hẳn phải cần đến những người tài giỏi và có kinh nghiệm, nhưng họ phải đáp ứng được 3 điều kiện trên. Có một số Founder có quan điểm cần mời những người giỏi để start-up, theo tôi điều đó không hẳn là yếu tố quyết định thành công. Khi mới start-up, khó có thể thu hút được người tài ngay. Các bạn cần thay đổi ý tưởng, kế hoạch, khả năng thuyết phục của mình. Nếu 1 anh tiến sĩ mà “cảm" được kế hoạch của bạn thì họ cũng ko ngại để vượt bão cùng bạn. Ngược lại nếu anh không thuyết phục được thì dù có trả lương cao chưa chắc họ đã về. Tuy nhiên 1 kế hoạch khả thi không vẫn chưa đủ, đôi khi điều 1 start-up cần đó là cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm, thách thức giới hạn bản thân để đạt được 1 giấc mơ nào đó mà chúng ta đang ấp ủ. Như OhYeaP giấc mơ, tầm nhìn của chúng tôi đó là: "xây dựng OhYeaP trở thành 1 sản phẩm mang tầm vóc quốc tế!?".Chúng tôi có kế hoạch rõ ràng, nhìn thì có vẻ khả thi đấy, nhưng để đạt được giấc mơ đó thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nhưng OhYeaP’s team lại được hình thành và xây dựng trên những điều tưởng chừng viễn vong ấy, chứ không phải là 1 kế hoạch cứng nhắc nào khác! Tôi xin tạm dừng phần 1 của chuỗi bài viết hành trình khởi nghiệp tại đây. Tính tôi khá cầu toàn, bài viết này tôi cũng đã chỉnh sửa chục lần trong suốt 3 ngày trời. Khen có, chê cũng có, tôi cũng biết giọng văn của mình chưa được sắc sảo cho lắm. Nhưng tôi viết bài này với tất cả tấm lòng, mong muốn nó sẽ giúp ích cho người đọc được nó. Làm việc gì cái TÂM cũng phải đề đầu! Mong rằng, với công sức tôi bỏ ra, bài viết này có thể giúp được nhiều người nhất có thể. Để công bằng, bạn like thì phải share lại cho càng nhiều người càng tốt nhé, lan toả tri thức nào :)
Posted on: Sat, 06 Jul 2013 16:26:46 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015