Malawi Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Cộng hoà Malawi - TopicsExpress



          

Malawi Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Cộng hoà Malawi Dziko la Malaŵi (tiếng Kinyarwanda) Republic of Malawi (tiếng Anh) Flag of Malawi.svg Coat of Arms of the Republic of Malawi.svg Quốc kỳ Huy hiệu Vị trí của Malawi Khẩu hiệu Unity and Freedom (tiếng Anh: "") Quốc ca Mlungu dalitsani Malawi Hành chính Chính phủ Dân chủ Tổng thống Joyce Banda Ngôn ngữ chính thức tiếng Anh, tiếng Chichewa Thủ đô Lilongwe 13°57′N, 33°42′Đ Thành phố lớn nhất Blantyre Địa lý Diện tích 118.480 km² Diện tích nước 20,6% % Múi giờ EET (UTC+2) Lịch sử Độc lập Dân cư Dân số ước lượng (2005) 12.158.924 người (hạng 67) Dân số (1998) 9.933.868 người Mật độ 103 người/km² (hạng 98) Kinh tế GDP (PPP) (2005) Tổng số: 7,629 tỷ đô la Mỹ HDI (2003) 0,404 thấp (hạng 165) Đơn vị tiền tệ Kwacha (D) (MWK) Thông tin khác Tên miền Internet .mw Cộng hòa Malawi (tiếng Việt: Ma-la-uy; tiếng Chichewa: Dziko la Malaŵi) là một quốc gia tại miền đông châu Phi. Malawi là nơi người dân có tuổi thọ thấp và tỉ lệ tử vong ở sơ sinh cao. Tỉ lệ mắc HIV/AIDS tương đối cao, gây tổn hại đến lực lượng lao động và ngân gũy chính phủ, và dự kiến sẽ có một tác động đáng kể đến GDP vào năm 2010. Nước này có dân số đa dạng gồm người dân bản địa, người Châu Á và các dân tộc châu Âu khác với một số ngôn ngữ nói và một loạt các niềm tin tôn giáo khác nhau. Mặc dù có xung đột giữ các bộ lạc trong quá khứ, nhưng đến những năm 2008 nó đã giảm đáng kể và các khái niệm về một quốc tịch Malawi đã bắt đầu hình thành. Malawi có một nền văn hóa kết hợp các khía cạnh bản địa và thuộc địa, bao gồm thể thao, nghệ thuật, khiêu vũ và âm nhạc. Mục lục [ẩn] 1 Lịch sử 2 Chính trị 3 Vùng và khu hành chính 4 Địa lý 5 Kinh tế 6 Sức khỏe 7 Giáo dục 8 Quan hệ với nước ngoài 9 Dân số 10 Xem khác 10.1 Văn hóa 11 Tham khảo 12 Liên kết ngoài 13 Địa lý địa phương Lịch sử[sửa] { Các dân tộc của nhóm người Bantu định cư trên lãnh thổ vào giữa thiên niên kỷ thứ 1. Thế kỷ 16 ở đây đã tồn tại vương quốc Malawi, tên đó trở thành tên gọi của đất nước, những người châu Âu đầu tiên đến đây là những nàh truyền giáo Bồ Đào Nha (thế kỷ 17). Năm 1859, nhà thám hiểm Livingstone đã khám phá ra hồ Malawi và đặt tên cho vùng này là Nyassaland, nơi những người Bantu sinh sống và cũng là đối tượng vây ráp và cướp bóc của bọn buôn nô lệ đến từ đảo Zanzibar (đảo thuộc Tanzania). Năm 1891, các hiệp ước đã lập vùng này thành xứ bảo hộ của Anh với tên gọi Trung Phi. Năm 1953, thực dân Anh sáp nhập Nyassaland với Bắc và Nam Rhodesia thành Liên bang Trung Phi. Năm 1960, Hastings Kamuzu Banda thành lập đảng Đại hội Malawi. Nyassaland tách khỏi Liên bang Trung Phi năm 1962, trở thành quốc gia độc lập và đổi tên thành Malawi năm 1964. Năm 1971, Hastings Kamuza Banda tuyên bố trở thành Tổng thống trọn đời. Malawi duy trì mối quan hệ mật thiết với Nam Phi. Năm 1993, trước làn sóng phản đối trong nước ngày càng gia tăng, Tổng thống Banda tổ chức cuộc trưng cầu ý dân và chấp nhận thông qua thể chế đa đảng. Năm 1994, Bakili Muluzi, nhà lãnh đạo Mặt trận Dân chủ Thống nhất, đắc cử Tổng thống và tái đắc cử năm 1999. Năm 2000, Muluzi tiến hành chiến dịch chống tham nhũng và những thành quả kinh tế tốt đẹp đã làm hài lòng các nhà đầu tư. Tổng thống hiện nay của Malawi là Bingu wa Mutharika, được bầu chọn tháng 5 năm 2004. Với những nỗ lực của mình trong việc chống tham nhũng và thúc đẩy phát triển kinh tế, ông Bingu wa Mutharika đã tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa vào tháng 5 năm 2009 vừa qua. Chính quyền hiện nay của Tổng thống Bingu wa Mutharika đang phải đương đầu với thách thức nghiêm trọng đó là tình trạng tham nhũng, tốc độ tăng dân số cao gây áp lực ngày càng lớn về đất canh tác và sự lây lan của bệnh dịch HIV/AIDS. Về mặt đối ngoại, Chính phủ Malawi đang phải đối mặt với tranh chấp về biên giới hồ Nyasa (Hồ Malawi) và sông Songwe uốn khúc với Tanzania. Chính trị[sửa] Cố tổng thống Bingu wa Mutharika Malawi là một chính phủ dân chủ, đa đảng, hiện đang dưới sự lãnh đạo của Joyce Banda.[1] Hiến pháp hiện nay được ban hành năm 1995. Các ngành của chính phủ bao gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp. Điều hành chính phủ là Thủ tướng, phó thủ tướng thứ nhất và thứ hai cùng một nội các. Tổng thống được bầu năm năm một lần, và phó tổng thống được lựa chọn bởi các tổng thống. Các thành viên nội các được tổng thống bổ nhiệm và có thể xuất thân từ bên trong hoặc ngoài cơ quan lập pháp.[2] Ngành lập pháp bao gồm một Quốc hội có 193 thành viên được bầu năm năm một lần, và mặc dù hiến pháp Malawi quy định Thượng viện có 80 nghị sĩ, nhưng Thượng viện không tồn tại trong thực tế. Nếu được bầu, Thượng viện sẽ cung cấp đại diện cho các nhà lãnh đạo truyền thống và một loạt các khu vực địa lý, cũng như các nhóm lợi ích đặc biệt bao gồm cả những người tàn tật, thanh niên và phụ nữ. Ngành tư pháp độc lập dựa trên các mô hình của Anh và bao gồm một tòa án hiến pháp, một Tòa án Tối cao, Tòa án tối cao và Toà án cấp phúc thẩm. Hiện có chín đảng phái chính trị, với Đảng Dân chủ Tiến bộ là đảng cầm quyền và các đảng Đảng Đại hội Dân tộc, Mặt trận Dân chủ Malawi đóng vai trò là đảng đối lập chính trong Quốc hội. Người dân được quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi. Malawi bao gồm ba khu vực (khu vực phía Bắc, miền Trung và miền Nam),[3] được chia thành 28 quận, huyện[4], và hơn 250 cơ quan truyền thống và 110 phường hành chính. Chính quyền địa phương được quản lý bởi Chính phủ bổ nhiệm các quản trị viên khu vực và các ủy viên huyện. Lần đầu tiên trong kỷ nguyên đa đảng, bầu cử địa phương diễn ra vào ngày 21 tháng 11 năm 2000, với đảng UDF chiến thắng với tỷ lệ 70% số ghế ở các khu vực địa phương. Dự kiến sẽ được một vòng thứ hai của cuộc bầu cử địa phương như hiến pháp bắt buộc sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 2005, nhưng đã được hủy bỏ bởi chính phủ.[5] Vào tháng Hai năm 2005, Tổng thống Mutharika rời bỏ đảng Mặt trận Dân chủ và thành lập một đảng mới của ông là Đảng Dân chủ Tiến bộ, đã thu hút được các quan chức có đầu óc cải cách từ bên đối lập và là người chiến thắng cuộc bầu cử trên toàn quốc trong năm 2006. Tính đến năm 2008, Tổng thống Mutharika đã thực hiện cải cách để giải quyết vấn đề tham nhũng là vấn nạn lớn của đất nước, với ít nhất năm cao cấp là đảng viên UDF phải đối mặt với các cáo buộc hình sự.[6] Vùng và khu hành chính[sửa] Malawi được chia thành 28 quận, huyện nằm trong 3 khu vực hành chính : Bản đồ các khu vực hành chính Malawi. Khu vực miền Trung Malawi 1 – Dedza 2 – Dowa 3 – Kasungu 4 – Lilongwe 5 – Mchinji 6 – Nkhotakota 7 – Ntcheu 8 – Ntchisi 9 – Salima Khu vực miền Bắc Malawi 10 – Chitipa 11 – Karonga 12 – Likoma 13 – Mzimba 14 – Nkhata Bay 15 – Rumphi Khu vực miền Nam Malawi 16 – Balaka 17 – Blantyre 18 – Chikwawa 19 – Chiradzulu 20 – Machinga 21 – Mangochi 22 – Mulanje 23 – Mwanza 24 – Nsanje 25 – Thyolo 26 – Phalombe 27 – Zomba 28 – Neno Địa lý[sửa] Các vách đá Golomoti. Nằm ở khu vực Nam Phi, Đông và Đông Bắc giáp Tanzania, Đông Nam và Tây Nam giáp Mozambique, Tây giáp Zambia. Vùng hồ Malawi ở phía Đông chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ quốc gia và tiếp giáp với vùng cao nguyên ở phía Tây. Vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Shire ở phía Nam là nơi tập trung đông đúc dân cư. Thung lũng Great Rift chạy qua đất nước từ Bắc vào Nam, và phía đông của thung lũng nằm hồ Malawi (còn gọi là Hồ Nyasa), chiếm hơn ba phần tư diện tích phía đông của Malawi. Khí hậu Malawi nóng ở các khu vực trũng thấp phía nam của đất nước và ôn đới ở vùng cao phía bắc. Ôn hòa phổ biến ở những vùng có địa thế cao. Giữa tháng 11 nhiệt độ ấm áp với những cơn mưa và giông bão, với những cơn bão vào cuối tháng 3. Sau khi tháng 11, lượng mưa giảm đi nhanh chóng và từ tháng 5, tháng 9 có sương ướt lên nổi từ vùng cao nguyên.[7] Kinh tế[sửa] Hang thủ công mỹ nghệ được bày bán ở Lilongwe. Thu hoạch lạc tại một trạm nghiên cứu nông nghiệp ở Malawi. Malawi là nước nông nghiệp chậm phát triển. Nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế chiếm khoảng 37% GDP và 85% thu nhập từ xuất khẩu. Lúa, ngô, sắn là các cây lương thực chủ yếu. Thuốc lá, chè, cà phê, đường là các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Malawi thuộc nhóm các nước kém phát triển. Kinh tế Malawi phụ thuộc vào sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và một số quốc gia khác. Năm 2009, nền kinh tế Malawi gặp nhiều khó khăn do kinh tế toàn cầu suy thoái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm này chỉ đạt 5.9% so với mức 9.7% vào năm 2008. Tổng sản phẩm quốc nội của Malawi đạt 4,9 tỷ USD. Bước sang năm 2010, kinh tế Malawi đã dần hồi phục với tốc độ tăng trưởng GDP trong năm là 6.5% và đạt mức 5,03 tỷ USD. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của đất nước, thu hút tới 85% lao động nhưng chỉ đóng góp 33,4% GDP của Malawi. Các sản phẩm nông nghiệp chính của nước này là: Thuốc lá, bông, chè, ngô, đường, khoai tây, sắn, lúa miến, đậu, các loại cây lấy củ, chăn nuôi gia súc, nuôi dê. Nhìn chung, công nghiệp của nước này rất nhỏ bé, lạc hậu và chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP là 21,7% GDP. Các ngành công nghiệp chủ đạo của Malawi là công nghiệp nhẹ và công nghiệp hàng tiêu dùng. Về ngoại thương, năm 2010, Malawi xuất khẩu một luợng hàng hoá trị giá 1,19 tỷ đô la Mỹ trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này là thuốc lá (53%), chè, đường, bông, đậu, sản phẩm gỗ, sợi. Các thị truờng xuất khẩu của Malawi là Nam Phi, Mỹ, Đức, Ai Cập, Anh. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Malawi trong năm 2010 là 1,68 tỷ đô la Mỹ với hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là lương thực, các sản phẩm dầu mỏ, hàng bán thành phẩm, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải. Các đối tác mà Malawi thường nhập hàng là Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Tanzania và Mỹ. Sức khỏe[sửa] Malawi có bệnh viện trung ương, bệnh viện khu vực và cơ sở y tế tư nhân. Khu vực nhà nước cung cấp dịch vụ y tế miễn phí và thuốc men, trong khi các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ và thuốc men có chi phí. Bác sĩ tư nhân cung cấp dịch vụ dựa trên lệ phí và thuốc men. Chương trình bảo hiểm y tế đã được thành lập từ năm 2000. Nước này cũng có một ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm bao gồm bốn công ty dược phẩm tư nhân. Mục tiêu chăm sóc sức khỏe của Malawi là "tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu và chữa bệnh, và giảm sự xuất hiện của cái chết sớm trong dân số".[8] Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, và tuổi thọ trung bình là 50,03. Có một tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao, với ước tính khoảng 930.000 người lớn tuổi (11,9% dân số) sống chung với căn bệnh này trong năm 2007. Có khoảng 68.000 ca tử vong mỗi năm vì HIV/AIDS (2007).[9] Khoảng 250 người mới bị nhiễm căn bệnh này mỗi ngày, và ít nhất 70% số giường bệnh viện của Malawi đang bị chiếm bởi bệnh nhân HIV/AIDS. Tỷ lệ lây nhiễm cao đã dẫn đến một ước tính 5,8% lực lượng lao động nông nghiệp đang hấp hối vì căn bệnh này. Chính phủ chi hơn 120,000$ mỗi năm cho đám tang của người chết vì căn bệnh này. Giáo dục[sửa] Học sinh tiểu học tai một buổi sinh hoạt ngoài trời Ở Malawi, giáo dục tiểu học là không bắt buộc, nhưng Hiến pháp yêu cầu tất cả mọi người được hưởng ít nhất là năm năm tiểu học. Năm 1994, giáo dục tiểu học là miễn phí cho tất cả trẻ em, trong đó tăng tỷ lệ đi học. Tỷ lệ bỏ học ở trẻ em gái nhiều hơn bé trai, do vấn đề an ninh trong thời gian đi đến trường.[10] Tuy nhiên, tỷ lệ đi học cho tất cả trẻ em đã được cải thiện, với tỷ lệ nhập học cho các trường tiểu học tăng từ 58% năm 1992 lên 75% trong năm 2007, trong khi số lượng học sinh bắt đầu vào lớp một và hoàn thành bậc tiểu học đã tăng từ 64% năm 1992 lên 86% trong năm 2006. Thanh niên biết chữ cũng đã tăng lên, từ 68% năm 2000 lên 82% trong năm 2007. Sự gia tăng này chủ yếu là do cải thiện tài liệu học tập trong các trường học, các chương trình cơ sở hạ tầng và cung cấp các bữa ăn miễn phí tốt hơn đã được thực hiện trong hệ thống trường học.[11] Quan hệ với nước ngoài[sửa] Dân số[sửa] Malawi có dân số hơn 15 triệu người, với tốc độ tăng trưởng 2,75%, theo ước tính đến năm 2009.[12] Dân số được dự báo sẽ tăng lên hơn 45 triệu người vào năm 2050, gần như tăng gấp ba lần khoảng 16 triệu vào năm 2010.[13] Dân số Malawi được tạo thành từ các tộc người khác nhau như Chewa, Nyanja, Tumbuka, Yao, Lomwe, Sena, Tonga, Ngoni và Ngonde, cũng như các cộng đồng người châu Á và châu Âu. Ngôn ngữ chính bao gồm Chichewa là ngôn ngữ chính thức được nói bởi hơn 57% dân số, tiếng Anh, Chinyanja (12,8%), Chiyao (10,1%) và Chitumbuka (9,5%). Ngôn ngữ bản địa khác là Malawi Lomwe, được nói bởi 250.000 người ở phía đông nam của đất nước; Kokola, nói khoảng 200.000 người cũng ở phía đông nam; Lambya, được nói bởi khoảng 45.000 người ở khu vực phía tây bắc; Ndali, khoảng 70.000 người; Nyakyusa-Ngonde, được nói bởi khoảng 300.000 ở miền bắc Malawi; Malawi Sena, nói khoảng 270.000 ở miền nam Malawi, và tiếng Tonga, nói khoảng 170.000 ở phía bắc.[14]
Posted on: Sun, 11 Aug 2013 11:28:21 +0000

Trending Topics



v>
My wonderful family and friends! Burr baby is cold outside. Its
It feels so nice to be back and actively participating in various
Lamento comunicar o falecimento do professor doutor José
Full form of computer terms: * HTTP - Hyper Text Transfer
Beautiful Sunday!!! Great start to prepare for a new week!!! Make

Recently Viewed Topics




© 2015