MÔN HÓA DƯỢC _ DƯỢC LÝ I. KHÁNG SINH Câu 1: Bốn - TopicsExpress



          

MÔN HÓA DƯỢC _ DƯỢC LÝ I. KHÁNG SINH Câu 1: Bốn nguyên tắc sử dụng kháng sinh: 1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn: Các kháng sinh kháng khuẩn chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, ko có tác dụng trên các tác nhân gây bệnh khác ( như virus, nấm, vi sinh đơn bào, ký sinh trùng ) Để xác định đúng là bệnh do vi khuẩn phải tiến hành các bước sau: _ Thăm khám lâm sàng như : đo nhiệt độ bệnh nhân ( thường sốt > 39 C ), phỏng vấn và khám bệnh. Đây là bước quan trọng nhất và phải thực hiện trong mọi trường hợp vì giúp cho thầy thuốc dự đoán tác nhân gây bệnh qua đường thâm nhập của vi khuẩn, qua các dấu hiệu đặc trưng. _ Các xét nghiệm lâm sàng như: công thức bạch cầu, X_ quang và các chỉ số sinh hóa sẽ góp phần khẳng định chẩn đoán của thầy thuốc. _ Tìm vi khuẩn gây bệnh: là cách chính xác nhất để tìm ra tác nhân gây bệnh nhưng ko phải mọi trường hợp đều cần. Chỉ thực hiện trong các trường hợp: + Nhiễm khuẩn rất nặng ( như nhiễm trùng máu, viêm màng não, thương hàn,…) khi thăm khám lâm sàng ko phát hiện thấy những dấu hiệu đặc trưng. + Nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện + Bệnh nhân suy giảm miễn dịch chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt. Việc phân lập vi khuẩn gây bệnh ko phải ở đâu cũng làm được, lại mất thời gian và tốn kém nên tuy chính xác nhưng ko phải là biện pháp ưu tiên hàng đầu. 2. Biết lựa chọn kháng sinh hợp lý • Chọn kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh: Mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên 1 số loại vi khuẩn nhất định kể cả những kháng sinh đc coi là phổ rộng. Vì vậy muốn điều trị có hiệu quả thì phải chọn đc kháng sinh phù hợp với tác nhân gây bệnh. Sự lựa chọn này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâm sàng của thầy thuốc là chính kết hợp thêm các xét nghiệm. Để lựa chọn được kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh người ta thường làm kháng sinh đồ. KS đồ là phương pháp đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đ.v kháng sinh trên thử nghiệm invitro. KS đồ thường đc làm khi điều trị những TH nhiễm khuẩn nặng với các tác nhân gây bệnh có độ kháng kháng sinh cao, đã kháng với nhiều loại kháng sinh thông dụng. KS đồ giúp ta lựa chọn được kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh trên 1 bệnh nhân cụ thể. • Lựa chọn KS theo vị trí nhiễm khuẩn: Để điều trị có hiệu quả, KS phải thấm đc vào tổ chức bị nhiễm khuẩn, muốn vậy người thầy thuốc phải nắm vững các đặc tính dược động học của thuốc mới có thể chọn đc KS thích hợp, đặc biệt là khi điều trị nhiễm khuẩn tại các tổ chức khó thấm thuốc như màng não, tuyến tiền liệt, xương_ khớp, mắt,.. Bảng1: khả năng thấm ưu tiên của 1 số KS vào các cơ quan và tổ chức: Cơ quan, tổ chức Thuốc kháng sinh và kháng khuẩn Tuyến tiền liệt Erythromycin,Fluoroquinolon, Cephalosporin thế hệ III,Co_Trimoxazol,… Xương_ khớp Lincomycin, Rifampicin, Fluoroquinolon, Cephalosporin thế hệ I,… Dịch não tủy Cloramphenicol, Rifampicin, Cephalosporin thế hệ III, Metronidazol,… Các kháng sinh dùng bôi tại chỗ, nhỏ hoặc tra mắt, nhỏ tai cũng có tác dụng tốt nhằm tăng nồng độ tại ổ nhiễm khuẩn. KS dùng ngoài thường có độc tính cao nếu dùng toàn thân ( như Polymycin B, Neomycin,…) Khi nhiễm khuẩn da và mô mềm có thể sử dụng các thuốc sát khuẩn như cồn 70, Chlorohexidin… • Lựa chọn kháng sinh phải phù hợp với cơ địa bệnh nhân * Những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn kháng sinh: _ Trẻ em ( đặc biệt là trẻ sơ sinh ), người cao tuổi, người suy giảm chức năng gan, thận là những đối tượng dễ bị tích lũy thuốc do chức năng chuyển hóa, thải trừ thuốc kém. _ Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú là những đối tượng mà việc dùng thuốc có thể ả.h đến thai nhi hoặc trẻ bú mẹ. _ Người có cơ địa dị ứng là đối tượng mà việc dùng thuốc dễ gây phản ứng dị ứng, đặc biệt là sốc phản vệ. * Những kháng sinh có khả năng gây độc với thận là: _ Các aminosid: thường xuyên gặp. _ Các Cephalosporin và Tetracyclin: thỉnh thoảng gặp. * Những KS có thể sử dụng cho phụ nữ có thai: _ Penicilin: có Penicilin G, Ampicilin, Amoxicilin. _ Các Cephalosporin. _ Các Macrolid. 3. Phối hợp kháng sinh phải hợp lý: Nhằm nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu quả điều trị và phòng nguy cơ kháng thuốc. Nhưng cần lưu ý là nếu phối hợp không đúng có thể làm giảm hoạt tính của thuốc và tăng độc tính. Ngày nay do sự xuất hiện nhiều loại kháng sinh phổ rộng và các dạng chế phẩm phối hợp nên trong điều trị ko khuyến khích phối hợp, trừ trường hợp điều trị các nhiễm khuẩn kéo dài ( VD:điều trị Lao, Viêm màng trong tim,.. ) hoặc cần nới rộng phổ tác dụng . 4. Sử dụng kháng sinh đúng thời gian qui định: Nguyên tắc chung là sử dụng kháng sinh cho đến khi hết vi khuẩn trong cơ thể cộng thêm 2_ 3 ngày nữa ở người bình thường và 5_ 7 ngày ở người suy giảm miễn dịch: _ Với các nhiễm khuẩn nhẹ: đợt điều trị thường từ 7_ 10 ngày. _ Với các nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập ( màng não, màng trong tin,…) thì đợt điều trị kéo dài hơn. Riêng điều trị lao có thể tới 6_ 9 tháng hoặc kéo dài hơn. Câu 2: Các tác dụng không mong muốn của kháng sinh: Sử dụng thuốc hợp lý không chỉ tính đến hiệu quả điều trị mà còn phải đảm bảo được độ an toàn. Để đạt được mục tiêu này, việc phòng ngừa phản ứng có hại của thuốc là rất quan trọng. Dưới đây là bảng tóm tắt 1 số tác dụng không mong muốn của các nhóm kháng sinh thông dụng: Nhóm Kháng sinh Thuốc thường gặp Các tác dụng không mong muốn. 1.Beta_ lactam: 1a. Các Penicilin Penicilin V, Penicilin G Ampicilin, Amoxicilin * Dị ứng: nổi mề đay, sẩn ngứa, phát ban, sốc phản vệ,… 1b. Các Cephalosporin Cephalexin, Cephadroxil. Cefaclor, Cefuroxim. Cefotaxim, Cefixim. * Dị ứng: nổi mề đay, sẩn ngứa, phát ban, sốc phản vệ,… * Độc với thận. 2. Aminosid Streptomycin, Gentamicin, Tobramycin, Neomycin, Kanamycin, Amikacin,… * Độc với thận: gây viêm thận, suy thận, hoại tử ống thận. * Độc với thính giác: ù tai, nghe ko rõ, gây điếc không hồi phục. 3. Macrolid Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin,Spiramycin, … * Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy * Viêm gan, vàng da do ứ mật. * Erythromycin gây điếc có hồi phục. 4. Lincosamid Lincomycin, Clindamycin. * Viêm ruột kết màng giả. 5. Phenicol Cloramphenicol, Thiamphenicol. * Suy tủy. 6. Tetracyclin Tetracyclin, Doxycyclin, Oxytetracyclin. * Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy * Tổn hại xương và răng ( gây đen xỉn men răng ) 7. Fluoroquinolon Ciprofloxacin, Ofloxacin, Levofloxacin,… * Mẫn cảm với ánh sáng ( quang độc tính ) * Co giật. * Ngăn cản quá trình tạo xương do tăng phá hủy sụn ở ổ khớp. * Gây viêm gân, dẫn đến đứt gân. * Gây kết tinh ở đường niệu, gây sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Câu 3: Kháng sinh nhóm Aminosid: dược động học, độc tính, kể tên 3 thuốc trong nhóm: 1. Dược động học: • Sự hấp thu: Kháng sinh nhóm Aminosid không bền với acid dịch vị, rất ít hấp thu qua đường uống
Posted on: Tue, 16 Jul 2013 02:56:13 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015