Một chút giới thiệu về đàn violin (dành cho các bạn - TopicsExpress



          

Một chút giới thiệu về đàn violin (dành cho các bạn đang lăm le) Nếu ai đó hỏi mình khi mình có 1 tỉ VNĐ mình sẽ mua một cái ô-tô hay một cái violin hoặc piano, câu trả lời của mình tất nhiên là violin hoặc piano. Quan điểm của mình trong chuyện này rất rõ ràng: nếu mua nhạc cụ, dù là không chơi giỏi, vẫn nên mua nhạc cụ tốt nhất có thể mua được, còn ô-tô thì mua loại càng rẻ càng tốt. Đây là lựa chọn của lý trí, chứ không chỉ là của tình cảm đâu. Thứ nhất, violin tốt ít hoặc không mất giá, thậm chí còn tăng giá theo thời gian, tức là dùng chán rồi bán có khi vẫn lãi, hơn cả để ngân hàng hay cổ phiếu an toàn bây giờ. Nó là một dạng đồ cổ rất đặc biệt (khác cả những loại nhạc cụ có tuổi thọ ngắn khác như piano, guitar, kèn, trống.). Nếu là violin tốt thì càng cũ, càng được chơi nhiều càng có giá. Ở Tây việc người ta đầu cơ giữ đàn violin cổ của Ý hay violin tốt của các nghệ nhân hàng đầu đương đại là chuyện khá trào lưu và thời sự. Ô-tô mua về một cái là mất giá, các bạn biết rồi. Thứ nhì, đàn không tốt (chẳng hạn nốt đực nốt cái, tiếng cứng hoặc tậm tịt) sẽ làm kỹ thuật, tai nghe khó phát triển tốt, cảm xúc của mình khó thăng hoa, làm giảm hứng thú sử dụng nó nói riêng và luyện tập tác phẩm nói chung. Ô-tô đừng tồi quá là được, vì nó là phương tiện thực dụng hơn, có tính mục đích rõ ràng mà không cần quan tâm nhiều đến cảm xúc của mình. Vậy violin như thế nào là tốt và bao nhiêu tiền là đủ cho cái tốt ấy? Các tiêu chí cơ bản để đánh giá một cái violin tốt hay kô thật ra khá đơn giản. Người ta thường coi trọng các tiêu chí kỹ thuật của nó như độ cân bằng (các dây buông Son, La, Rê, Mi nghe đều tai, ko dây nào tịt hơn, có âm sắc khác chẳng hạn), tốc độ phản ứng (kéo cung arche bao lâu thì đàn cho ra tiếng), độ động (kéo nhẹ có ra tiếng to, rõ kô), độ dễ chơi (chẳng hạn cần đàn to nhỏ, cao thấp), âm lượng (phòng nhỏ, chơi nghiệp dư tiếng nhỏ là được, chơi chuyên nghiệp tiếng phải to, khả năng truyền xa phải tốt), chất lượng các nốt (không có nốt bị tịt, các nốt trên đàn nghe đều tai). Yếu tố mà nhiều người quan tâm hơn cả là chất lượng âm thanh tức tiếng đàn lại không phải là một tiêu chí phổ quát được dùng để đánh giá đàn. Nguyên nhân vừa phức tạp vừa đơn giản: chủ quan thì tai mỗi người một khác và khách quan thì đàn tiếng càng to, càng chói càng cứng khó nghe ở gần tai thì thường truyền được càng xa, đến tai người nghe có khi càng rõ càng hay. Đàn của nhiều nghệ sĩ lớn trên thế giới là đàn có tiếng nghe rất chói, rất sắc tức là khó chịu bên tai, nhưng ở xa thì nghe rất thích. Họ gọi chúng là đàn dành cho solo và đặc trưng âm thanh cơ bản của chúng là dominant và brilliant. Vâng, mình đang nói nhiều cây đàn của Stradivari và Guarneri del Gesu nghe bên tai không hay (bằng rất nhiều cây đàn khác). Tất nhiên, nghe chói, cứng bên tai không có nghĩa là cứ đàn tiếng càng chói càng cứng thì càng hay. Sự khác biệt giữa một cái đàn tiếng dominant và brilliant so với một cây đàn Tàu đểu nhất trong các loại đểu nằm ở những yếu tố như âm sắc (chất giọng của riêng đàn, kiểu như giọng Bằng Kiều hay Tùng Dương hay vịt đực ..), độ cộng hưởng (các tạp âm có vang lên hỗ trợ cho từng nốt không), bên cạnh các tiêu chí kỹ thuật đã nói trên. Nhắc đến đàn Tàu, mình phải khẳng định ngay: ngả mũ kính phục các bạn Tàu. Quá giỏi. Nếu bạn nghĩ rằng đàn Tàu là tồi thì xin lỗi bạn, bạn chưa được cập nhật rồi. Đồng ý, đàn violin Tàu công nghiệp chất lượng thấp. Nhưng đàn Tây, ví dụ đàn violin Đức, Pháp công nghiệp cũng thế thôi. Quyết định vẫn là mức giá. Đừng bao giờ chọn cái đàn thuộc mức giá rẻ nhất trên thị trường. Chắc chắn tồi. Nhưng nếu là một cái đàn ở mức giá giữa giữa trên thị trường thì khả năng nó là đồ tốt rất cao, và xin chúc mừng bạn, nếu nó là đàn Tàu. Nói đơn giản thì hiện nay trung bình một cây đàn violin Tàu ở mức giá 1000USD sẽ tốt hơn nhiều một cây đàn Tây cùng mức giá. Nguyên nhân càng đơn giản: nhân công rẻ, các bạn biết rồi. Mình đã nhìn rất nhiều đàn violin Tàu và so sánh với đàn Tây, nên nói thẳng thì sự khác biệt giữa chúng chủ yếu ở nguyên liệu chế tạo. Đàn Tàu thường được làm bằng gỗ thông và gỗ phong vùng Tân Cương, Mông Cổ (xin lỗi nếu mình nhớ nhầm tên địa phương), còn đàn Tây thường được làm từ gỗ thông và gỗ phong vùng rừng Nam Âu như Ý, Serbia. Sự khác nhau giữa hai loại gỗ này theo như nhận định của các chuyên gia nằm ở chỗ gỗ của châu Âu cho tiếng ấm hơn. Xin nhớ kỹ, sự ấm hơn này khá tương đối, vì thật ra đàn tiếng ấm hay không ấm phụ thuộc chủ yếu vào việc nó được làm như thế nào, thùng tròn hay dẹt, chỗ nào được bào mỏng, để dày hơn chỗ nào.. Mình chỉ có thể nói, cùng mức giá 1000USD, khả năng đàn Tây dù làm bằng gỗ Tây mà tiếng ấm hơn đàn Tàu là khó xảy ra. Về mặt kỹ thuật, đàn Tàu đang được làm tốt chẳng kém đàn Tây, thậm chí có xu hướng tốt hơn. Người châu Á rất khéo tay, bắt chước nhanh lại cần cù (kiếm ăn). Các mẫu đàn Tàu đang được làm rất khéo với kỹ năng cao cũng toàn mẫu của Stradivari, Guarneri Del Gesu cho nên ngoại hình của chúng rất đẹp. Mình từng nghiên cứu rất nhiều về violin nên có thể nói chất lượng véc-ni, chất lượng bào gọt cân chỉnh, đặc biệt là khắc viền của đàn Tàu tốt hiện nay đã đạt đến mức ở cùng mức giá thì đàn Tây thua xa, bất chấp đàn Tây cổ hay hiện đại. Một quan niệm sai lầm khá phổ biến hiện nay là gỗ để làm đàn càng già càng tốt. Đúng và sai. Rất nhiều nghệ nhân hạng 2 ở Tây thường quảng cáo rằng đàn của họ làm từ gỗ thông, gỗ phong đã phơi cất trên 100 năm. Lý do thương mại dành cho người mua thiếu hiểu biết là chính thôi. Tuy đúng là nhìn chung gỗ càng già mà được phơi cất bảo quản tốt liên tục có thể cho ra chất lượng âm thanh tốt hơn gỗ trẻ, khi hai cái đàn được làm giống hệt nhau tới từng 1/10mm, nhưng một vấn đề to là chất tiếng ấy sẽ khó phát triển, chỉ dừng lại ở mức đó hoặc trên đó rất ít. Nhiều nghệ nhân làm violin có tên tuổi của Tây, mà mình đã trực tiếp có lần đến thăm một người, khẳng định với mình rằng ông ấy không dùng gỗ thông đã quá 30 năm cho mặt trên đàn của mình, dù rằng ông ấy có cả kho gỗ thông chọn lựa cho violin đã phơi cất hơn 50 năm mà ông ấy mua lại của một nghệ nhân già đã nghỉ hưu khác. Họ muốn đàn của họ - những đứa con tinh thần chứ không chỉ là sản phẩm vật chất của họ - có thể tiến xa hơn sau này, tức là chất tiếng của chúng được phát triển, định hình tiếp qua việc được chơi hàng chục năm. Đàn làm bằng gỗ đã cả trăm tuổi do đó thường thu hút người mua ít kinh nghiệm vì cất lên tiếng đã chín chứ không xanh như đàn làm bằng gỗ trẻ. Một vấn đề khác là không phải cứ gỗ già đã là gỗ tốt. Chẳng hạn gỗ già mà không phải gỗ có mật độ mắt (năm tuổi) cao, đều kể từ khi bị chặt hạ để phơi cất thì sau cả trăm năm nó cũng có thể cho ra chất tiếng chẳng ra sao cả, không bằng cả gỗ non mới 5 - 7 tuổi..
Posted on: Tue, 03 Dec 2013 00:53:12 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015