N hội nhập các tổ chức kinh tế khu vực và toàn - TopicsExpress



          

N hội nhập các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu: cơ hội và thách thức Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2013-07-03 Việt Nam trong thời gian qua và sắp đến tiếp tục hội nhập vào các khối và tổ chức kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Tuy nhiên để việc hội nhập như thế có hiệu quả, Việt Nam cần làm gì? Gia Minh phỏng vấn tiến sĩ Võ Trí Thành nhân dịp ông đến trình bày tại hội thảo ‘Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và Hợp tác Kinh tế Hắc Hải: Tìm hiểu kinh nghiệm hiện nay và sự hợp tác đa phương’ tại đại học Chulalongkorn, Thái Lan hôm ngày 1 tháng 7 vừa qua. Gia nhập WTO là điều kiện cần nhưng chưa đủ Trước hết trả lời câu hỏi về những bài học mà Việt Nam có được sau sáu năm gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Quốc tế, WTO, ông cho biết: Tiến sĩ Võ Trí Thành: Có thể nói việc gia nhập WTO không phải là điểm kết thúc và cũng không phải là điểm khởi đầu cho quá trình hội nhập của Việt Nam. Quá trình hội nhập của Việt Nam gắn liền với quá trình cải cách và mở cửa của Việt Nam; đặc biệt giữa những năm 80. Bài học đầu tiên rất quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập và gia nhập WTO sau hơn sáu năm là thành viên của tổ chức này: Việt Nam nhận ra đó là điều kiện cần cho phát triển nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Muốn cho đủ để hội nhập có tác động tốt đến quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, thì hội nhập gắn kết hết sức sâu sắc với cải cách trong nước. Chính cải cách trong nước gắn kết cho quá trình hội nhập. Và chính quá trình hội nhập cũng tạo ra những tiền đề và sức ép cho quá trình cải cách trong nước. Đây là bài học tôi cho có lẽ là quan trọng nhất. Bài học thứ hai: sau 6 năm gia nhập WTO, chúng ta hiểu rằng bài học phát triển rất phức tạp; nó đòi hỏi nhiều điều; không chỉ là dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ, vốn liếng mà đó là sự kết hợp của rất nhiều điều mà chúng ta phải tính đến. Thuận lợi của quá trình thương mại và đầu tư chưa đủ; mà bên cạnh ấy, chúng ta phải có những chuẩn bị tốt để quản trị nền kinh tế dưới góc độ nền kinh tế vĩ mô. Trong 6 năm qua Việt Nam làm và chuẩn bị cũng chưa tốt. Cho nên bất ổn vĩ mô là một vấn đề rất lớn của Việt Nam. Hai năm gần đây Việt Nam rất nổ lực để kéo lạm phát xuống, cũng như ổn định dần kinh tế vĩ mô. Điều đó Việt Nam cũng phải trả giá. Và nữa đó cũng là quá trình không đơn giản: không chỉ là vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư mà là phát triển bền vững liên quan đến vấn đề xã hội, môi trường. Cùng với phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong thực tế phải giản ra. Tầng lớp trung lưu có thể được thành lập; nhưng vấn đề khoảng cách giàu nghèo giản ra. Rồi vấn đề môi trường. Việt Nam lại tận dụng nhiều lợi thế so sánh vốn có của mình là lao động rẻ và tài nguyên. Điều đó sẽ đưa đến những tàn phá nhất định. Cho nên cần phải có cân bằng, hài hòa nhìn vấn đề kinh tế gắn với những vấn đề dài hạn hơn là những vấn đề môi trường, xã hội. Việt Nam trong quá trình hội nhập và gia nhập WTO sau hơn sáu năm là thành viên của tổ chức này: VN nhận ra đó là điều kiện cần cho phát triển nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Muốn cho đủ để hội nhập có tác động tốt đến quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, thì hội nhập gắn kết hết sức sâu sắc với cải cách trong nước Tiến sĩ Võ Trí Thành Bài học nữa mà theo tôi cũng rất quan trọng là vấn đề năng lực cạnh tranh. Nói cho cùng trong kinh tế để bảo đảm phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam phải có năng lực cạnh tranh tốt. Về các chỉ số cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều: cú sốc từ bên ngoài, bất ổn vĩ mô, trong nước và các nổ lực chưa thỏa đáng, nên chỉ số có xuống, giảm. Vấn đề cạnh tranh có nghĩa đất nước khi mở cửa có thể tận dụng tốt hơn lợi thế so sánh vốn có của mình (ví dụ lao động chi phí thấp, tài nguyên); mà còn tạo dần lợi thế so sánh động dựa trên cạnh tranh, dựa trên tận dụng những công nghệ tốt hơn, kỹ năng quản lý tốt hơn, lan tỏa tốt hơn từ các dòng vốn đầu tư từ bên ngoài. Nếu không tự do hóa thương mại sẽ dẫn đến điều trong dài hạn, tôi nhấn mạnh ‘trong dài hạn’, cái gọi là ‘bẫy chi phí thấp, lương thấp’. Và nhìn xa hơn, nơi mà Việt Nam bắt đầu tiếp cận đến là các nước có thu nhập trung bình: ‘bẫy thu nhập trung bình’. Đó là bốn bài học quan trọng và sẽ đồng hành với nền kinh tế Việt Nam, với Việt Nam trong công cuộc cải cách tiếp theo và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Gia Minh: Theo ông có những gì đã làm được rồi và còn có những gì phải ưu tiên làm trong thời gian tới? Tiến sĩ Võ Trí Thành: Việt Nam nhận ra rằng hội nhập là quan trọng, điều kiện cần để phát triển nên Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng cả ở ASEAN, cả ASEAN-Đông Á, cả khu vực Châu Á- Thái bình dương và phạm vi thế giới. Một trong những nền tảng để suy tính việc hội nhập mở rộng đó như Việt Nam tham gia TPP ( Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương), đang đàm phán với EU Hiệp định Thương mại Tự do với EU, Việt Nam cũng đang đàm phán hiệp minh thương mại tự do với Liên bang Nga, Belarus, Kazhastan v.v… Điều đó được xem tiếp tục và quan trọng. Hiện nay, cùng với việc ổn định kinh tế vĩ mô, VN cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng để bảo đảm an sinh xã hội trong khó khăn hiện nay; bên cạnh đó phải cải tổ nền kinh tế, thay đổi cách phát triển. Trước mắt tập trung vào ba lĩnh vực: khu vực doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công, khu vực tài chính- ngân hàng Tiến sĩ Võ Trí Thành Tuy nhiên theo như bài học đã thấy, điều đó phải gắn với cải cách trong nước. Hiện nay, cùng với việc ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng để bảo đảm an sinh xã hội trong khó khăn hiện nay; bên cạnh đó phải cải tổ nền kinh tế, thay đổi cách phát triển. Trước mắt tập trung vào ba lĩnh vực: khu vực doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công, khu vực tài chính- ngân hàng. Trong chiến lược 10 năm, dài hơi hơn một chút, Việt Nam cũng tập trung vào: thứ nhất thể chế, thứ hai nguồn nhân lực, thứ ba phát triển kết cấu hạ tầng. Theo như tôi nói, nếu như nhìn xa hơn nữa, Việt Nam cũng quan tâm đến phát triển bền vững; thu hẹp dần dần khoảng cách thu nhập trong nước; cộng với ứng phó tác động của thiên nhiên, bảo vệ môi trường vì Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Cách nhìn là như vậy, và đó là một quá trình rất tổng thể gắn với cải cách trong nước, gắn với những vấn đề vừa trao đổi: môi trường, kinh tế, xã hội Điểm cuối cùng rất, rất quan trọng là nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam. Tức chuyển từ cách thức phát triển dựa trên lợi thế tĩnh của mình là lao động giá thấp, tài nguyên thiên nhiên mà có tác dụng một thời gian; nhưng nay phải chuyển sang dựa trên hiệu quả. Muốn như thế phải tạo ra năng lực cạnh tranh động tức sử dụng công nghệ tốt hơn và kỷ năng tốt hơn. Tất nhiên đây là một quá trình. Gia Minh: Cám ơn tiến sĩ Võ Trí Thành.
Posted on: Wed, 03 Jul 2013 14:25:07 +0000

Trending Topics



bit CPU:
Attention all Rite Smiles Patients: When you have the
Đi tu thôi... RỒI CHUYỆN GÌ CŨNG SẼ QUA" Hai mươi
For filmmakers struggling to find your project film score, check
NANO TECH NANOSPRAY The All New NANO SPRAY 2 beuty, simple &
Terrifying Moments When our first child was born, my wife,
El melón de la financiación autonómica ya amarga y el Gobierno
Permission to post admin,thankyou.! PROFESSIONAL SKIN CARE

Recently Viewed Topics




© 2015