NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH - TopicsExpress



          

NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH “LẤY THỊT ĐÈ NGƯỜI” Nguyễn Trọng Vĩnh Lại phải nói lại là chưa bao giờ Trung Quốc đưa ra được cứ liệu lịch sử có giá trị và đúng pháp luật quốc tế về chủ quyền của họ đối với biển Đông và các quần đảo trong đó. Họ chỉ bám lấy cái “lưỡi bò” mà chính phủ Quốc dân Đảng tự vẽ bất hợp pháp để to mồm tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần hết biển Đông và các đảo trong cái “lưỡi bò” đó. Đúng là “không thể tranh cãi” vì các nước Đông Nam Á liên quan: Việt Nam, Philippin, Malaixia, Singapo, Bruney đều là những nước nhỏ “thấp cổ bé miệng” làm sao tranh cãi lại được với nước lớn Trung Quốc mồm to hét ra lửa “cả vú lấp miệng em”! Khác với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đều có đủ chứng cứ lịch sử và đúng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982: Đối với Việt Nam: Vua Gia Long đã dựng mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng hàng năm đã tổ chức các đội công tác ra Hoàng Sa (gọi là Vạn lý Hoàng Lý Trường Sa) khai thác sản vật và hải sản; thời thực dân Pháp thống trị Việt Nam thì quân đội Pháp đóng giữ Hoàng Sa. Thời Việt Nam Cộng Hòa thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú. Năm 1974, Trung Quốc thừa cơ Việt Nam Cộng Hòa suy yếu, đem lực lượng mạnh đánh bật quân Việt Nam Cộng Hòa mà chiếm lấy. Sự việc ấy cả thế giới đều biết. Các nước Đông Nam Á khác: Philippin, Malaixia, Singapo, Bruney đã sở hữu từ lâu những đảo và bãi cạn phụ cận nước họ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của họ được công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 xác nhận, tính hợp pháp rõ ràng thuộc về họ. Tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung vẽ khi làm Tổng trấn Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) cũng ghi là Hoàng Sa thuộc An Nam; các bản đồ Trung Quốc từ năm 1945 trở về trước mà Việt Nam sưu tầm, lưu giữ được 1 bản đều cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Ngoài cái “lưỡi bò” phi pháp, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chả có lý lẽ gì chứng minh được chủ quyền của họ đối với biển Đông và các đảo trong đó. Chính vì vậy mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa, không dám đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế, cự tuyệt đàm phán đa phương, một mực đòi đàm phán song phương để dễ uy hiếp đối phương và chia rẽ các nước Đông Nam Á có chung quyền lợi với nhau. Mời đọc toàn bài tại đây: basam.info/2013/06/03/1811-nha-cam-quyen-trung-quoc-thuc-hien-chinh-sach-lay-thit-de-nguoi/
Posted on: Mon, 03 Jun 2013 17:33:15 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015