( Nghề giáo của em) Gửi cho ai đó ( sẽ là 1 nửa - TopicsExpress



          

( Nghề giáo của em) Gửi cho ai đó ( sẽ là 1 nửa của em ) Em biết, trên thế giới này có biết bao nghề và em cũng biết mỗi nghề đều có những buồn vui riêng, ý nghĩa riêng. Nhưng em lại chọn con đường “ sư phạm “ có lẽ cũng 1 phần vì ước mơ từ bé Mọi người vẫn cho rằng “ sư phạm “ bây giờ đâu còn như xưa nữa Sư phạm giờ khác xưa nhiều và thậm chí còn có người nói nghề sư phạm “ không đáng” để tôn trọng là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý nữa Em thật buồn, nhưng buồn chứ ko phải là em sẽ từ bỏ con đường trở thành 1 cô giáo Có câu :” có công mài sắt có ngày nên kim” Khi mọi người càng cho rằng nghề sư phạm thế này thế kia thì em càng phải tìm cách để chứng minh cho mọi người thấy:” nghề sư phạm mãi mãi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” và mãi mãi là như thế. Con người có kẻ tốt, kẻ xấu và trong công việc cũng vậy Không có nghề nào là toàn những người hoàn hảo Nhưng quan trọng hơn trong môi trường “ sư phạm “ em không những được học tri thức dạy người mà em còn được học cách “ làm người” Và tất nhiên ở mức độ cảm thụ và thực hiện của mỗi người khác nhau Nhưng em biết chắc 1 điều rằng trong tâm mỗi người làm nghề giáo đều có “ lương tâm” Biết bao câu chuyện cảm động về người thầy: - từ bỏ tương lai chói lọi để đem cái chữ lên miền núi, vùng cao…chấp nhận cuộc sống “ đèn đom đóm”, chấp nhận lội nước đến trường, chấp nhận những giờ học “ 1 thầy 1 trò”, chấp nhận mỗi khi nhớ nhà lại chạy lên chỗ thật cao bắt song điện thoại…bởi 1 chữ duy nhất chữ “ tâm” Nghề giáo là vậy, nhờ thế mà có biết bao lớp học sinh nghèo vượt khó, rồi đến những tấm huy chương toán, văn, hóa, lí,….toàn quốc rồi thậm chí quốc tế….cũng chính là nhờ “ thầy” Nhân gian ta thường nói “ không thầy đố mày làm nên” điều đó mãi mãi là 1 “ chân lí muôn thuở” Chẳng có con đường nào thành công mà ko có người thầy. Nay đọc báo thấy câu chuyện “ Người cô giáo nghèo bị tàn tật nhưng vẫn quyết tâm đem cái chữ cho học trò” Rồi không chỉ là “ thầy” trong học thức Mà nghề giáo còn luôn chứng tỏ mình là ““ thầy” trong ” tình cảm” Biêt bao câu chuyện có thật “ người vợ- cô giáo chấp nhận yêu và lấy 1 người chồng tàn tật chỉ vì tình yêu” Rồi hình ảnh “ người vợ chờ đợi người chồng chiến sĩ của mình hàng chục năm rồi!-….em chờ anh từ ngày đất nước còn chiến tranh cho đến hòa bình mà anh chưa thấy về….rồi mỗi lần nhớ anh em lại đem tấm hình nhỏ của anh ra xem….dù giờ máu tóc em đã bạc…ko còn như xưa nữa…” Không chỉ trong quá khứ mà hiện tại cũng hề kém “biết bao hình ảnh, câu chuyện…chồng là chiến sĩ công an- đi phá án rồi mất tích, rồi bị thương nặng…người vợ vẫn chờ đợi, chung thủy 1 lòng…tin có kì tích và kì tích đã xuất hiện….” Rồi khi người chồng đi công tác xa nhà, người vợ luôn đảm đang, chăm lo trong mọi việc…. Vâng! người vợ ấy không ai khác chính là “ cô giáo” Không chỉ được đánh giá cao trong tri thức mà trong tình cảm người giáo viên luôn chứng tỏ mình xứng đáng với tên gọi “ thầy” Thật tự hào đối với bất kì ai khi đang và sẽ bước trên con đường “ sư phạm” Cuộc sống thay đổi, rồi sẽ có nhiều khó khăn, nhiều thách thức…nhưng thành công chỉ đến với người có trí Em tin là em sẽ làm được điều đó! Và anh…dù anh có là ai đi nữa em cũng tin rằng “ em sẽ cho anh cảm nhận được sự hạnh phúc khi chúng ta trở thành vợ- chồng” rồi anh sẽ thật sự tự hào khi " vợ anh là cô giáo"
Posted on: Fri, 09 Aug 2013 05:14:00 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015