Nhân Trung Cộng phô trương máy bay chiến đấu tàng - TopicsExpress



          

Nhân Trung Cộng phô trương máy bay chiến đấu tàng hình không người lái. Mời quí bạn xem lại bài: “Khoảnh khắc Munich” Trả lời cuộc phỏng vấn của David Gregory trên chương trình “Meet the Press Sunday” ngày 26 tháng 6 năm 2011. Thượng Nghị Sĩ James Webb của tiểu bang Virginia, thuộc đảng Dân Chủ, trưởng tiều ban Đông Á Thái Bình Dương Thượng Viện Hoa Kỳ. Người đã từng đi nhiều vòng thăm các nước Châu Á, trong đó có Miến Điện và Việt Nam nhằm vận động tiến trình dân chủ hóa và thuyết phục các quốc gia hãy liên kết với Hoa kỳ hầu đương đầu với tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Ông cho rằng: “ Hoa Kỳ đã tập chú tất cả quốc gia cho Trung Đông trên một thập niên qua đã làm phân tâm Washington đối với một khu vực có tầm quan trọng tương đương hoặc lớn hơn: Tây Thái Bình Dương…. Hoa Kỳ đã để ý quá ít đối với sự bành trướng của Trung Quốc vởi tình trạng nguy hiểm, và những điều này vẫn đang tiến tới một cách nhanh chóng.” Từ cái nhìn đó ông đưa ra một nhận xét bi thảm: “ Hoa Kỳ đang gặp phải một “khoảnh khắc Munich” đối với Trung quốc ở Đông Nam Á”. Để hiểu thêm vấn đề, chúng ta phải ngược dòng lịch sử vào thời điểm cuối thập niên 30 của thế kỷ trước. Khi Hitler xua quạn chiếm đóng phần đất Sudetenland thuộc Czechoslovakia (Tiệp Khắc) vào năm 1938 và khi ấy Thủ tướng Anh Quốc là Arthur Neville Chamberlain buộc phải ký “Hiệp Ước Munich” với Hitler chấp nhận vùng đất Sudetenland cho Đức và còn tuyên bố đây là hiệp ước đem lại ổn định và hòa bình. Nhưng cho tới khi Hitler đưa quân xâm chiếm Ba Lan, Anh Quốc mới chính thức tuyên chiến với Đức vào ngày 3 tháng 9 năm 1938. Theo ngôn ngữ này chúng ta phải hiểu như thế nào? Hoa kỳ sẽ bỏ rơi quốc gia nào ở Đông Nam Á? Trung Quốc, một con hạm đang đói khát năng lương và nguyên liệu cho nhu cầu xây dựng và phát triển của mình. Với tham vọng, sách lược và tiến trình gây gấn, lấn chiếm biển đảo không phải chỉ ở Biển Đông mà cả Ấn Độ Dương của Trung Quốc ngày nay mà họ thấy không cần phải dấu diếm nữa. Trung Quốc gây hấn với Nhật Bản ở Vùng Đông Bắc Á với đảo Điếu Ngư Đài hay còn gọi là Kensaku. Trung Quốc gây hấn chiếm đảo của Việt Nam và Phi Luật Tân tại Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, cộng thêm đường vẽ “Lưỡi Bò”. Trung Quốc đang hất Hoa Kỳ ra khỏi Pakistan sau cái chết của Binlaben và đang ráo riết phát triển các quân cảng của họ tại Palistan và Miến Điện, đồng thời cũng gia tăng thăm dò và nghiên cứu lòng biển Ấn Độ. Vậy, nếu Hoa Kỳ phải “ bỏ” thì Hoa Kỳ sẽ bỏ quốc gia nào? Trước hết chúng ta thử đặt xem, nếu Trung Quốc cần chiếm đóng quốc gia nào đó tại Đông Nam Á thì quốc gia nào đối với Trung Quốc là có lợi nhất? Chắc chắn không phải là Lào hay Campuchia, cũng chưa hẳn là Thái Lan hay Singapore, Brunei, hoặc Mã Lai. Indonesia cũng chưa phải và Phi Luật Tân càng không nữa vì Phi luật Tân có Hiệp Ước An Ninh với Hoa Kỳ. Vậy chỉ còn có Việt Nam và Miến Điện. Chiếm Miến Điện, cộng thêm vừa mới hất được Hoa Kỳ ra khỏi Pakistan. Trung Quốc thực hiện được 2 gọng kìm đối với Ấn Độ. Đe dọa an ninh chiến lược của Ấn Độ. Với Trung Quốc, Ấn Độ không những chỉ là đối thủ cạnh tranh mà còn là kẻ thù chiến lược về lâu về dài do mâu thuẫn lịch sử và Ấn Độ cũng có một dân số trên một tỷ người, không thua Trung Quốc là bao, nhưng xã hội phát triển ổn định vì là quốc gia dân chủ. Chiếm được Miến Điện,Trung Quốc khống chế được Ấn Độ Dương và đường vận chuyển đến Vùng Vịnh, đồng thời xây đựng đường ống dẫn dầu từ cảng của Miến Điện về Vân Nam phòng gặp phải trở ngại khi eo biển Malacca bị phong tỏa. Khi Trung Quốc chiếm Miến Điện và làm chủ Pakistan, Ấn Độ coi như bị bao vây tứ phía. An ninh chiến lược bị đe dọa, Ấn Độ phải liên kết chặt chẽ với Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á, nhất là Mỹ. Các quốc gia Đông Nam Á khi thấy Miến Điện bị Trung Quốc chiếm. Hoặc họ phải thần phục cầu hòa Trung Quốc, hoặc họ phải liên kết chặt chẽ với Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia trong khối với nhau, cũng như các cường quốc trên thế giới để sống còn. Như vậy, chiếm Miến Điện. Ngoài những lợi thế nêu trên, Trung Quốc tự đẩy các quôc gia còn lại vào thế liên kết để chống lại Trung Quốc. Một điều chắc chắn Trung Quốc cần cân nhắc kỹ. Tuy nhiên, hiện nay mặc dù chưa đưa quân chiếm đóng Miến Điện, nhưng trên thực tế Trung Cộng hầu như đã và đang kiểm soát toàn diện Miến Điện. Còn đánh và chiếm Việt Nam, một con ngựa bất kham. Không có một dân tộc nào, một quốc gia nào trong 10 quốc gia của Khối ASEAN có quân đội hùng mạnh, thiện chiến và có truyền thống chiến đấu và chiến thắng kẻ thù Phương Bắc bằng dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, đánh chiếm được Việt Nam sẽ làm tất cả các nước còn lại của Khối ASEAN run sợ, hoặc những quốc gia còn lại phải quỳ gối thần phục, hoặc phải liên kết với nhau, liên kết với Mỹ, Ấn Độ và các cường quốc khác để sống còn. Chiếm được Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm chủ luôn cả Biển Đông, kiểm soát và khống chế luôn cả hải lộ quan trọng của thế giới, mở đường ra Ấn Độ Dương và đẩy lực lượng hải quân Mỹ xa về phía Đông Thái Bình Dưong. Buộc Nam Triều Tiên, Nhật Bản… vào thế phải biết điều. Việc thống nhất Đài Loan chỉ còn là vấn đề thời gian. Như vậy, dù chiếm Miến Điện hay Việt Nam, hoặc chiếm cả hai. Măc nhiên Trung Quốc đẩy các quôc gia Đông Nam Á, Nam Á hay Đông Bắc Á vào thế phải liên kết với nhau để chống lại Trung Quốc. Điều này chắc chắn Trung Quốc cũng phải cân nhắc kỹ. Nếu như Trung Quốc chỉ chiếm Biển Đông (lưỡi bò) bao gồm Hoàng Sa (đã chiếm) và Trường Sa. Trung Quốc sẽ kiểm soát và khống chế được hải lộ quan trọng này và các quốc gia trong Khối ASEAN không có tranh chấp chủ quyền, hoặc chỉ có tranh chấp nhỏ trên Biền Đông với Trung Quốc sẽ thỏa hiệp với Trung Quốc qua các cuộc thương lượng song phương, chỉ còn lại Việt Nam và Phi Luật Tân là có quyền lợi to lớn, nhất là Việt Nam, nhưng Phi Luật Tân thì đã có Mỹ bảo vệ qua Hiệp Ước An Ninh 1951. Trong khi đó Việt Nam đứng chơ vơ một mình và nếu có Hiệp Ước An Ninh với quốc gia nào chăng nữa liệu họ có sống chết với một Việt Nam Cộng Sản như hiện nay hay không? Điều mà Liên Xô trước đây, mặc dù đã ký Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác với Việt Nam, nhưng khi Trung Quốc “dậy cho Việt Nam một bài học” thì Liên Xô án binh bất động. Hoặc Trung Quốc không cần chiếm thêm quần đảo Trường Sa, họ chi việc điều dàn khoan dầu khổng lồ 981 của họ đến cắm ở quần đảo Trường Sa, kèm theo đó là lực lưọng hải giám, hải quân và cả hàng không mẫu hạm sắp hạ thủy kéo đến gọi là tuần tra, bảo vệ an ninh dàn khoan, an ninh hải lộ. Dĩ nhiên, lúc đầu Trung Quốc sẽ bảo đảm an ninh cho tàu bè qua lại, nhất là đối tàu bè của Hoa kỳ, các cường quốc khác. Nhưng với đài Loan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản … liệu tình trạng bảo đảm đó duy trì được bao lâu? Và đến bao giờ thì đến phiên Hoa Kỳ? Đưa dàn khoan khổng lồ đến Trường Sa, Trung Quốc chỉ đụng chạm quyền lợi trực tiếp với Phi Luật Tân và Việt Nam, các quốc gia thuộc Khối ASEAN còn lại cảm thấy không bị thiệt hại hay bị đe dọa gì nhiều nên sẵn sàn thỏa hiệp hay nhân nhượng. Do đó, họ không có nhu cầu liên kết hay liên minh. Đưa dàn khoan, lực lương hải giám, hải quân, hàng không mẫu hạm đến Trường Sa, Trung Quốc bảo đảm được đường an ninh vận chuyển năng luợng cho Trung Quốc, đồng thời mở đường ra Ấn Độ Dương, nhưng lại đe dọa an ninh vận chuyển đối với Nam Triều Tiên và Nhật Bản. Vậy với “khoảnh khắc Munich” Trung Quốc ở Đông Nam Á, Trung Quốc chọn nơi nào ? Và Hoa Kỳ hy sinh nơi nào? Và khoảnh khắc đó là bao lâu ? Nơi nào thì Việt Nam cũng cần phải lo lắng và cảnh giác hơn bao giờ hết. Philadelphia, 09-08-2011 Nguyễn Đình Toàn
Posted on: Sun, 24 Nov 2013 17:32:44 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015