Thầy xưa Bạn củ Vừa thức giấc nghe chiếc phone kêu - TopicsExpress



          

Thầy xưa Bạn củ Vừa thức giấc nghe chiếc phone kêu inh ỏi, vội vàng hêlo, bên kia đầu dây, một dọng nói mặn mà quê hương, thì ra là Ông Trương Trọng, trưởng ban điều hành hội đồng hương làng Hải Nhuận, kiêm trưởng ban tổ chức ngày Lể Hội đồng hương tại bắc cali. Đề nghị tôi tham gia vào ban biên tập, cho tập san “ mùa hội ngộ đồng hương 2011”. Với vốn liếng ăn học sơ sài không mấy gang tấc, so với cái thế giới chữ nghiã bao la bát ngát bên ngoài, tôi vô cùng run sợ và lo lắng. Run thì run, lo thì lo, nhưng liều thì cũng cứ liều, tôi bất đắc dĩ chấp nhận sứ mạng, để lăn mình vào công việc được quê hương giao phó. Đúng ra! ông Trương Trọng chỉ muốn tôi đóng vai trò liên lạc, để vận động anh em trong Làng, ai giàu có vốn liếng chữ nghĩa, cùng nhau đóng góp bài vở, cho tập san “viết cho quê hương” được phong phú hơn. Nhưng vốn “ đã sinh ra trong trời đất, phải có công gì với núi sông”, đã mang danh biên tập viên mà không có bài viết nào, thì mần răng mà ăn nói với bà con làng xóm, trót phóng lao thì phải theo lao, trót làm kiếp con tằm thì đành phải nhả tơ. Thôi thì một liều, năm bảy cũng liều, như cụ Nguyễn Du đã nói: “ thả liều nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo đưa mình tới mô”,tôi nặn óc bóp trán rán sức rán hơi, cố tìm cho ra một đề tài, có liên quan đến quê hương và tuổi học trò. Sau một hồi lục lọi lại ký ức của mình! tôi nhớ lại người thầy củ trường làng. thầy có nhiều cái khác, rất chi là khác với qúy thầy cô của trường. Thầy tênTôn Thất Phổ, hiệu trưởng trường tiểu học niên học (1965-1966),và là giáo viên dạy lớp nhì (bốn), thầy quê ở thành phố Huế, sau khi tốt nghiệp trường sư phạm Qui Nhơn, được Ty giáo dục Thừa Thiên, bổ nhiệm về trường để làm hiệu trưởng thay cho thầy Phạm Ưng. Thầy vừa làm Hiệu trưởng vừa phụ trách dạy lớp nhì(bốn) của tôi, thầy thuộc loại nhà giáo đầy nghiêm khắc, với chủ trương “thương thì cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho ngào”, vào cái thời buổi tư tưởng con người còn lắm phong kiến, thầy lại càng phong kiến hơn ai cả. Không phân biệt phái tính, gia cảnh, ai không làm đủ bài tập, đều phải chịu đòn roi, lắm lúc còn quỳ xơ mít, nói thì “xơ mít nhưng sự thật là vỏ trái mít” thậm chí thầy còn bảo bạn Nguyễn Trọng, trước khi đi học nhớ mang theo, thứ vật dụng trừng phạt nặng ký hơn, loại nầy rất chi là khó nói ra đây, chắc chính thầy và các bạn học ,ai ai cũng đang nhớ mãi nằm lòng. Với cái lối giáo dục kỷ luật “ sắt” đó, nên số học sinh giỏi lại càng giỏi thêm, còn em nào không được giỏi thì hồn tiêu phách tán, âm thầm lặng lẽ ra đi, rời khỏi lớp khỏi trường không kèn không trống từng đứa một, nhất là đám con gái liểu yếu đào tơ, ngoại trừ Ả Nguyễn Thị Đào, mới chịu nỗi sự đày đọa của thầy, gắng gổ leo trèo cho xong lớp nhất (năm), mà lấy cho được cái chứng chỉ Tiểu Học, kể ra cũng trầy da chợt xương, trầy vi tóc vải. Nói như vậy không có nghĩa thầy ghét bỏ con gái đâu hà nhé...! Ngoài những giờ phút học hành căng thẳng ra, khi giải lao, Thầy nâng niu mấy “ o” phái yếu như nâng niu những búp măng non, thầy nâng mấy ả như trứng, thầy nấng mấy ả như hoa, bởi đa phần con gái lớp tôi, ai cũng dể thương, cũng dịu hiền, cũng xinh xắn làm sao. Nào là Hồng Ngỏ Hường Lan. Nào là Nghiã Lài Hồng Đào, lại thêm Hồng Hoa, nội nghe mười cái tên thôi cũng đủ thèm thuồng rồi. Huống chi còn thêm mười cái đẹp trời cho, một người một vẽ mười phân vẹn mười. Với cái đẹp mây thua nước tóc tuyết nhường màu da đó, đã làm cho nhiều cậu con trai, miệng còn thèm sữa mẹ mà đã động lòng xuân. Giá chi! có hiền nội của tôi học cùng lớp, thì khi có cơ hội quét mắt vào lớp, ai cũng tưởng đó là vườn hoa bách thảo, muôn sắc ngàn hương, thơm bay ngào ngạt, ngây ngất trời đông, quên mất đường về. Đẹp thì đẹp hết tay ga, xinh thì xinh hết tay lái. Nhưng khổ nổi chẳng mấy o mô bắt kịp cái lối giảng dạy gay gắt của thầy. Sau hơn một năm giảng dạy, thầy được ty giáo dục Thừa Thiên điều đi chổ khác, từ đó thầy trò phải xa nhau, gởi lại cho nhau bao kỷ niệm vui buồn lẫn lộn để đời. Đến bây gìờ ai cũng tuổi khá cao, con cháu nội ngoại, mỗi ngươì có cả trung đội, có người sây con sây cháu thì cũng sản xuất gần cả đại đội rồi. Rứa mà khi nhắc lại tuổi học trò, mấy chị nớ o nớ, o nào o nấy, thương nhớ thầy thì ít, oán trách thầy thì nhiều, cứ nghĩ: “ tại thầy quá khó nên tụi tau phải bỏ học sớm”, không thôi, chừ đây, tụi tau cũng làm được ông nầy bà nọ (ông nớ mụ kia) như ai chư bộ. Để mang lại sự quân bình, và cũng trả lại sự công bằng cho thầy, một số đàn ông xồn xồn, vẫn suốt đời “ tung hô vạn tuế” cái lối giảng dạy đó của thầy, bởi thầy dạy học với tâm huyết để đào tạo học sinh giỏi, chứ không phải dạy theo cái lối, lên lớp lấy ngày lấy tháng để lảnh lương chính phủ. Có nhiều lần thầy rán sức rán hơi, cố gắng nhồi nhét cho học sinh hiểu, những bài học khó hiểu, nhưng còn một số bạn vẫn chưa hiểu thấu, trông thầy có vẻ đau lòng thất vọng không nói nên lời. Bây giờ đây không biết thầy còn nhớ đám học trò xa xưa, nơi vùng sâu vùng xa, mà trước năm 1975 được chính phủ miền nam, xếp vào loại “vùng nước độc” ở cái xứ Hải Nhuận nầy không, còn đám học trò tụi tôi suốt đời, vẫn tôn sư trọng đạo, đúng với tinh thần “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, mần răng mà quên được. Thời gian trôi qua hơn bốn thập niên, không biết bây gìơ thầy còn chân cứng đá mềm ,với cái tuổi thất thập cổ lai hy của thầy không, hy vọng thầy đang sống rất hạnh phúc nơi một phương trời xa xuôi nào đó, và bắt gặp những dòng tâm sự đầy nhớ thương và biết ơn thầy của tôi, hơn nữa hầu hết số bạn học cùng lớp năm đó, cũng hằng nhớ nghĩ về người thầy khả kính, khả aí mang tên Tôn Thất Phổ thầy, nhất là những cậu học trò được thầy ăn ý, như các bạn Nguyễn Trọng, Trần Khanh, Hoàng Văn Bường(tôi) Hồ Đăng Thỉnh, Phan Thắng, Dương Văn Chương, nguyễn Mẫu, Nguyễn Hùng(lè), Hoàng Đính, Trương Công Thành, Phạm Chỉ, Trương Thương, Trần Quán, Mai Thừa, Nguyễn Dỏ, Trương Chơn, Hồ Xứng, Đinh Thao......... Thôi thì, thế cuộc đổi thay, vật đổi sao dời, cuộc đời hợp hợp, tan tan, không ai trốn chạy khỏi cái định luật vô thường đó, hy vọng duyên thầy trò sẽ có ngày gặp nhau trong một điểm hẹn nào đó. Mừng lắm thay...! Cai li ngày hè 2011. HOÀNG HẢI BẰNG. (e-mail: buonghoang@yahơo)
Posted on: Fri, 13 Sep 2013 02:49:52 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015