Tiên trách kỷ, hậu trách … ai? Đại Đoàn Kết - 2 - TopicsExpress



          

Tiên trách kỷ, hậu trách … ai? Đại Đoàn Kết - 2 ngày trước 0 bình chọn Chẵn một tuần qua, trên các diễn đàn dư luận và các phương tiện báo chí truyền thông, chuyện một đại úy CSGT dùng súng bắn đạn cao su (một loại công cụ hỗ trợ) làm bị thương nhẹ 2 người cố tình vi phạm giao thông và có nhiều hành vi trêu trọc, khiêu khích lực lượng chức năng ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đã khiến nhiều người chú ý và bình phẩm. Ngay lập tức lúc sự việc xảy ra, đã có không ít ý kiến cho rằng cách hành xử với dân (cụ thể là người vi phạm giao thông) của đại úy CSGT (tên là Trần Ngọc Hoàng, công tác tại Đội CSGT – CATP Thanh Hóa) là không thể chấp nhận được, là lạm quyền, là non yếu nghiệp vụ … vv và vv! Tất nhiên, những bình luận hoặc những suy nghĩ lúc ban đầu đó, không có gì "quá trớn” nếu dư luận không biết (hoặc không được tiếp cận) một đoạn video clip được người dân quay lại và lột tả trần tình mọi sự thật liên quan. Kể cả những lời khai ban đầu với cơ quan chức năng và báo chí của những người vi phạm (lúc đó được coi như là nạn nhân của hành vi lạm quyền), bỗng nhiên quay ngoắt 180 độ vì thái độ ngang ngược, bất chấp và cố ý trêu trọc, coi thường kỷ cương của người vi phạm giao thông. Và, đáng buồn hơn, một trong những người cố ý vi phạm giao thông khiến cho sự việc không hay đó xảy ra, lại là một trong những "cán bộ nguồn” của cơ quan Huyện ủy huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Trở lại diễn biến vụ việc, ngay trong chiều ngày 16-7 tức là khoảng 1 giờ sau sự việc xảy ra, Công an thành phố Thanh Hóa đã có mặt lấy lời khai, điều tra vụ việc, ra quyết định tạm đình chỉ công tác đại úy Trần Ngọc Hoàng, công tác tại Đội CSGT, người đã nổ súng bắn anh Lê Văn Ngọc (SN 1977, cán bộ Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Quảng Xương), bị thương ở vai; anh Tô Thế Kỷ (SN 1970, ngụ xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương). Hiện anh Ngọc là giảng viên Trung tâm Chính trị huyện Quảng Xương, còn anh Kỷ là người nhà anh Ngọc. Việc làm này của CATP Thanh Hóa là cần thiết và đúng chức trách nhiệm vụ, là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân cũng như sự nghiêm túc, nghiêm minh trước pháp luật. Và ngay lúc ban đầu đó, nếu tóm lược lời khai của các nạn nhân, thì đại úy Hoàng quả là sai phạm nghiêm trọng về quy trình nghiệp vụ cũng như cách hành xử với dân, kể cả khi người dân đã vi phạm luật giao thông. Nhưng chỉ vài giờ đồng hồ sau đó, mọi chuyện đã bất ngờ đảo chiều khi những người dân khác đã đưa ra và công bố lên mạng interrnet một video clip để chứng minh sự thật: Hai nạn nhân thực chất là hai thủ phạm đã khiến viên đại úy CSGT bắt buộc phải xử lý bằng một biện pháp mà chẳng ai muốn xảy ra. Rồi một trong những nạn nhân, trước đó còn hùng hồn tuyên bố tôi là người này người nọ, là cán bộ đảng viên, có học có hành …. lúc bị phơi bày sự thật ra giữa bàn dân thiên hạ đã "xám ngoét” mặt mày và "cấm khẩu” luôn. Bởi vì nhiều người đã biết, thực chất, hai người vi phạm giao thông đã cố tình vi phạm, có hành vi chèn ép, cản trở người xử lý vi phạm và tệ hại hơn, còn trêu ngươi, khích bác người thi hành công vụ (cụ thể ở đây là đại úy Trần Ngọc Hoàng). Chuyên gia tâm lý học nổi tiếng người Đức, TS. Fhobet Mathuo từng nói "Hãy đặt cương vị mình vào người khác để xem trong những tình huống đó mình sẽ ứng xử, xử lý, giải quyết thế nào. Có như thế, mới có thể có được những nhận định, phán quyết nhân văn”. Ở đây, trong trường hợp cụ thể này, chắc chắn sẽ có đa phần người dân chê trách, thậm chí nhạo báng người vi phạm vì đã vi phạm còn khinh nhờn, khiêu khích người thực thi công vụ! Và rất có thể, lần hiếm hoi, dư luận và người dân đã có sự cảm thông, chia sẻ đúng mức với viên đại úy CSGT đã bắt buộc phải sử dụng "hạ sách” là bắn đạn cao su vào người vi phạm sau khi đã đuổi theo, bị khiêu khích nhiều lần, đã bắn chỉ thiên …. Tức là nói gì thì nói, việc xử lý tình huống của đại úy Trần Ngọc Hoàng cũng khó có thể biện minh. Nhưng, đối với hai người vi phạm giao thông (anh Ngọc và anh Kỷ), chí ít cũng phải "ngượng mồm” trước những điều đổ lỗi hoàn toàn cho CSGT lúc sự việc mới xảy ra! Trao đổi với phóng viên, Đại tá Đào Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa (nguyên Trưởng phòng CSGT) cho biết, Công an tỉnh chỉ đạo làm rõ vụ việc đại úy Hoàng rượt đuổi bắn bị thương anh Ngọc và anh Kỷ. Theo đại tá Minh thì việc trêu tức, khiêu khích, đánh võng trước mặt cảnh sát giao thông của anh Ngọc, Kỷ là hành vi coi thường pháp luật. Tuy nhiên phía cảnh sát cũng có lỗi bởi "trong trường hợp này có nhiều cách giải quyết nhưng đáng tiếc là đại úy Hoàng không kiềm chế được nên đã nổ súng”. Đồng thời, trên một tờ báo, bà Huyền (mẹ đẻ anh Ngọc) cũng đã có ý kiến: "Việc này xảy ra là do cả hai bên đều sai. Về phía chúng tôi, thay mặt gia đình, xin nhận lỗi với anh Hoàng và mong sự việc được giải quyết hợp tình, hợp lý”. Cuối cùng trong câu chuyện này, rất may đã không có kiểu "sư nói phải, vãi nói hay” vì sự thật đã được phơi bày. Người vi phạm không còn đường chối cãi, người thực thi công vụ cũng thấy rõ mình đã chưa tỉnh táo khôn ngoan để tìm cách ứng xử, xử lý khác có lợi hơn, hiệu quả hơn! Và cũng đương nhiên, đây sẽ là bài học cho tất cả mọi người! Thanh Tường 2 xe máy bị mất trộm 3 năm trở về chủ cũZing - 2 ngày trước - Trong quá trình tuần tra, xử lý vi phạm giao thông, Phòng CSGT Công an TP.Cần Thơ lập biên bản tạm giữ 2 xe máy. Qua xác minh, phát hiện 2 chiếc xe này là của người dân ở Trà Vinh và Cà Mau bị...
Posted on: Thu, 25 Jul 2013 05:39:27 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015