Tương lai nào cho Ai Cập sau những cuộc bạo - TopicsExpress



          

Tương lai nào cho Ai Cập sau những cuộc bạo loạn? Đăng bởi BTV VAOL vào Thứ năm, ngày 22 tháng tám năm 2013 ...tình hình tại Ai Cập trong những ngày sắp tới sẽ không có gì thay đổi, nghĩa là vẫn y như hiện nay, quân đội tiếp tục giữ vai trò trọng tài trong mọi sinh hoạt chính trị tại Ai Cập, như quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trước kia dưới thời Mustafa Kemal Atatürk. Và chế độ chính trị tại Ai Cập cũng sẽ là một chế độ dân chủ kiểu phương Tây như Thổ Nhĩ Kỳ. Sau nhiều ngày yêu cầu giải tán không thành công, cuối cùng ngày 14/08/2013 lực lượng an ninh Ai Cập đã tấn công vào đám đông biểu tình ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi, nhiều người đã thiệt mạng. Chống đối giữa những người ủng hộ và chống đối Morsi cho tới nay chưa có dấu hiệu suy giảm, Ai Cập có nguy cơ rơi vào bạo loạn lâu dài. Thế giới phương Tây lên án chính quyền Ai Cập đàn áp những người chống đối bằng bạo lực, trong khi khối ả rập Vùng Vịnh lên tiếng ủng hộ. Tương lai nào cho Ai Cập trong những ngày sắp tới ? Diễn biến phức tạp Theo những nguồn tin đáng tin cậy, cho đến ngày 19/08/2013, trên khắp lãnh thổi Ai Cập đã có ít nhất 800 người thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương trong những cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình ủng hộ tổng thống Morsi. Về phía những người biểu tình, tổ chức Những anh em Hồi giáo (Muslim’s Brotherhood) đưa ra con số hơn 2.000 người chết và hàng chục ngàn người bị thương. Cho dù là 800 hay 2.000, số người bị thiệt mạng sẽ còn gia tăng hơn trong những ngày sắp tới nữa nếu sự đối đầu giữa người ủng hộ Morsi với lực lượng an ninh vẫn còn tiếp tục. Phe ủng hộ tổng thống Mohammed Morsi và tổ chức Những anh em Hồi giáo kêu gọi tiếp tục xuống đường cho tới khi nào tổng thống Morsi được trả tự do. Về phía chính quyền, những lực lượng an ninh và bảo vệ được lệnh bắn đạn thật vào những ai đe dọa đến sự an ninh của những biểu tượng chính quyền (công sở, người và tài liệu). Trong những ngày đầu của cuộc tấn công (14 và 15/08), đã có hơn 600 người bị thiệt mạng, trong đó có cả nhân viên an ninh của chính quyền lẫn người biểu tình ủng hộ Morsi. Số người bị thiệt mạng không ngừng tăng lên trong những ngày kế tiếp. Riêng ngày Thứ Sáu 16/08, những cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình đã làm 173 người thiệt mạng. Tại Cairo, một trận đấu súng dữ dội đã diễn ra giữa lực lượng an ninh của chính quyền và những du kích quân Hồi giáo ủng hộ Morsi trốn trong giáo đường Hồi giáo Ramsès Al-Fath tại Cairo, nơi có khoảng 1.000 người trú ần bên trong ngôi đền, và cũng là nơi để thi thể của những người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ngày 14 và 15/08. Sau cùng những người trốn tránh trong ngôi đền đã được ra dưới sự bảo vệ của lực lượng an ninh vì sợ dân cư chung quanh giáo đường đánh đập. Lực lượng an ninh cũng đã bắt giữ hơn một ngàn người trong tổ chức Những anh em Hồi giáo về tội tham gia hay xúi giục khủng bố, trong đó có Mohamed al-Zawahiri, em trai của người đứng đầu tổ chức khủng bố al-Qaeda sau khi Bin Laden qua đời là Ayman al-Zawahiri. Những cuộc xuống đường ủng hộ và chống tổng thống Morsi hiện nay đang khoét sâu hố chia rẻ trong lòng người dân Ai Cập. Để chống lại "cú đảo chánh bằng quân sự", tổ chức Những anh em Hồi giáo kêu gọi những người ủng hộ Morsi xuống đường mỗi ngày trong suốt một tháng để yêu cầu thả tổng thống Morsi. Tuy nhiên, phe ủng gộ Morsi đang bị những phần tử Hồi giáo cực đoan xâm nhập, đặc biệt là tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Ai Cập. Mục tiêu của những nhóm khủng bố này là gây khiêu khích để lực lượng an ninh và quân đội bắn vào đoàn người biểu tình, càng làm chết những người càng tốt, để tuyên truyền và kêu gọi nổi dậy lật đổ chính quyền lâm thời bằng bạo lực. Tất cả những nơi nào mà đoàn biểu tình đi qua, những nơi thờ phượng của những tôn giáo khác đều bị đốt phá, những cửa hàng buôn bán hàng hóa phương Tây đều bị cướp bóc. Đây là bài toán nhức nhối mà chính quyền lâm thời và phe quân đội Ai Cập chưa tìm ra đáp số. Để tranh thủ những người ủng hộ cựu tổng thống Moubarak bị lật đổ tháng 01/2011, chính quyền lâm thời đang nghiên cứu kế hoạch trả tự do cho ông Moubarak. Nhiều nhân vật trong chính quyền lâm thời Ai Cập đang tìm kiếm cơ sở pháp lý để giải tán Anh em Hồi giáo, tổ chức rất lớn được hình thành từ những năm 1920. Vấn đề của chính quyền lâm thời hiện nay là làm sao để biện hộ việc sử dụng bạo lực để giải tán những cuộc xuống đường của phe Hồi giáo ủng hộ Morsi. Việc lực lượng an ninh và quân đội Ai Cập nả súng vào những người biểu tình để giải tán đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận quốc tế và Ai Cập. Nhiều người Ai Cập không đồng tình chuyện cảnh sát nã súng vô tội vạ vào đám đông bất chấp việc có "phụ nữ và trẻ con". Ngược lại nhiều người khác lại cho rằng sự can thiệp đó là cần thiết, vì phe ủng hộ tổng thống Morsi đã dùng súng bắn trả lại lực lượng an ninh như quân khủng bố và phe này đang cố tình gây chia rẻ sự đoàn kết dân tộc bằng cách đốt hơn 50 nhà thờ copte, một giáo phái thiên chúa giáo lâu đời nhất tại Trung Đông. Những lời hô hào hung hăng của phe ủng hộ Morsi không khác gì những hô hào của quân khủng bố al-Qaeda khi đe dọa sẽ tiêu diệt hết những không có đức tin (mecreants) Hồi giáo. Nền dân chủ lại bị tước đoạt? Theo nhận định của giới truyền thông quốc tế, khi lật đổ một người lãnh đạo dân cử quân đội Ai Cập đã san bằng nền dân chủ. Thêm vào đó chính quyền lâm thời lại ban hành tình trạng khẩn cấp, nghĩa là tình trạng thiết quân luật trong vòng ít nhất một tháng, rõ ràng đây là một hành động củng cố quyền lợi bằng sức mạnh quân sự. Đối với dư luận dân chủ phương Tây, ban hành tình trạng khẩn cấp là một bước lùi dân chủ quan trọng trong một quốc gia vừa thoát khỏi thời kỳ độc tài Moubarak, một vị tổng thống cai trị đất nước Ai Cập bằng bàn tay sắt trong suốt 30 năm. Cựu tổng thống Moubarak đã áp dụng chế độ thiết quân luật trong suốt ba thập niên để dẹp tan mọi mầm mống chống đối. Chế độ thiết quân luật vừa ban hành như vậy sẽ xóa bỏ tất cả những thành quả đã đạt được sau cuộc cách mạng lật đổ chính quyền Moubarak tháng Giêng 2011. Như vậy, Ai Cập có nguy cơ rơi vào quỹ đạo bạo lực mới như đã từng xảy ra trong suốt hai thập niên 1980 và 1990. Sự bình yên sau đó đã phải trả với một giá khá đắt: gần 90.000 người bị bắt giữ, nhân quyền đã bị chà đạp và dân chủ hoàn toàn không được nhắc tới dưới thời Moubarak. Trước bối cảnh bạo động lan rộng, tình trạng khẩn cấp khó có thể bị bãi bỏ trong một tương lai gần vì một số bộ phận trong tổ chức Những anh em Hồi giáo đang tổ chức lại thành những đội du kích vũ trang, phối hợp với những toán khủng bố trong tổ chức al-Qaeda, chống trả lại bằng bạo lực. Những tổ chức đối kháng bạo lực Hồi giáo này đã thiết lập căn cứ dọc hành lang biên giới giữa Ai Cập với Gaza (Palestine) trên bán đảo Sinai, trong những ngày sắp tới sẽ thành lập thêm các căn cứ địa dọc khu vực biên giới với Lybia. Tuy vậy, những hành động thô bạo để giải tán các cuộc xuống đường của những người ủng hộ tổng thống Morsi đặt những người đứng về phe quân đội vào tình trạng bối rối, mọi quyết định vội vã trong lúc lúc này đều khó khăn. Mặc dù chống chủ trương áp đặt giáo lý Hồi giáo vào xã hội Ai Cập của phe Morsi và tổ chức Những anh em Hồi giáo, ông el-Baradei, phó tổng thống, và nhiều người khác trong chính quyền lâm thời đã từ nhiệm vì không muốn bị tố cáo nhuốm tay vào máu trong cuộc đàn áp này. Nếu phe quân đội thắng thế, tương lai chính trị của những người này coi như chấm dứt. Ngược lại, nếu phe ủng hộ Morsi thắng thế, tương lai của họ cũng không sáng sủa gì hơn vì phe Hồi giáo quá khích không chấp nhận những kẻ phản bội và mất niềm tin (vào Hồi giáo). Nói chung, không có chọn lựa nào cho những người lừng khừng giữa Quân đội hay Hồi giáo tại Ai Cập. Phản ứng của dư luận quốc tế Có một điều khó hiểu là gần như toàn bộ dư luận phương Tây, các kênh truyền hình cũng như những phóng viên thượng thặng chỉ trình chiếu hay làm phóng sự nói tới phe ủng hộ Morsi và tổ chức Những anh em Hồi giáo. Chỉ cần một lời cảnh cáo của một thường dân trong phe ủng hộ Morsi đối với chính quyền đương hành, liền tức thì lời nói đó được tải đi khắp thế giới. Trong khi đó, không cơ quan truyền thông quốc tế nào làm phóng sự hay trình chiếu phản ứng của những người chống Morsi hay phong trào Tamarod (nổi dậy), lực lượng đã được quân đội ủng hộ để lật đổ Morsi. Cũng không một phóng sự nào nói về những thiệt hại do phe Hồi giáo gây ra cho quân đội và những người theo đạo copte tại Ai Cập, một giáo phái Thiên chúa giáo lâu đời nhất trên thế giới. Trong số 623 người bị thiệt mạng trong ngày 14/08, gần một phần ba là cảnh sát và những thường dân chống Morsi bị du kích quân Hồi giáo bắn chết. Chỉ mới gần đây, khi số nhà thờ của người theo đạo copte bị đốt quá nhiều thì một vài cơ quan truyền thông phương Tây mới lên tiếng cho biết tổ chức khủng bố al-Qaeda Ai Cập đã xâm nhập và trà trộn vào các đoàn biểu tình để gây bạo loạn. Các chính quyền phương Tây cũng thế, không ai lên án những hành động đốt phá nhà thờ và phá hoại tài sản công dân của đoàn biểu tình ủng hộ Morsi. Truyền hình phương Tây nhiều lần cho thấy nhiều tay súng trong đoàn biểu tình nấp trên những cao ốc chỉa súng bắn vào đoàn người bên dưới để dư luận đổ tội cho cảnh sát Ai Cập gây ra. Những bằng chứng đã quá rõ ràng nhưng dư luận thế giới phương Tây chỉ lên án và tố cáo chính quyền lâm thời sử dụng bạo lực để dẹp biểu tình. Sự thiên vị đến độ quá đáng khiến của thế giới phương Tây khiến ông Nabil Fahmi, bộ trưởng ngoại giao trong chính quyền lâm thời Ai Cập, phải lên tiếng cho biết gần 50 nhà thờ và cơ sở của các giáo phái copte và orthodoxe (chính thống), có tuổi đời từ 500 năm trở lên, bị phe Hồi giáo đốt phá tại khắp nơi trên lãnh thổ, và nhắc nhở giới truyền thông phương Tây hãy công bằng khi thông tin. Ông mời những nhà báo phương Tây đến viếng thăm hiện trường và những bệnh viện để làm phóng sự. Tại sao có sự thiên vị này ? Câu trả lời khá giản dị: những phóng viên làm việc cho các cơ quan truyền thông phương Tây trong những quốc gia Hồi giáo đều sợ sự trả thù của những tổ chức Hồi giáo cực đoan. Nếu ra mặt chống đối hay tố cáo những hành động dã man của những tổ chức Hồi giáo cực đoan, an ninh của họ không an toàn (bắt cóc, ám sát). Cách hay nhất là tường thuật những gì đang xảy ra tại hiện trường và tố cáo chính quyền đương nhiệm, điều mà những phóng viên quốc tế đang làm. Các chính quyền phương Tây bắt buộc phải phản ứng theo những gì mà người dân trong nước thấy qua truyền hình. Do đó, trong cương vị là người đứng đầu một quốc gia phát triển dân chủ phương Tây, tất cả những cấp lãnh đạo đều phải lên án bạo lực và đề cao đối thoại, đó là những điều tối thiểu phải làm. Làm được hay không là chuyện khác. Nói chung, cho đến nay các quốc gia phương Tây chỉ hù dọa miệng chứ chưa thực hành vì sợ bị hố, như đã từ bị hố tại Lybia và Tunisia. Khi Mùa Xuân ả rập xảy ra, tất cả các quốc gia dân chủ phương Tây đều lên án những chế độ độc tài tại Tunisia, Lybia và Ai Cập để ủng hộ và giuáp đỡ những người chống đối. Nhưng sau khi những chế độ độc tài thế quyền bị lật đổ, người dân trong những quốc gia đã tạo ra Mùa Xuân ả rập bị đặt dưới những chế độ độc tài thần quyền tàn bạo hơn, quyền tự do con người bị tước đoạt mạnh hơn. Sự chần chừ của thế giới phương Tây tại Syria là một thí dụ, tuy lên án sự tàn bạo của chính quyền Bachar al-Assad nhưng không làm gì để giúp quân kháng chiến chống lại chế độ độc tài này, vì không muốn lâm vào trường hợp Afghanistan năm 1975 sau khi quân Liên Xô rút khỏi lãnh thổ, Afghanistan trở thành căn cứ của quân khủng bố Hồi giáo chống lại Hoa Kỳ và thế giới phương Tây. Mùa Xuân ả rập đang chuyển tay lái Năm 2011, công lao của những người tạo ra Mùa Xuân ả rập đã bị cướp đoạt qua những cuộc bầu cử tự do. Khát vọng được có công ăn việc làm và một đời sống khá hơn vẫn còn nguyên vẹn. Những phe thắng cuộc qua bầu cử tự do, thay vì tập trung sức lực chăm lo đời sống người dân, chỉ lo củng cố địa vị và áp đặt giáo lý Hồi giáo trên khắp lãnh thổ, nghĩa là xây dựng những chế độ độc tài tôn giáo trên khắp Trung Đông để chống lại sự xâm nhập của những giá trị dân chủ phương Tây. Tại Lybia, chính quyền đương quyền mặc dù là một chính quyền Hồi giáo nhưng đang chật vật chống trả lại những cuộc tấn công của những nhóm Hồi giáo salafist cực đoan muốn áp đặt giáo lý Sharia trên khắp lãnh thổ, trong khi khát vọng có một cuộc sống khá hơn của dân chúng hoàn toàn không được chú ý. Tình hình tại Tunisia và Ai Cập hiện nay đang có nhiều điểm giống nhau: đảng Ennahda (Tunisia) và tổ chức Những anh em Hồi giáo (Ai Cập) đều chủ trương xây dựng một chế độ lấy giáo lý Hồi giáo Sharia làm kim chỉ nam hành động. Cái khác biệt là quân đội Ai Cập độc lập với chính quyền trong khi quân đội Tunisia lệ thuộc vào chính quyền, một cuộc đảo chánh quân sự tại Tunisia rất khó xảy ra. Tại hai nơi này, hơn phân nửa dân chúng muốn có một cuộc sống vật chất khá hơn và không chấp nhận chế độ khắc khổ của giáo lý Sharia. Trước đây, dưới các chế độ độc tài của Ben Ali tại Tunisia, Kadhafi tại Lybia và Moubarak tại Ai Cập, mức sống của người dân thành thị tương đối khá so với phần còn lại của dân tộc, phần lớn ở thôn quê và khu lao động nghèo thành thị. Giới trẻ thành thị nổi lên chống độc tài vì muốn có cuộc sống giống như giới trung lưu thành thị, vì tất cả những cơ sở tạo ra công ăn việc làm đều nằm trong tay những người của chế độ. Duy trì một khối đông người nghèo khổ cũng là một chính sách của các chế độ độc tài, vì khối người này không có thời giờ để làm gì khác hơn ngoài việc kiếm miếng ăn hàng ngày, do đó không phải là một đe dọa cho chính quyền. Ngược lại, những cơ sở những tổ chức Hồi giáo cực đoan bị cấm hoạt động chính trị nên chỉ tập trung vào những hoạt động xã hội, qua đó đã tranh thủ phần nào cảm tình của khối quần chúng nghèo khổ. Khi lên cầm quyền, những tổ chức Hồi giáo chỉ lo tăng cường vai trò của Hồi giáo trong đời sống, bất chấp nguyện vọng có cuộc sống ấm no của dân chúng. Rút kinh nghiệm của bài học năm 2011, những người chống lại chế độ độc tài Hồi giáo đã biết cách kết hợp lại thành tổ chức với những khuôn mặt được dư luận trong và ngoài nước biết đến. Tại khắp nơi, phong trào chống độc tài Hồi giáo được đông đảo quần chúng thành thị hỗ trợ, đại đa số là giới thanh niên có học, chiếm hơn 50% dân số. Những người này muốn làm đảo ngược lại kết quả của những cuộc bầu cử năm 2011, nghĩa là không chấp nhận đường lối cai trị đất nước của những phe phái tôn giáo. Sự hồi sinh này không phải tình cờ, nó đã được giới trí thức trong nước phân tích, trình bày, giải thích qua những bài viết, những buổi nói chuyện, những buổi trình diễn văn nghệ và văn hóa tại khắp nơi trên đất nước. Điểm khó khăn nhất của những người người chống Morsi là được ai hỗ trợ, sức mạnh của đám đông và quần chúng chưa đủ. Sau nhiều ngày xuống đường đời đình chỉ vai trò của quốc hội lập hiến, quân đội Ai Cập chính thức vào cuộc. Nhưng sự can thiệp của quân đội Ai Cập vào chính trị cũng không phải tình cờ, nó đã được hun đúc từ ngay sau khi ông Mohamed Morsi được bầu lên làm tổng thống và đảng Tự do và Công lý của tổ chức Những anh em Hồi giáo nắm đa số trong quốc hội lập hiến. Phe ông Morsi đã quá nóng vội, muốn áp đặt ngay giáo lý Sharia vào xã hội Ai Cập theo chủ trương của giáo phái Salafist. Trong khi xã hội Ai Cập, mặc dù cùng theo đạo Hồi nhưng là một đạo Hồi ôn hòa của giáo phái Sunni. Nếu Ai Cập trở thành một quốc gia Hồi giáo salafist thì vai trò và quyền lợi của những vương quốc dầu lửa Hồi giáo Vùng Vịnh theo khuynh hướng sunni bị đe dọa, như Saudi Arabic, Bahrein và những Tiểu vương quốc ả rập (UAE-United Arab Emirats). Do đó ủng hộ quân đội Ai Cập lật đổ Morsi là một bắt buộc. Trước mắt thế giới, lật đổ một chính quyền dân cử của quân đội là không hợp pháp, thêm vào đó lại dùng bạo lực để đàn áp người xuống đường thì càng không thể chấp nhận. Chính vì thế, ngay sau khi chính phủ lâm thời Ai Cập ban hành tình trạng khẩn cấp và cảnh sát được quyền bắn đạn thật trong trường hợp bị tấn công, ngày 15/8 tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama liền lên án những biện pháp bạo lực để giải tán các cuộc biểu tình và tuyên bố hủy bỏ cuộc tập trận chung Mỹ-Ai Cập trong tháng 9 sắp tới. Liên Hiệp Châu Âu cũng đang nghiên cứu một kế hoạch để trừng phạt chính quyền Ai Cập, như đóng băng nguồn tài trợ tín dụng 5 tỷ EUR hay ngưng bán vũ khí. Những số tiền viện trợ này tuy quan trọng nhưng không mang tính quyết định, Ai Cập có những nguồn tài trợ khác lớn hơn gấp nhiều lần. Tổng số tiền mà thế giới phương Tây đe dọa cắt giảm cho Ai Cập chỉ bằng một phần ba (1/3) số tiền mà các quốc gia dầu lửa Vùng Vịnh viện trợ cho Ai Cập. Hiện nay Ai Cập có hai nguồn tài trợ chính: nguồn tài trợ lớn đầu tiên đến từ Saudi Arap và các quốc gia Vùng Vịnh, chủ yếu được dùng để duy trì chính quyền và quân đội Ai Cập ; nguồn tài trợ lớn thứ hai đến từ Qatar, một tiểu vương quốc dầu lửa ả rập trong Vùng Vịnh thuộc giáo phái Hồi giáo salafist, chủ yếu là để giúp Những anh em Hồi giáo tại Ai Cập, một tổ chức Hồi giáo salafist cực đoan co chi nhánh hoạt động trên khắp vùng Trung Đông. Cũng nên biết, với số tiền thu được từ dầu lửa (petrodollars), Qatar đã chi viện cho những nhóm Hồi giáo salafist tại khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là tại các quốc gia dân chủ phương Tây, nhằm xây dựng một cộng đồng Hồi giáo salafist lớn mạnh nhất trong thế giới Hồi giáo để làm đối trọng với các giáo hội Hồi giáo lớn khác, như giáo phái Hồi giáo sunni ôn hòa tại Saudi Arabic hay Hồi giáo shia biệt lập tại Iran. Những cuộc bạo loạn và sát hại những nhóm Hồi giáo khác hay những người theo đạo Thiên Chúa trên lục địa Châu Phi, Bắc Phi và Trung Đông do những nhóm salafist này chủ động. Tất cả thành viên trong những tổ chức vệ tinh của al-Qaeda đều là những tín đồ Hồi giáo salafist. Tuy nhiên, có một điều ít ai biết đến, chính Hoa Kỳ là quốc gia trực tiếp đứng sau lưng những diễn biến tại Ai Cập. Cả hai ông Mohamed Morsi và Abdelfatah Khalil al-Sisi đều được đào tạo và tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, riêng tướng al-Sisi còn được huấn nghiệp tại các trường quân sự nổi tiếng Anh và khối Commonwealth. Hoa Kỳ không thể bỏ rơi Ai Cập vì đó là một địa bàn chiến lược bảo đảm sự ổn định tại Trung Đông. Từ thập niên 1970, Ai Cập là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Nếu theo dõi kỹ, tổng thống Obama chỉ cảnh cáo chính quyền lâm thời Ai Cập (vì bắt buộc) chứ không tuyên bố cắt giảm nguồn viện trợ quân sự hàng năm cho quân đội Ai Cập trị giá khoảng 1,3 tỷ USD (trên tổng số 1,5 tỷ USD) từ thập niên 1970 đến nay. Cho dù ai hay phe nào lên cầm quyền tại Ai Cập, Hoa Kỳ cũng đều ủng hộ, nhưng là phải đi theo đúng con đường mà Washington mong muốn. Với những dẫn chứng vừa kể, người ta có thể dự đoán tình hình tại Ai Cập trong những ngày sắp tới sẽ không có gì thay đổi, nghĩa là vẫn y như hiện nay, quân đội tiếp tục giữ vai trò trọng tài trong mọi sinh hoạt chính trị tại Ai Cập, như quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trước kia dưới thời Mustafa Kemal Atatürk. Và chế độ chính trị tại Ai Cập cũng sẽ là một chế độ dân chủ kiểu phương Tây như Thổ Nhĩ Kỳ. Nguyễn Văn Huy Bài đọc thêm: Bài 1: Cuộc nổi dậy của dân chúng Ả Rập: Bài học cho những chế độ độc tài (02/2011) Cái gì phải đến đã đến. Sau 30 độc quyền lãnh đạo Ai Cập, ngày 11-2-2011, tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập đã phải từ chức trước áp lực của đường phố. Trước đó một tháng, ngày 14-1-2011, tổng thống Zine el-Albidine Ben Ali của Tunisia đã phải trốn chạy trước sự nổi dậy của quần chúng sau 23 năm cai trị đất nước với bàn tay sắt. Cuộc cách mạng hoa lài tại Tunisia không ngờ đã tạo ra một ảnh hưởng dây chuyền khuyến khích quần chúng Ả Rập vượt lên nỗi sợ xuống đường đòi tự do, cơm áo và công lý. Sau Tunisia và Ai Cập, sẽ đến lượt các quốc gia Ả Rập độc tài khác: Algeria, Yemen, Syria... Các chính quyền độc tài Ả Rập đã gần như bất lực trong việc đánh dẹp những cuộc nổi dậy này vì không có lãnh đạo. Không riêng gì tại Tunisia và Ai Cập, các chế độ độc tài đều tin rằng tiêu diệt đối lập là biện pháp an toàn nhất cho họ khi nắm chính quyền. Ít có chế độ độc tài nào tin rằng sẽ có ngày họ bị mất chính quyền, do đó không hề nghĩ đến việc cho phép đối lập hoạt động hay thương lượng với đối lập để tìm một giải pháp chung cho đất nước hay một lối thoát an toàn. Chính vì không biết thương lượng với ai để nhường quyền lãnh đạo, tổng thống Ben Ali đã phải bỏ chạy để tránh bị công lý đường phố xét xử. Cũng chính vì không biết thương lượng với ai, tổng thống Mubarak phải trao quyền lãnh đạo cho quân đội để rút lui vào bóng tối. Hậu quả của sự thiếu vắng một đối lập ôn hòa, phe cánh của tổng thống Ben Ali còn kẹt lại Tunisia đang là nạn nhân của những cuộc trả thù báo oán của đường phố. Trong những ngày sắp tới, gia đình tổng thống Mubarak cũng sẽ khó trả lời trước công lý về những tài sản mà họ đã sở hữu khi nắm chính quyền. Thấy trước mối nguy không có đối lập này, các chính quyền độc tài Ả Rập khác tại Algeria, Yemen và Syria đang tìm cách xoa dịu sự nổi giận của quần chúng bằng cách tung tiền để tăng lương công chức, tài trợ giá cả, cho ra đời những tổ chức đối lập cuội để xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng. Nhưng những gian trá này đã không che mắt được ai, quần chúng càng nổi giận hơn trước những màn bịp bợm này. Một tổ chức đối lập lương thiện không thể được thành lập qua một búng tay, đó là cả một quá trình đấu tranh có lý luận và có tổ chức với những gương mặt lương thiện được quần chúng và dư luận quốc tế biết đến. Tại Tunisia, vì không có một tổ chức đối lập nào có tầm vóc, cuộc tranh giành vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền đã diễn ra gần như vô trật tự, không ai chịu nhường ai và cũng không ai phục tùng ai. Tunisia đang ở trong tình trạng vô chính phủ. Tại Ai Cập càng nguy hiểm hơn, tổ chức đối lập duy nhất có tổ chức là nhóm Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood), đây là một tổ chức khủng bố đã từng ám sát và đặt bom giết người Ai Cập và bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Trong khi đó, những trí thức có tên tuổi như Mohamed El Baradei được cả thế giới biết tới nhưng không có tổ chức nên không thể tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng. Sinh hoạt chính trị tại Ai Cập trong những ngày sắp tới sẽ rất gay go giữa một bên là nhóm Hồi giáo quá khích có tổ chức và một bên là những trí thức không có tổ chức. Nếu xã hội Ai Cập tiếp tục bất ổn, chắc chắn quân đội sẽ nắm lại quyền hành như Mubarak đã từng làm trước đây 30 năm. Bài học thứ nhất mà các chế độ độc tài đương quyền cần rút ra là hãy gấp rút cho phép các tổ chức đối lập tự do hoạt động trong nước. Phải trả tự do cho những tù nhân chính trị và những nhà đối lập. Đây là một bảo đảm trước dư luận quốc tế đồng thời cũng là một bảo đảm cho chính mình khi sa cơ thất thế. Giờ cáo chung của các chế độ độc tài đang điểm, sau các chế độ độc tài Ả Rập và Hồi giáo sẽ đến lượt các chế độ độc tài Châu Á, trong đó có Việt Nam. Chỉ qua những tổ chức đối lập lương thiện, những thương lượng về chuyển giao quyền hành sẽ không đổ máu và diễn ra trong hòa bình và tinh thần hòa giải dân tộc. Một đặc điểm khác của các chế độ độc tài là sự giàu có tột bực của những người cầm quyền. Tài sản của mỗi người phải tính bằng tỷ Mỹ kim. Trong suốt 30 năm cầm quyền, tài sản của gia đình tổng thống Mubarak được giới quan sát thời cuộc ước tính từ 40 đến 70 tỷ USD, gấp 10 lần tài sản của tổng thống Ben Ali, khoảng 4 tỷ USD. Trước những tài sản kết sù này, quần chúng nào có thể làm ngơ ? Sự giàu có của những người này thách đố sự nghèo khó chung của cả một dân tộc. Hiện nay một phong trào "săn lùng phù thủy", tức những người thân cận với các chính quyền Ben Ali và Mubarak, đang diễn ra khắp nơi. Tại Tunisia và Ai Cập, quần chúng bất mãn đang truy lùng và tịch thu tài sản bất chính của những người đã từng hợp tác với chế độ độc tài. Cuộc săn lùng này cũng được diễn ra trên toàn thế giới, các quốc gia đã từng ủng hộ những chế độ độc tài này tiếp tay, Thụy Sĩ và các quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu đang lập danh sách tài sản và tài khoảng ngân hàng của phe cánh Ben Ali và Mubarak để trao lại cho nhân dân Tunisia và Ai Cập. Đó là chưa kể những cuộc trả thù báo oán giữa những nạn nhân và những người đã từng đàn áp và tước đoạt tài sản của họ trước kia, đó là những cấp chính quyền địa phương, những công an và cảnh sát, những viên chức thuế quan. Tài sản của những người này không do đồng lương tạo ra mà do tham nhũng. Hiện nay hàng người đã dùng tàu thuyền vượt thoát sang các quốc gia Châu Âu xin tị nạn vì sợ báo thù trả oán. Không biết trong những ngày sắp tới những tay chân của Mubarak tại Ai Cập sẽ xin tị nạn tại đâu ? Bài học thứ hai cần rút ra là trả lại tự do cho xã hội dân sự nhằm xoa dịu sự bực tức của quần chúng, nhất là giới trẻ. Đặc điểm chung của các chế độ độc tài là tuổi trẻ chiếm hơn 50% dân số, đa số đều không có công ăn việc làm mặc dù tốt nghiệp với những bằng cấp cao. Các chính quyền độc tài phải tỏ ra cương quyết trong việc bài trừ tham nhũng, căn bệnh ung thư đang tấn công vào chế độ. Sự thù ghét của dân chúng đối với chế độ phần lớn nhắm vào những quan chức tham nhũng. Những cuộc nổi dậy của người Ả Rập cũng là bài học đối với chính quyền cộng sản Việt Nam. Bối cảnh xã hội Việt Nam không khác gì các quốc gia Ả Rập: vật giá leo thang, một thiểu số giàu có thách đố sự nghèo khó chung của cả một dân tộc, các cấp chính quyền đều tham nhũng và đại đa số thanh niên không có công ăn việc làm. Trả lại tự do cho xã hội dân số và để các tổ chức đối lập công khai hành động là một lối thoát chó chính chế độ. Nguyễn Văn Huy (Paris, tháng 02/2011) * * * Bài 2: Mùa Xuân ả rập: Thực chất của cuộc nổi dậy tại Libya (10/2011) Sau Tunisia và Ai Cập, phong trào chống đối của người Ả Rập tràn vào Libya. Sau hai tuần lễ bị cấm vận quân sự và bị liên minh quốc tế dội bom liên tục, dư luận trong và ngoài Libya tin rằng bạo quyền Kadhafi sẽ nhanh chóng sụp đổ và phong trào chống đối sẽ lên thay thế, v.v. Nhưng thực tế đã không giản dị như vậy. Kadhafi đã không những tiếp tục ở lại chính quyền mà còn thành công trong việc tái chiếm những mục tiêu kinh tế chiến lược đã lọt vào tay quân nổi dậy trước đó. Yếu tố nào đã giúp Kadhafi tồn tại ? Khác với cuộc nổi dậy của cộng đồng người Ả Rập tại Trung Cận Ðông, sự chống đối của người Libya không xuất phát từ giới trí thức hay thợ thuyền mà từ các bộ lạc. Chủ đích của những đòi hỏi cũng khác nhau. Dân chúng Tunisia, Ai Cập, Yemen và Syria đòi tự do, dân chủ, việc làm và cơm áo, các bộ lạc tại Libya chỉ đòi được phân chia phúc lợi. Tại sao có sự khác biệt này ? Lý do là từ ngày lập quốc đến nay (1951), tự do dân chủ chưa bao giờ là một giá trị để áp dụng trong nước. Tổ chức chính quyền của Libya không dựa theo một định chế chính trị mẫu mực nào của phương Tây mà chủ yếu dựa trên liên minh giữa các bộ lạc. Bộ lạc ở đây phải hiểu là sự liên minh giữa nhiều bộ tộc và bộ lạc nhỏ cùng chung huyết thống sinh sống trên cùng khu vực địa dư. Vai trò chủ yếu của người lãnh đạo bộ lạc, cheikh (tù trưởng hay lãnh tụ), là gìn giữ sự thống nhất nội bộ và là gạch nối trung gian giữa chính quyền trung ương và các bộ lạc. Cũng nên biết thêm, quyền lãnh đạo của Libya hiện nay chỉ quanh quẩn trong tay 140 dòng họ (bộ tộc) chính. Theo một truyền thống đã có từ lâu đời, mỗi bộ lạc là một đơn vị kinh tế, chính trị và xã hội độc lập với chính quyền trung ương. Cũng theo một qui ước bất thành văn đã có từ lâu đời, không gian sinh tồn của mỗi bộ lạc là một khu vực bất khả xâm phạm, không bộ lạc nào nào được quyền xâm phạm lãnh thổ của bộ lạc nào. Khi có tranh chấp, chính quyền trung ương tổ chức một cuộc họp giữa các vị tù trưởng của các bộ lạc lớn để giải quyết. Dân số Libya hiện nay trên 6,5 triệu người, trong đó 90% là người Ả Rập và 85% trong số đó xuất thân từ 4 bộ lạc lớn: Warfalah, Kadhafa, Makarha và Tuareg. Mỗi bộ lạc lớn là sự kết hợp của nhiều bộ lạc nhỏ. Thí dụ: - Khu vực phía đông (Cyrenaica), trung tâm xuất phát cuộc nổi dậy và cũng là địa bàn sinh trú của bộ lạc Warfalah cùng với nhiều bộ lạc nhỏ khác như Zawayah, Awaqir, Abid, Barasa, Darsa, Arafah, Majabrah, Awajilah, Minifah, Abaydat, Fawakir… - Khu vực trung tâm (Tripolitania), địa bàn sinh trú của bộ lạc Kadhafa, qui tụ các bộ lạc nhỏ khác như Mugharbah, Ziaan, Rojahan, Ortella, Riaina, Farjane… - Khu vực sa mạc Sahara phía tây nam (Fezzan) là nơi qui tụ các bộ lạc du mục Beduins và Tuareg, dưới các bộ lạc này là các nhóm nhỏ khác như Hausa, Tebu, v.v. Sở dĩ Kadhafi nắm giữ chính quyền liên tục trong suốt 40 năm qua là đã biết dung hòa quyền lợi của các bộ lạc để tranh thủ sự ủng hộ. Sự nổi dậy của người Ả Rập tại Libya hiện nay là một phản ứng bình thường của những bộ lạc mà quyền lợi không được phân chia đồng đều. Ðiều này cho thấy Kadhafi đã lên cầm quyền nhờ sự ủng hộ của các bộ lạc và hiện nay đang sắp mất chính quyền cũng vì các bộ lạc. Phải nắm vững yếu tố bộ lạc mới hiểu những gì đã, đang và sẽ xảy ra tại Libya trong những ngày sắp tới. Chính sách cầm quyền của Kadhafi Chính sách cầm quyền của lãnh tụ Muammar Kadhafi dựa trên liên minh giữa các bộ lạc hơn là các đảng phái chính trị. Từ sau ngày lật đổ vua Idris đệ nhất năm 1969, Kadhafi tuyên bố thành lập nước Ðại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhân dân Ả Rập Lybia với đầy đủ tất cả những qui chế của một quốc gia bình thường, nghĩa là tam quyền phân lập, nhưng trong thực tế tổ chức chính quyền chỉ là một liên minh cầm quyền phi định chế giữa ba bộ lạc lớn Warfallah, Kadhafa và Makarha. Nhắc lại, cho đến năm 1951, Libya chưa bao giờ là một quốc gia đúng nghĩa, sự tồn tại của người Libya trong suốt dòng lịch sử là nhờ sự liên kết giữa những bộ lạc cùng chung huyết thống và địa phương với nhau. Khu vực sinh trú của người Libu, tiền nhân các các bộ lạc tạo thành quốc gia Libya ngày nay, nằm trên đường vận chuyển người và hàng hóa từ Trung Cận Ðông đến bờ biển Ðại Tây Dương, do đó liên tục bị những thế lực khu vực của mỗi thời đại chiếm đóng: Phoenician, Hy Lạp, Ai Cập, Carthaginian, đế quốc La Mã, Tây Ban Nha, đế quốc Ottoman, đế quốc và phát xít Ý, quốc xã Ðức, Anh, Pháp. Năm 1951, Liên Hiệp Quốc trao trả độc lập cho Libya dưới quyền lãnh đạo của vua Idris đệ nhất, một người thuộc bộ tộc Sanussi tại Cyrenaica. Nguồn lợi chính của vương quốc Libya là dầu lửa, được khám phá năm 1956. Trở lại chính sách cầm quyền, trong những năm đầu lãnh đạo, Kadhafi phân chia đồng đều các chức vụ trong chính quyền, trong quân đội và trong kinh tài cho các bộ lạc. Mỗi bộ lạc được phép cai quản một khu vực và có quyền đưa người vào các chức vụ thấp hơn như an ninh chìm, vệ sĩ, công nhân viên nhà nước. - Bộ lạc Warfallah được quyền cai quản khu vực phía đông (Cyrenaica). Warfallah là bộ lạc lớn nhất nước, với hơn một triệu dân, trải dài trên một vùng đất rộng lớn phía đông Libya, giáp ranh với Ai Cập, thủ phủ là Benghazi. Tuy là bộ lạc đông dân nhất, hơn một triệu người, và Cyrenaica là nơi có nhiều giếng dầu, khí đốt và hải cảng xuất khẩu dầu lớn nhất nước, nhưng khu vực phía đông đã không được tài trợ tương xứng với nguồn lợi do dầu khí mang lại, do đó đã trở thành nơi xuất phát cuộc nổi dậy chống lại Tripoli (thủ đô Libya). Nhiều đơn vị quân sự của bộ lạc này đã gia nhập phe chống đối và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Kadhafi. - Bộ lạc Kadhafa phụ trách quyền lãnh đạo khu vực trung tâm (Tripolitania). Kadhafa là bộ lạc xuất thân của gia đình Kadhafi, tập trung trong khu vực trung tâm của Libya, thủ phủ là thành phố Sabha. Tuy chỉ có 126 000 dân, Kadhafa là bộ lạc được trang bị vũ trang hùng hậu nhất và là lực lượng đáng tin cậy nhất của gia đình Kadhafi. Nhân sự của bộ lạc này được tuyển dụng vào các lực lượng dân quân tự vệ, an ninh do chính các con trai của Kadhafi trực tiếp chỉ huy. Những người tung hô sẵn sàng chết cho Kadhafi đều xuất thân từ bộ lạc này. - Makarha là bộ lạc lớn thứ ba được Kadhafi tin tưởng và giao cai quản một khu vực rộng lớn phía tây nam (Fezzan), thực ra là vùng sa mạc Sahara nghèo khổ. Nhưng từ sau cú đảo chánh hụt năm 1993, các cấp chỉ huy quân đội và viên chức cao cấp trong chính quyền của bộ lạc này đều bị thất sủng. Ngoài ra còn có thể kể thêm sự hiện diện của các bộ lạc du mục Bedouins và Tuareg, với hơn nửa triệu người, sinh sống trong khu vực sa mạc Sahara phía tây nam, và bộ lạc Zuaya, một chi nhánh của bộ lạc Warfallah, sinh sống cạnh các giếng dầu phía đông Libya, đang đe dọa chấm dứt sự ủng hộ chế độ Kadhafi và chuẩn bị gia nhập vào phe chống đối. Tương lai nào cho Libya ? Với cách tổ chức chính trị dựa trên liên minh bộ lạc như hiện nay, không ai có thể tiên đoán những gì sẽ xảy ra tại Libya trong những ngày sắp tới. Sự nổi dậy của quần chúng Libya không xuất phát từ những đòi hỏi căn bản về các quyền tự do và dân chủ, hay công ăn việc làm mà từ những đòi hỏi chia chác quyền lợi giữa các bộ lạc. Nếu không có những vụ bắn giết người xuống đường tại Benghazi hồi giữa tháng 2-2011 vừa qua, sự chống đối có lẽ đã không qui mô như hiện nay. Sát hại đồng chủng là một cấm kỵ, khi ra lệnh bắn vào đoàn người biểu tình Kadhafi đã xé bỏ khế ước bất thành văn là không được sát hại anh em, hành động này không thể tha thứ. Thêm vào đó, thái độ kênh kiệu và khinh thường các định chế quốc tế của Kadhafi đã gây rất nhiều bất mãn trong giới lãnh đạo các cường quốc phương Tây. Loài trừ Kadhafi có lẽ là đồng thuận chung của các bộ lạc chống đối và các cường quốc phương Tây. Cũng nên nhớ từ sau khi vô hiệu hóa cú đảo chánh năm 1993, Kadhafi đã thoát hiểm hơn 40 âm mưu đảo chánh khác, sự trung thành của các bộ lạc đối với Kadhafi đã bị đặt lại. Từ sau ngày đó tổ chức quân đội được chia thành hai phe rõ rệt: phe của bộ lạc Kadhafa, tức của gia đình Kadhafi, được trang bị không thua kém gì những quân đội của các quốc gia phương Tây tiên tiến ; phe của các bộ lạc khác được trang bị với những loại vũ khí lỗi thời đã có từ thời Liên Xô cũ, có loại không còn sử dụng được nữa như các loại tên lửa phòng không. Ðó là chưa kể chính sách tuyển dụng lính đánh thuê, đa số là người Châu Phi da đen (Nigeria, Zimbabwe, Liberia, Tchad và Sudan), vào Libya bảo vệ chế độ. Tại sao từ khi Nghị quyết 1973 có hiệu lực thi hành (17-3-2011), Kadhafi vẫn tiếp tục cầm quyền và còn thành công trong cuộc tái chiếm những địa điểm chiến lược đã bị phe nổi dậy chiếm giữ ? Cái gì đã khiến Kadhafi đảo ngược thế cờ ? Rất khó trả lời một cách giản dị. Là một người khôn ngoan và đầy mưu lược, Kadhafi đang phục hồi lại liên minh các bộ lạc, nhưng với các bộ lạc nhỏ phía tây nam, tức những sắc dân du mục Bedouins và Tuareg, nhằm đe dọa nội chiến sẽ xảy ra nếu bộ lạc Kadhafa không còn cầm quyền. Thêm vào đó, liên minh quốc tế không can thiệp bằng bộ binh, quân đội của Kadahfi đã lẫn vào dân chúng để tránh bị dội bom và nhờ đó đã tái chiếm lại những địa điểm kinh tế chiến lược lớn. Kadhafi cũng biết rõ nỗi lo sợ của các quốc gia phương Tây về tổ chức khủng bố al Qaeda nên đã không ngừng tố cáo phe nổi dậy bị al Qaeda xúi gịuc. Khi thấy lá bài này không thành công, Kadhafi liền kêu gọi Thánh chiến (jihad) và đã lôi kéo được sự ủng hộ của một số quốc gia Hồi giáo khác. Nhưng cho dù đã làm đủ mọi cách để kéo dài thời gian cầm quyền, thời đại Kadhafi đang chấm dứt. Sự nguy hiểm nếu chế độ Kadhafi sụp đổ là số lượng xe 4x4 và khối lượng vũ khí hạng nhẹ và hạng trung khổng lồ cất giữ trong các kho đạn có thể sẽ lọt vào tay những phe Hồi giáo cực đoan để chống lại những chế độ Bắc Phi và khu vực sa mạc Sahara. Phe nổi dậy đã phá những kho vũ khí và sử dụng những vũ khí này để chống lại quân của chế độ Kadhafi. Những kho vũ khí này cũng là nỗi lo của những chế độ dân chủ phương Tây đang có chuyên viên đang hoạt động tại Bắc Phi và sa mạc Sahara. Nếu thành công phe chống đối sẽ tổ chức chính quyền như thế nào? Cũng rất khó trả lời. Văn hóa bộ lạc và tôn giáo (Hồi giáo) vẫn còn quá mạnh trong lối suy nghĩ của người Libya để có thể tin rằng phe chống đối sẽ làm một cuộc cách mạng thay đổi sinh hoạt của đã có từ lâu đời. Lý thuyết chỉ đạo sinh hoạt của các bộ lạc vẫn là tôn giáo, tức thánh kinh Coran. Hy vọng một quốc gia Libya dân chủ theo kiểu phương Tây sẽ được thành hình sau cuộc chống đối này là không sát với thực tế. Nguyễn Văn Huy (Paris, tháng 10/2011) Theo eThongLuan
Posted on: Thu, 22 Aug 2013 10:46:47 +0000

Trending Topics



iv class="stbody" style="min-height:30px;">
Purchase Halex 61230 3-Inch RGD Two Hole Strap Looking for Halex

Recently Viewed Topics




© 2015