Viêm phổi ở trẻ em cách nhận biết và xử trí tại - TopicsExpress



          

Viêm phổi ở trẻ em cách nhận biết và xử trí tại nhà BS. Trần Anh Tuấn Khoa Hô hấp – BV. Nhi Đồng 1 I. Tầm quan trọng của viêm phổi ở trẻ em - Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dướ 5 tuổi. Người ta ước tính rằng mỗi năm một em bé dưới 5 tuổi có thể mắc phải từ 3 – 8 lần NKHHCT. - Trong phần lớn trường hợp, bé có thể tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khoảng 1/3 các trường hợp, bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi và cần phải được điều trị cẩn thận bằng cho trẻ uống thuốc kháng sinh thích hợp để tránh những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. - Do nhiều hoàn cảnh và lý do khác nhau, tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vẫn còn khá nhiều trẻ dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi. Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) cho biết hàng năm có gần 13 triệi trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới tử vong, trong số đó 4,3 triệu trẻ chết vì NKHHCT mà chủ yếu là viêm phổi. - Như vậy ước tính có khoảng 10.000 tử vong mỗi ngày, và chưa có bệnh nào làm trẻ chết nhiều đến như vậy! Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do viêm phổi mỗi năm. - Vì vậy người ta có thể nói rằng có ba “hung thần” đối với trẻ em ở các nước đang phát triển: viêm phổi, tiêu chảy và suy dinh dưỡng. - Vậy làm thế nào chúng ta có thể phát hiện và điều trị sớm viêm phổi ở trẻ em để có thể chặn đứng kịp thời lưỡi hái của “hung thần” này? Đây cũng là mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ cũng như của ngành Y tế. II. Làm thế nào để phát hiện sớm viêm phổi? - Ba câu hỏi lớn mà chúng ta cần trả lời là: 1. Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi? 2. Làm thế nào để biết là viêm phổi đã nặng cần phải cho trẻ nhập viện điều trị? 3. Đâu là dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã tới mức nguy hiểm cần phải đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức? - TCYTTG đã dày công nghiên cứu và tìm ra các phương tiện rất đơn giản, dễ dàng mà lại chính xác để giúp chúng tacó thể áp dụng ngay tại nhà. 1. Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi? - Khi trẻ bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở mà hậu quả là trẻ có thể bị thiếu oxy. Vì vậy trẻ buộc phải thở nhanh hơn dể bù đắp lại sự thiếu hụt này. - Dựa theo công trình nghiên cứu khoa học quy mô tại nhiều nơi trên thế giới, TCYTTG đã thấy rằng: thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ vị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dễ tìm: đồng hồ có kim giây. - Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi: · Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng. · từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 - 11 tháng. · từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi. Khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay. - Vì nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc...) nên chúng ta cần phải đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ. 2. Dấu hiệu của viêm phổi nặng - Khi viêm phổi diễn tiến thành nặng, phổi sẽ ngày càng mất tính mềm mại có thể trở nên đặc cứng làm trẻ phải gắng sức nhiều để thở. Khi đó các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành - một loại cơ hô hấp ngăn đội ngực và bụng, phải tăng cường co bóp để bù đắp. Khi đó phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào khi trẻ hít vào. - Như vậy khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị. - Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và vụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc. 3. Các dấu hiệu nguy hiểm Là các dấu hiệu cho biết trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời. - Ở trẻ dưới 2 tháng, đó là: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè. - Ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi, đó là: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng. III. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà - Khi bị viêm phổi, trẻ có thể được điều trị tại nhà. Bốn công việc cần phải làm là: 1. Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp. 2. Điều trị các triệu chứng kèm theo: sốt, khò khè. 3. Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà. 4. Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và káhm lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng. 1. Điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh là trẻ cần phải được cho uống kháng sinh thích hợp đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc. Đối với các loại thuốc viên, cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ uống (có thể cho vào một ít nước và chờ vài phút, nước sẽ làm viên thuốc bở ra và dễ nghiền nhỏ hơn). Có thể pha thêm một ít đường, hoặc pha với một ít sữa, nước cháo để bé có thể uống dễ dàng hơn. Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác. Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng kháng sinh khi trẻ chỉ bị cảm ho thông thường. Thật thế ngoài viiệc tốn kém, tác dụng phụ trước mắt hay lờn thuốc về lâu về dài, người ta cũng đã chứng minh được rằng việc lạm dụng kháng sinh như thế cũng không ngừa được biến chứng vi6em phổi ở trẻ chỉ bị ho cảm thông thường. 2. Tùy trường hợp mà thầy thuốc sẽ cho trẻ các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt (Paracetamol), thuốc điều trị khò khè (Salbutamol, Trebutaline). Cần cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn dù rằng các loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em. 3. Cách chăm sóc trẻ tại nhà - Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ kho bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn. - Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho. - Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị NKHHCT, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách. Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp để trị viêm phổi cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Chỉ khi àno trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng... chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. TCYTTG cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng... Các loại thuốc ho như sirop Astex (dùng tại BV. Nhi Đồng 1), sirop Pectol E là các thuốc có thành phần chính là thảo dược an toàn (Tần dầy lá, núc nác...) cũng có thể được sử dụng cho trẻ em. 4. Vấn đề tái khám - Tái khám theo hẹn: trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không. Ngay trong trường hợp tốt nhất (trẻ thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn – bú khá hơn) trẻ cũng cần phải tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian là 5 ngày. - Nếu sau 2 ngày tái khám, nếu trẻ còn thở nhanh, thầy thuốc sẽ cho bé dùng một loại kháng sinh cần thiết káhc hoặc cho cháu nhập viện điều trị. - Khám lại ngay: cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn - mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay. V. Kết luận - Viêm phổi là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi mà nếu không được phát hiện, chữa trị sớm, đúng cách trẻ rất dễ tử vong. - Chúng ta có thể tóm lược cách phát hiện và xử trí tại nhà như sau: 1. Trẻ có dấu hiệu ngu hiểm = bệnh rất nặng, nhập viện cấp cứu 2. Trẻ thở co lõm lồng ngực – viêm phổi nặng, cần nhập viện ngay 3. Trẻ thở nhanh = viêm phổi, cần uống kháng sinh tại nhà – tăng cường ăn uống - sử dụng thuốc ho an toàn. - Đây cũng là nội dung cơ bản nhất của phác đồ xử trí NKHHCT do TCYTTG đè ra từ 1990, đang được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và đã chứng minh hiệu quả thực tế trên phạm vi toàn cầu: người ta đã ước tính chỉ với những cách làm khá đơn giản nêu trên đã giúp giảm được 50% tử vong do viêm phổi, cứu sống được khoảng 600.000 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm tránh khỏi lưỡi hái của hung thần viêm phổi trên toàn thế giới. Giải pháp nào hiệu quả để phòng chống viêm phổi ở trẻ em Ngày Cập nhật : 02-07-2013 Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng hô hấp cấp tính có ảnh hưởng đến phổi. Phổi được hình thành bởi những túi khí nhỏ gọi là tiểu phế quản, mà nó làm đầy khí khi một người bình thường thở. Khi một người bị viêm phổi, các tiểu phế quản đầy mủ và dịch, điều này làm cho khi thở bị đau và giảm thu nhận oxy. Viêm phổi là nguyên nhân riêng lẽ lớn nhất gây tử vong ở trẻ em trên thế giới. Mỗi năm, viêm phổi giết chết ước tính khoảng 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm18% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu. Viêm phổi ảnh hưởng đến mọi trẻ em và mọi gia đình ở mọi nơi, nhưng nổi bật nhất ở Nam Á và cận Saharan- Châu Phi. Trẻ em có thể tránh bị viêm phổi, bệnh có thể phòng ngừa với các biện pháp giản đơn, điều trị với chi phí thấp, chăm sóc và không đòi hỏi kỹ thuật cao. Nguyên nhân: Viêm phổi là do một số tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn, virus, và nấm. Nguyên nhân phổ biến là: Streptococcus pneumonia- nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi do vi khuẩn ỏ trẻ em. Haemophilus influenza type b (Hib) là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây viêm phổi do vi khuẩn. Virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm phổi do virus, và trẻ em bị nhiễm HIV thì Pneumocystis jiroveci là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi, chịu trách nhiệm ít nhất ¼ của tất cả trẻ em chết do viêm phổi ở trẻ em bị nhiễm HIV. Sự lan truyền bệnh Viêm phổi có thể lan truyền theo một số cách. Virus và vi khuẩn được tìm thấy phổ biến nhất ở mũi và họng trẻ em, có thể gây ảnh hưởng đến phổi khi chúng hít vào. Bệnh cũng có thể lây qua đường không khí do ho hay hắt hơi. Thêm vào đó, viêm phổi có thể lây qua đường máu, đặc biệt là trong quá trình sinh nở hay ngay sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu cần thiết được thực hiện về các nguyên nhân sinh bệnh khác nhau và đường lan truyền bởi vì điều này là cực kỳ quan trọng cho việc điều trị và dự phòng. Đặc trưng lâm sàng Biểu hiện bệnh của viêm phổi do virus và vi khuẩn là giống nhau. Tuy nhiên, triệu chứng của viêm phổi do virus là nhiều hơn triệu chứng viêm phổi do vi khuẩn. Trẻ em dưới 5 tuổi, có ho và khó thở có hay không có sốt, viếm phổi được chẩn đoán khi có thở nhanh hay thành lồng ngực thu vào thấp hơn khi lồng ngực di chuyển hay thụt vào trong khi hít vào ( ở người khoẻ mạnh, lồng ngực nở ra khi hít vào). Thở khò khè là phổ biến hơn khi viêm phổi do virus. Khi trẻ bị viêm phổi trầm trọng trẻ không thể ăn hay uống và cũng có thể hôn mê, thân nhiệt hạ và co giật. Khám điều trị viêm phổi cho trẻ em. Nguồn: Internet Các yếu tố nguy cơ Trong khi hầu hết trẻ em khoẻ mạnh có thể chống lại nhiễm trùng theo cơ chế bảo vệ tự nhiên, thì trẻ em mà hệ thống miễn dịch bị tổn thương có nguy cơ cao hơn để bị viêm phổi. Hệ thống miễn dịch của trẻ em có thể bị yếu đi bởi loạn dưỡng hay suy dinh dưỡng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi không bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Các bệnh hiện hữu trước đó như là triệu chứng của nhiễm HIV và sởi, cũng làm gia tăng nguy cơ cho trẻ em dễ bị mắc viêm phổi. Các yếu tố môi trường cũng làm gia tăng tính nhạy cảm viêm phổi ở trẻ em: ô nhiễm không khí ở trong nhà do nấu ăn hay nhiệt của các nhiên liệu sinh học ( như là cũi hay phân bón); sống trong nhà đông đúc, chật hẹp; khói thuốc lá của cha mẹ. Điều trị Viêm phổi phải được điều trị bằng kháng sinh. Phần lớn các ca viêm phổi dùng kháng sinh bằng đường uống, mà thường được kê đơn ở các trung tâm y tế. Các trường hợp này được điều trị với các thuốc kháng sinh bằng đường uống không đắt tiền ở cộng đồng do các nhân viên y tế cộng đồng được huấn luyện chịu trách nhiệm. Nhập viện là được khuyến cáo chỉ cho các trường hợp viêm phổi nặng, và cho tất cả trẻ em bị viêm phổi dưới hai tháng tuổi. Phòng bệnh Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em là một thành tố thiết yếu trong chiến lược làm giảm tử vong ở trẻ em. Chủng ngừa chống lại Hib, pneumococcus, sởi và ho gà là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa viêm phổi. Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố chìa khoá để cải thiện tình tạng bảo vệ tự nhiên của trẻ, bắt đầu bằng việc bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên. Bổ sung các yếu tố hiệu quả khác trong phòng ngừa viêm phổi cũng giúp làm giảm thời gian kéo dài của bệnh khi trẻ bị ốm. Giải quyết các yếu tố môi trường như là ô nhiễm không khí trong nhà (bằng cách cung cấp các lò sưởi sạch ở trong nhà) và khuyến cáo vệ sinh tốt ở trong nhà chật hẹp, đông đúc cũng sẽ làm giảm trẻ em bị ốm do viêm phổi. Trẻ em bị nhiễm HIV, kháng sinh cotrimoxazole là được cho hàng ngày cho đến khi giảm nguy cơ của viêm phổi. Bảo vệ trẻ em tránh viêm phổi bao gồm thúc đẩy bú sữa mẹ và cung cấp thức ăn đầy đủ; ngăn ngừa viêm phổi bằng cách tiêm chủng vaccin, rửa tay bằng xà phòng, làm giảm ô nhiễm không khí ở trong nhà, phòng ngừa HIV và hoá dự phòng bằng cotrimoxazole cho trẻ bị hay phơi nhiếm với HIV; điều trị viêm phổi bằng cách tập trung đảm bảo rằng mọi trẻ ốm được tiếp cận đến chăm sóc đúng- hoặc là từ nhân viên y tế cộng đồng hoặc là ở cơ sở y tế nếu bệnh trầm trọng, và có thể nhận kháng sinh và oxy khi cần thiết. Ths Bs Lê Thạnh- Trưởng khoa sốt rét-kst-ct Quảng Trị
Posted on: Sun, 01 Dec 2013 14:55:32 +0000

Trending Topics



>
allied home mortgage corporate office
Tiny Buddha by Marya Jan Facing Life’s Big Challenges and

Recently Viewed Topics




© 2015