Văn hóa và ý thức hệ của người Khmer chịu ảnh - TopicsExpress



          

Văn hóa và ý thức hệ của người Khmer chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Phật giáo Theravada và Văn hoá Ấn Độ. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Khmer tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. 1. Đối với Đức Vua: Dù sống trên đất nước Campuchia hay lưu lạc bất kỳ đâu trên thế giới thì người Khmer luôn giữ lòng tôn kính sâu sắc đối với đức vua trì vì. Đối với người Khmer đức vua không chỉ là nguyên thủ quốc gia Campuchia, mà còn là vị lãnh đạo tinh thần và đại diện thiêng liêng nhất của toàn dân tộc Khmer trên thế giới. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu một người nào đó có hành vi thiếu tôn kính với vị vua hoặc chế độ quân chủ Khmer thì họ sẽ mắc lỗi lớn với người Khmer. Vì vậy, hãy luôn cẩn trọng và để ý đến sự uy nghiêm của Hoàng gia, nhất là nhà vua. 2. Tôn giáo thuần nhất: Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc mà người dân có niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ và tuyệt đối. Gần như 100% người Khmer thống nhất theo đạo Phật Theravada. Một tập tục mà mình cho là rất đẹp, rất nhân văn, rất Khmer. Đó là tục lệ sang Phnuos hay Bambuos (đi tu cho mẹ cha), nôm na là nam giới đến tuổi trưởng thành, khoảng 18 – 21 tuổi sẽ vào chùa tu tập để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và tu dưỡng đạo đức. Họ cũng xuống tóc xuất gia và trở thành một nhà sư nhưng chỉ trong thời gian vài tháng hoặc vài năm. Bất kỳ chàng trai Khmer nào cũng phải trải qua ít nhất một lần đi tu trước khi trở về đời thường. Ở Campuchia, những người đã đi làm, nhưng hồi trẻ chưa đi tu thì được phép tạm rời công việc một thời gian để tu. Nhiều doanh nhân thành đạt cũng đi tu vài ba tháng rồi mới quay lại thương trường. Thái tử và Hoàng gia cũng không nằm ngoài nghĩa vụ thiêng liêng ấy. Có thể nói bên cạnh biểu tượng thiêng liêng là Đức Vua, nếu không có đạo Phật, Khmer sẽ không giữ được tinh thần Khmer nữa. Những tôn tượng đức Phật là biểu tượng cao quý và thiêng liêng của Phật giáo và của dân tộc, nên nhớ sở dĩ hôm nay người Khmer còn văn hóa, còn một phần đất nước, còn ngôn ngữ chữ viết, đó là nhờ vào hình tượng Phật giáo. “Wat”, chùa trong tiếng Khmer đóng vai trò rất lớn trong việc gìn giữ nề nếp xã hội. Không chỉ là nơi thờ Phật, chùa còn là một thiết chế duy trì nền văn hóa truyền thống xứ Khmer, 100% dân tộc Khmer theo đạo Phật, dù sống ở Campuchia hay lưu vong bất kỳ đâu thì người Khmer vẫn là Phật tử và nương tựa vào hào quang của đạo Pháp Phật gia. Nhà chùa còn đóng vai trò giáo dục nhân cách trẻ em và giảng dạy chữ nghĩa Khmer. Ngay từ bé, mỗi đứa trẻ đã được cha mẹ dắt vào chùa học đạo lý làm người chứ không phải để nghe tiếng khấn vái cầu xin tiền tài danh vọng như Phật giáo VN. Chính từ lúc tâm hồn còn non nớt như tờ giấy trắng, chúng đã thấm triết lý hướng thiện cao đẹp của nhà Phật. Cứ thế, con trẻ lớn lên với những lời Phật răn dạy. Ở lớp, về nhà chúng được học và thấm nhuần những điều nhỏ bé thôi nhưng thực chất, không sáo rỗng, không giả tạo. Sự nhường nhịn, lòng vị tha, tình yêu thương. Hít thở bầu không khí ấy làm sao chúng nghĩ và làm điều xấu được? Nên nước Campuchia dù rất nghèo nhưng Phương Tây vẫn cho rằng người Khmer vẫn văn minh hơn người Việt là vậy 3. Văn hóa chào hỏi: Samphas Sue là cử chỉ truyền thống của người Khmer để xả giao, chào hỏi và cảm ơn. Đó là phong tục chào với hai tay chắp vào nhau, để khum khum trước ngực và đầu hơi cúi nhẹ thể hiện thái độ trân trọng người đối diện. Đáp lại, người đối diện cũng cần bày tỏ tình cảm và điệu bộ tương ứng, nghĩa là cũng nên chắp tay và cúi đầu hơi nhẹ cùng nụ cười thân thiện trên môi. Nếu không chắc làm đúng, hãy thực hiện đơn giản với những ai đang Samphas Sue với bạn trước, ngoài trừ người đang làm việc hoặc trẻ em. Và hãy dùng nó khi bạn muốn cảm ơn ai đó đã giúp bạn. Bên cạnh Samphas hãy kèm theo một nụ cười, điều đó sẽ trông bạn thành ý hơn. Bạn cũng có thể dùng Samphas để xin lỗi khi bạn vô tình bước lên chân hoặc chạm vào vết thương của ai đó. Samphas Sue là một hành động chân thành nhất chứ không phải xin lỗi xã giao. Đôi khi hành động Samphas cần phải tôn kính hơn, chẳng hạn, khi gặp gia đình bạn trai hoặc bạn gái người Khmer, Samphas nên dài hơn với đôi tay đặt cao hơn. 4. Nhà sư Cũng như một số dân tộc Đông Nam Á khác. Vai trò của các vị tu sĩ Phật giáo trong nền văn hóa, tín ngưỡng của người dân là vô cùng quan trọng. Đối với phụ nữ, việc chạm vào nhà sư, hoặc dâng lên nhà sư bất kỳ thứ gì một cách trực tiếp là điều cấm kỵ. Do vậy, khi đứng trong một đám đông, hãy cố gắng tránh chạm vai của các vị sư. Một người phụ nữ muốn dâng lên vị sư vật gì nên thông qua một người đàn ông. 5. Quà tặng Người Khmer thường thích tặng biếu quà cho nhau. Nếu bạn được mời đến một nơi nào đó, và được gia chủ biếu quà thì hãy cố gắng mang một thứ gì đó về. 6. Thực phẩm Một ẩm thực đặc trưng của dân tộc bản địa vùng nhiệt đới là trên bàn được bày nhiều món ăn và một đĩa cơm cho tất cả mọi người cùng dùng. Chúng ta sẽ phải dùng chung thìa với mọi người để gấp thức ăn, chứ không phải thìa riêng. Tốt hơn là lấy những phần nhỏ nhưng nhiều lần thay vì một phần lớn. Dĩa được dùng để lấy thức ăn nhưng không dùng để ăn cơm. Không có bất kỳ con dao nào trên bàn vì trên bàn ăn của người Khmer không có món gì cần phải cắt nhỏ thêm nữa. Đũa hiếm khi được dùng, thỉng thoảng dùng cho các món mỳ, hủ tiếu… Tại nhà hàng, người Khmer thường gọi nhiều món ăn chung, chúng được đặt ở giữa bàn và mọi người đều có thể thưởng thức. Đây là điều tạo nên khác biệt với người châu Âu hoặc Mỹ, nơi mà mỗi vị khách gọi riêng từng món khác nhau cho bản thân và sẽ là thiếu lịch sự khi nếm thử thức ăn trên đĩa của người khác. Trước khi ăn và sau khi ăn, người lớn tuổi thường sẽ váy lạy mâm cơm trên bàn để tạ ơn sự no ấm mà mình đã có được. Gạo khó trồng và thu hoạch nên sẽ là thiếu lịch sự nếu để lại một vài hạt cơm trên đĩa hoặc làm rơi vãi xuống sàn. Do vậy, hãy lấy lượng cơm vừa phải và chắc rằng bạn sẽ ăn hết. 7. Phần đầu là quan trọng Đầu là phần thiêng liêng nhất của cơ thể. Và người Khmer có tục kiêng chạm vào hay xoa đầu trẻ em. Theo quan niệm, thì chỉ có thánh thần, cha mẹ em bé và người thợ cắt tóc mới được quyền làm việc ấy. Khi một em bé chào đời, nó được chui ra từ cửa mình của người mẹ - mà người Khmer thành kính coi đó là Cửa Vàng cao quý (Thwea Meas). Trong giây phút sinh thành thiêng liêng ấy, mẹ là người đầu tiên được phép xoa nhẹ lên đầu đứa bé. Sự kiện ấy có thần linh chứng giám. Và chắc cũng không phải ngẫu nhiên mà những sợi tóc đầu tiên mọc trên đầu con trẻ, người ta hay gọi là tóc máu. 8. Dùng giọng nói vừa phải và cư xử nhẹ nhàng: Khác với người Việt, người Khmer thích không khí nhẹ nhàng khi giao tiếp, kể cả khi họ cười. Cười hô hố và ăn nói sỗ sàng theo kiểu VN được xem là thiếu tế nhị (ngoại trừ một số người Khmer sống giữa Cộng đồng người Việt nhiều đời). 9. Cử chỉ Ngôn ngữ mang ý nghĩa khác nhau tại mỗi quốc gia + mỗi dân tộc và ngôn ngữ cơ thể cũng như vậy. Phải biết thận trọng với chính đôi bàn tay mình, thường thì người Khmer không mấy thiện cảm khi trông thấy người đối diện lạm dụng tín hiệu diễn tả bất cứ chuyện gì, kể cả cách nói lóng, cũng bằng tay và càng kiêng kỵ hơn khi ai đó có thói quen dùng ngón tay chỉ vào mặt người khác. Tại Xứ Khmer, việc dùng ngón trỏ để chỉ vào một người có thể mang hàm ý “muốn tấn công”. Khi muốn gọi taxi hoặc hành động gọi ai đó lại gần, bạn hãy cho lòng bàn tay úp và các ngón tay khép lại. Người Khmer xem tay trái là không được sạch sẽ nên không bao giờ dùng nó để đưa đồ vật, tiền nong cho người khác. Lúc đi ngang qua hai (hoặc nhóm) người đang đứng nói chuyện, để thể hiện sự tôn trọng, bạn cúi nhẹ người. Thực hiện tương tự khi có những người khác đang ngồi. Điều này khiến người khác nghĩ rằng bạn đang tôn trọng họ, dù có thể là bạn cao hơn nhưng vẫn cúi đầu. Khi bạn ngồi trong đền, chùa, hãy để đầu gối bạn ra ngoài và giấu những ngón chân ở phía sau. Nếu bạn không chắc chắn ngồi như thế nào cho đúng, hãy quan sát người khác ngồi và làm theo. Điều này cũng đúng khi bạn ngồi trên sàn với những người khác. Bạn có thể bắt chéo chân khi ngồi trên ghế, tuy nhiên, hãy giấu đi những ngón tay. Nếu cần buộc dây giày, hãy quan sát vị trí mà bạn đặt chân lên. Bạn nên cởi giày, dép khi bước vào nhà, đền chùa, điện đài nói chung hoặc bất kỳ tại đâu, nếu thấy trước về việc này. 10. Cần giữ nụ cười Xứ Phật giáo Theravada như Khmer, Thái, Myanmar… được biết đến như “xứ sở của những nụ cười”, do vậy, bạn sẽ thấy người Khmer luôn nhoẻn miệng cười dù khi gặp khó khăn. 11. Khi bạn đến xứ Khmer: Tại một số điểm tham quan tại campuchia sẽ có hai mức giá khác nhau dành cho người Khmer và người nước ngoài (Dù hiếm gặp nhưng khách du lịch cũng nên lưu ý và cẩn thận). Nếu nói tiếng Khmer trong trường hợp này, bạn sẽ được tính giá địa phương. P/s: Đây là một phần rất nhỏ nhưng cơ bản của văn hóa ứng xử của dân tộc Khmer, nhưng đối với người Khmer Krom thì không còn giữ được tất cả những văn hóa này. Nếu bạn hiểu được văn hóa Khmer thì bạn cũng biết được đa phần văn hóa của người Thái, Lào, Myan vì cơ bản là các nền văn hóa này là hao hao giống nhau. --------- Mong nhận được sự góp ý từ phía các bạn. Bạn thấy thông tin trên Ngày ta Trở lại có hữu ích cho cộng đồng Khmer thì xin hãy giúp chúng tôi chia sẻ trang này đến nhiều người Khmer khác! https://facebook/1ngaytatrolai/photos/a.566238496816234.1073741828.566210070152410/572010722905678/?type=1
Posted on: Sat, 11 Oct 2014 20:52:29 +0000

Trending Topics



**** (He got up and left.. I really couldnt
Conversations... Self-to-self: From the Inside-Out A Practical
Shri Sai Satcharitra was first published in the year 1922 in Shri

Recently Viewed Topics




© 2015