Vị tình Cả đây nữa, chẳng mong thì nó đã sấp - TopicsExpress



          

Vị tình Cả đây nữa, chẳng mong thì nó đã sấp mặt vào mẹ con thị rồi còn đâu, mà ở đâu nó cũng bị thị ám, không khác được. Nó biết thị cách đây hai mươi năm. Trên một chuyến xe bão táp. Cùng kiếp nạn phải rời bỏ lũy tre làng mà đi. Vào mùa hè 91 ấy. Đêm hôm đó, chúng nó cùng ngủ chung vỉa hè. Nó chưa đi di tản bao giờ nhưng cảnh dân tị nạn thì cũng chẳng thể hơn được thế. Vật từng bao tải thịt sống xuống đất, rải mải manh chiếu ngả lưng. Người mệt, đường xa lại sóc, chẳng ai còn tí máu mặt, xanh le xanh lét. Bọn đàn ông háu đói đi tìm đồ đổ nút hồn, rồi kéo nhau về rít thuốc lào vã sòng sọc. Đám trẻ con thì lục sục bắt quen. Lũ đàn bà thở ngắn than dài cho đoạn đường trước mặt. Chẳng ai để ý ai, hơi sức đâu mà để ý chứ còn chưa hình dung được cái gì đang ở phía trước. Nó say xe, say đời, vật đấy nhưng chẳng ngủ nổi. Rồi trời cũng sáng, cũng ra đến nơi. Nó nằm trong mùng có nghe láng máng về gia đình thị vì hay ăn, lạc nhau gần chết, nghe chỉ mà nghe thôi dỗi hơi mà chuyện. Đổ dân xuống, lợp túp lều hai trái có cửa hình tam giác, trăm cái như một theo chỉ đạo chung ngày ấy. Thế mà hay ra phết, sáng ra ngủ nướng, cứ thò cái đầu trong cái cửa hình tam giác kiện nhau í ới. Nhà chúng nó cũng chẳng gần nhau. Hồi ấy họ phân theo xã ở gần hợp chủng tộc tiện hơn. Nhưng xa mấy, ngửi thấy hơi men là những con sâu rượu bò đến, cái này nó có giác quan tinh quái. Nó hân hạnh quen chồng thị trước. Người đàn ông lấy rượu làm thước ngắm nhân loại. Thế mà hắn tài đáo để. Nghe đâu lấy thị là thứ hai, thấy hắn khoe thế, ngày mới ra ai gặp hắn cũng há hốc mồm lên nghe hắn chuyện, hắn nói nhà hắn mấy đời làm “bồ thủy” cao tay, ngồi đây hắn ghét ai thổi lông ngỗng, niệm thần chú là người đó trúng gió méo mồm. Từ bé đến giờ nó có được tiếp thị tiết mục đặc sắc này đâu, mắt tròn, mắt dẹt, bỏ quên cả chồng con, sán lại hắn nghe hắn phán, mát hết cả tai, cởi cả ruột tượng cho hắn vay. Chỉ khi chồng nó mang bộ mặt hầm hố bước sang thế là: Cả chiếu chèo chạy mất và hắn cũng mất tích từ đó. Bị chồng thỉnh thoảng đay đi đay lại. Cực chẳng đã đành phải đi đòi. Lúc đó nó mới được gặp thị. Nghe đâu thị người dân tộc. Thị đúng là đàn bà, loại đàn bà xó bếp, chẳng biết quái gì cả. Nhưng thị xinh đẹp. Nước da trắng, khuôn mặt không vết sậm, tất cả đường nét chả có gì để mà chê, ngoài bộ quần áo ràu rĩ, tương phản với bộ mặt. Người được gọi là chồng thị đang ngồi trước mặt nó. Quả thật, sau khoảng thời gian xa cách vừa đủ ngẫm những câu tuyên ngôn cửa phật giờ định hình hắn thì chẳng thể khen nhưng cũng chưa thể... Bộ quần áo bẩn thỉu, mồm mép nhồm nhoàm nhai thịt chó, nhìn hắn ăn mới tội nghiệp làm sao, như trên đời này đây là bữa ăn duy nhất vậy. Hai đứa con gái ngồi cùng mâm xới cơm rót rượu cho hắn nhưng chưa được ăn. Vợ hắn đang ở trên nóc nhà ken lại chỗ dột. Hắn hềnh hệch mời lôi vào nhà. Từ dạo nó lãnh đạo đội nổi loạn chống lại tàn quân ma cũ bắt nạt hắn nể nó kéo phần: Cô vào đây…làm miếng. Nó từ chối. Hắn mời tha thiết: Nhìn mấy đứa con gái mắt dung đưa theo miếng thịt hắn ấn vào tay nó đố ai nuốt nổi. Mà cũng không dám nuốt vì mùi thiu trên người bắn. Vợ hắn thấy thế đỡ nhời: kìa mình, kéo cô ấy làm gì, đời nào người ta dám ăn đồ của nhà bố nó chứ, đấy mình xem đấy. Mày có im đi không... ông lại tọng… Có tiếng đứa trẻ khóc thét lên, vợ hắn vội vàng tụt xuống cho, bộ mặt chỉ chợt biến đổi trong chốc lát. Thị vào nhà, ẵm con ra cho bú. Lúc đó nó mới biết thị sinh, mà sinh mới được ba ngày, lần này lại đẻ được con trai nữa cơ chứ. Nghe đâu vợ trước của hắn cố mãi chỉ được có con gái, nhưng cơ cực quá không tải nổi, đành phải bỏ mà đi. Đi đâu, chẳng ai quan tâm, cũng chẳng hỏi xem thực hư thế nào, ngày mới ra thôi, chứ bây giờ câu nói của hắn có phần trăm trọng lượng nào đâu mà người ta bắt nhời. Cũng chẳng thấy vợ trước cùng những đứa con thời kỳ đầu xuất hiện bao giờ cho đến lúc hắn ra đi. Thấy không phải định rút câu đòi nợ thì nó bay ra khỏi mồm mất rồi. Chẳng sao, cả nhà vẫn vui như tết, chẳng ai để ý đến cái lưỡi chực sun lại của nó. Cô cho khất đi, nhà chẳng còn gì ăn, hôm nay ra cửa khẩu thấy con chó kẹp lồng họ quẳng ra còn tươi nguyên mang về đây. Thị cười, hàm răng trắng xóa đều như hạt bắp. Nó chợt thấy một cái bớt nhỏ của thị trên má sáng lung linh chao đảo. Cô cho cháu khất, mai mẹ cháu lên rừng đốn củi đổ ra chợ cho quán mẹ cháu đong gạo trả cô. Nó sững người, tưởng tai nghe nhầm nhưng không: Niềm hạnh phúc xen lẫn tự hào của người đàn bà không dấu giếm trong cử chỉ và cách nậng con. Nó choáng người. thế ư, sao lại có loại đàn bà giỏi dang đến thế. Nó cũng là đàn bà, cũng từng sinh nở, cũng mang nặng đẻ đau, nó biết chứ. Có người nó chứng kiến đủ 3 tháng 10 ngày mới bước chân ra khỏi cửa, có người còn đút cơm qua màn sợ cạo gió. Thấy thái độ bán tín bán nghi của nó, thị tỏ rõ quan điểm của mình: Không sao em toàn thế, đứa nào cũng vậy, chỉ ba hôm là đi làm thôi. Như bắt được nhịp, nó đưa mắt nhìn bốn bên, tất cả nhà thị đồng thanh gật cái rụp. Thế là nó ra về mà lòng không yên. Không thể chờ đợi thêm hai ngày sau: Được buổi chợ sớm nó bon về trước, nó bỏ con đường mòn vẫn đi bám bờ mương dẫn nước, rẽ vào đường mới mở, còn đầy đất đỏ lộm nhuộm, xe đạp và người nhảy sóc long còng cọc. Cuối cùng cũng rẽ được vào nhà thị hàn huyên, toát hết mồ hôi. Nhưng nhìn thấy thị như gặp luồng khí, tất cả tan biến hết. Không thấy chồng thị ở nhà. Thị đang cho con bú. Đầu tóc rối bung chắc bị gai tre cào đây mà, dù đã quấn khăn, đội nón nhưng bị đốn lên chống trả quyết liệt đã đâm thủng, cào xung làm toác cả má chạy dài đổ vệt rớm máu. Đó là nước mắt của thị vừa ứa ra khi thằng bé sặc sữa vì tham đói. Chẳng hỏi, tang chứng, vật chứng sờ sờ cho vụ đi rừng về còn gì mà lĩnh hội nữa. Gặp cái nhìn thương cảm của nó, thị mếu máo: Khổ lắm cô ơi, được đồng nào nắn hết rồi, được ít tra khảo bóp xem dấu ở đâu. Còn hỏi bán ở chỗ nào. Bán cho ai, để đến tận nơi xem đúng không. Đói mà không dám … Sụt sùi vài câu, sau khi thằng bé no nê, quay ra lờ đờ đòi ngủ, thị quyệt ngay nước mắt, lại tỉnh queo như không, chạy đi đặt con rồi vớ cái chổi lẹt quẹt, miệng quát tháo, dọa nạt lũ vịt giời, vắng chồng tranh thủ ra oai với thiên hạ một lúc cho coi. Nó thấy thừa thãi, lắc đầu ra về. Như không thể quen được cái điều quá thể. Vài hôm sau ghé lại. Lần này nợ chả đòi được lại móc thêm tiền đưa hắn đi chợ đong gạo, mua nhắm vì trời mưa. Hắn đi rồi, cực chẳng đã, vừa tránh mưa, vừa mở lỗ tai nghe thị tâm sự:Chồng tôi không ăn rau, cũng bắt cả nhà nhịn luôn. Chỉ cho ăn thịt thôi. Mà nào có phải là thịt, xót ruột lắm, có hái trộm rau thòm bóp ở vườn mà luộc bất ưng hắn về thấy là đổ ụp lên đầu ngay. Cô xem biết làm sao được. Chả biết khuyên sao cho phải đành ngồi im chịu trận, chỉ khổ cái lỗ tai cứ bùng nhùng. Mưa to quá, chẳng về nổi, nhưng chồng thị đã về. Hắn cầm tiền đi, chán chê, loạng quạng về đến nhà say khướt ném đống bầy nhầy. Hôm nay là con chó, có hôm thì con mèo chết bảo mua hết tiền rồi, tự làm lấy mà ăn. Có hôm chính mắt nó chứng kiến cảnh con súc vật hắn thịt treo trên nhánh bếp có bọ bám đầy mà hắn vẫn bắt phải ăn như thường. Nó ngán ngẩm thực sự, chờ lúc khất hắn, nó thẽ thọt hỏi thị: Khổ, đẻ mà chẳng chịu kiêng khem gì cả. Vậy có…‘ Giữ gìn được .... Thị giãy lên: Làm gì có…hắn vào luôn…trong cơn say… nó thụi thì chỉ có chết... Hả, Nó điếng người… thật đấy! Hết thuốc chữa, lần này thì nó kinh hoàng thật sự, nó bịt chặt lỗ tai chạy ra ngoài... Nó trốn, kiếp nạn gì đây, có phải là thế giới loài người không? Đành phải quên thôi, dù thỉnh thoảng lời nói của thị lại bật về, nó đành lấy hết sức bình sinh nén lại, cứ thế, cứ thế cho đến khi gia đình nó mua lại thổ đất của người cần bán. Dọn lên nhà mới thì nhà thị ở sát vách nhà nó. Đó là năm 1996 lúc đó ngày ngày được chứng kiến toàn cảnh của thị, hàng chục năm liền mà không xuể làm quen. Lúc này thị đã có 3 thằng con trai, một nhà sung túc. Con cái nhà thị quả là trời cho. Đứa nào đứa nấy đẹp như tranh, chẳng ốm đau gì cả. Rét như thế nhưng môi cứ đỏ hồng hồng. Quần áo phong phanh hề can chi, kể cũng lạ, trời sinh, trời dưỡng. Cứ lần lượt đứa nọ xếp nốt đứa kia, con cái chạy tứ phía, tìm được bọn quỷ sứ này cả ngày không ra, chơi toàn trò ma quái, rúc vào những nơi chưa có nốt chân chim đặt tới. Thế nhưng thời thế tạo anh hùng, nhà đấy có quy luật chung đề ra. Lệnh giới nghiêm, giờ giấc thì không nói làm gì, nhưng ban ngày ban mặt mà cần công vụ thì kiếm đâu ra chứ thế là: Một quả pháo là đứa lớn, hai quả pháo đốt đứa thứ hai…Rồi pháo bị cấm, với lại dân đông lên, nghe sao xuể. Cái khó nó ló cái khôn, luật mới thiết lập được ban bố, cái này hiệu quả đến lúc chết vẫn dùng đó là: Mắc loa công cộng. Dù mải chè chén ở đâu loa réo thì rụng rời đổ đốt ra mà về. Đi đâu mà xa một chút vắng tiếng loa bất ưng thỉnh thoảng cứ giật mình thon thót sợ lạc đường. Lúc nó chuyển lên làm hàng xóm nhà thị thì rừng cũng hết củi cho thị kiếm, cũng thay đổi cách làm tiền thích ứng với thời cuộc. Với lại bây giờ mấy ai đun củi nữa đâu. Đường xá, tàu bè thận lợi cập cảng, người ta đun than cho nhàn lại rẻ, đời sống nâng cao, đất lành chim đậu, phố xá đông đúc. Mẹ con thị lại đi lấy măng. Lạ thật, số thị giời phù hay sao mà từ ngày đầu bước chân ra xông xáo như thế, chông mìn giăng bẫy, mà thị chưa bị sập lần nào cả, chúng thấy thị bắt được tinh hay sao mà không dám xông lại giáp lá cà. Măng ngày ấy rất sẵn, lại lạ miệng, chế biến cũng dễ cho người tiêu dùng lên dù nhiều người đi lấy củ về ngày nào vẫn đắt như tôm tươi ngày ấy. Giống măng càng đâm càng mọc, cứ ba hôm một lứa. Nhất là thỉnh thoảng gặp được trận mưa chúng đâm lên tua tủa tha hồ mà đào. Chẳng phân chia nhưng tự ngầm quy định với nhau về luật đi rừng, từng khoảnh, từng đoạn của từng nhà, cứ thế mà làm, nhưng xóm lá thật, vẫn không tránh những phi vụ ăn bẩn, đâm trộm, úp sọt lẫn nhau, cãi chí chóe vài hôm lại thôi, vẫn thế, quen rồi, chẳng ai chấp. Thế là nghề đào măng trở thành bữa chính của của 3 mẹ con thị. Sáng ra, sau hồi kẻng báo thức, nhận nhiệm vụ chiến lược rồi cứ thế lên đường, bằng mọi giá phải hoàn thành xuất sắc công việc được giao, hầu như đều vượt chỉ tiêu. Nếu thế cả nhà vui vẻ, vài thứ tủn mủn được bỏ qua. Nhưng cũng có hôm giời không thương, đất không tha, thiếu hụt thì đến khổ. Xoong nồi bay ra vườn, đòn roi và đòn thù trừ bữa, vẫn chả sao, quen rồi, sau một đêm lại đâu vào đấy, phải cố thôi nếu không muốn đói. Súc vật mang trong kia ra nhập khẩu cũng cạn, ở đâu mà lắm thế. Đồ nhắm được thay thế bằng những xoong thịt mỡ, lòng trâu, lòng bò. Món khoái khẩu nhất của hắn là thịt chó, hình như đợt quá cảnh chó đi qua vùng biên giới này để hắn bắt nghiện. Vài hôm không được nhấm nháp là không chịu. Tiền đâu mà mua, túng quá hóa liều, hắn xoay ra đánh bả, nhằm con chó nào vừa mắt là hắn chơi. Không hiểu hắn dùng bả gì mà rất nhạy, cấm có thoát. Chờ chó chết, chủ nhà chôn đêm hắn đào lên ăn. Thế mà cả nhà hắn chẳng hề hán chi, hắn ở dân tộc lâu này xem ra nghĩ ra lắm quỷ kế. Cũng chẳng ai biết nếu không có những thằng con trai của hắn vài hôm sau mải quên lời bố dặn hăng hái kể lại cũng chẳng ai thiết. Nhưng cũng chẳng ai chấp nhặt, dại gì mà dây. Mụ vợ hắn thuộc dạng giỏi chịu đựng nhất làng, nhưng con giun xéo mãi cũng quằn, huống hồ thị là người kiếm tiền, quyền sinh quyền sát trong váy thị, đâm sấp dập ngửa lo cho mấy cái lỗ đút nút, mà vẫn bị coi như mớ rẻ rách quấn trên người. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ, thị không cướp được quyền thống trị ngôi báu nhưng thị dắt cả toa móc theo thị Thế là sẵn có cái loa, hắn bắc luôn vào mồm, chõ vào chỗ vợ hắn nương nhờ, hắn đào mả ông, mả cha, tam khoanh, tứ đốm người ta lên. Thấy không tác dụng hắn lại giở bài: ép người cho tá túc chim chuột vợ hắn, chiêu này quả là có tác dụng, đó là do họ chịu không thấu chứ không phải vợ hắn xót hắn mà lại với hắn, để quanh đời hắn lôi chuyện đó ra nhắm rượu nhắc nhở hình phạt loại đàn bà trắc nết. Thế rồi đùng một cái, biến cố đặt biết xảy ra, nơi hắn từ nông thôn lên thành thị. Đời sống nâng cao, tư duy hắn tiến bộ rõ rệt, đất mặt đường của hắn tăng vù vù, vốn làm miệt rừng quen cho nên vợ con hắn tham lam, rãy cỏ, phá hoang ngày mới ra lúc rỗi việc, nhà hắn nhiều đất lắm, ấy là ngày xưa, ai cho hắn cút rượu hắn rủ về ở chung cho có anh, có em, có bạn nhắm. Đưa hắn tí tiền mua gì hắn cũng bán, không kể hắn cắt đuôi bán mấy lần, người ta lấn chiếm nữa thì đất của hắn mỏi cánh cò bay. Bây giờ vẫn đủ cho hắn uống rượu cả đời, vậy là hắn giở quẻ, lần này lần này là chính hắn tìm cách đuổi vợ con đi. Vợ hắn, thị chả thiết, thị quan niệm khác người, vài ngày công, tìm miếng đất hoang dựng lên túp lều, mấy mẹ con yên ổn làm ăn càng tốt. Sự đời đâu có đơn giản như bộ óc của thị. Hắn bán đất, tiêu xài nhưng không bỏ thị, không được một xu nhưng lại được nhắm với rượu của hắn. Cực chẳng đã thị làm đơn ra tòa ly dị, cũng đúng lúc hắn tận lực và bán hết số đất mặt đường đập phá. Thị quay về, kịp chăm sóc hắn những ngày cuối cùng của cuộc đời. Kịp giữ lại đám đất trong ngõ để mấy mẹ con tá túc. Mà đâu có yên, đời con người ta khó nói lắm: Hắn bạc bẽo bao nhiêu thị yêu hắn bấy nhiêu, chẳng có gì bằng hắn, chăm sóc nâng giấc, đến lúc hắn trút hơi thở cuối cùng. Những lúc đó sao mà hắn hiền thế, không biết kiếp trước hắn tu ở đâu mà đắc đạo phải phúc thế, nhìn hai vợ chồng hắn mà thiên hạ phải kính nể ngưỡng mộ cho kiếp phu thê. Hắn chết, họ hàng anh em người nhà chẳng thấy ai ra, nghe đâu còn phong phanh bắn tin trách móc thị tốt số, lấy hắn trở thành góa phụ sớm, lại còn có chỗ dung thân, hắn đi nhưng chưa kịp bán hết đất, đấy là lúc sang động viên thị thấy thị mếu máo bày tỏ, chứ có ai giáp mặt mà biết bên nhà hắn đâu. Tang gia cho chồng, thị lo chẳng kém ai. Tạm ổn định, thị quay ra chưa kịp điều chỉnh gia đình đã bị đàn con thị vùng lên thao túng. Chúng vừa kịp lớn để coi thường mẹ chúng không có chữ nghĩa ai cũng bắt nạt được thì tội gì chúng không bắt nạt. Thế là: ‘ Cha nào con ấy”, đất cát của nhà thị lại bị xéo dần ra bán. Có tiền các con bắt ăn ngon, mặc đẹp đòi đi làm công ty này công ty kia góp khẩu phần. Hắn chết rồi, chẳng còn e dè gì nữa. Anh em gia tộc bên thị nhắn về chạp mộ liên tục. Thị vui vẻ, béo tốt, đẹp hẳn ra. Nhưng chẳng được mấy mùa. Miệng ăn núi lở huống hồ, tất cả cũng rời vòng tay thị ra đi, số thị không giữ được của, hết tiền anh em bị bòn nợ cũng ấm ức rứt áo ra mà trả. Thị lại trở về thời nguyên thủy, bên cái máng lợn nhưng đã kịp xây xong căn nhà trú mưa, trú nắng. Chẳng sao, miễn là thị vẫn sống, rồi hai đứa con gái lớn đi lấy chồng cách nhau hai tháng. Cô cả, sau lễ vu quy dẫn chồng và em chồng về ở tại nhà mình, dần dà xin một phần xây dựng lô cốt của nó. Trong vòng hai năm sinh liền hai đứa để thị trở thành vú em không chính thức cho con. Hôm nào con nó tươi tỉnh không sao, nếu khác ý thì ăn đủ. Thị chẳng sao cứ sướng ra mặt. Hát bi bô với cháu cả ngày. Cô thứ hai còn ghê gớm hơn, lừa nhà đi làm công ty chả thấy tiền đâu đòi lấy chồng rồi đưa chồng về mẹ làm kinh tế chán, lừa nốt số tiền ít ỏi, phắn luôn để mẹ nó dở khóc dở mếu chạy tiền lãi trả hàng tháng cho ngân hàng. Bây giờ cũng thấy vác xác cả hai vợ chồng về tá túc tại nhà thị. Hôm đầu năm nay, thằng cu thứ hai nhà thị thương bố ở dưới suối vàng một mình tự trèo cột điện bắt tổ chim, bị giật chết tại chỗ. Thằng bé đẹp nhất nhà, vậy mà…Thị nhận tin cứ lưng lửng. Hình như thị chết từ lâu rồi hay thị chai lì với đau khổ. Chồng nó cuống lên: Em ơi…về ngay… chết rồi! Chả sao! đâu vào đấy rồi cũng qua đi, nhưng cuộc đời thị còn dài. Ai cũng bắt nạt thị được, thị sinh ra để cho người ta bắt nạt, thị cũng đôi khi biết buồn, cái buồn của thị ghê gớm lắm, lúc đó thị khóc, ngay cả cái khóc của thị cũng chẳng giống ai, cứ khóc và chỉ có nó mới làm thị nín. Nó không dỗ được thị nó khóc to hơn, thị sợ nó ăn vạ nghe liền. Đấy thị dễ lừa thế đấy. Kiếp nạn của thị chưa bao giờ chấm dứt. Nhiều lúc muốn đứt đoản, nghĩ đến thị, gặp thị hơn hớn…nó bỏ liền. Cái vị tình quả là ghê gớm phải không các bạn. Vừa đúng lúc chuông đồng hồ vạn năng lăn đến, lôi xốc nó lên nếm cái vị tình của chúng . Chúng nếm cả vị non...
Posted on: Thu, 08 Aug 2013 14:46:31 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015