tất cả là đây Nhóc ơi. hơi nhiều hè. X. CÂU HỎI - TopicsExpress



          

tất cả là đây Nhóc ơi. hơi nhiều hè. X. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 2. Cho biết nội hàm và ngoại diên các khái niệm sau: “Sinh viên”, “xe”,“sách”, “trường học”, “nhà” 3. Dùng sơ đồ Venn để biểu diễn các quan hệ của các khái niệm sau: a. “ Sinh viên” và “ Sinh viên kinh tế”. b. “ Chủ nghĩa duy vật” và “Chủ nghĩa duy tâm”. c. “Phép biện chứng” và “Phép siêu hình”. d. “Nhà thơ”, “nhà văn”, “ trí thức” e. “Nhà văn”, “nhà báo”, “nhà giáo”, f. “ngày”, “ngày chẵn”, “ngày lẻ”, “ngày lễ”, “ngày chủ nhật” g. “Núi”, “núi lửa đã tắt”, “núi lửa đang hoạt động”, “núi lửa” h. “Trí thức”, “nhà văn”, “sinh viên”, “vận động viên”, “thanh niên”. i. ‘Hồ Chí Minh’’, ‘’Người Cộng sản VN đầu tiên’’, ‘Nhà chính trị’’, ‘Nhà thơ’ 10. Các khái niệm sau đây có thể thu hẹp và mở rộng được không ? tại sao ? Nếu có thể được thì hãy thực hiện thao tác đó. a) Sinh viên, b) người lao động, c) công nhân, d) thành phố Đà nẵng 11. Các định sau đây có đúng quy tắc lôgic hay không ? Hãy nêu cụ thể các quy tắc đó ? a. Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động a. Người không phải thiên thần, cũng không phải là súc vật. b. Triết học là tinh hoa của nhân loại. c. Hình tam giác là hình có ba cạnh bằng nhau. d. Hình vuông là tứ giac có một góc vuông. e. Sự quay là sự chuyển động quanh một trục. Còn trục là đường thẳng mà xung quanh có diễn ra sự quay. f. Đạo là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm được, đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi. (Lão Tử ). g. Sư tử là chúa sơn lâm 12. Hãy định nghĩa các khái niệm sau đây : thời kỳ quá độ, khoa học tự nhiên, hình tròn, số tự nhiên, mẹ. Để định nghĩa các khái niệm đó phải dùng phương pháp (kiểu) định nghĩa nào ? 13. Sự phân chia các khái niệm sau đây đúng hay sai ? Vì sao ? a. Khái niệm ‘nhà’ được chia thành : nhà ngói, nhà tranh, nhà gỗ, nhà sàn. b. .Khái niệm “sinh viên” được chia thành: sinh viên giỏi, sinh không giỏi c. Khái niệm “hình tam giác” được chia thành: tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác thường, tam giác đều, tam giác cân. d. Khái niệm “người” được chia thành: ngưòi nam, người nữ, trẻ em e. Khái niệm “động vật” được chia thành: Động vật có xương sống, động vật không xương sống. f. Khái niệm “Văn học Việt nam” được chia thành: văn học dân gian, văn học viết, văn học hiện đại. h. Khái niệm “nghĩa của từ” được chia thành: nghiã bóng, nghĩa đen, nghĩa rộng, nghĩa hẹp. 14. Trong hai cách phân chia sau đây, cách nào là cách phân chia khái niệm, cách nào không phải phân chia khái niệm? Tại sao? a. Nhà được chia thành: nhà ngói, nhà tranh, nhà gỗ, nhà đất. b. Nhà được chia thành: sàn nhà, tường nhà, mái nhà. 15.Hãy xét xem các câu sau đây, câu nào là phán đoán ? Tại sao? a. Không được hút thuốc nơi đây! b. Anh ta đâu có đến . c. Ai biết được anh ta là ai d. Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. e. Hãy học triết học và khuyến khích những người trẻ tuổi học triết học (Platon) f. Tình yêu là sự trừng phạt, mà có thể là phần thưởng, cũng có thể là cả hai cùng một lúc (Stăngđan) g. Mọi người đang yêu đều có tai. (Gorki). h. Ai yêu quí chân lý thì sẽ căm ghét thần linh. (Sôpenhao). i. Nếu anh khuyên hay tôi khuyên thì nó đi 16. Hãy thành lập các phán đoán chân thật từ các cặp khái niệm sau đây và viết ký hiệu các phán đoán đó. a. “ Sinh viên” và “ đoàn viên” b. “ giáo viên văn” và “nhà thơ” c. “ chủ nhật” và “ thứ bảy” d. “ chủ nhật” và “ngày lễ” e. “ chủ nghĩa duy vật ” và “ chủ nghĩa duy tâm”. 17. Hãy cho một phán đơn bất kỳ, rồi dùng hình vuông lôgic để xét giá trị của các phán đoán còn lại. Xét tính chu diên của thật ngữ trong các phán đoán đó. 18. Hãy viết dưới dạng ký hiệu các phán đoán sau : a. Hôm nay Lan và Hồng cùng đi thư viện b. Hôm nay chỉ có Lan đi thư viện chứ Hồng không đi. c. Lan sẽ đi du học Pháp hoặc Canađa d. Lan không du học Canađa mà học ở pháp. e. Phòng này đã chật lại tối f. Thành công là nhờ sự kiên trì g. Giàu có sinh ra tận hưởng, tận hưởng sinh ra vô sỉ (Sôlômông) h. Ai biết giữ mồm giữ miệng thì kẻ đó bảo vệ được tâm hồn của mình, kẻ nào nói nhiều thì kẻ đó phải vạ (Sôlômông) i. Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội (Lênin) j. Nếu Lan và Hồng đến thì mình sẽ ở nhà k. Không mưa thì gió khi mặt trời đỏ như son l. Giữ kín bí mật, không lạm dụng sự nhàn hạ, chịu đựng được sự xúc phạm thì đó là sự chiến thắng. m. Trời mưa và lạnh nên ít ai ra đường. n. Trời không lạnh nhưng mưa nên không ai đến cả o. Anh bay được như chim khi và chỉ khi tôi bay được như chim 19. Lập bảng giá trị của các phán đoán sau đây: a. ( a b) c b. ( a b) c c. a (b c) d. a (b c) 20. Chứng minh rằng hai phán đoán sau đâycùng đẳng trị. a. Đã đi xe máy thì không uống rượu b. Đã uống rượu thì không đi xe máy - Viết các phán đoán có cùng đẳng trị với phán đoán sau : a. Đổi mới hay là chết b. Học tập và rèn luyện là trách nhiệm của sinh viên c. Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời 21. Viết dưới dạng ký hiệu các phán đoán sau đây: a. Có hiểu lòng nhau mới tới bờ tới bến, có hiểu lòng nhau mới thấu hết nghĩa tình. b. Nên thợ, nên thầy nhờ lo học, no ăn, no mặc bởi hay làm. c. Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi, e sông. d. Không mưa thì gió khi mặt trời đỏ như son e. Nó gầy đi không phải làm việc nhiều hay bị ốm f. Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong g. Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên h. Cây muốn sống, rể phải sâu. i. Dù làm đẹp, không nên biến thái j. Rác xã hội, tội tương lai 20. Thực hiện phép đổi chỗ, đổi chất và vừa đổi chỗ vừa đổi chất các phán đoán sau đây a. Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. b. Những người lương thiện không làm điều ác. c. Có kiên trì mới thành công. d. Có học mới biết e. Tất cả nhà văn đều lao động trí óc f. Không có tư duy khoa học thì không thể trở thành nhà quản lý giỏi 21. Cho 3 khái niệm: “Sinh viên”, “Hồng”, “học tin học”. “Thuỷ ngân”, “chất lỏng”, “kim loại”. - Thành lập tam đoạn luận đúng từ 3 khái niệm trên. - Tìm tính chu diên của các thuật ngữ trong tam đoạn luận đó. - Cho biết loại hình và phương thức của các suy luận đó 22. Khôi phục các phán đoán đã được lược đi sau (tiền đề hay kết luận) và xét xem các suy luận đó có hợp quy tắc logic hay không?. Hãy nêu cụ thể các quy tắc đó. a. Anh mà làm được việc ấy thì tôi đi bằng đầu. b. Có thể tin ở anh ấy, vì anh ấy là người trung thực. c. Thức khuya mới biết đem dài, mà anh thì ngủ từ 9 giờ tối đến sáng. d. Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây (Nguyễn Trung Trực). e. Chúng bay hãy nhớ rằng, tất cả những kẻ khủng bố sẽ bị tiêu diệt mà chúng bay là kẻ khủng bố f. Cậu là người quân tử, phải độ lượng. g. Gỗ thì không dẫn điện, mà vật này không phải là gỗ. h. Hầu hết sinh viên không thích nhạc cổ điển, mà Lan thích nhạc cổ điển i. Người lương thiện hay giúp người, mà người lương thiện hay thương người 23. Có một lần một nhà thông thái đi dạo trong công viên. Trên một đoạn đường hẹp vừa đủ một người đi, nhà thông thái gặp một người không thích nhà thông thái. Người đó nói với nhà thông thái : - Tôi không nhường đường cho người ngớ ngấn. Nhà thông thái liền đứng sang một bên, mĩm cười và nói. - Tôi sẵn sàng nhường đường. Hãy ghi lại suy luận trên của họ và xét xem suy luận nào hợp quy tắc lôgic?. 24. Trong kỳ thi Olympic toán vừa qua, Việt nam có 5 học sinh là Hoàng, Lan, Hùng, Anh và Đức được xếp hạng từ thứ nhất đến thứ năm. Khi được hỏi về kết quả xếp hạng, mỗi học sinh trả lời một câu có hai ý : một đúng và một sai. a. Lan thứ hai và Hùng thứ ba. b. Anh thứ ba và Đức thứ năm. c. Đức thứ nhất và Anh thứ hai. d. Lan thứ hai còn Hoàng thứ tư. e. Hùng thứ nhất và Hoàng thứ tư. Hãy cho biết vị thứ xếp hạng của mỗi học sinh trên. 25. Suy luận sau đây có hợp logic không? Vì sao? a. Hôm nay, Lan không đến lớp. Vì nếu Lan đến lớp thì tớ hay cậu sẽ gặp. Nhưng hôm nay, tớ không gặp mà cậu cũng không gặp b. Không muốn học logic thì không thể giỏi về logic. Muốn học logic phải thi đỗ vào ngành giáo dục chính trị. Vậy, anh giỏi về logic c. Sự việc sẽ không trở nên phức tạp nếu An có mặt và Bình đừng mất bình tĩnh. Nhưng rất tiếc là An không đến, còn Bình thì vẫn chứng nào tật ấy. Bởi vậy sự việc cứ rối bời lên d. Cô ta đâu có thương tôi. Vì nếu cô ta thương tôi thì thế nào đứa em tôi cũng được cô o bế. Mà hể được o bế thì thế nào nó cũng khoe với tôi. Nhưng đau thấy nó nói gì với tôi
Posted on: Thu, 10 Oct 2013 07:20:44 +0000

Trending Topics



style="min-height:30px;">
Supper, Sup deipnon, deipneo Many years ago, when my wife and
Why me God? Am sure many people will like to know what happen to
Remember when you meet someone, there windows are their eyes..
NURSERY UPDATE: Yesterday we had company arrive and during the
Taraval 5-Pc Dining Set in Cappuccino Finish REDEEM YOUR DEAL NOW

Recently Viewed Topics




© 2015