A. MÁY TÍNH: 1. Hướng dẫn lắp ráp máy tính (cách - TopicsExpress



          

A. MÁY TÍNH: 1. Hướng dẫn lắp ráp máy tính (cách 1): Là người sử dụng máy tính, rất có thể một lúc nào đó bạn sẽ phải tự tay thay linh kiện hoặc tự ráp cho mình một hệ thống. Đây thực sự là một công việc thú vị và đơn giản, có điều nếu không nắm rõ trình tự lắp đặt, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí là làm hỏng hóc linh kiện. Sau đây là 11 bước lắp ráp một bộ máy tính theo trình tự hợp lý và thuận tiện nhất. Hệ thống sử dụng: Bo mạch chủ: AsRock Z68 Pro3 Bộ xử lý: Intel Core i5-2500K Tản nhiệt: Zalman CNPS 5X Bộ nhớ trong: 3x2GB Gskill RIPJAWS Card đồ họa: MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC Ổ cứng: WD Caviar Black 500GB Nguồn: Seasonic JS750 Thùng máy: Fractal Design Core 3000 Bước 1: Bắt ốc đệm và lắp chặn main. Bắt ốc đệm là bước đầu tiên và cực kì quan trọng trong việc lắp ráp máy tính. Nếu thiếu những chiếc ốc này, bo mạch chủ bị tiếp xúc với thành case và rất có khả năng sẽ “ra đi” do chạm mát ngay trong lần đầu bật máy. Một lưu ý nữa là không được bắt thừa ốc đệm sai vị trí các lỗ bắt ốc trên bo mạch chủ. Điều này cũng sẽ gây chạm mát khi bật máy. Ngay sau khi bắt ốc đệm, việc tiếp theo cần làm ngay là lắp chặn main. Đây là bước người dùng rất hay quên và chỉ sực nhớ ra khi đã gắn linh kiện xong xuôi. Hậu quả là phải… tháo ra lắp lại toàn bộ. Bước 2: Gắn chip xử lý và bôi keo tản nhiệt. Công đoạn tiếp theo là gắn chip xử lý. Bề mặt giữa chip xử lý và tản nhiệt không bao giờ tiếp xúc 100% với nhau, vì vậy chúng ta phải hỗ trợ bằng cách trét một lớp keo tản nhiệt để chúng tiếp xúc và truyền nhiệt tốt hơn. Cách làm: bơm một ít keo tản nhiệt lên rồi thoa đều khắp bề mặt chip xử lý. Lưu ý rằng lớp keo này chỉ cần thật mỏng, nếu quá dày sẽ phản tác dụng. Mỗi lần tháo tản nhiệt để vệ sinh hay thay chip xử lý, bạn đều cần thực hiện bước trét keo này. Nếu vừa mua chip xử lý mới coong từ cửa hàng, bạn không cần trét keo vì nhà sản xuất đã bôi sẵn một lớp trên tản nhiệt đi kèm chip. Thao tác tuyệt đối cẩn thận đối với phần socket trên bo mạch. Đây là các chân lệnh tiếp xúc giữa bo mạch chủ và bộ xử lý. Nếu chẳng may làm cong hoặc gãy chân socket, hệ thống của bạn sẽ mất ổn định hoặc tệ hơn là không thể hoạt động. Đặc biệt nhà sản xuất sẽ từ chối bảo hành sản phẩm trong trường hợp socket bị tổn thương. Vì thế các hành động như lau chùi chip xử lý phải được phải thực hiện cách xa socket, không vệ sinh linh kiện khi socket không được che đậy (tránh bị vải mắc vào). Bước 3: Lắp tản nhiệt cho chip xử lý. Quên lắp tản nhiệt cũng là một sơ sót thường gặp khi ráp máy tính. Các thùng máy giá rẻ đều không khoét lỗ ở phần bắt clip cho tản nhiệt ở phía sau bo mạch chủ, nên nếu trót quên lắp tản nhiệt trước khi gắn bo mạch chủ vào case, bạn cũng sẽ phải… tháo ra lắp lại. Nhớ kiểm tra xem chốt phía sau main đã đóng hay chưa. Bước 4: Lắp bo mạch chủ vào thùng máy và bắt ốc. Phần việc này khá đơn giản và không có gì cần lưu ý. Tuy nhiên, xin được nhắc lại: đừng bắt thừa ốc đệm sai vị trí lỗ bắt ốc trên bo mạch chủ. Bước 5: Nối các dây tín hiệu ngoại vi của thùng máy vào bo mạch chủ. Các dây này bao gồm dây USB, dây audio (phone + mic) và chùm dây tín hiệu power + reset + power led + HDD led. Trong khi chân cắm audio và USB có thể nhận biết và nối rất dễ dàng, thì chùm dây tín hiệu lại phức tạp hơn một chút. Có tổng cộng 8 chấu cắm xếp thành 2 hàng được bố trí như sau: Chùm dây tín hiệu Các dây audio và USB Bước 6: Cắm dây cấp điện cho quạt case vào bo mạch chủ. Trong trường hợp bo mạch chủ không đủ chấu cấp điện cho quạt case, bạn sẽ phải dùng đến cái chuyển như thế này để lấy điện từ bộ nguồn (thường đi kèm khi mua quạt): Bước 7: Lắp đặt nguồn và đi dây trong khoang giấu dây (nếu có). Nếu đang sở hữu một thùng máy có khoang giấu dây, hãy tận dụng nó để cho không gian bên trong được thông thoáng. Và nhớ bắt ốc cho bộ nguồn nữa nhé. Fractal Design Core 3000 – một thùng máy có khoang đi dây Bước 8: Lắp ổ cứng Chỉ có 2 dây: 1 dây tín hiệu nối vào bo mạch chủ, và 1 dây cấp điện của nguồn. Bước 9: Cắm RAM và card đồ họa Bước này được đặt ở áp chót để tránh vướng víu gây sứt vẻ khi thao tác. Bước 10: Cắm các dây cấp từ nguồn vào linh kiện Khi đã lắp đặt hoàn chỉnh linh kiện, cắm dây cấp điện từ bộ nguồn là phần việc sau cùng. Nếu thực hiện thao tác này trước, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc lắp ráp do bị vướng dây. Các dây cần cắm là: 4 pin (hoặc 4+4 pin hoặc 8 pin) cho CPU, 24 (hoặc 20+4 pin) cho bo mạch chủ và 6 pin (hoặc 8 pin) cho card đồ họa (nếu có). Bước 11: Bó gọn các đoạn dây còn thừa Bạn có thể bỏ qua nếu… lười, nhưng thao tác này là rất cần thiết để thùng máy thông thoáng và lưu thông khí tốt. Do thùng máy người viết sử dụng để thực hiện bài viết có khoang đi dây nên tránh được khoản này. 2. lắp máy tính cách 2: Hướng dẫn lắp ráp máy tính bằng hình ảnh 1. Chuẩn bị Mainboard : 2. Chuẩn bị CPU và quạt : CPU phải có BUS được Mainboard hỗ trợ 3. Chuẩn bị RAM : Ram phải được Mainboard hỗ trợ về chủng loại và BUS 4. Chuẩn bị Video Card : Video Card phải được Mainboard hỗ trợ về chuẩn giao tiếp như AGP, PCI hoặc PCI Express. 5. Chuẩn bị ổ cứng : Lưu ý nếu ổ cứng có chuẩn SATA, SCSI có thể có 1 số Mainboard không hỗ trợ. 6. Chuẩn bị ổ đĩa quang CD ROM hoặc DVD ROM : 7. Chuẩn bị bộ nguồn : Thông thường nguồn từ 400 đến 500W là đủ dùng. 8. Chuẩn bị thùng máy – Case : 9. Chuẩn bị cáp ổ cứng, ổ CD – DVD ROM, cáp ổ cứng SATA, cáp nguồn cho ổ cứng SATA : 10. Lắp CPU vào Mainboard : Nâng lắp đậy CPU lên. 11. Đặt CPU vào Socket : Lưu ý : Bạn không thể đặt ngược được vì Socket có phần khuyết trùng với phần khuyết của CPU. 12. Hạ cần xuống để giữ cố định CPU : 13. Bôi chút mỡ tản nhiệt lên lưng của CPU : 14. Lắp quạt làm mát cho CPU vào đúng vị trí : 15. Ấn chốt giữa của 4 góc quạt làm mát xuống : 16. Lắp thanh RAM vào Mainboard : Nếu bạn sử dụng 2 thanh RAM thì phải cùng loại, cung tốc độ BUS. 17. Lắp Video Card vào khe PCI, PCI Express hoặc khe AGP tùy loại : Trong hình là Video Card theo chuẩn PCI Express. 18. Cấp nguồn cho Mainboard : 19. Chú ý chiều sợi cáp cắm nguồn : Chú ý cái lẫy nhô lên, xem ảnh (vùng khoanh đỏ), phải khớp với khe cắm trên Mainboard : 20. Cắm nguồn 4 sợi cấp điện cho CPU : 21. Khi cắm nguồn 4 sợi cũng phải chú ý chiều cắm : 22. Đấu vào màn hình. Dùng 1 vật kim loại như tô vít hoặc panh đâu chập 2 chân PWR SW trên Mainboard để khởi động thử : Nếu có tiếng bip ngắn (Mainboard phải có loa riêng hoặc cắm loa riêng cho Mainboard) sau vài giây bật nguồn thì chứng tỏ các thiết bị đã hoạt động tốt. 23. Màn hình đã hiển thị phiên bản BIOS thì chứng tỏ các thiết bị đã ráp đúng. 24. Tháo nguồn và Video Card ra, chỉ để lại CPU và RAM trên Mainboard để chuẩn bị lắp vào thùng máy : 25. Lắp tấm chắn phía sau thùng máy : 26. Chuẩn bị ốc để đỡ Mainboard : 27. Lắp các ốc để đỡ Mainboard tại các vị trí mà Mainboard có lỗ chân ốc : 28. Đặt Mainboard vào đúng vị trí trong thùng máy : 29. Bắt các ốc để giữ Mainboard : Không nên vặn quá chặt sẽ bị dập Mainboard. 30. Lắp bộ nguồn vào thùng máy và bắt chặt các ốc giữ : 31. Lắp ổ cứng vào vị trí : 32. Bắt 4 ốc vít để giữ ổ cứng : 33. Lắp ổ CD ROM hoặc DVD ROM vào : Chú ý đưa đúng chiều vào như hình minh họa : 34. Đấu dây nguồn cho ổ cứng SATA : 35. Chú ý chiều của các giắc cắm dây nguồn có khóa hình chữ L : 36. Đấu cáp nguồn cho ổ cứng : 37. Đấu cáp tín hiệu cho ổ cứng SATA : 38. Bạn không thể đảo ngược đầu cáp vì đầu cáp có khóa hình chữ L : 39. Đấu đầu còn lại của cáp tín hiệu vào ổ cứng : 40. Đấu cáp tín hiệu cho ổ CD ROM hoặc DVD ROM vào khe IDE : Dây cáp này thường có 3 chân cắp, chia 2 đoạn 1 đoạn ngắn và 1 đoạn dài hơn, hãy cắp đoạn dây dài về phía Mainboard. Nếu bạn cắm ngược có thể ổ quang vẫn hoạt động nhưng sẽ rất kém. Lưu ý : Một số loại ổ quang sử dụng giao tiếp SATA. 41. Cắm 1 đầu cáp tín hiệu vào ổ quang : 42. Cấp nguồn cho ổ quang : 43. Đấu các dây công tắc nguồn, đèn tín hiệu HDD… vào Mainboard : 44. Các dây đèn Led có phân biệt chiều âm dương, các dây mầu trắng là dây âm, dây xanh, đỏ hoặc cam là dây dương : 45. Các dây công tắc và loa thì không phân biệt chiều âm dương : 46. Cắp Video Card vào khe mở rộng : Với các Video Card hiện nay thường có chuẩn giao tiếp là PCI Express, các bạn cũng không thể cắm sai khe nếu khác chuẩn giao tiếp. 47. Lắp Card Net vào khe PCI : Nếu Mainboard đã hỗ trợ Card NET thì có thể không cần cắm thêm Card này. Hầu hết các Mainboard hiện nay đều hỗ trợ sẵn NET Card on board. 48. Đến đây bạn đã lắp ráp xong máy tính. Hãy cắm điện và bật công tắc nguồn lên. Nếu máy phát ra 1 tiếng bíp ngắn (nếu trên Mainboard có loa) và màn hình hiện phiên bản BIOS thì có nghĩa là bạn đã lắp ráp thành công! 3a. Cài đặt Win 7: Các bước cài đặt windows 7 tương đối dễ hơn so với windows xp. Dưới đây là bài viết hướng dẫn cách cài đặt windows 7 chi tiết bắt hình ảnh. Các bạn có thể tham khảo để tự mình cài đặt mà không tốn công đem ra tiệm hay phải nhờ vả người khác. 1. Yêu cầu cấu hình: - CPU 1GHz hoặc cao hơn với 32 bit hoặc 64 bit. - 1 GB Ram cho phiên bản 32 bit hoặc 2 GB Ram cho 64 bit. - 16 GB dung lượng trống trên ổ đĩa cho 32 bit hoặc 20 GB cho 64 bit. - Cạc đồ họa hỗ trợ DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc cao hơn. - Ổ đĩa DVD (nếu bạn cài đặt từ DVD). 2. Các bước cài đặt: Bước 1: Cấu hình BIOS Ở đây mình hướng dẫn các bạn cài đặt windows 7 bằng CD/DVD vậy để có thể cài đặt được Windows 7 bằng CD/DVD bạn cần phải thiết lập cho máy tính của bạn khởi động từ ổ đĩa CD hoặc DVD trước. Để làm được điều này, bạn cần phải vào BIOS để thiết lập lại. Để vào BIOS thì tuỳ thuộc và từng loại main của máy tính, thường thì bạn nhấn nút Del hoặc F2 để vào. Sau khi vào trong BIOS bạn sử dụng phím mũi tên trên bàn phím và di chuyển đến phần “Boot” trong BIOS, bạn lựa chọn cho máy tính của bạn khởi động từ CD hoặc DVD sau đó nhấn F10 để lưu cấu hình và thoát khỏi BIOS. Bước 2: Cho đĩa CD/DVD windows 7 vào máy và khởi động lại lúc này màn hình sẽ hiện lên dòng chữ Press any key to boot from CD… các bạn gõ 1 phím bắt kì để khởi động đĩa win. Màn hình khởi động cài đặt windows sẽ hiện lên như hình bên dưới…! Bước 3: Các bạn sẽ thấy xuất hiện màn hình cài đặt như hình bên dưới các bạn cứ để mặc định như vậy và click Next. Bước 4: ở bước này các bạn sẽ lựa chọn Install Now để cài đặt windows Màn hình Setup is staring… sẽ chạy để cài đặt win 7 Bước 5: Tại đây là bản quy định sử dụng windows 7 các bạn tick chuột vào ô I accept the license terms và click Next Bước 6: Lựa chọn kiểu cài đặt. Các bạn chọn Custom (Advanced)để cài đặt mới • Upgrade: Nâng cấp windows từ win vista….! • Custom (advanced): Cài đặt nâng cao thiết lập bản cài đặt mới cho windows 7. Bước 7: Lựa chọn Partition có Type là System sau đó nhấn Fomart để xoá bản win cũ bạn đã cài trước đó và click Next Click Drive options (advanced)để hiện ra cấu hính. các bạn sẽ thấy 3 lựa chọn • Delete: xoá ổ đĩa. • Format: định dạng lại ổ đĩa. • New: tạo mới ổ đĩa Bước 8: Sau khi xong bước 7 các bạn sẽ thấy màn hình cài đặt windows thực sự bắt đầu. các bạn đợi cho windows cài đặt sẽ phải mất vài phút…! Bước 9: Sau khi cài đặt xong màn hình sẽ xuất hiện thông báo Setup will contitnue after restarting your computer. Lúc này máy tính sẽ tự khởi động lại và Preparing cho lần sử dụng đầu tiên. Bước 10: Thiết lập quản trị người dùng, ở bước này các bạn nhập tên bất kì vào ô Type a user name (for example, John). (VD: TINHOC24H) Tiếp theo là thiết lập mật khẩu cho tên bạn đã điền ở bước trên. chỗ này có thể điền hoặc không…(Khuyến cáo không nên điền lỡ cài xong lại quên mất công cài lại). Click Next. Giải thích sơ cho mấy bạn về 3 ô này nhá. • Type a password (recommended): Điền mật khẩu. • Retype your password: Điền lại mật khẩu. • Type a password hint: Điền gợi ý để bạn có thể nhớ ra mật khẩu. Bước 11: Điền key windows 7 vào nếu bạn có sẵn key. Hoặc bỏ qua không điền lát nữa xem hướng dẫn crack windows 7 bên dưới. Bỏ dấu tick Automatically activate Windows when I’m online -> Click Next. Bước 12: Cấu hình tự động cập nhật. Khuyến cáo các bạn chọn Use recommended settings Bước 13: Hoàn thành bước 12 các bạn sẽ gặp màn hình cài đặt Time Zone. các bạn click vào nút thả xuống tìm chọn múi giờ +7 Hanoi. và click Next. Bước 14: Thiết lập kết nối mạng, ở đây mình lựa chọn Public network các bạn có thể lựa chọn Home network hoặc Work network sao cho phù hợp với Internet bạn đang sử dụng. Sau khi lựa chọn xong thiết lập kết nối mạng các bạn sẽ được Preparing desktopvà bạn có thể bắt đầu sử dụng windows 7. Tuy nhiên để sử dụng windows 7 các bạn cần phải cài đặt các Driver cần thiết cho máy tính của mình để có thể sử dụng. Việc cài đặt driver các bạn tự làm nha vì mỗi dòng máy có 1 driver khác nhau nên mình không thể hướng dẫn được. Bước 15: Crack Windows 7. 3b. Hướng Dẫn Cài Đặt Windows XP Bài viết này hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh cài đặt Windowns XP, giúp những bạn chưa một lần cài đặt cũng có thể dễ dàng thực hiện Bạn cần phải chuẩn bị: - Máy vi tính của bạn phải có ổ dĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM...) - Đã được thiết lập để có thể khởi động từ dĩa CD. (Xem hướng dẫn Thiết lập khởi động máy từ đĩa CD) - Đĩa CD Windows XP (Home, Professional...) và mã số kèm theo dĩa. Sau đây là các bước cài đặt Windows Các bạn bỏ dĩa WinXP vào ổ dĩa và để ý lúc boot sẽ có dòng chữ "Press any key to boot CD..." ở dưới cùng màn hình. Bạn bấm phím bất kỳ. Sau một hồi chờ đợi chương trình dò tìm các phần cứng trên máy, thì màn hình hiện lên như sau: Màn hình xanh thứ 2 hiện lên cho bạn 3 lựa chọn : - Dòng đầu có nghĩa : nhấn Enter để tiến hành cài đặt WinXP ngay bây giờ. - Nhấn R để sửa chữa bộ WinXP đang dùng bị lỗi file hệ thống. - Nhấn F3 để Quit (Thoát). Bạn nhấn Enter ! Màn hình xác nhận hiện ra, bạn nhấn F8 để xác nhận tôi đồng ý cài đặt (I agree) Tiếp theo, Windows sẽ yêu cầu bạn chọn ổ đĩa để cài đặt (nếu như máy bạn có 2 ổ đĩa trở lên). Nhấn Enter để xác nhận, rồi chọn ổ đĩa để cài đặt (thông thường ta chọn ổ C), tiếp tục nhấn Enter Windows sẽ yêu cầu định dạng (format) ổ đĩa vừa chọn. Có 2 chọn lựa đó là NTFS và FAT. Hiện giờ ổ đĩa dung lượng lớn nên dùng NTFS quản lý hiệu quả hơn cả, vì vậy các bạn nên chọn dòng trên cùng Sau khi bạn chọn, chương trình sẽ tiến hành định dạng ổ đĩa bạn chọn để cài Win và copy các tệp tin hệ thống: Sau khi copy xong máy sẽ khởi động lại, các bạn có thể nhấn Enter để khởi động lại ngay mà không cần chờ hết 10 giây Hãy đợi cho đến khi màn hình sau hiện lên và nhấn Next. Rồi điền đầy đủ các thông tin vào ô trống Tại đây điền thông tin về Tên và Tên cơ quan, rồi nhấn Next Tiếp theo, nhập thật chính xác CDkey mà bạn đã chuẩn bị ngay từ bước đầu vào 5 ô trống, rồi nhấn Next Tiếp tục, đặt tên cho máy tính của bạn, rồi nhấn Next Chỉnh giờ và chọn Time Zone, bạn ở Việt nam thì chọn Bangkok-Hanoi-Jakarta và nhấn Next Nếu bạn có card mạng thì chọn và làm như trong hình. Bây giờ bạn chờ việc cài đặt hoàn tất, (công đoạn này khá lâu tầm 15-20phut). Và khi cài đặt xong, màn hình Welcome của Windows sẽ hiện ra, nhấn Next để tiếp tục Gõ tên của bạn vào ô Your name, không được trùng với tên ở ô Name lúc trước, không có ký tự đặc biệt và không được dài quá 20 ký tự. Giờ thì nhấn Next và Finish là bạn đã hoàn thành việc cài đặt WindowsXP rồi đó Chúc các bạn cài đặt thành công !!! 4. Sửa một số lỗi cơ bản của máy tính: Một số bệnh cơ bản của PC và cách khắc phục! Hiện nay, máy tính đã trở thành 1 món đồ ko thể thiếu trong xã hội hiện đại, nó cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức, giải trí... và vô vàn điều kiện thuận lợi khác nữa! Tuy nhiên, việc bảo quản, bảo dưỡng máy tính lại là một vấn đề không hề đơn giản. Chính vì vậy, các lỗi máy tính về phần mềm cũng như phần cứng nảy sinh cũng là điều khó tránh khỏi?! Tại sao, mỗi ngày ở diễn đàn lại có hàng chục topic đề nghị giúp đỡ, phàn nàn về máy lỗi? Đó cũng chính là do sự thiếu thông tin trong việc bảo quản máy cũng như khắc phục sự cố khi gặp phải. Threat này tạo ra nhằm 1 múc đích, trợ giúp cho các bạn gặp phải hiện tượng lỗi máy có thêm cơ sở khắc phục cũng như giảm bớt phần nào hiện tượng post nhiều bài giống nhau, với cùng một câu hỏi! Chú ý: Đây chỉ là những lỗi cơ bản, thường hay gặp trên máy tính chứ ko phải lỗi cao thâm, ca khó chữa. Những bệnh khó các bạn nên tìm tới bệnh viện hoặc post bài để đc trợ giúp thêm. Cũng mong anh em góp ý thêm bài để lên #1. Mọi góp ý các bạn vui lòng comment tại đây, inbox cho mình hoặc pm: Y!M: tiensixoan FB: Tiến Sĩ Xoắn Gmail: tiensixoan@gmail *Bệnh 1: Tại sao máy luôn luôn hoạt động ở 100% CPU Usage mà ko giảm đi khi ko dùng chức năng gì? >Trả lời: Bệnh này có nhiều nguyên nhân, nhưng thông thường là do 2 file explorer.exe và svchost.exe gây ra. Các bạn bật tast manager lên thì sẽ thấy chúng luôn chiếm 1 lượng lớn CPU Usage. Nguyên nhân do xung đột phần mềm, các chương trình audio tồn tại trong máy hay do phần cứng trục trặc và nhất là Klite codec pack >Cách khắc phục: Đầu tiên, phải chú ý tới các bộ phận phần cứng. Lau chùi RAM, Quạt chíp, các cổng cáp, jack cắm,... trét keo cho CPU và cắm lại vào vị trí cũ. Tiếp theo, vào windows, dùng các phần mềm thông thường như Your Unin-staller để gỡ bỏ Flash player. Sau đó tới Klite code pack, các bạn làm theo hướng dẫn: 1, Vào start, chọn All Program > Chọn K-lite codec pack > Chọn Codec Tweak Tool > Chọn All Options rồi chọn Thumbnail settings. Rồi chọn tiếp. Sau đó Apply and Close. Restart máy, vào lại windows vào trang chủ Adobe cài lại Flash player *Bệnh 2: Tại sao máy chập chờn liên tục, hay bị giật giật nhất là lúc sử dụng ứng dụng nặng. Đôi khi tự động restart (tắt máy) hoặc bật máy load windows thì tự động khởi động lại. >Trả lời: Bệnh này cũng đc nhiều người hỏi thăm trên diễn đàn. Nguyên nhân thì vô kể, khắc phục thì lại hạn chế nên bạn xem cách nào áp dụng đc thì thử nhé! 1, Lỗi windows, cái này là thường hay gặp nhất. Đơn cử như lỗi chương trình Boot, Các file trong windows lủng củng hay hỏng n` dẫn đến hoạt động được trong windows thì cũng giật giật, đơ đơ. Cách giải quyết khá đơn giản là kiếm 1 file ghost tốt hay 1 đĩa windows ổn định đem ra và setups. 2, Lỗi Bad Hdd. Cái này lý giải cho hiện tượng vì sao windows bị lỗi, cài lại windows mà ko khắc phục được. Để biết chính xác thì dùng vài soft đơn giản check Bad HDD để đưa ra kết luận. Khả năng phải thay thế HDD nếu gặp lỗi này là rất cao vì rất khó khắc phục (cũng có thể cắt khoảng dung lượng bị bad ra nhưng nên đem thay cái khác nếu còn BH). 3, Lỏng cáp HDD dẫn đến tính hiệu truyền vào main mất ổn định, Lỏng fan CPU dẫn đến ko tản nhiệt đc cho CPU, cắm RAM lỏng… các lỗi tưởng như vô cùng đơn giản lại có n` người dính phải. Cách tốt nhất trước khi xem máy hỏng ở đâu nên xem các phần cứng có đc nguyên vẹn và lắp đúng cách hay ko. *Bệnh 3: Tại sao bật máy lên mà màn hình vẫn đen xì, ko hiển thị gì cả? >Trả lời: Bệnh này nằm ở phần cứng của các bạn. 1, RAM, trường hợp này là hay bị nhất. Thường thì RAM trong các PC bình thường ko có hệ thống tản nhiệt, lại phải đón nhận nhiệt tỏa ra từ Vga, CPU nên có thể hiểu tuổi thọ của RAM thường khá thấp, khó có thể ngang bằng với CPU hay Vga đc. Ở bệnh thứ 3 này, các bạn hãy tháo thanh RAM m` đang sử dụng ra, dùng Gôm, lau sạch chân mạ đồng của RAM rồi cắm lại (cách tốt nhất là cắm sang 1 máy khác) để xem, nếu RAM hoạt động bt thì có nghĩa nó vẫn còn ổn hoặc do khe RAM hay bộ phận nào khác trong máy. 2, CPU. Có thể nói Main và CPU là 2 thành phần bền bỉ nhất trong PC. Tuy nhiên khi mà CPU đã đui thì toàn bộ dàn máy coi như vô dụng. Cách duy nhất để test đó là lau chùi rồi cắm sang 1 máy tính khác cùng thông số để kiểm tra. 3, Vga. Nếu có Vga rời thì bạn cũng nên cắm nhờ máy ng` khác để test. Hoặc tháo nó ra và xem Vga onboard hoạt động máy có chạy lại bt hay ko? Nếu máy bt thì sự cố nằm chính ở Vga của bạn. 4, PSU. PSU ko đủ sức mạnh cung cấp cho dàn máy cũng là 1 nguyên nhân. Hoặc là dùng PSU noname, điện áp ko ổn định > Tuổi thọ của máy cũng sẽ giảm đi đáng kể. 5, Mainboard. Nếu check tất cả các phần trong máy, jack cắm đều ổn định thì Mainboard chính là bộ phận cuối cùng. Cái này ngoài bảo hành ra thì ít người có khả năng đọc – hiểu và sửa chữa các lỗi trên main. P/s: Ngoài ra các bạn phải xem xét chính xác xem m` có cắm đúng các jack cắm hay chưa? Có nhầm lẫn cũng dẫn đến máy ko thể bật đc đó nhé. *Bệnh 4: Tại sao trong máy thường xuyên phát ra tiếng kêu rẹt rẹt khi khởi động, 1 lúc thì hết? >Trả lời: Bệnh này đa phần là do khô dầu quạt chip của CPU hay quạt thông gió, chỉ cần tháo lắp quạt, bóc tấm tem trên nóc quạt chip, nhỏ 1 giọt dầu máy or dầu ăn vào là đc. Ngoài ra còn 1 số trường hợp do HDD, PSU nhưng cách khắc phục khá hạn chế hoặc k làm đc. Tấm tem Intel trên nóc quạt: *Bệnh 5: Tại sao máy thường rất nóng, đôi lúc lên đến 100*C? >Trả lời: Nguyên nhân khá đơn giản: Do keo tản nhiệt CPU của bạn bị khô hay do fan CPU lắp kênh or ko hoạt động. Bạn kiểm tra và bổ xung lại là ổn. *Bệnh 6: Tại sao USB cắm vào máy ko nhận? Tại sao cắm USB vào máy chỉ hiện có kết nối mà ko mở đc USB? >Trả lời: Bệnh này kể ra thì cũng có nhiều nguyên nhân từ dễ đến khó. Nhưng ở đây có 1 vài nguyên nhân đơn giản để các bạn khắc phục: 1, Nguyên nhân do jack USB của thiết bị cắm vào bị lung lay, lỏng lẻo do va đập hay gì đó… dẫn đến khi cắm USB vào PC tuy có tiếp xúc tiếp điện vào USB nhưng băng thông của USB đã bị giảm do ko khớp với cổng USB của máy > Máy chỉ phát hiện có thiết bị cắm vào nhưng ko xác định đc đó là gì. 2, Nguyên nhân do lỗi firmware của USB. Cái này các bạn lên trang chủ của hang update firmware vào USB là đc. 3, Đứt dây, cháy chip bên trong USB. Cái này thì ko rõ cách cứu chữa, nhưng mà cứu đc cũng k dùng đc bao lâu, tốt nhất là mua cái mới. 4, USB Hồ Cẩm Đào, dùng 1 thời gian lỗi te tua > Thay thế cái mới. 5, Khi mà cắm USB của m` vào máy khác thì đc mà PC của m` thì ko đc thì phải xem xét tới main và cổng USB trên máy. Có vài khả năng như chưa đấu jack USB với main ở các cổng trên case, cổng USB trên main bị va đập dẫn tới méo mó, mất tín hiệu, đứt mối hàn hay các mạch trên main > Ko nhận diện tín hiêu. Cái này thì phải bảo hành rồi *Bệnh 7: Cách bảo quản Pin Laptop thế nào? P/s: Tuy cái này ko phải là bệnh nhưng lại có khá n` người hỏi và thắc mắc về cái này nên m` sẽ góp thêm 1 số ý kiến về cách bảo quản pin laptop. >Trả lời: Thông thường, sẽ có nhiều người nói rằng khi cắm Adapter với Laptop thì nên rút pin ra, như thế sẽ tránh được hiện tượng pin mau chai. Nhưng xin thưa rằng cách này là 1 cách hoàn toàn sai lầm. Pin laptop có tác dụng như 1 cục kick điện (UPS), khi dòng điện lưới chập chờn, ko ổn định hay đột ngột bị cắt thì nguồn điện pin sẽ lập tức được sử dụng, bảo vệ cho máy tránh khỏi những trường hợp bất đắc kỳ tử. Các bạn thường hay cho rằng khi cắm pin + cắm adapter thì máy sẽ cùng lúc nhận điện từ nguồn AC, cùng lúc sạc cho pin dẫn đến nóng máy, pin mau chai. Nhưng yên tâm, hiện giờ đã có nhiều phần mềm quản lý tiến trình sử dụng or sạc pin cho laptop. Như Dell có Dell Quickset,… hay là phần mềm quản lý như Battery Care, các bạn có thể đọc thêm ở đây: 1 lời khuyên rằng hãy cắm pin vào máy, đừng quá ham bảo vệ pin để rồi die máy chưa die pin. Nên chỉnh trình quản lý pin ở dạng: Khi cắm AC thì sử dụng nguồn AC, ko sạc pin. Chỉ khi bạn tắt máy thì nguồn điện sẽ sạc cho pin của bạn. *Bệnh 8: Tại sao thời gian, ngày tháng trong máy sau mỗi lần bật máy đều sai lệch hoặc bị đẩy về năm 2002...2007,2008...? >Trả lời: Thời gian trong máy cũng như thông số trong BIOS được nuôi và chạy ngầm bởi 1 cục pin CMOS rất nhỏ hình tròn. Time sử dụng của loại pin này thường là 1,5-2 năm. Khi cục pin này cạn, ko còn khả năng nuôi BIOS thì tự khắc các thông số trở về thời gian đầu do nhà sản xuất nhập (DF). Cách khắc phục thì các bạn chi cần mua cục pin CMOS mới và lắp vào thay thế cho cục pin cũ. Giá ~5-10k 1 cục. *Bệnh 9: Tại sao ODD cắm vào máy nhưng ko nhận? Tại sao ODD ghi đc mà đọc ko được? >Trả lời: Bệnh của ODD (trả lời này áp dụng phần lớn cho ODD S.ATA) cũng là 1 trong những bệnh thường gặp của PC, ODD thường ổn định, nhưng lại hay gặp trục trặc từ năm thứ 2-3 khi sử dụng. >>PC ko nhận ODD: Nguyên nhân thì có 1 vài trường hợp sau: - Cắm cáp SATA lỏng lẻo, đứt dây bên trong vỏ caosu của dây cáp: Trường hợp cắm lại jack SATA nhưng ko khắc phục đc gì thì ta nên đổi sang 1 dây SATA khác và cắm thật khít vào cổng SATA trên mainboard. - Do cổng jack SATA bị lão hóa, bị biến dạng do các tác nhân vật lý (kể cả mainboard, ODD lẫn dây cáp). Khắc phục trường hợp này ko dễ, dây cáp SATA thì có thể thay thế, tuy nhiên mainboard thì lại là vấn đề khác, nếu như ko còn cổng S.ATA nào khác để thay thế thì bắt buộc các bạn phải mang đi bảo hành. - Ngoài ra thì còn các trường hợp như ODD die, hỏng mạch trong ODD dù vẫn hiện đèn báo, mainboard hỏng... nhưng lỗi này thuộc về trường hợp khó, nên đem BH, ko nhắc tới ở đây. >>ODD ghi được nhưng ko đọc được: Lỗi này đa phần thuộc về mắt đọc của ODD. Nếu máy còn BH thì mang đi kiểm tra, còn hết BH thì các bạn có thể nhẹ nhàng tháo lắp ODD để dùng khăn mềm lau chùi cho mắt đọc. Nguyên nhân lắm lúc đơn giản chỉ do bụi bám vào mắt đọc, khiến nó ko hoạt động theo ý muốn. *Bệnh 10: Tại sao máy đã cắm vga rời rồi mà lại chạy chậm hơn lúc chạy Onboard? Tại sao khi chơi game với Vga rời lại còn khó chịu hơn chơi trên Onboard? (Chú ý: Phải cài Driver trước khi xem xét mọi vấn đề trên Vga) >Trả lời: Nguyên nhân đa phần nằm ở sự tương thích giữa CPU - Main - Vga. Ngoài ra đó còn nằm ở bản thân chiếc vga đó. Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng cứ là Vga rời thì đều vip hơn, ngon hơn vga onboard. Nhưng đừng lầm tưởng! Các dòng Onboard mới, tích hợp trên các dòng Core i SB mới mà Intel cho ra đời đc coi là nỗ lực vượt bậc của Intel trên loại Vga onboard này. Sức mạnh của nó tuy ko phải là mạnh nhưng cũng đủ sức cạnh tranh với các dòng Vga rời huyền thoại như 9400GT. Trở lại nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng trên, chúng ta hãy xem xét: Các bạn đang dùng Vga gì? Chip CPU gì? và cả PSU gì nữa? >>Khi lắp Vga mới vào máy, ngoài chuyện cài Driver ra, các bạn phải xem PSU của mình có chịu đc sức mạnh của Vga đó hay ko? Ví dụ như dùng PSU noname, điện áp ko ổn định, đã vậy còn lắp thêm các dòng Vga tiêu tốn điện tới 150W hoặc hơn ở các dòng mới thì việc dùng PSU noname hoàn toàn ko ổn. Nó có thể gây ra hiện tượng co giật của máy hoặc tắc bụp, sụt nguồn, chập cháy hệ thống lúc nào mà ko hay! >>Tiếp tới, dùng vga vip như HD6850, GTX460, HD6990... mà lại đi cùng với 1 em CPU lởm khởm Pentium 4, Celeron, thậm chí là Dual Core, C2D, Core i thấp cấp, ko tương xứng với hiệu năng của Vga. Điều này quả thật làm hệ thống của bạn bất ổn. Khi Vga xử lý quá nhanh, dồn cục tín hiệu về phía con CPU yếu đuối sẽ gây lên hiện trạng Nghẽn cổ chai cho toàn hệ thống, làm giảm hiệu năng xử lý. P/s: Lời khuyên cho anh em. Khi xin tư vấn mua Vga, vui lòng cung cấp toàn bộ thông tin hệ thống, từ Main, CPU tới PSU và số tiền bạn có. Như vậy sẽ thuận tiện hơn cho mọi người tư vấn cho các bạn 1 chiếc Vga phù hợp nhất. >>Ngoài ra, cũng cần phải xét tới các vga bạn mua là gì? Như đã nói ở trên, các bạn thường hay xem thường vga onboard mà nhắm tới các dòng vga rời giá rẻ, tầm trung để lấy chữ "rời" và tin tưởng rằng nó sẽ tốt hơn vga onboard các bạn đang dùng. Nhưng sự thật thì ko phải thế, Vga có phân làm nhiều loại, và khi các bạn mua vga mà ko biết thông số của nó thì sẽ đem lại điều thất vọng khôn lường. Vga có nhiều điều cần chú ý, từ phân cấp Chip GPU, cho tới Badwith, GDDR và dung lượng Vga. Điều này đã đc sắp xếp thứ tự cần xem xét trước khi mua. Các bạn thường nhầm lẫn rằng VRam càng to thì Vga càng khỏe, nhưng thật ra có chiếc Vga dung lượng chỉ 512MB nhưng chất lượng chip Vga tốt thì nó còn khỏe hơn chiếc Vga 3-4GB mà chip cùi. Đôi khi các bạn mua phải 1 chiếc Vga VRAM to, nhưng Chip GPU thì cùi cộng với cái badwith 64bits thì gần như khó có thể chơi các game hiện tại. Còn xem Videos thì Onboard cũng có thể thực hiện rồi! P/s: Mua Vga thì nên chú ý: Chip GPU > Badwith (nên lấy loại 128bits++) > GDDR > Điện năng tiêu thụ (Để xem PSU có chịu đc hay ko) > Cuối cùng mới tới VRAM, dung lượng Card. *Bệnh 11: Tại sao nhà đã có đăng ký sử dụng ADSL, modem đầy đủ mà ko thể vào được Internet? >Trả lời: Mỗi modem mua về đều có quy trình xử lý riêng của nó để định hướng đường mạng cũng như Acc quản lý modem đó trên đường dây chủ của nhà cung cấp mạng (Cái để nhà cung cấp quy định băng thông của gói cước đăng ký). Nếu như vì 1 lý do bất cẩn nào đó, bạn vô tình restart modem hay thay modem thì việc các bạn cần làm là cài đặt lại cấu hình cho Modem đó để có thể nhận đc đường truyền cho máy tính (Áp dụng cho modem TP-Link do VNPT cung cấp): Đầu tiên, các bạn vào 1 trình duyệt web nào đó và gõ "192.168.1.1" Enter, bảng kê ID và pass hiện ra, thông thường ở mặc định id và pass sẽ là "admin - admin", bạn nhập vào và Enter. Chọn vào Quick Start: Sau đó chọn Run Wizard: Một bảng biểu hiện ra các bạn chọn next: Tiếp tới là bảng Time Zone, cái này tùy chọn, nhưng nên để múi giờ GMT +7 của VN mình, sau đó ấn next: Tiếp tới, Quick Start - ISP Connection Type, Cái này tùy thuộc vào đường mạng của các bạn mà tùy chọn, nhưng thông thường là ở "PPPoE/PPPoA", cái này các bạn có thể gọi điện lên tổng đài để rõ hơn về đường mạng m` sử dụng để chọn cho chính xác, của m` là PPPoE/PPPoA: Tiếp tới là setups cho PPPoE/PPPoA: Mục Id và pass, các bạn có thể lấy hợp đồng của m` ra và nhìn Username và pass, nhà cung cấp mạng khi làm hợp đồng sẽ cung cấp cho bạn cái này. VPI và VCI, 2 mục này các bạn phải gọi điện hỏi tổng đài để rõ địa phương m` sử dụng là bao nhiêu để điền vào cho chính xác. Mục cuối để nguyên: Cuối cùng là Save lại setups của các bạn, có thể trong lúc cài đặt các modem khác nhau sẽ ra các bảng biểu khác nhau nên đừng áp đặt bài này của m` mà làm giống y hệt nhé! Tốt nhất nên gọi nhân viên tổng đài xuống làm việc giúp các bạn sẽ chính xác hơn nhiều. Ấn Next để kết thúc cài đặt, Back để quay lại sửa đổi và Exit để thoát: *Bệnh 12: Tại sao máy cứ ở chỗ màn hình đen mới khởi động (load phần cứng) mà ko thể nào vào windows? >Trả lời: Bệnh này xác định nguyên nhân thì 99% ko phải do phần mềm, 1% thì chưa biết có ai tìm ra chưa? Các bạn có thể nhìn vào màn hình đen đó để xác định xem thành phần nào đã đc load rồi và thành phần nào chưa loading đc để xác định xem bộ phận nào trong máy khiến cho nó ko hoạt động. Như các bạn đã thấy trong tấm hình: Main Asus load xong, CPU C2Q Q6600 đã nhận, RAM 4GB Dual Chanel, Keyboard, mouse, hub... qua Usb cũng nhận ok. >>Vậy, còn HDD (Hard disk driver) và ODD (ổ CD/DVD) đâu? Ta chưa thấy nó load đc? À, lỗi có thể là đây rồi! Các bạn hãy kiểm tra xem ODD hay HDD của m` có còn ổn định hay ko? Cách tốt nhất là tháo ổ ODD ra và chạy duy nhất với HDD. Nếu HDD ko chạy thì... coi như ta đã tìm ra vấn đề hoặc với ODD cũng tương tự. Tuy nhiên, các bạn cũng chớ nên lạm dụng cách này. Vì, có thể thấy Main ko nhận, CPU ko nhận hay RAM ko load đc thì tất nhiên PC cũng ko khởi động được. Thường nó áp dụng cho HDD và ODD thôi nhé. Lắm lúc set jump ổ IDE nhầm cũng khiến máy ko load đc. B. CÁCH LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH: Lắp đặt mạng điện trong nhà an toàn 07:00 | 22/03/2013 Mạng điện là yếu tố chi phối việc sử dụng các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Ngay từ khi bắt đầu thiết kế, xây dựng, thì việc chuẩn bị, lên kế hoạch lắp đặt hệ thống điện là rất cần thiết để đảm bảo yếu tố: An toàn, thẩm mĩ và tiết kiệm cho ngôi nhà. Dù nổi hay chìm… Lắp đặt mạng điện trong gia đình hiện nay chủ yếu sử dụng hai phương pháp là đi dây nổi và đi dây chìm (dây ngầm). Vì mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, các gia đình nên lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm chi phí. Đi dây nổi là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt và ốp lên bề mặt tường, trần nhà. Từ đó đường dây được dẫn từ mạng điện bên ngoài vào trong nhà và phân chia tới các phòng. Đường dây nổi có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà được xây dựng hoàn tất. Phương pháp đi dây chìm (dây ngầm) lại sử dụng các đường ống dẫn và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó tới các khu vực khác nhau. Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó. Phương pháp lắp đặt mạng điện ngầm (Ảnh minh họa) …An toàn phải đi đầu Việc lắp đặt mạng điện trong nhà cần đảm bảo tính an toàn cao nhất vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trong gia đình cũng như khu dân cư trong khu vực. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các gia đình nên lựa chọn cách lắp đặt phù hợp để vừa an toàn, tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ và hiệu suất sử dụng tốt nhất. Mạng điện ngầm cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng, lưu giữ sơ đồ này để thuận lợi cho việc sửa chữa, nâng cấp và lắp đặt thiết bị về sau. Bên cạnh đó, vì đi dây dưới đất, đi ngầm trong tường nên cần chọn những ống bảo vệ bằng vật liệu chống cháy, nổ, thấm nước. Khi lắp dây điện ngầm nên tính toán phần dây điện dự trữ, điều này tránh được việc khi cần di chuyển thiết bị thêm một khoảng cách nhỏ thì không cần nối thêm dây. Ngoài ra, khi có sự cố cần cắt bỏ một phần đầu dây dẫn thì vẫn còn phần dây dự trữ. Với mạng điện nổi, cần tính toán vị trí đi dây ở vị trí cao, tránh bị ảnh hưởng, va chạm bởi sinh hoạt của con người. Ngoài ra, đường dây điện nổi không nên lắp đặt ở những nơi ẩm thấp, gần nguồn nước, nếu thấy đường dây bị dập, vỡ, phải ngay lập tức thay thế và hoàn thiện để đảm bảo an toàn. ÐI DÂY NỔI Ưu điểm: - Chi phí lắp đặt không quá lớn - Tiện lợi cho sửa chữa, khắc phục sự cố - Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm, bớt) đường dây để phù hợp với nhu cầu gia đình. - Không cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng Nhược điểm: - Tính thẩm mĩ không cao - Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng ÐI DÂY CHÌM Ưu điểm: - Tiết kiệm không gian, tăng thêm vẻ đẹp, yếu tố thẩm mĩ - Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài Nhược điểm - Chi phí lắp đặt cao - Cần thiết kế trước sơ đồ lắp đặt trước khi xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện - Việc sửa chữa, khắc phục sự cố có phần phức tạp NÊN - Sử dụng dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng (có nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ cho phép sử dụng, đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường). - Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện (1 aptomat tổng và các aptomat riêng cho từng phòng) - Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả đối với các ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ. KHÔNG NÊN - Lắp đặt mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện. - Lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet… - Lắp đặt đường dây mà không có các đường ống bảo vệ.
Posted on: Sun, 16 Jun 2013 04:23:50 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015