CHƯƠNG 1: Câu 1: Kim loại có tính chất khác nhau là - TopicsExpress



          

CHƯƠNG 1: Câu 1: Kim loại có tính chất khác nhau là do đâu. Câu 2: Các kiểu ô cơ bản cuả mạng tinh thể kim loại. Câu 3 : Tính thù hình kim loại. Câu 4 : Định nghĩa tính chống ăn mòn kim loại. Câu 5 : Tính chất cơ học của kim loại. Câu 6 : Tính rèn của kim loại. Câu 7 : Tính đúc của kim loại. Câu 8 : Phương pháp thử kéo kim loại. Câu 9 : Phương pháp thử độ cứng kim loại. Câu 10 : Mục đích việc thử độ dai va đập của kim loại. Câu 11 : Sự dãn nở của kim loại khi tác dụng nhiệt. Câu 12 : Tính dẫn nhiệt của những kim loại khác nhau sẽ như thế nào. Câu 13 : Định nghĩa điểm nóng chảy của kim loại. Câu 14 : Định nghĩa độ dãn dài tương đối của kim loại. Câu 15 : Định nghĩa độ cứng của kim loại. Câu 16 : Định nghĩa tính hàn của kim loại. Câu 17 : Nhiệt độ kết tinh và biểu đồ kết tinh của kim loại. Câu 18 : Mục đích phương pháp đánh giá độ bền kéo. Câu 19 : Đơn vị đo độ cứng theo phương pháp Brinen và Rốcven. Câu 20 : Khi chọn vật liệu kim loại cho việc sử dụng và chế tạo thì dựa vào đâu. CHƯƠNG 2: Câu 21 : Tỉ lệ Cácbon trong thành phần của gang . Câu 22 : Tính chất của gang so với thép. Câu 23 : Đặc điểm cơ tính của gang. Câu 24 : Thành phần thép không gỉ đặc biệt tốt có chứa nguyên tố hợp kim nào. Câu 25 : Định nghĩa hợp kim. Câu 26 : Thành phần cơ bản của thép. Câu 27 : Cấu tạo của hợp kim. Câu 28 : Cách phân biệt kim loại đen và kim loại màu. Câu 29 : Tính chất của gang trắng. Câu 30 : Công dụng của gang trắng. Câu 31 : Ý nghĩa ký hiệu gang dẻo. Câu 32 : Ý nghĩa ký hiệu gang xám. Câu 33 : Tính chất của gang cầu. Câu 34 : Nhận biết ký hiệu thép cácbon dụng cụ. Câu 35 : Nhận biết ký hiệu thép hợp kim. Câu 36 : Nhận biết ký hiệu gang cầu. Câu 37 : Nhận biết ký hiệu hợp kim cứng. Câu 38 : Gang biến tính có nguồn gốc từ gang nào. Câu 39 : Thép không gỉ thuộc loại thép nào. Câu 40 : Khái niệm, công dụng của hợp kim cứng gốm khoáng vật. CHƯƠNG 3: Câu 41 : Định nghĩa kim loại màu. Câu 42 : Đặc điểm , tính chất của kim loại màu. Câu 43 : Do đâu nhôm có khả năng chống lại hiện tượng ăn mòn bề mặt. Câu 44 : Phân loại hợp kim nhôm. Câu 45 : Thành phần hợp kim nhôm Đura. Câu 46 : Thành phần hợp kim nhôm Silumin. Câu 47 : Đồng có thể gia công áp lực ở trạng thái nào. Câu 48 : Trong điều kiện nào đồng bị oxy hoá mạnh hơn sắt và thép. Câu 49 : Khái niệm và thành phần của đồng thau. Câu 50 : Những nguyên tố hợp kim có thể pha vào đồng thanh. Câu 51 : Nhận biết ý nghĩa ký hiệu đồng thau- ví dụ : LNi 50-25 . Câu 52 : Nhận biết ý nghĩa ký hiệu đồng thanh- ví dụ : BrSnP 10-1 . Câu 53 : Khái niệm, tính chất của kẽm. Câu 54 : Khái niệm, tính chất của chì. Câu 55 : Nhiệt độ nóng chảy của đồng đỏ. Câu 56 : Nhận biết ý nghĩa ký hiệu nhôm nguyên chất – ví dụ : A85. Câu 57 : Nhận biết ý nghĩa ký hiệu hợp kim nhôm – ví dụ : AlCu4Mg2 Câu 58 : Công dụng chính của hợp kim đỡ sát trong ngành cơ khí. Câu 59 : Những loại hợp kim đỡ sát dùng trong chế tạo cơ khí. Câu 60 : Hợp kim đỡ sát dùng cho chi tiết nằm sâu bên trong máy thuờng dùng loại nào. CHƯƠNG 4: Câu 61: Những đặc tính chung của chất dẻo . Câu 62: Tính chất của chất dẻo nhiệt rắn . Câu 63: Những loại chất dẻo nhiệt rắn dùng để chế tạo chi tiết máy . Câu 64: Những loại chất dẻo nhiệt dẻo dùng cho thực phẩm,y tế. Câu 65: Những tính chất chung của cao su. Câu 66: Tính chất của cao su khi lưu hoá với hàm lượng lưu huỳnh lớn. Câu 67: Những loại cao su được dùng cho công nghiệp điện kỹ thuật. Câu 68: Những vật liệu thuộc nhóm vật liệu Ceramic. Câu 69: Khái niệm về vật liệu composit. Câu 70: Những ví dụ về vật liệu composit cốt hạt. Câu 71: Công dụng của composit cốt sợi . Câu 72 : Những nguyên liệu chế tạo dầu nhờn dùng cho cơ khí. Câu 73 : Những chất phụ gia cho vào dầu nhờn. Câu 74 : Mục đích cho chất phụ gia vào trong dầu nhờn . Câu 75 : Cách chế tạo mỡ bơi trơn . Câu 76 : Những thành phần có trong mỡ bơi trơn. Câu 77 : Những phương pháp giúp gỗ cách điện tốt. Câu 78: Những khái niệm về cơ tính của gỗ. Câu 79: Theo cách phân loại cuả Việt Nam, gỗ có mấy nhóm. PHẦN2 : CNKL CHƯƠNG 5: Câu 1: Đặc điểm phương pháp gia công Đúc. Câu 2: Yêu cầu đối với vật liệu kim loại đúc. Câu 3 : Công dụng của mẫu và hộp lõi trong phương pháp đúc. Câu 4 : Cách nào để tăng cường độ cứng vững của lõi trong khuôn đúc. Câu 5 : Những màu sơn dùng để sơn mẫu và công dụng của nó. Câu 6 : Thành phần của hỗn hợp làm khuôn và làm lõi. Câu 7 : Các yêu cầu cần có của hỗn hợp làm khuôn và lõi. Câu 8 : Đặc điểm phương pháp làm khuôn bằng máy trong gia công đúc. Câu 9 : Công dụng của hệ thống rót, đậu ngót và vị trí trí đặt đậu hơi trong khuôn đúc. Câu 10 : Tác dụng của chất trợ dung trong mẻ liệu nấu kim loại. Câu 11 : Tại sao phải kẹp chặt khuôn khi rót kim loại. Câu 12 : So sánh tính đúc của gang và thép. Câu 13 : Nhược điểm của phương pháp đúc bằng khuôn kim loại. Câu 14 : Các sản phẩm được tạo ra từ phương pháp đúc ly tâm. Câu 15 : Ưu điểm của phương pháp đúc bằng áp lực. Câu 16 : Vật liệu dùng chế tạo mẫu trong phương pháp đúc bằng mẫu chảy. CHƯƠNG 6: Câu 17 : Vật liệu kim loại sau khi gia công áp lực sẽ như thế nào. Câu 18 : Đặc điểm của phương pháp gia công áp lực. Câu 19 : Đặc điểm của vật liệu khi gia công nguội bằng phương pháp gia công áp lực. Câu 20 : Đặc điểm của vật liệu khi gia công nóng bằng phương pháp gia công áp lực.. Câu 21 : Đặc điểm tổ chức của kim loại khi gia công áp lực . Câu 22 : Cách gia công kim loại khi có cấu tạo dạng thớ. Câu 23 : Ảnh hưởng phôi qúa nhiệt, bị cháy, bị oxy hoá và nứt khi gia công áp lực. Câu 24 : Đặc điểm của phương pháp cán; cán nóng và cán nguội trong gia công áp lực . Câu 25 : Các loại sản phẩm từ phương pháp cán. Câu 26 : Đặc điểm của phương pháp kéo kim loại. Câu 27 : Cấu tạo của khuôn kéo. Câu 28 : Đặc điểm của phương pháp ép kim loại. Câu 29 : Đặc điểm của phương pháp dập thể tích đối với kim loại . Câu 30 : Đặc điểm của phương pháp dập tấm đối với kim loại. CHƯƠNG 7: Câu 31 : P/pháp hàn tiết kiệm bao nhiêu phần trăm k.loại so với p/pháp kết nối khác. Câu 32 : Đặc điểm của phương pháp hàn nóng chảy. Câu 33 : Các phuơng pháp hàn của nhóm hàn hồ quang trong mơi trường khí bảo vệ. Câu 34 : Trạng thái nung kim loại trong hàn áp lực. Câu 35 : Các p/pháp hàn được sử dụng trong hàn điện; hàn cơ học và hàn hoá học. Câu 36 : Sự phát sinh hồ quang điện trong hàn hồ quang. Câu 37 : Nhiệt độ của ngọn lửa hồ quang điện. Câu 38 : P/pháp hàn nào mà nhiệt lượng hồ quang tập trung trên 1 điểm của vật hàn . Câu 39 : Nguyên lý hàn điện tiếp xúc. Câu 40 : Đặc điểm phương pháp hàn điện tiếp xúc. Câu 41 : Các loại chất khí dùng trong hàn khí . Câu 42 : Những yếu tố phụ thuộc chất lượng mối hàn khí. Câu 43 : Khái niệm và đặc điểm của hàn trái và hàn phải trong hàn khí. Câu 44 : Muốn thay vỏ bình trong hàn khí thì làm cách nào nhận biết khi cần thay. Câu 45 : Các phương pháp kiểm tra mối hàn. Câu 46 : Cấu tạo mỏ cắt kim loại bằng khí. Câu 47 : Đặc điểm của phương pháp hàn vẩy. Câu 48 : Những khuyết tật bên ngoài của mối hàn. CHƯƠNG 8: Câu 49 : Đặc điểm của p/pháp gia công k.loại bằng cắt gọt với các phương pháp khác. Câu 50 : Cấp độ chính xác và độ nhẵn của các phương pháp cắt gọt kim loại. Câu 51 : Công dụng của các mặt; lưỡi cắt và góc dao ở đầu dao tiện . Câu 52 : Ý nghĩa của thông số dùng trong cắt gọt kim loại ( V, S, t) . Câu 53 : Dung dịch làm trơn nguội sử dụng cho vật liệu nào khi gia công tiện. Câu 54 : Công dụng gia công của máy phay và máy bào ( dạng sản phẩm ). Câu 55 : Công dụng của phương pháp doa. Câu 56 : Công dụng của phương pháp khoan và tarô trên máy khoan. Câu 57 : Đặc điểm lưỡi cắt ở đá mài và những chú ý khi lắp đá mài. Câu 58 : Ý nghĩa ký hiệu máy bào. Câu 59 : Khái niệm về phay thuận, phay nghịch và công dụng các loại dao phay. Câu 60 : Theo suy nghĩ của bạn: dũa cắt gọt được nhờ vào đâu .
Posted on: Sat, 19 Oct 2013 10:02:26 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015