Chủ quyền biển đảo: VỀ CÔNG HÀM 1958 (Dành cho - TopicsExpress



          

Chủ quyền biển đảo: VỀ CÔNG HÀM 1958 (Dành cho những người yêu nước và cả những kẻ..dốt ra vẻ hiểu biết) Năm 1958, trước viễn cảnh bị Đài Loan có Mỹ giúp sức lấn lướt trên biển, Trung Quốc vội đưa ra Tuyên bố về hải phận 12 hai lý (phù hợp luật biển quốc tế). Việt Nam đã có công hàm trả lời về việc này, và nay những kẻ chống phá dựa vào đó để xuyên tạc, vu khống. Một số người do thiếu thông tin nên cũng còn mơ hồ. Nay, cùng các bạn chia sẻ thông tin về công hàm này: ===== Trước tiên, cần khẳng định công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký là một cái bẫy ngoại giao tài tình, tring điều kiện ta cần tranh thủ TQ để thống nhất đất nước. Là cái bẫy bởi lẽ: Thứ nhất, trong Công hàm gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1958 không nhắc đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thứ hai: Trong Công hàm này chỉ công nhận hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý, điều này thể hiện rất rõ trong Công hàm. Thứ ba: hiến pháp Việt Nam DCCH năm 1946 quy định chính phủ gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng và nội các. Như vậy, Thủ tướng không phải người đứng đầu chính phủ, càng không thể quyết định về lãnh thổ, đó là việc của Quốc Hội. Mặt khác, công hàm không hề đúng thể thức, khi không gửi cho Chính phủ TQ và gửi ông..đổng lý! Thứ tư, ngày ký công hàm là ngày Chủ nhật! không PAGE ngày làm việc của Chính phủ. Và trong các tài liệu lưu trữ, kể cả nhật ký làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đứng đầu Nhà nước và Chính phủ) cung không hề có nội dung làm việc vào ngày này. Thứ năm: Năm 1958 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn thuộc sự quản lý của nhà nước Việt Nam Cộng hòa, không phải nằm trong sự quản lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến thang 1/1974 chính Việt Nam Cộng hòa đã để quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Khi đó, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam đã ra thông cáo cực lực phản đối hành động xâm chiếm của Trung Quốc. ===== Những kẻ trí thức rởm đang xuyên tạc kia có biết không: Hải lý quốc tế được xác định bởi Hội nghị Thủy văn bất thường quốc tế đầu tiên, Monaco (1929) là chính xác 1852 mét. Đây là định nghĩa duy nhất trong hiện trạng sử dụng rộng rãi, và là một trong những được chấp nhận bởi Tổ chức Thủy văn quốc tế và Văn phòng quốc tế về Cân nặng và Đo lường (BIPM). Trước năm 1929, các quốc gia khác nhau có định nghĩa khác nhau, và Liên Xô, Anh Quốc và Hoa Kỳ đã không chấp nhận các giá trị quốc tế. Vậy thì thử tính xem: 12 X 1852 mét = bao nhiêu.?. Mà thưa các nhà dân chủ rởm”: quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách đảo Hải Nam Trung Quốc là 230 hải lý, vậy tức là nó gấp 19 lần số hải lý mà được nêu trong Công hàm năm 1958 của đồng chí Phạm Văn Đồng. ===== Xin được cung cấp thêm thông tin cho bạn bè và tất cả những ai quan tâm cùng tham khảo, và chia sẻ cho đồng bào hiểu thêm. Còn với những kẻ dốt thích nói..sử, xin lỗi phải dùng đúng từ đó: biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe! Còn có giỏi, thì ra biển đi, cùng ngư dân ra bám biển!
Posted on: Tue, 12 Nov 2013 08:32:08 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015