“Cánh cửa” xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đã - TopicsExpress



          

“Cánh cửa” xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đã mở Bộ LĐTB&XH Việt Nam và Bộ Lao động (LĐ) và Việc làm Hàn Quốc vừa ký kết Thỏa thuận về việc tiếp tục thực hiện quy trình đưa người lao động (NLĐ) sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (VL). Đây được xem là tín hiệu tích cực cho thị trường xuất khẩu lao động những tháng cuối năm nay. NLĐ nộp hồ sơ thi chứng chỉ tiếng Hàn Cơ hội cho hơn 12.000 lao động Theo bản thỏa thuận, hai bên sẽ đàm phán để có thể sớm ký kết Bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử LĐ sang Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm” quy định về quy trình, thủ tục đưa NLĐ đã đủ điều kiện tiếng Hàn từ tháng 12-2011 để giới thiệu cho chủ sử dụng LĐ Hàn Quốc và LĐ về nước đúng hạn được trở lại Hàn Quốc làm việc. Cụ thể, những LĐ đã đỗ các kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn theo EPS (gọi tắt là kiểm tra EPS-TOPIK) vào tháng 12-2011 và tháng 8-2012 thì giá trị của chứng chỉ EPS-TOPIK của họ sẽ tiếp tục có hiệu lực và sẽ được giới thiệu với người sử dụng LĐ để lựa chọn tiếp nhận sang LV tại Hàn Quốc…. Nếu bản ghi nhớ đặc biệt này được ký trong năm 2013 sẽ tạo thêm cơ hội cho hơn 12.000 LĐ sang Hàn Quốc LV. Đây là những NLĐ đã đáp đứng đủ các điều kiện để được giới thiệu với chủ sử dụng LĐ lựa chọn. Để có được bản thỏa thuận này, đại diện Cục Quản lý LĐ ngoài nước cho biết: Bộ đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, vận động, tuyên truyền trong nước và tại nhiều tỉnh của Hàn Quốc có đông LĐ Việt Nam đang LV, như: Suwon, Uijeongbu, Daegu, Ansan, Incheon, và Cheonan; gần đây nhất là việc Thủ tướng đã có quyết định cho thí điểm ký Quỹ 100 triệu đồng đối với NLĐ đi LV tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS và nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực LĐ, áp dụng mức phạt 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức. Tới đây, một loạt những chính sách này sẽ được triển khai, theo đó sẽ hạn chế được tình trạng NLĐ bỏ trốn bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tại buổi hội đàm giữa hai Bộ trưởng, Bộ trưởng LĐ và Việc làm Hàn Quốc cho biết: Phía Hàn Quốc ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực cũng như hiệu quả của các giải pháp mà phía Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua nhằm làm giảm số lượng LĐ Việt Nam hết hạn hợp đồng, không về nước mà ở lại cư trú và LV bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Đồng thời, khẳng định phía Hàn Quốc tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam trong việc thúc đẩy triển khai chương trình hợp tác đưa LĐ sang Hàn Quốc. Nhanh chóng triển khai chế tài mới Liên quan đến việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với NLĐ đi LV tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho LĐ nước ngoài của Hàn Quốc (EPS), đại diện Bộ LĐTB&XH cho biết: Liên Bộ LĐTB&XH, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang gấp rút lấy ý kiến hoàn thiện Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc này. Mọi việc phải gấp rút bởi nếu chúng ta thể hiện được nỗ lực, cơ hội sang LV tại Hàn Quốc có thể mở ra ngay trong năm 2013 đối với 4.800 người, góp phần giải tỏa nỗi lo lắng của gần 15.000 người LĐ Việt Nam (gồm 12.000 người đã thi chứng chỉ tiếng Hàn từ năm 2011, người đã LV tại Hàn Quốc có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc LV và 3.000 LĐ nghèo) đang mong muốn sang Hàn Quốc LV. Để sớm thúc đẩy Hàn Quốc ký với Việt Nam Bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử LĐ sang Hàn Quốc, ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý LĐ ngoài nước cho biết: Các bộ phận chuyên môn của Cục đang tích cực xây dựng các quy trình LV để cụ thể hóa các chính sách, giải pháp mà Việt Nam đã cam kết trong việc giảm tỷ lệ LĐ bỏ trốn tại Hàn Quốc. Tại buổi hội đàm với Bộ trưởng LĐ và Việc làm Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Trong tháng 10 tới đây, Văn phòng Quản lý LĐ Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ chính thức được khai trương. Việc thiết lập Văn phòng nhằm quản lý cũng như giám sát chặt chẽ LĐ Việt Nam LV tại Hàn Quốc. Với những nỗ lực và giải pháp trên thì việc hi vọng mở lại thị trường Hàn Quốc đối với hơn 12.000 LĐ Việt Nam đã thi chứng chỉ không còn quá xa. Tuy nhiên, làm sao để lấy lại được hình ảnh đẹp trong mắt doanh nghiệp bạn thì rất cần ý thức của mỗi NLĐ khi đi xuất khẩu lao động. Kết quả nghiên cứu gần đây của Bộ LĐ và Việc làm Hàn Quốc cho thấy, doanh nghiệp Hàn Quốc ưa chuộng lao động Indonexia, Philippin hơn LĐ Việt Nam. Nguyên nhân có nhiều, song trong đó do ý thức tuân thủ pháp luật của LĐ Việt Nam còn hạn chế. Chế tài đã có, đã đến lúc ngành chức năng phải kiên quyết đưa những chế tài vào đời sống, có như thế mới không còn xảy ra tình trạng con sâu làm rầu nồi canh” như hiện nay. Nguồn: Tổng Hợp
Posted on: Thu, 24 Oct 2013 10:39:16 +0000

Trending Topics




© 2015