[GÓC HỎI ĐÁP] - Hôn nhân đồng tính và luật di trú - TopicsExpress



          

[GÓC HỎI ĐÁP] - Hôn nhân đồng tính và luật di trú Hoa Kỳ - dieuthuvicuatinhyeu…@gmail Tôi là một người đồng tính nam! Năm nay tôi 27 tuổi và người yêu tôi 43 tuổi. Anh ấy là công dân Mỹ đang định cư tại Mỹ và đang muốn đưa tôi qua Mỹ để chung sống và kết hôn. Vậy xin cho tôi hỏi chúng tôi phải làm những thủ tục giấy tờ gì để có thể đưa tôi qua Mỹ chung sống? Xin chân thành cảm ơn. Nguyễn Quý Dũng ======================== Chào bạn Nguyễn Quý Dũng và quý độc giả thân mến, Trong bài này SG VISA chúng tôi muốn chia sẽ cùng bạn và quí độc giả về những thay đổi luật pháp hôn nhân mới nhất do Tòa Án Tối Cao của Hoa Kỳ (TATC) vừa ban hành và sự ảnh hưởng của luật mới này đối với nhiều công dân Hoa Kỳ và người bạn đời đồng tính của họ về khía cạnh di trú và nhập cư. Ngày 26 tháng 06 năm 2013 TATC, với phiếu biếu quyết 5-4 cho 2 vụ kiện từ tiểu bang California, đã vô hiệu hóa Điều 3 của Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (Section 3 of the Defense of Marriage Act – DOMA - 1996) và buộc chính phủ liên bang công nhận cuộc hôn nhân đồng tính (HNĐT) những quyền cơ bản như kết hôn và nhiều quyền lợi khác mà các cặp vợ chồng nam nữ được luật pháp bảo vệ tại những tiểu bang mà hôn nhân đồng tính hợp pháp. Nhiều kênh báo chi cho rằng quyết định này của TATC là những chiến thắng lớn sẽ trở thành tiền lệ cho công cuộc đấu tranh của cộng đồng đồng tính nhằm hợp pháp hóa HNĐT trên toàn nước Mỹ. Ngày 02 tháng 07 năm 2013, Tổng Thư Ký Janet Napolitano của Bộ An Ninh Quốc Gia (Department of Homeland Security – DHS), theo chỉ định của Tổng Thống Obama, thông báo rằng dựa vào quyết định của TATC vừa qua thì luật DOMA, đã từng từ chối rất nhiều lợi ích từ chính phủ liên bang đối với nhiều cặp HNĐT – lợi ích nhập cư là một trong những lợi ích này, đi ngược với hiến pháp Hoa Kỳ. Và dưới sự chỉ đạo của bà Janet Napolitano, USCIS đã thông báo rằng các HNĐT giữa công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ với người ngoại kiều có thể tiến hành hồ sơ bảo lãnh theo diện đoàn tụ gia đình. Tuy nhiên, với quyết định của TATC thì những quyền lợi cơ bản này chỉ được công nhận tại những tiểu bang mà HNĐT đã được hợp pháp mà thôi, và tính tới thời điểm hiện nay, ngày 10 tháng 07 năm 2013, chỉ có 13 tiểu bang là California, Connecticut, Delaware, Iowa, Maine, Maryland, Massachusetts, Minnesota, New Hampshire, New York, Rhode Island, Vermont, và Washington, và Washington D.C., và 5 bộ lạc Thổ Dân Hoa Kỳ (5 Native American tribes) công nhận các HNĐT hợp pháp. Trong khi một số quyền hạn đã hợp pháp HNĐT qua những quyết định của tòa án, hành động lập pháp, và bỏ phiếu bầu cử của người dân, thì 6 tiểu bang vẫn nghiêm cấm HNĐT do bộ phận lập pháp ban hành và 29 tiểu bang vẫn không công nhận HNĐT qua hiến pháp của tiểu bang. USCIS sẽ xem xét nơi đăng ký kết hôn của các cặp HNĐT, vì vậy khi mong muốn tiến đến hôn nhân với người đồng tính, 2 người bạn-đời này cần đến đăng ký kết hôn tại một trong những tiểu bang hoặc địa điểm nên trên để hôn nhân của họ được pháp luật liên bang công nhận. Hiện nay, luật pháp về quan hệ đồng tính rất khác biệt ở các nước trên thế giới. Tính tới năm 2012, trong tổng số 207 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ có 11 quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng tính, 21 quốc gia khác chấp nhận đồng tính chung sống dưới hình thức kết hợp dân sự, cùng với đó là một số tiểu bang ở Mỹ, Úc và Mexico. Ngược lại, có trên 80 nước xem đồng tính là tội phạm ở các mức độ khác nhau, trong số đó 5 nước Iran, Mauritania, Ả Rập Saudi, Sudan và Yemen, một phần của Nigeria, Gambia và Somalia có hình phạt tử hình dành cho “tội” này. Tại châu Á hiện chưa có quốc gia nào chấp nhận hôn nhân hoặc kết hợp dân sự đồng tính, và Việt Nam cũng là một trong nhiều nước có luật pháp nghiêm cấm HNĐT. Vì luật hôn nhân Việt Nam không công nhập HNĐT là hợp pháp, nên đối với trường hợp của bạn Nguyễn Quý Dũng và các độc giả trong hoàn cảnh tương tự đang sống tại Việt Nam việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam là không thể, vì vậy các bạn đồng tính sẽ không thể bảo lãnh người bạn-đời từ Việt Nam. Sau đây, SG VISA chúng tôi xin chia sẽ những bước cần làm để các cặp bạn-đời đồng tính có thể hưởng quyền lợi di trú và có được cuộc sống hôn nhân tại Hoa Kỳ: Công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ nên dời nhà đến một trong 13 tiểu bang hoặc 5 bộ lạc Thổ Dân Hoa Kỳ hoặc Washington D.C. nêu trên, và trở thành cư dân nơi này, và cần có những bằng chứng như đổi bằng lái xe, đăng ký nơi cư trú, có bill điện thoại và các phí sinh hoạt khác, v.v…, Công dân Việt Nam nên tìm cách nhập cảnh Hoa Kỳ theo bất cứ diện visa nào, ví dụ như du học, du lịch, tham khảo thị trường, giao lưu văn hóa, thăm thân, v.v… Bạn nhớ chuẩn bị sẵn giấy xác nhận độc thân và lý lịch tư pháp số 2 và bản dịch tiếng Anh trước khi rời khỏi Việt Nam, Sau khi đã nhập cảnh Hoa Kỳ, bạn và người bạn-đời đồng tính nên đăng ký kết hôn tại tòa án thành phố hoặc văn phòng chính phủ địa phương có trách nhiệm và thẩm quyền, Khi đã có giấy đăng ký kết hôn, cặp HNĐT có thể tiến hành thủ tục bảo lãnh để công dân Việt Nam trở thành thường trú nhân Hoa Kỳ. Trên lý thuyết thì 4 bước này sẽ giúp độc giả Nguyễn Quý Dũng và những bạn đồng tính khác trong trường hợp tương tự trở thành thường trú nhân Hoa Kỳ dựa theo quyền lợi di trú của pháp luật liên bang. Tuy nhiên, các các công dân Việt Nam sẽ gặp 2 thử thách trong quá trình thực hiện kế hoạch của mình. Thử thách thứ nhất là sẽ rất khó để một bạn nam, 27 tuổi và chưa lập gia đình, thuyết phục Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (LSQ) rằng anh ta sẽ sử dụng visa không-di-dân đúng mục đích, là đi du lịch hoặc du học hoặc với mục đích đã nêu trong đơn xin visa. Nếu chuẩn bị không tốt, hồ sơ xin visa không-di-dân sẽ khó có thể thuyết phục LSQ rằng đương đơn sẽ không trở thành gánh nặng hoặc mối đe dọa của xã hội trong suốt thời gian có mặt tại Hoa Kỳ. Thử thách này là hậu quả của hàng triệu công dân Việt Nam đã sử dụng sai mục đích visa không-di-dân để nhập cảnh Hoa Kỳ từ trước tới nay. Thử thách thứ hai là sẽ rất khó để thuyết phục USCIS mối quan hệ mật thiết giữa hai người đồng tính dẫn đến hôn nhân là chính đáng, và mối quan hệ này đã được thiết lập trong quá khứ không vì mục đích định cư, đang được duy trì và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Thử thách này cũng là hậu quả của hàng trăm ngàn công dân Việt Nam đã lợi dụng luật hôn nhân để được hưởng quyền lợi di trú và định cư tại Hoa Kỳ trong suốt nhiều năm qua. Trong 2 bài viết kế tiếp, SG VISA sẽ chia sẽ cùng bạn Nguyễn Quý Dũng và các độc giả quan tâm khác về cách thu thập thông tin, góm góp kiến thức, xây dựng bằng chứng, và chuẩn bị tâm lý để vượt qua thử thách lấy visa không-di-dân và thuyết phục USCIS rằng mối quan hệ hôn nhân của mình là thật và đương đơn đáng được trở thành thường trú nhân Hoa Kỳ dựa theo luật hôn nhân của chính phủ liên bang. Nếu quí độc giả có thắc mắc hoặc câu hỏi gì về cách lấy visa nhập cảnh Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới, xin vui long liên lạc cùng SG VISA để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn. Huy Tôn & SG VISA Team. VN #: 848-2217-3680 US #: 206-788-5440 Email: [email protected] Website: sgvisa.org
Posted on: Mon, 29 Jul 2013 06:30:45 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015