HUMAN DEVELOPMENT__1 1. Robert Anthony wrote, “ How do I go - TopicsExpress



          

HUMAN DEVELOPMENT__1 1. Robert Anthony wrote, “ How do I go about getting what I want? The answer to that question is clearly in this amazing book by my dear friend, Dr. Joe.Vitale” The Attractor Factor là tên gọi của 1 cuốn sách có đủ khả năng thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi nếu như bạn có thể hiểu được và biết cách áp dụng nó vào cuộc sống. Thế nội dung của nó là gì? Doremon có thể diễn tả nó đơn giản bằng câu thành ngữ Nồi nào vung nấy, và bây giờ ta hãy phân tích xem sao Joe Vitale wrote, The spirit of life will deliver whatever you focus on Tất cả mọi thông tin bên ngoài mà chúng ta tiếp nhận đa phần là thuốc độc và chúng ta lại không nhận ra, đó là những lời than phiền oán trách về cái gì đó, là những câu mắng chửi giữa người này với người nọ, là các bài ca than thân trách phận đã vang lên hàng bao thế kỷ, là các vụ tham nhũng, hối lộ, là những lời bàn tán nói xấu lẫn nhau. Những tin tức như thế này có đầy trên ti vi, báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng có ai đó đã tự hỏi: Những thông tin này có tác dụng gì và tại sao tôi phải tiếp nhận chúng? Có thể câu trả lời sẽ là: để chia sẽ nỗi đau, để cảm thông với đồng loại, để thể hiện tình yêu thương giữa con người, nhưng cũng có thể là để thoả mãn tính tò mò của ai đấy... Thế nhưng vấn đề không phải là ở chỗ đó, mà là ở chỗ này: Tự nhiên sẽ ban tặng cho ta những gì mà ta suy nghĩ về nó. Nếu bạn luôn nghĩ tới đói nghèo, bạn sẽ tiếp tục nghèo, nếu bạn vẫn cứ than thân trách phận thì bạn sẽ mãi mãi than thân trách phận. Nếu bạn chỉ biết suy nghĩ tiêu cực thì suốt cuộc đời bạn sẽ mãi mãi tiêu cực. Những điều này nói lên cái gì? Nếu bạn nghĩ rằng mình dốt thì bạn sẽ tiếp tục dốt. Nếu bạn cho rằng mình thất bại thì bạn sẽ tiếp tục thất bại... Đây là quy luật của tự nhiên mà chúng ta đừng nên xem thường nếu như bạn không muốn đời mình trở nên bi thảm 1. Khởi động The Attractor Factor Thông qua vài lời ngắn ngủi nhưng có thể các bạn đã nhận ra phần nào ẩn ý của cuốn sách-Mỗi 1 chúng ta là 1 mảnh nam châm, cho nên hãy cẩn thận với những gì mà mình kéo về. Bạn muốn kéo về bên mình cái gì thì hãy nghĩ tới cái đó, và đây là bước đầu tiên để ta thay đổi cuộc đời bằng cách thay đổi đối tượng mà ta kéo về phía mình Joe Vitale wrote, The people closest to you will hold you down or help you up Có thể đây là 1 sự thật tàn nhẫn, nhưng hãy cẩn thận, đó là hãy cách xa những cái tiêu cực, từ tin tức cho tới con người. Nếu bạn cảm thấy chán đời, không có lí tưởng thì hãy xem lại hàng ngày ta đọc cái gì, ta tiếp xúc với ai? Và hãy học tập cách mà Joe Vitale đã làm Ông ta luôn tránh xa những kẻ hèn yếu, những con người chỉ biết than thân trách phận, những kẻ sống không lí tưởng... Nếu xung quanh chúng ta có tồn tại những con người tệ hại đến mức độ này, thì bạn chỉ có 2 con đường: sống chung với họ để rồi tồn tại ở tầng đáy như họ, hoặc cách xa họ ra để vươn lên một tầm cao mới. Rất có thể người đọc sẽ rất bức xúc với các lí luận như thế này, nhưng mong các bạn hãy thông cảm, Doremon chỉ có thể tôn trọng các bạn ở mức độ là thông báo về sự nguy hiểm của bài viết, và vấn đề còn lại là Doremon chỉ biết viết đúng sự thật của cuốn sách và Doremon cũng đồng ý Bạn chỉ có thể giỏi khi bạn sống chung với người giỏi-đừng khinh thường vấn đề môi trường xã hội-bạn có đủ khả năng để đạp đổ Thuyết tiến hoá của Charles Darwin hay không? 2. 2. Thuyết tiến hoá và mối tương quan giữa địa vị xã hội với tính cách con người Hầu như tất cả học thuyết Xã Hội học đều có chung 1 trái tim-Thuyết tiến hoá của Charles Darwin Học thuyết này nói rằng: mọi sinh vật muốn tồn tại thì nó phải thích nghi với môi trường Cũng cùng 1 con vật, nhưng tuỳ vào điều kiện lịch sử và điều kiện quốc gia mà nó là khác nhau, như con gà của thế kỷ 21 sẽ khác 20, gà Việt Nam sẽ khác với gà của Châu Âu... Và nguyên nhân của sự khác biệt này chính là MÔI TRƯỜNG Tương tự cho con người nhưng yếu tố môi trường ở đây không đơn thuần chỉ là môi trường tự nhiên mà nó còn là môi trường xã hội. Nếu bạn suốt ngày chỉ vùi đầu vào các tin tức cũng như những con người tiêu cực thì bạn sẽ thích nghi với môi trường tiêu cực này và trái ngược lại. Do vậy hãy lựa chọn cho mình một môi trường tốt nhất, và nếu bạn không đủ can đảm để thoát khỏi các mối quan hệ với những người bệnh thì hậu quả bạn tự gánh chịu. Y học chỉ có thể chữa các căn bệnh về vật lí, còn bệnh về tinh thần thì có lẽ y học cũng bó tay. Nếu bạn chán sống, không có mục tiêu... thì không có 1 tiệm thuốc nào có thể chữa được điều này ngoại trừ bạn phải tự thân vận động bằng cách tránh xa những kẻ rên rĩ, ca thán... và tiếp xúc với những con người đầy sức sống Ta quay lại 1 tí về vấn đề địa vị xã hội với tính cách con người-cái này hay. Chúng ta đều biết Sư Tử là chúa tể sơn lâm nhưng mấy ai chịu đào sâu hiểu kỹ về vấn đề này để tìm ra các qui luật xã hội tương ứng. Tại sao ông A là giám đốc mà thằng B lại là công nhân, và cô C thì là đầu bếp chứ không như chị D được làm thư ký. Cái đầu tiên dễ thấy nhất đó là do ông A giỏi, biết cách thu xếp công việc, nói năng lịch sự... còn thằng B thì dở, học hành không tới đâu, nói năng lỗ mãng... Nhưng đây chỉ là 1 mặt của vấn đề: Địa vị xã hội Tính cách con người. Và ít ai chịu nhìn thấu vấn đề còn lại, đó là tính cách con người cũng góp phần qui định địa vị xã hội của họ. Giữa 2 mặt này có tác động tương hỗ lẫn nhau, cái này lên thì cái kia lên và ngược lại. Có nghĩa là Địa vị xã hội càng cao thì tính cách của người đó càng chững chạc-tính cách này tương xứng với địa vị xã hội của họ (Doremon không bàn đến các trường hợp cá biệt nhé). Thế ta học được cái gì từ quy luật này? Đó là ta có thể cải thiện tích cách, cách tư duy, cách ăn nói, cách viết văn, cách ứng xử... để rồi từ đó kéo theo địa vị xã hội của ta lên cao. Con sư tử là trùm vì nó có móng có vuốt, có cái oai dũng của 1 ông vua. Cho nên thay vì ngồi đây than thân trách phận, chạy chọt chỗ này chỗ kia, nản lòng vì thực tế phủ phàng... thì cách tốt nhất và khoa học nhất là hãy cải thiện tích cách, trí tuệ rồi đến 1 lúc nào đó lượng cũ và chất cũ đã chuyển sang lượng mới và chất mới thì bạn sẽ có cái ghế tương ứng với tính cách và học thức của mình-. Không có chuyện 1 người tài ba, biết cách bố trí công việc, ăn nói mềm dẻo lại phải làm công nhân đâu... 3. Sức mạnh của The Attractor Factor Joe Vitale wrote, The point is this: To achieve goals you’ve never achieve before, you may need to rise in levels and participate with new people on a new playing field 3. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn thay đổi cuộc đời hiện có của mình thì hãy thay đổi khu vực cũ, đó là muốn vươn lên đến tầng nào của xã hội thì hãy học hỏi và tiếp xúc với tri thức cũng như con người ở tầng đó. Mỗi 1 tầng của xã hội luôn có tri thức và tính cách tương ứng với nó, nếu bạn là người buôn bán sỉ lẻ thì bạn có thể trưng bày cửa hàng 1 cách bừa bộn, ăn nói thô lỗ... cũng không ai trách. Trái ngược lại nếu là 1 nhà hàng, thì chỉ cần nhân viên vô lễ, đồ ăn bẩn thỉu thì có khi quán này phải dẹp trong vòng vài nốt nhạc. Nếu bạn lên tới tập đoàn thì phải có thư ký, thủ quỹ... Cho nên một lần nữa hãy chú ý tới chiếc chìa khoá vàng: Môi trường xã hội Hãy cẩn thận với những người mà ta tiếp xúc, những thông tin mà ta tiếp thu. Chính những điều này quyết định rất lớn trong việc bạn có thành công hay không và sống tốt hay thê thảm. Cho nên các bạn có chú ý rằng Doremon không bao giờ viết những bài tiêu cực cho các bạn đọc, những lời than oán, vì những thứ đó chỉ khiến cho chúng ta càng tệ hại thêm. Cho nên nếu các bạn cũng như Mod hay Admin hay... có muốn Doremon ngừng thì Doremon sẽ không viết nữa, còn các chân lí như thương người, cảm thông, chia sẻ... bằng cách phải lắng nghe người khác trình bày hoàn cảnh éo le của mình thì Doremon xin chịu. Sự thật là Doremon luôn cách xa những kẻ rên rĩ, oán trách, không có lí tưởng... Và Doremon cũng luôn khuyên các bạn rằng phải có ước mơ, phải dám sống cho ước mơ của mình, phải đam mê... vì đây là bậc thang đưa chúng ta lên tầm cao mới. Các bạn học Tiếng Anh thì cần gì ước mơ, cần gì đam mê... vì có hàng đống người vẫn thành công trong việc chinh phục Tiếng Anh mà có cần tới ước mơ đâu. Nhưng cái khác biệt là ở chỗ, cuộc sống của họ có hạnh phúc hay không? Họ học Tiếng Anh với niềm say mê cao độ, học mà sợ hết giờ, thèm khát với việc học, và có cảm giác hưng phấn khi ngồi vào bàn học Tiếng Anh hay là cố gắng chịu đựng để học cho xong, phải nhăn nhó, phải cau có, phải ráng gượng... Cái khác biệt là chỗ đó William Walker Atkinson wrote, You don’t know what Desire is. I tell you if a man wants a thing as much as the prisoner wants freedom, or as much as a strongly vital man wants life, then that man will be able to sweep away obstacles and impediments apparently immovable. The key to attainment is Desire, Confidence, and Will. This key will open many doors. ” Các bậc tiền bối đi trước cũng có nói, chỉ cần bạn có niềm đam mê, sự kiên trì và lòng tự tin thì bạn sẽ mở được mọi cánh cửa trong cuộc sống. Trong ba yếu tố này thì niềm đam mê là xuất phát điểm, bạn đam mê rồi thì bạn mới kiên trì được, và sau khi đã kiên trì học tập trong thời gian nhất định thì bạn sẽ đạt được 1 tài năng nào đó lúc này sự tự tin mới xuất hiện. Do vậy bằng cách nào đó hãy thổi bùng lên niềm đam mê trong việc học Tiếng Anh nói riêng và cuộc sống nói chung, hãy thắp lên ngọn lửa nhiệt thành của cuộc sống. Muốn làm điều này thì hãy ước mơ đi, hãy dám ươc mơ, sau đó niềm đam mê sẽ tới khi ước mơ đã được xác định. Và tiếp theo đó là ta sẽ mở được mọi cánh cửa, vấn đề còn lại là thời gian Để ước mơ xuất hiện, thì ta phải dám nghĩ, dám làm, dám tạo ra sự khác biệt, dám đạp đổ cái cũ và xây dựng cái mới.... Muốn làm điều này thì cái đầu tiên là phải cách xa các thông tin cũng như con người tiêu cực, hèn yếu... Hãy tiếp xúc nhiều với những con người đầy sức sống và có lý tưởng để rồi The Attractor Factor sẽ được khỏi động, ước mơ của họ sẽ truyền sang ta, sức sống của họ sẽ lan toả vào thân thể của ta và lúc này ta đã bước sang 1 đẳng cấp mới: Thế giới của những con người đội đá vá trời Nếu bạn muốn trở thành Master thì đây là những kiến thức mà các bạn phải biết. Nếu học để cho vui thì không cần biết để làm gì. Và Doremon luôn mong muốn giúp các bạn thành Master, cho nên sẽ bỏ thời gian để viết về vấn đề này, và chỉ cần 1 người hiểu được sau đó áp dụng vào cuộc sống thì bài viết này đã đạt được mục đích của nó Nội dung của bài viết hôm nay: Taoism-Đạo Lão-Trang Có mấy ai trong chúng ta đã thực sự dùng hết khả năng của bản thân? Có người thì than phiền vì sự yếu kém của mình, có người thì tự trách bản thân tại sao ta lại không thông minh, rồi tiếp theo đó là các bài ca than thân trách phận, than trời trách đất về số phận hẩm hiu của mình. Nhưng sự thật có phải là như thế? Có phải rằng 1 ngày ta nên ngủ 8 tiếng? Ta học bao nhiêu đây là đủ rồi, giới hạn của ta chỉ tới đó....? Qua bài viết này các bạn sẽ có câu trả lời: giới hạn của con người là do con người tự đặt ra-tài năng của con người là không có giới hạn, nếu có đó là giới hạn về tầm nhìn, giới hạn về sự hiểu biết... cho nên bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một tầm nhìn đủ lớn, một sự hiểu biết rõ ràng về tài năng trong mỗi chúng ta, sau đó hãy tháo xích, hãy mở xiềng để tài năng đang ngủ yên của ta được tuôn chảy 4. 1. Phân tâm học của Sigmund Schlomo Freud Đây là một trường phái Tâm Lí học mà Doremon cực kì yêu thích, vì nó đi sâu vào việc phân tích, mổ xẻ từng ngóc ngách của não bộ. Nếu bạn hiểu được sự vận hành của bộ óc thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ thay đổi nó để nó có thể vận động 1 cách hiệu quả nhất. Doremon sẽ miêu tả nó đơn giản như sau: Trong bộ óc của chúng ta có 3 thành phần trí tuệ: ý thức-tiềm thức và vô thức Ý thức: là một thành phần của bộ óc có tác dụng tái tạo và xử lí thông tin mà chủ thể biết (kiểm soát) được. VD: chúng ta biết mình đang làm gì, đang ăn món gì, đang đọc cái gì-đây là ý thức Tiềm thức: Là những hoạt động tâm sinh lí, xử lí thông tin diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, nhưng nó lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lí diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy. Như vậy, tiềm thức thực chất là những tri thức mang tính chất gần như là bản năng, và hầu như ai đó trong chúng ta cũng đã từng trải nghiệm về vấn đề này. Có những hành động khi mới ban đầu ta còn chú ý, vì ta chưa quen, nhưng sau khi ta đã thực hiện nó quá nhiều lần thì lúc này nó đã trở thành phản xạ hay bản năng, và hầu như ta đã không còn ý thức gì về nó nữa. Như việc nói tiếng việt, hầu như từng câu từng lời tự động tuôn chảy ra khỏi miệng mà ta không kiểm soát...đó là nguyên nhân dẫn tới việc nói lỡ lời, nói nhầm... Trái ngược lại có ai đó nói mà phải tìm câu, tìm từ, phải ráp đúng 1 thứ tự... có, đây là trường hợp ta nói năng 1 cách thận trọng, có đề phòng... nhưng trong sinh hoạt bình thường, hầu hết việc nói đều là phản xạ tự nhiên hay bản năng. Cái quan trọng ở đây là: Effectless English được thiết kế để việc nói tiếng anh trở thành bản năng hay là ở dạng tiềm thức. Muốn làm được điều này thì một lần nữa nhắc lại: repetition-sự lặp lại. Việc lặp đi lặp lại cùng 1 lượng thông tin sẽ khiến nó chuyển hoá sang 1 dạng mới: từ ý thức-xuống tiềm thức. Chúng ta nên biết ơn AJ Hope về điều này, vì ông ta đã gửi tặng chúng ta chiếc chìa khoá của thành công: repetition. Phương pháp truyền thống có mấy ai repetition? Chúng ta học hết bài này sau đó qua bài khác, hết từ mới này sau đó qua từ mới khác... và cuối cùng chúng ta thất bại. Đây là điều hiển nhiên, vì bộ não đã được thiết kế như thế, bạn chỉ có thể chuyển thông tin xuống phần tiềm thức khi mà bạn đã lặp đi lặp lại nó quá nhiều lần. Vô thức: là trạng thái tâm lí nằm ở tầng đáy sâu nhất của não bộ, là sự tái tạo và xử lí thông tin mà chủ thể không hề hay biết gì, nó khiến người ta hành động như 1 cái máy. Hiện giờ ta đang sống, ta ăn, nhưng thức ăn vào bao tử của ta, nó được chế biết thành dạng nào: axit, tinh bột... ai làm điều này... đương nhiên vẫn là ta, nhưng ta hoàn toàn không hay biết. Khi ta còn sống, bộ não luôn hoạt động, tim đập liên hồi... có ai đủ bản lĩnh để kiểm soát hay nói rằng: tim ơi mày đừng đập nữa, hay não bộ ơi đừng hoạt động nữa. Đây là 1 phần biểu hiện của vô thức, nhưng cái quan trọng mà bài này muốn nói đó là: hầu hết chúng ta đều bỏ quên phần vô thức và chỉ sử dụng phần ý thức, cho nên chúng ta lãng phí tài năng của mình 1 cách không thể tin được. Chúng ta sống, chúng ta làm việc, chúng ta nói luôn có chủ đích, chúng ta tư duy... đều dựa trên phần ý thức. Nhưng sự thông thái của ý thức chỉ là giọt nước trong biển rộng mênh mông của vô thức. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn 1 cơ sở khoa học để đánh thức dậy con người khổng lồ đang ngủ yên-vô thức bởi vì : Trong mỗi một con người tầm thường của chúng ta luôn ẩn chứa một bóng hình thiên tài trong đó 5. 2. Taoism (Đạo Lão-Trang) Chắc ai cũng biết đến Đạo Đức Kinh của Lão tử và Nam Hoa Kinh của Trang tử-tập hợp lượng tri thức liên quan đến nhiều khía cạnh, nhưng ở đây Doremon chỉ viết về khía cạnh này: con đường ngắn nhất để tới thành công: Thuận theo tự nhiên Thuận theo tự nhiên là cách xử thế của Đạo gia, là tự nhiên đi đến đâu thì ta sẽ theo đến đó. Một chiếc xuồng giữa dòng sông, chỉ cần nương theo sức gió thì vẫn ung dung băng băng trên nước như thường mà ta không cần tốn 1 chút sức để chèo chống làm chi. Thuận theo tự nhiên thì cong thì sẽ được bảo toàn, queo thì sẽ thẳng ra, trũng thì sẽ được đầy, cũ nát thì sẽ được mới Thuận theo tự nhiên là cơ sở của Effectless English. Mọi sự thiết kế của AJ Hope đều nhằm mục đích này, cho nên Doremon rất lấy làm tiếc cho những ai đã, đang và sẽ sử dụng Effectless English nhưng lại không hiểu được ý đồ của tác giả. Thế tự nhiên ở đây là gì? Bất kì một đứa bé nào ở quốc gia nào cũng đều học ngôn ngữ mẹ đẻ một cách đơn giản mà không cần bất cứ một nỗ lực nào theo trình tự: nghe, nói sau đó mới đọc và viết. Và hầu hết không có ai đủ bản lĩnh để phân tích ngữ pháp của 1 câu. Có nhiều học trò luôn hỏi AJ Hope: tại sao phải dùng cái thì này, tại sao phải dùng cấu trúc câu kia, tại sao từ này lúc nằm ở đây, lúc nằm ở đó. A J Hope không trả lời, và ông nói chúng ta hãy quên các câu hỏi đó đi, vì ông ta cũng không thể nào biết. Ông ta chỉ biết rằng: trong cùng 1 trường hợp thì có nhiều cách diễn đạt, còn vị trí của từ thì ông ta thừa nhận: ông bó tay Tiếng Việt Nam của chúng ta, để diễn đạt ý nghĩa rằng ta thích ăn bánh, có thể: Mẹ ơi, cho con cái bánh Còn bánh không mẹ Hết bánh rồi à Mẹ mua bánh nhé .... Còn về trật tự của từ thì có thể: Ngày mai có em đi chơi không? Em có đi chơi ngày mai không? Em không đi chơi ngày mai à? ... Có bao nhiêu người Việt trong chúng ta đủ bản lĩnh để lí giải: Vì sao tôi phải dùng các câu trên? Vì sao cái từ kia nó nằm ở chỗ đó? Khi nào tôi nên dùng câu này? Thuận theo tự nhiên là ở chỗ đó, AJ Hope đã nói, việc học theo phương pháp nào là quyền của bạn, nhưng nếu bạn học Effectless English song song với việc học ngữ pháp thì điều này hoàn toàn vô bổ, vì nếu bạn học ngữ pháo là bạn đang huỷ hoại đi công sức mà AJ Hope đã thiết kế. Học ngôn ngữ một cách tự nhiên thì không một ai học ngữ pháp cả. Chẳng có 1 người Anh, Mỹ bản xứ nào đủ khả năng phân tích 1 cấu trúc câu như những học sinh học Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống, ngoại trừ những người cố học để soạn sách ngữ pháp Do vậy làm ơn hãy vứt sách ngữ pháp vào đống rác hay lò lửa đi. Nếu ai đã lỡ học ngữ pháp thì hãy ráng quên đi, còn ai chưa học thì nên mừng. Và các bạn yên tâm, AJ Hope đã thiết kế 1 hệ thống để các bạn học ngữ pháp 1 cách tự nhiên mà không cần đến bất cứ một cuốn sách ngữ pháp nào (Doremon trình bày cái này sau). Vì học theo tự nhiên là tự nhiên đi đến đâu, ta sẽ theo đến đó-một chân lí có tác dụng lên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Người Anh nói câu nói như thế nào, ta gặp nhiều, nghe nhiều sau đó là bắt chước-tự nhiên là vậy. Một đứa bé khi mới sinh ra, vốn như tờ giấy trắng, ai dạy sao nó nghe vậy, nói gì thì bắt chước cái đó, lâu dần nó thành quen, sau đó nó dùng. Điều này cũng được Lí Dương-Trung Quốc trình bày trong phương pháp English Crazy-học từng câu đơn tiếng anh, sau đó học các câu phức tạp, xong rồi dùng 6. 3.Phương pháp truyền thống có vấn đề gì? Doremon định viết cụ thể về vấn đề này Cái chung với cái riêng, cái cũ và cái mới, nhưng thời gian lại không cho phép. Chắc các bạn cũng đang trong tâm trạng ngờ vực về Effectless English, vì phương pháp này chỉ mới ra đời và chỉ được 1 bộ phận nhỏ thừa nhận. Trái ngược lại với nó là phương pháp truyền thống-một phương pháp đã, đang và sẽ còn được dùng để giảng dạy cho tất cả các trường học trên toàn thế giới, có chiều dài lịch sử cả mấy trăm năm hoặc hơn. Thế nhưng có ai tự hỏi: một phương pháp được thừa nhận bởi đám đông có thật sự chính xác? Một truyền thống kéo dài mấy nghìn năm có thật sự tốt đẹp? Hay có chăng đó chỉ là sự ngộ nhận giữa sức ỳ về tư tưởng với sự tiến bộ và đúng đắn, giữa thói quen được lặp đi lặp lại hàng trăm, hàng nghìn năm với sự chính xác, nếu nói mà không cần lịch sự thì có phải chăng đó là sự nhầm lẫn giữa sự ngu dốt với sự thông thái Ngày xưa chân lí của Aristoteles luôn được coi là Thánh Kinh, và đố thằng nào dám đụng nếu nó không muốn vào chảo dầu. Ở đây Doremon không bàn về Aristoteles thật sự, vì con người này tri thức rất khủng khiếp, mà chỉ nêu lên vài ví dụ về sự sai lạc của Aristoteles đã được thừa nhận đến mấy trăm năm. Aristoteles chỉ bằng vào trực giác đã kết luận: vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, và ai trong chúng ta cũng đồng tình. Nhưng thí nghiệm của Galie trên tháp nghiêng Pisa đã chứng tỏ kết luận trên là sai bét (Ai rảnh thì đọc lại vật lí học cơ bản). Nhờ nó cơ học Newton mới ra đời Ngày xưa ai cũng tán dương học thuyết Địa Tâm của Ploteme (khoảng thế ký II sau CN)-xem trái đất là trung tâm của vũ trụ. Điều này kéo dài đến tận Copernicus (thế kỷ 15) mới bị phá vỡ bởi học thuyết Nhật Tâm-Xem Mặt Trời là trung tâm. Khi hình học Phi-Euclid của Lobasepxki chưa ra đời thì ai cũng nghĩ vũ trụ là phẳng, thế nhưng bây giờ thì vũ trụ lại cong-cụ thể là không gian cong, và khi độ cong của không gian bằng 0 thì vũ trụ đó là phẳng Khi thuyết tiến hoá của Charles Darwin chưa ra đời, thì ai cũng tự hào loài người có nguồn gốc từ Thượng Đế, nhưng giờ thì sao? Vậy các bạn thấy được gì? Cái ngu của con người rất khủng khiếp, chúng ta cứ tin vào những thứ gì đó được thừa nhận bởi đám đông, hay những truyền thống kéo dài hàng thế kỷ được cho là quí báu. Nhưng thật sự giá trị của chúng là bao nhiêu? Doremon không dám bàn, vì điều này là vô nghĩa, cho nên các bạn hãy dựa vào trí khôn của mình để đánh giá vấn đề Và hiện nay những bóng ma như Aristoteles, Galen (ông tổ y học) đã trôi qua, nhưng tre già măng mọc, lại xuất hiện những bóng ma khác, mà chúng ta cũng không nên đụng làm gì, nếu không muốn vào nhà đá gỡ lịch. Nhưng vẫn là câu hỏi: liệu những điều mà đám đông đang thừa nhận này có đúng hay không? 7. 4. Giải phóng tài năng Bài viết này dựa trên cuốn sách Walden mà AJ Hope giới thiệu trong Effectless English, triết lí của nó gần như là của Lão-Trang, có nghĩa là hãy thuận theo tự nhiên để giải phóng toàn bộ tài năng của con người. Tác giả của cuốn Walden là Henry David Thoreau-một người đã tự nguyện rời bỏ thành phố để vào trong rừng sâu chiêm nghiệm về các chân lý của cuộc đời. Và chân lý mà ông tìm được như sau, khi bạn chịu sống thực sự với lòng mình thì thành công sẽ vượt mức tưởng tượng, có nghĩa là bạn phải dám ước mơ và ước mơ đó càng lớn càng tốt. Ông ta dùng ẩn dụ: Không nên xây lâu đài trên mặt đất-mà hãy xây nó trên trời. Chúng ta có ai dám ước mơ? Chúng ta sợ bị cười, bị chế nhạo, bị cho là mơ tưởng hay viễn vông, bị cho là không thực tế. Thế nhưng bù lại những người sống thực tế đã đạt được những gì? Họ có hạnh phúc trong cuộc sống, họ có vui vẻ về điều mình đã làm hay là trái ngược lại. Khi bạn chấp nhận vứt bỏ ước mơ để quay về với thực tế, điều này đồng nghĩa với việc bạn đã hạn chế hết tài năng của mình-đây là kết luận dựa trên cơ sở khoa học và Doremon sẽ phân tích về nó Mấu chốt của kết luận về sức mạnh ước mơ là vô thức-đã trình bày ở 1. Vô thức có năng lượng và trí thông minh mà không 1 gì đo lường được, thế nhưng nó lại bị khoá chặt. Tất cả mọi sự kiện trên thế giớiđều xảy ra ngay tại 1 thời điểm. Bây giờ là 3h, Doremon đang viết bài, Mod thì làm việc của Mod, Admin thì có việc của Admin, mỗi người mỗi việc. Thế nhưng phần ý thức chỉ có thể quan sát và giải quyết sự kiện theo từng bước 1, ý thức của Doremon thì biết được Doremon đang làm gì, các bạn thì biết các bạn đang làm gì, tức là ta không thể biết được người khác đang làm gì, trừ khi ta theo dõi họ. Và điều này đã trở nên quá đỗi bình thường, bình thường tới mức nếu 1 ai đó đang ngồi ở Hà Nội mà lại biết được người khác ở HCM đang làm gì mà không thấy, nghe, nhìn... cái này gọi là phi thường, hay siêu nhân hay ngoại cảm Chúng ta đã nhầm các bạn à, chúng ta đã nhầm lẫn đến mấy nghìn năm rồi, chúng ta cho rằng nhà ngoại cảm, thiên tài, nhà chiêm tinh... là kẻ phi thường, và tài năng của họ là do một sức mạnh siêu nhiên nào đó. Vấn đề này liên quan nhiều đến tôn giáo, cho nên Doremon sẽ không giải thích nhiều, mà các bạn hãy dựa vào trí khôn của mình để phán xét, muốn hiểu được Thuyết tương đối của Albert Einstein thì phải hiểu được cơ học NewTon, muốn hiểu được hình học Lobasepxki thì phải hiểu được hình học Euclid... có nghĩa là muốn hiểu được các vấn đề trên thì các bạn phải có 1 lượng tri thức khoa học làm nền tảng, cho nên Doremon không tranh luận 8. Dựa trên các nghiên cứu khoa học từ các thiện tài, các dị nhân, cái lãnh tự-tóm lại là từ những con người có tài năng kiệt xuất thì mọi tài năng của họ đều bắt nguồn từ vô thức. Cho nên mấu chốt ở đây là làm sao đánh thức dậy phần trí tuệ khổng lồ này, có 3 con đường sau 1. Bị sự cố, như tai nạn, mất mát, bệnh tật... Trên thế giới có rất nhiều con người thuộc dạng này, nếu bạn chịu tìm hiểu. Họ có thể không cần ngủ, vẫn sống, họ có những dự đoán lạ kì, và Doremon còn nhớ là có 2 anh em Thiên tài lịch pháp (không nhớ tên), bị một chứng bệnh nào đó mà có thể nói ra sự kiện của bất cứ ngày nào trong quá khứ. Đây là các sự kiện thực sự chứ không phải là các tin giật gân trên báo chí, anh em tìm hiểu về lĩnh vực này sẽ thấy 2. Đánh thức tài năng của phần vô thức bằng Y Học. Dựa vào hiểu biết có hạn, nên Doremon chỉ biết rằng, chưa trường hợp nào thành công 3. Cái này chúng ta làm được: đánh thức bằng sự khổ luyện và kiên trì. Dễ thấy nhất là các hành giả YOGA-những người có khả năng phi thường thông qua tập luyện YOGA ròng rã và nghiêm túc Quay lại vấn đề ước mơ. Theo Phân Tâm học thì khi chúng ta có 1 ham muốn đủ lớn, thì ham muốn này sẽ đánh thức được phần vô thức, vì nhiệm vụ chính của vô thức là: tạo ra sự cân bằng trong não bộ. Khi bạn ham muốn một điều gì quá mức thì cơ thể bạn sẽ cảm thấy bức rức, khó chịu nếu ham muốn này không được thoả mãn, do vậy vô thức sẽ làm nhiệm vụ này. VD: khi bạn yêu một ai đó mãnh liệt, hay có 1 ham muốn gì đó mà đời thường không chấp nhận, thì vô thức sẽ giải toả bằng cách: cho bạn hưởng thụ điều đó trong mơ. Cho nên giấc mơ đối với Phân Tâm học chỉ là sự giải toá những ham muốn VD: Một người hay nóng nảy, khi bị chọc điên thì người này sẽ bức rức, khó chịu và lúc này phần vô thức sẽ ra tay, có thể người này đánh, hay giết nạn nhân để thoả mãn. Và sau khi đánh hay giết xong, thì nhiệm vụ của vô thức đã xong và người này quay lại trạng thái ý thức như ban đầu, lúc này mới thấy hối hận, ăn năn Và cuốn Walden của Henry David Thoreau bảo chúng ta làm điều này. Hãy dám ước mơ, hãy sống hết mình, ước mơ càng lớn càng tốt và lúc này bạn sẽ đạt được ươc mơ dễ dàng hơn bản tưởng tượng rất nhiều lần. Bởi vì ước mơ phải mạnh, phải lớn thì nó mới đủ sức ám ảnh chúng ta, và sự ám ảnh này sẽ kéo dậy phần vô thức-nguồn tài năng kinh khủng đang ngủ yên Newton nhìn thấy quả táo rơi thì phát minh ra định luật vạn vạt hấp dẫn. Einstein nằm mơ thấy mình cưỡi lên ánh sáng-thuyết tương đối ra đời. Mendelep-cha đẻ của bảng tuần hoàn nằm mơ thấy các chất sắp xếp theo dòng theo cột. Kakule thấy mấy con khỉ căn vào đuôi nhau sau đó vòng Benzen ra đời. Mozalt đi dạo cho tiêu cơm bỗng nhiên các nốt nhạc nhảy lên trong đầu... còn vô vàn ví dụ như thế nếu bạn chịu tìm Cái mấu chốt của những còn người nêu trên đó là SỰ ÁM ẢNH. Họ bị các công trình, các bài toán, các vấn đề hóc búa ám ảnh tới mức mà họ khó có thể ngủ, ăn không ngon... Chìa khoá là chỗ này, các bạn phải dám ước mơ, ước mơ phải mạnh, phải lớn để rồi các bạn sẽ được tiếp sức bởi con người thiên tài đang ngủ yên trong chúng ta-phần vô thức. Nhưng sự ám ảnh vẫn chưa đủ, David Thoreau nói: bạn phải xây toà lâu đài trên trời, nhưng để nó đứng vững thì phải cần tới cái móng. Có nghĩa là để biến ước mơ thành hiện thực thì ta phải hành động, hành động là cái nền móng để 1 toà lâu đài đứng vững chãi hiên ngang trên trời Các thiên tài kể trên, không ai ngồi mơ mộng để rồi thành công tự rớt xuống, mà họ làm việc từ ngày này sang ngày nọ, năm này sang năm kia, sau đó họ đạt được điều mình muốn Vậy thông điệp của David Thoreau mà Doremon muốn gửi gắm ở đây là gì? Dù bạn có là ai, có già hay trẻ, có giàu hay nghèo, có xuất thân nghèo hèn hay cao quí, thì chỉ cần bạn dám ước mơ và dám hành động thì bạn sẽ không cô độc, luôn luôn có sự trợ giúp từ 1 sức mạnh siêu nhiên nào đó mà ta không hình dung được. Đừng sợ rằng mình không đủ khả năng, ai trong chúng ta cũng thừa khả năng, có điều ta không biết sử dụng. Nếu bạn chịu học, chịu tiếp thu, lên diễn đàn sẽ có người giúp bạn, trái ngược lại bạn cứ ù lì, nản lòng thì ai muốn giúp? Qui luật tự nhiên của Lão-Trang lại xuất hiện, cứ nương theo sức gió, cứ sống hết mình, thì thành công sẽ dễ dàng hơn những gì mà bạn tưởng Tương tự cho việc học Tiếng anh, hãy đặt mục tiêu cao lên, hãy quên đi học để làm bài test, học để lấy cái bằng, mà học để sau này ta đi làm ăn với quốc tế, ta hoà nhập với thể giới, ta sử dụng Tiếng Anh như 1 công cụ để cái thiện cuộc sống... Còn nhiều lắm, nhưng hãy nhớ: Ước mơ cho lớn-sau đó hành động 9. Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được: Three things in life that, once gone, never come back: Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được: Three things in life that, once gone, never come back: 1. - Thời gian (time) 2. - Lời nói (words) 3. - Cơ hội (opportunity) Ba điều trong đời không được đánh mất: Three things in life that you should never lose: 1. - Sự thanh thản (peace) 2. - Hy vọng (hope) 3. - Lòng trung thực (honesty) Ba thứ có giá trị nhất trong đời: Three things in life that are most valuable: 1. - Tình yêu (love) 2. - Lòng tự tin (Self-confidence) 3. - Gia đình và Bạn bè (Family & Friends) Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được Three things in life that are never certain: 1. - Giấc mơ (Dreams) 2. - Thành công (Success) 3. - Tài sản (Fortune) Ba điều trong đời làm hỏng một con người: Three things in life that can destroy a person: 1. - Rượu (Substance Abuse) 2. - Lòng tự cao (Pride) 3. - Sự giận dữ (Anger) Ba điều làm nên giá trị một con người: Three things that make a person: 1. - Siêng năng (Hard work) 2. - Chân thành (Sincerity) 3. - Thành đạt (Commitment) - Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó. Easy be when injure a who you cherished, but hard be when mend those injury. - Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình. Easy be when forgive for other, but hard be when keep other to forgive for me. - Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làm cho người khác cảm thấy như thế hàng ngày. Easy be when we say that we is cherished, but hard be when keep other to feel such rank is straight. - Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến điều đó để đừng làm mất. Easy be when dolefulness for a thing is aught abasic, but hard be when care come to that to do not lose nuff. - Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin. Easy be when think bad about other, but hard be when give trust to them. - Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho. Easy be when receive, but hard be when give. - Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ. Easy be when have a dream for night rank, but hard be when battle for a dream. - Nếu cơ hội mãi không gõ cửa, bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa đã … If chance normally doesn’t rap at door, you must see did I mason as door-leaf already 10. 66 CÂU PHẬT HỌC GÂY CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI 1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm. 2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi. 3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình. 4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực. 5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. 6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai. 7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên. 8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận. 9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não. 10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành. 11. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác. 12. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn. 13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản. 14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác. 15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”. 16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát? 17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích. 18. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận. 19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy? 20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn. 21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân. 22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ? 23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình. 24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt. 25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại. 26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn. 27. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn. 28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện. 29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình. 30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình. 31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không. 32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu. 33. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm. 34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi. 35. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ. 36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa. 37. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy? 38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm. 39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào. 40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng. 41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình. 42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả. 43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”. 44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn. 45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực. 46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình. 47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác. 48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì? 49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác. 50. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có. 51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi. 52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn. 53. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình. 54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó. 55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối. 56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời. 57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình. 58. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi. 59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan. 60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu. 61. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại. 62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn. 63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh. 64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn. 65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta. 66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ. 11. 1.Kinh Thánh (Phần đầu của Cựu ước - để hiểu về sự hình thành thế giới, và một trong bốn kinh Phúc Âm, the gospel, của Tân ước – về cuộc đời chúa Jesus). Có thể tìm mua bản tiếng Việt ở các nhà thờ. 2. Một cuốn Lịch sử thế giới, đủ cả cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, đặc biệt phần cổ đại để hiểu các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc và Hy Lạp. Một cuốn sử Việt Nam. Có thể đọc Viêt Nam Lược Sử của Trần Trong Kim, hiện có bán ngoài hiệu sách.. 3. Những nền văn minh thế giới, NXB Văn Hóa, 1999. 4. Tân Bách khoa Toàn thư dành cho tuổi trẻ, NXB Lao Động, cuốn sách giải đáp ngắn gọn hầu như tất cả các câu hỏi về thiên nhiên, xã hội, văn hóa… 5. Thần thoại Hy Lạp (nếu có thời gian đọc thêm Iliat va Ôđixê của Homer). Không đọc cuốn này và Kinh Thánh, không thể hiểu đầy đủ nghệ thuật phương Tây. 6. Nghìn lẻ một đêm, truyện cổ tích Arập. 7. Truyện cổ tích Anderson, Đan Mạch. (Hai cuốn này rất cần để phát triển tí tưởng tượng). 8. Đôn Kihôtê của Cervantes, Tây Ban Nha, tác phẩm được xem là hay nhất xưa nay của nhân loại. 9. Kịch Sêcxpia, những vở bi kịch vĩ đại như Hamlet, Otello, Romeo and Juliet, King Lear, Marbet … 10. Tứ Thư, của Khổng Tử. Cuốn này đọc từ từ, nghiền ngẫm và chiêm nghiệm, đặc biệt phần Trung Dung. 11. Chiến tranh và Hòa Bình, Tônxtôi, Nga. 12. Những người khốn khổ, Victo Huygô, Pháp. 13. Thằng ngốc (Gã khờ), của Đôxtôiepxki, Nga. Nên đọc thêm Tội ác và Trừng phạt. 14. Truyện ngắn Sêkhốp, Nga. 15. Truyện ngắn Môpaxăng, Pháp. 16. Truyện vừa Stefan Zweig, Áo. 27. Ơgêni Grăngđê, Banzăc, Pháp. 18. Cuốn theo chiều gió, Margaret Michel, Mỹ. 19. David Coperfield, hoặc Oliver Twist, Đickenx, Anh. 20. Hội chợ phù hoa, Thackeray, Anh. 21. Jên Erơ, Charlotte Bronte, Anh. 22. Đồi gió hú, Emily Bronte, Anh. 23. Thơ tình thế giới chọn lọc, (Triệu bông hồng) bản dịch Thái Bá Tân). 24. Evghêni Onêgin, tiểu thuyết thơ và truyện vừa của Puskin, Nga, 25. Liêu trai chí dị, truyện ma Bồ Tùng Linh, Trung Quốc. 26. Sử ký Tư Mã Thiên, Trung Quốc. 27. Tiềng rền của núi, hoặc Xứ tuyết, Kawabata, Nhật Bản. 28. Bố già, Mario Puzzô, Mỹ. 29. Truyện ngắn Pirandelo, Italia. 30. Tiếng chim hót trong bụi mận gai (Tiếng Anh: The thorn bird, phim Trở về Eden), Australia. 31. Ba chàng ngự lâm pháo thủ, A. Dumas, Pháp. (Có thể thay bằng Bá tước Mont Cristo của cùng tác giả). 32. Madam Bovary, Flaubert, Pháp. 33. Mối tình đầu, Turgenev, Nga. 34. Bình minh mưa, truyện ngắn, và Bông hồng vàng của Pauxtôpxki, Nga. 35. Truyện ngắn Ivan Bunin, Nga. 36. Tiếng gọi nơi hoang dã, và các truyện ngắn của Jack London, Mỹ. 37. Tom Soyer của M. Twain, Mỹ. 38. Không gia đình, Hecto Malô, Pháp. 39. Hoàng tử nhỏ, Saint Exuynbery, Pháp. 40. Bác sĩ Jivagô, (Vĩnh biệt tình em) B. Pasternac, Nga. 41. Nghệ nhân và Margareta, của Bungacôp, Nga. 42. Ngươi anh hùng thời đại, Lecmôntôp, Nga. 43. Harry Potter. Có thể thay cuốn này bằng cuốn Truyện trinh thám Sherlock Holmes. 44. Truyện ngắn Andre Mauroir, Pháp. 45. Truyện ngắn O. Henry, Mỹ. 46. Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần, Trung Quốc. 47. Một cuốn thể loại tiểu sử, như Tiểu sử Napôlêông (thầy quên mất tên tác giả). 48. Phục sinh, tiểu thuyết của Tônxtôi. 49. Truyện ngắn Somerset Maugham, Anh. 50. Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo. PS. Bổ sung thêm hai cuốn nữa có trên trang web này, là Cổ Thi Tác Dịch và Thơ Cổ Ba Tư. Không phải vì do thầy dịch, mà thực sự rất hay. Cuốn đầu giúp các em thưởng thức cái tinh tế, trữ tình của thơ Đường Tống và các nhà thơ cổ Việt Nam. Cuốn sau là cả một kho triết lý. Thầy đã dành cả chục năm để dịch, hy vọng mang lại cho các em một vài giờ thư giãn. ------------------------------------------------------------------- gocnhinalan/ tusach.thuvienkhoahoc/wiki/ tusach.thuvienkhoahoc/wiki/Albert_Einstein:_%C4%90%E1%BB%89nh_cao_c%E1%BB%A7a_khoa_h%E1%BB%8Dc_v%C3%A0_nh%C3%A2n_v%C4%83n lef.edu.vn/TH%C6%AFVI%E1%BB%86N/Th%C6%B0Vi%E1%BB%87nS%C3%A1ch/S%C3%A1chB%E1%BA%A3nM%E1%BB%81m/tabid/317645/language/vi-VN/Default.aspx CONAN mediafire/?j1mlb92y87g3h#d5wrayc3v7dwk 12. Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đánh giá 10 đặc điểm của người Việt Nam như sau: 1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng. 2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. 3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm). 4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận. 5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học đến đầu đến đuôi nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê). 6. Xởi lởi, chiều khách, song khôngbền. 7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời). 8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện. 9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục. 10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng) 13. Một số câu danh ngôn về học tập và sự thành công: -“Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895) - Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì, nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng mọi người. (Bill Cosby) - Ai càng hiểu biết nhiều càng thấy quý thời giờ. (W. Gơt) - Một cách hay nhất để thành công trên đời là: Khởi sự làm những gì mình thường khuyên bảo người khác. (A. Linoln) - Nhiều người nhận được lời khuyên song chỉ có những người khôn ngoan mới sử dụng được lời khuyên đó. (Syrus) - Sự sung sướng lớn ở đời là làm được cái mà mọi người bảo rằng bạn không thể làm được. (Oantơ Ba-giơ-ho) - Người muốn đi thì số phận dẫn đi Người không muốn đi thì số phận kéo lê. (Ngạn ngữ Latin) - Những cây mạnh nhất, cao nhất mọc trên những mảnh đất cằn cỗi nhất. (J. Holan)- - Đừng đợi cơ hội thuận tiện mà phải biết tạo ra nó. (O.S.Macđen) - Biết lo toan chu đáo công việc nhỏ mọn với tầm mắt xa rộng, đó là bí quyết để mưu đồ đại sự. (Lã Đông Lai) - Trong đời có một điều tệ hại hơn thất bại là không dám thực hiện. (Rudơven) - Vinh quang nhất không phải là không bao giờ ngã mà là biết đứng dậy sau mỗi lần ngã. - Động não và đi trước thời gian, đó là bí quyết thành công của tôi. (Bill Gates) - Không tự tin là nguyên nhân gây ra tất cả thất bại. (Bôuvi) - Chỉ có những người bỏ lỡ cơ hội chứ không có những người không có cơ hội (La Beaumelle) -Con đường hay nhất để thoát khỏi gian khó là đi xuyên qua nó. (Anonymous) - Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh hôm nay. (Ngụ ngôn Pháp) - Lên đường là phương tiện duy nhất để tới nơi. (Pôn Moran) - Hỏi một câu, chỉ dốt nát trong chốc lát. Không dám hỏi sẽ dốt nát suốt đời. (DN phương Tây) - Để thành công trên đường đời, 2 yếu tố cần thiết bạn phải học đó là phải biết phớt lờ cái gì và đặt niềm tin nơi đâu. (Clément) - Điều khôn ngoan nhất là phải luôn ghi nhớ rằng không thành công hay thất bại nào là cuối cùng. (Khuyết Danh) -Nếu thành công ngay từ đầu – hãy cố gắng che giấu sự ngạc nhiên của mình. L.T.Sindket - Sự thành công cho ta thấy một mặt của cuộc đời. Thất bại cho ta thấy nốt mặt kia của nó. (T.Catôn) - Hãy ở vị trí mà bạn có thể chịu đựng được. Đừng trèo lên chỗ mà bạn chỉ có ra khỏi đó bằng cách ngã. Đừng bao giờ bắt đầu bằng bài hát bằng giọng mà sau đó không thể cất cao lên được nữa. (A. Balabanôp) - Mỗi người đều coi cuộc sống của mình như một bộ phim không thành công mà nguyên nhân là tại đạo diễn. (X.Vruplepxki) - Tôi tin vào sự may mắn. Đó là cách giải thích duy nhất về thành công của những người mà tôi không có cảm tình. (Z.Côctô) - Không có lý do gì để vội vàng cả. Bạn hãy xuất phát đúng lúc. (La Fontaine) - Năm tháng đi đến không phải trả tiền. Chỉ có thời gian quá khứ là phải trả giá. X.Vruplepxki - Cùng một chiếc cầu thang nhưng có số phận khác nhau. Chúng phụ thuộc vào điểm: chúng ta leo lên bằng khoái cảm hay bằng nghĩa vụ. M.Côvanxki - Người nào từ thời thơ ấu đã biết lao động là quy luật của cuộc sống, người nào từ tuổi thanh niên đã biết rằng bánh mì chỉ có thể kiếm được bằng mồ hôi, người đó có khả năng làm nên kỳ công. (Juynvecnơ) - Biết làm gì chưa đủ, còn phải dũng cảm thực hiện điều đó nữa. (G.Đimitơrop) - Bạn hãy làm việc đi! Nếu đang đêm tỉnh giấc và chợt nghĩ ra có việc cần phải làm mà ta chưa làm được thì bạn hãy vùng dậy mà làm.Đê-xtôi-epxki - Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ với bạn…thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích, không thể lấy lại được. (Xta-ni-lap-xki) - Tài năng chỉ có 1/3 là bản tính, 1/3 là trí thức và 1/3 là ý chí.D.Đô-xki - Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp. W.Gơt - Cần lạc quan khi khởi đầu công việc và đầy hoài nghi khi kết thúc công việc. Giecxen - Sẽ chẳng bao giờ bạn băng qua được vực thẳm nếu bạn không dám đặt chân lên sợi dây thừng bắc ngang qua vực đó. A.Smith - Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê. Ngạn ngữ Tây Ban Nha - Nếu không vấp ngã phải một trở ngại nào nữa thì có nghĩa là bạn đã ra rìa đường. Ghenin 14. Điều học được từ cuộc sống Khi con vẫy tay chào ai đó họ sẽ ngừng công việc để chào lại con (9 tuổi). Cách tốt nhất để nhìn hiểu một điều gì là rời xa nó một thời gian (14 tuổi). Đừng bao giờ nên quá bận rộn để quên nói “làm ơn” và “cảm ơn” (36 tuổi). Nếu không thử sẽ không học được điều gì mới (37 tuổi). Hay để tâm đến những thiệt hại mà người khác gây cho mình nhưng lại dễ quên điều mình gây tổn thương người khác (39 tuổi). Thử thách lớn nhất của cuộc sống là biết chọn những gì quan trọng nhất và bỏ qua những việc tầm thường khác (51 tuổi). Thành công trong sự nghiệp sẽ vô nghĩa nếu chúng ta gặp thất bại trong gia đình (53 tuổi). Có thể biết được nhiều điều về một người đàn ông khi nhìn gương mặt người vợ và thái độ của những đứa con (55 tuổi). Chúng ta không mất gì để trở thành một người dễ mến (66 tuổi). Không nên lúc nào cũng chăm bẳm vào quá khứ, trừ khi để rút ra những bài học (70 tuổi).
Posted on: Mon, 09 Dec 2013 05:23:49 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015