[Kinh dị] Tác giả: Phạm Gia Dũng Bí Mật Ngôi Nhà - TopicsExpress



          

[Kinh dị] Tác giả: Phạm Gia Dũng Bí Mật Ngôi Nhà Cuối Huyện ******************** Phần II - Chương 7 Một cuộc họp báo Tại trụ sở của Sở cảnh sát tỉnh Phúc An, sáng nay, Ban Chuyên Án vụ án gia đình chủ hộ Trương Thế Tuyệt có cuộc họp kín giữa các cấp trên, họ đã họp với nhau nhiều nhưng có thêm các trinh sát; chỉ những dịp hội ý mật, họ mới họp kín gồm ba thanh tra là Ông trưởng thanh tra Trần Hiếu Tuấn; hai thanh tra thuộc chỉ huy ban chuyên án là ông Dương Văn Trung, và ông Đinh Quang Hải. Ngoài ra, còn có ba nhân vật quan trọng khác là Giám đốc Sở cảnh sát tỉnh Phúc An, ông Cao Tấn Danh, hai phó giám đốc, ông Đường Bá Công, và ông Lê Thanh Hùng. Cuộc họp diễn ra tại tầng cao là của tòa nhà Sở cảnh sát tỉnh Phúc An. Bên ngoài cửa sảnh họp có một sỹ quan đứng gác, trong sảnh là không gian họp rộng rãi, tuy bàn ghế hình vòng tròn có thể ngồi được trên dưới hai mươi người, ngoài ra còn có một góc gồm nhiều dãy ghế và bảng chiếu có bố trí đèn điện, hai mặt của gian phòng được lắp kính trong suốt nhìn ra ngoài được, ánh sáng từ các đèn neon và ánh sáng trời trộn chung thành một không gian sảnh họp sáng sủa, dịu mắt; tuy vậy các nhân vật chỉ ngồi tập trung tại một bàn nhỏ. Cuộc họp đang lúc Giám đốc Cao Tấn Danh trình bày: - Như các anh đã biết, Ban chuyên án chúng ta đã cử đặc vụ Long tham gia vào một vụ án mới tại tỉnh Long Hà. Một vụ án, theo tôi, là khá gay cấn và có nhiều tình tiết còn bỏ ngỏ chưa có lời đáp. Hhmm! Đích thân tôi và hai vị Phó Giám đốc ông Công và ông Hùng, cách đây gần hai tháng đã nhận được công văn mật từ phía một viên chức của Sở cảnh sát tỉnh Long Hà. Họ nói bên tỉnh Long Hà gần đây có một vụ bê bối trong nội bộ, là vụ án này đã xảy ra đến mức nghiêm trọng, các trinh sát và đặc vụ của Sở cảnh sát tỉnh Long Hà đã được tập hợp điều tra, song một thời gian sau họ đều tạm gác, không tiến hành điều tra tiếp. Ông Danh ngừng một lát, trông dáng mạo là một người thân hình to lớn, thấp vừa tầm, tóc đã hơi lấm tấm muối tiêu, được chải vạt bầu rất gọn, từ diện mạo và thân hình nói chung, toát lên một vẻ uy nghi và mưu xảo, ông quan sát từng người có mặt trong cuộc họp rồi nói tiếp: - Lý do tại sao vụ án đang tiến hành lại tạm ngưng, không thấy báo cáo tiếp và chỉ lưu hồ sơ, dần dần bỏ quên. Trong khi đó, sự việc vụ án vẫn âm thầm tiếp diễn, vì chưa xác định được thủ phạm, và hoàn toàn không có chứng cứ. Tuy nhiên, nhiều khả năng vẫn là những người có mặt trong khu nhà ông Trương Thế Tuyệt gây ra. Song do tình tiết này vẫn mơ hồ, do các nạn nhân mất tích, còn những người nhà họ rất ít vãng lai đến khu nhà. Điều đáng quan tâm, là khi tất cả các trinh sát đặc vụ vào cuộc chỉ được một thời gian ngắn, không ai bảo ai tự động rút lui, kể cả chỉ huy và cấp trên của họ cũng không chuyên tâm vào điều tra. Họ chỉ lập Ban chuyên án tạm thời, được một thời gian ngắn lại giải tán Ban này. - Hiện tôi và hai ông Công, ông Hùng đã nắm sơ bộ vụ án nhưng vẫn chưa thể giải thích nguyên do tại sao Ban chuyên án này bị giải tán. Các thanh tra, ba vị có ý kiến gì không? Nói xong, ông nhìn lần lượt vào ba thanh tra như thể tìm câu trả lời. Ba thanh tra, mỗi người lại liếc mắt nhìn lẫn nhau, mặt ai cũng đăm chiêu cố gắng tìm một lời giải đáp. Dù rằng đây là ba thanh tra chủ lực của Sở cảnh sát Phúc An, những người đã có nhiều năm thâm niên hoạt động cùng với Ban giám đốc, từ khi ông Danh và hai ông Công, Hùng còn chưa được đề bạt vào các vị trí lãnh đạo Sở, kinh nghiệm trong công tác điều tra họ đã kinh qua nhiều, song với vụ án này, mọi thứ dường như còn quá rắc rối, cả ba thanh tra vẫn im lặng ngồi suy nghĩ. Lát sau, thanh tra Trung lên tiếng: - Thưa Giám đốc, có khả năng các nhân viên trong Ban chuyên án tỉnh Long Hà đã không trung thực, ví dụ như ăn hối lộ từ phía thủ phạm, nên đã lập ra Ban chuyên án “ảo”, rồi cho người đi điều tra, song thực tế họ không hề tiến hành vụ án. Thành ra sự việc vẫn bỏ ngỏ. Nghe vậy, thanh tra Hải bác lại, cả năm người kia lại quay sang thanh tra Hải nghe: - Không thể vậy, ý kiến của thanh tra Trung nghe qua rất mơ hồ và không có cơ sở. Chẳng lẽ, hai người con trong gia đình họ lại rất giàu có để hối lộ như vậy. Gia đình họ đã dần dần khánh kiệt, tài sản trong nhà không còn bao, chỉ còn khu đất và căn nhà xây trên đó. Và gia đình ông Tuyệt trước đây chỉ hoạt động buôn bán đồ đất tại miền núi, quy mô nhỏ. Và họ đã dừng chuyện buôn bán gần 3-4 năm, báo cáo là vậy. - Theo tôi, xem lại trong hồ sơ, tôi thấy vụ án tại khu nhà ông Tuyệt dù có tính chất án mạng, nhưng không mang tính chất giết người để đoạt tài sản, vì những người đến thuê nhà không mang tài sản nhiều quý giá, ngoài xe máy, và vật dụng cá nhân, những thứ đó chưa đủ giá trị để thủ phạm ra tay để cướp tài sản. Lý do thứ hai, chúng ta vẫn không có cơ sở để vội kết luận các viên chức bên Sở cảnh sát Long Hà sa ngã. Tôi cho rằng, có thể là một lý do nào đó thiên về tình tiết quá mù mờ, nên được một thời gian, họ đã chán nản và tạm gác vụ án lại. Ông Danh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: - Ý kiến của thanh tra Hải cũng có lý, còn anh Trung, hiện giờ chúng ta cũng mù tịt về chuyện vụ án, và chuyện nội bộ Sở cảnh sát Long Hà … Nói đoạn, ông Danh nhìn về phía thanh tra Tuấn, chờ một giây lát, ông như muốn nghe ý kiến của thanh tra Tuấn, ông Danh nói: - Thanh tra Tuấn, anh là người phụ trách chính của Ban chuyên án, và trực tiếp chỉ đạo đặc vụ Long. Theo anh, chuyện này thực hư đang đi đến đâu? Lúc này, thanh tra Tuấn mới lên tiếng: - Thưa Giám Đốc, thưa các vị, sáng nay tôi đã trao đổi nhanh với đặc vụ Long từ khách sạn tại Long Hà. Đặc vụ Long đã báo cáo tình hình tiếp cận và đột nhập khu nhà hôm qua khá an toàn. Sau đó, Long có gởi gấp ảnh chụp về cho đơn vị qua đường truyền mạng. Trước tiên, Giám đốc và các vị nên xem qua các hình này. Nói xong, thanh tra Tuấn mở máy laptop, đã nối sẵn với máy chiếu, ông Tuấn mở hình, và phóng đèn rọi lên bức màn phía sau lưng ông Danh, khoảng chừng gần mười mấy tấm hình lần lượt hiện lên trên màn. Hình về những tượng đá tại bia mộ nhà ông Tuyệt, và hình bàn thờ trên gian cùng. Ai nấy ngồi xem im ắng, mỗi người mặt đều lộ vẻ nhăn nhó khó hiểu khi nhìn những vật trong hình. Hết loạt hình này. Ông Tuấn lại nói tiếp: - Ngoài ra, Ban còn nhận được hình chụp gần đây nhất hình của anh Tạ và cô Đào, do một số trinh sát bí mật chụp được, khi nhận nguồn tin người dân báo, và đã chụp cách đây một tháng trước khi đưa đặc vụ Long vào cuộc. Rồi các hình về anh Tạ lướt qua, một số hình cho thấy anh Tạ đứng tại cổng nhà ở cửa vườn, đứng nói chuyện với khách đến thuê. Ông Tuấn nói xen vào hình đang chạy: - Đây là cảnh anh Tạ tiếp khách đến thuê là anh Nguyễn Ngọc Chương, anh Chương năm nay 32 tuổi, là nhà văn và ký giả cho tờ Dân Chủ và tờ Văn Hóa, là người miền Trung, từ Quận An Thái, tỉnh Dương Châu. Hiện nay, đã xác định anh Văn mất tích khỏi quê nhà và có thời gian thuê tại nhà Ông Tuyệt ba tháng trước. Được hơn hai ba tuần, thấy không đăng ký thuê tại nhà ông Tuyệt nữa, và từ đó không rõ thông tin. Ông Tuấn lại bật qua các hình chụp về Đào, tại một góc gần khu nhà: - Đây là hình cô Đào, tình cờ các trinh sát phát hiện cô Đào xuất hiện gần nhà mình vào đúng hôm thứ hai khi anh Văn dọn đến thuê nhà. Đột nhiên, không ai bảo ai, chỉ nghe thấy tiếng “Ô, ồ..!” lầm rầm từ phía mấy người còn lại. “Chà, đẹp quá!” tiếng thanh tra Trung phát ra lẩm bẩm. Rồi thì tiếng thanh tra Hải cũng nói theo lí nhí “Úi chà, cô này đẹp quá”. Hai phó giám đốc cũng nhìn nhau, rồi nheo mắt đồng tình. Chỉ riêng Giám đốc Danh vẫn im lặng, ông không nói gì, nét mặt ông trầm hơn, tập trung quan sát. Màn chiếu tiếp đến hình Đào lúc quay đi, hình chụp từ xa khá rõ, thấy dáng vẻ thanh tú của cô, cùng mái tóc xõa sau vai, vai cao, vuông cân đối, chạy xuống phần eo thon thả. Rồi tiếp đến hình Đào đang rửa chân bên bờ đá gần một hồ nước gần sau khu nhà. Cô đang vén quần lên đến gối rửa chân bên vòi nước, tóc rơi xuống ngang tay, Đào mặc một chiếc áo trắng mỏng, khi cô cúi xuống rửa chân, tự nhiên cổ áo cũng trễ xuống, thấy một khoảng bên trong trước ngực cô. Hai bầu vú trắng muốt, to nằm trọn giữa hai tà áo, tấm hình rõ đến mức còn có thể nhận thấy cô dùng loại nịt ngực tự may bằng vải bông thô – một loại vải kiểu thổ cẩm, choàng dây qua cổ. Hai bàn tay thon, múp míp đang xoa hai cẳng chân thon trắng. Một bên đôi guốc gỗ gỡ ra xếp ngay ngắn trên bệ đá và gàu nước. Cảnh tượng này quá sinh động và mạnh mẽ do kết hợp của sự tình cờ và yếu tố tự nhiên, do Đào không biết mình đang bị chụp lén. Không hiểu trinh sát nào lại quá nhạy bén và rình mò được từng cảnh Đào nhân lúc về gần nhà. Hóa ra, một trinh sát nào đó đã cố tình trèo lên cây để chụp Đào bằng máy có ống kính Zoom thu hình. Tuy là mang tính chất tư liệu công tác, thoạt đầu một số tấm hình còn mang tính đưa thông tin, nhưng sau đó đến hình chụp cô gái, có vẻ người trinh sát này phát hiện ra điều gì thú vị, và cố gắng chụp cô thêm, và dưới nhiều góc độ, tựa như một tay săn ảnh chuyên nghiệp tình cờ gặp phút ngẫu hứng giữa cảnh và người. Thế là những tấm hình bắt mắt như ảnh nghệ thuật chân thực được ghi lại. Và một số cảnh nữa khi Đào đi mất. Đến đây, thanh tra Tuấn quay lại nhìn phía các đồng nghiệp, và Giám đốc, ông còn để ý thấy một hai người khẽ nuốt nước bọt “ực ực” trong cổ. Ông Tuấn cũng trầm ngâm suy nghĩ. Trong lòng ông, mấy ai biết cũng nhen nhóm tư tình, nhưng có thể nó không phải là thứ tình cảm rung động, mà là một thứ ham muốn trộn lẫn giữa dục tính, tò mò và khám phá; đơn giản bởi ông Tuấn đã đến độ tuổi tứ tuần rồi. Xong là một người nhiều kinh nghiệm của thanh tra, ông không hề bộc lộ điều gì. Các loạt ảnh đã hết, ông Tuấn ngừng chiếu và quay lại với buổi họp: - Theo tôi xét đoán, có thể cô Đào liên quan ít nhiều đến chuyện khách thuê nhà, và cũng nhiều khả năng là cô Đào có tham gia vào vụ việc. Còn việc Ban chuyên án của tỉnh Long Hà đã tạm gác vụ việc lại, có thể lý do nằm trong nội bộ con người, không có gì liên quan về việc giết người đoạt tài sản hay hối lộ. Mà chỉ là một trong số lý do nào đấy, có chuyện ảnh hưởng giữa cô Đào và các trinh sát thuộc Ban chuyên án … – ông Tuấn phát biểu ý kiến. Chưa dứt lời, Phó giám đốc – ông Công lên tiếng: - Thanh tra Tuấn muốn nói đến một vụ áp-phe tình ái, và Ban chuyên án tỉnh Long Hà bỏ cuộc điều tra vì ai đó dính líu với cô Đào chăng? - Phải, nếu vậy cô Đào có quen hết các nhân viên của Sở cảnh sát tỉnh Long Hà không? Ha ha? – Ông Phó Giám đốc Hùng cũng nói xen vào. Rồi hai người quay qua trao đổi với nhau: - Vậy ông Công cho rằng cô Đào làm cách nào để quen hết các nhân viên Ban điều tra kia? – Ông Hùng hỏi - Thì có thể từ từ lần lượt từng người - Và ông cho rằng tất cả họ trong Ban chuyên án đã lên giường với cô Đào, rồi sau đó, do dính líu mà tránh tiếp tục điều tra? – Ông Hùng lại cặn kẽ hỏi. - Điều này hoàn toàn có thể - ông Công lập luận. Rồi thanh tra Trung lại xen vào cuộc trao đổi: - Và cả những người đến thuê nhà, không biết chừng cô ta cũng cám dỗ họ. Chưa dứt lời thì thanh tra Hải lại lập luận: - Vậy tại sao những người đến thuê nhà, sau đó mất tích, còn các nhân viên Ban chuyên án tỉnh Long Hà, như chúng ta vừa nêu, cũng có ăn nằm với cô Đào lại không hề mất tích. Điều này xem có vẻ mâu thuẫn nhau. Hoặc có thể những người tại nhà cô Đào có tai mắt, biết được người nào thuộc cơ quan cảnh sát không sát hại, còn người thường thì lại bị. Lúc này, những người đang theo dõi cuộc trao đổi cũng nhìn nhau đồng tình, riêng thanh tra Tuấn cũng nãy giờ tỏ vẻ hoài nghi, cũng bắt đầu trầm tư thấy rắc rối. Ông Tuấn thầm nghĩ “Nếu quả thật hành tung như vậy, tại sao Đào lại liên tiếp cám dỗ rất nhiều đàn ông, vì mục đích gì, hay đây là một trò tiêu khiển quái đản”. Cuộc họp tạm dừng trong chút lát, vì có chuông điện thoại gọi đến bàn giám họp của nội bộ nhân viên muốn trao đổi với Giám đốc, ông Danh cầm máy nói chuyện … Lúc này, mọi người bắt đầu dùng nước uống dọn trước mặt họ, cà phê và trà hoa quả, nãy giờ đã nguội ngắt vì họ mải mê trao đổi. Ông Phó Giám đốc Công tranh thủ hỏi thanh tra Tuấn: - Thanh tra Tuấn, ông trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ án này, ngoài đặc vụ Long đã đến khu vực, ông có chỉ thêm trinh sát đến hỗ trợ chưa? - Hiện giờ thì chưa, nhưng tôi cũng đã họp với tổ thanh tra và đặc vụ, thêm thời gian nữa khi tình hình biến động, sẽ cử thêm trinh sát Hải Nam, Trọng Dương, Thanh Minh vào cuộc, để trợ giúp cho đặc vụ Long. Rồi ông Tuấn nói tiếp: - Thưa ông Công, Ban chuyên án ta cũng đã lập một đội trinh sát khoảng mười lăm hai mươi người, đề phòng trường hợp phía hung thủ thành phần đông đảo, phức tạp và gặp phải gặp loại tội phạm nguy hiểm mang tính cuồng sát hiếu chiến. Khi đó, một mình đặc vụ Long và hai ba trinh sát hỗ trợ cũng không làm gì được. - Ừ, tốt lắm! – Ông Công gật gù. Từ bên cạnh, Phó Giám đốc Hùng và hai thanh tra còn lại vẫn nghe ông Công và thanh tra Tuấn nói. Ngồi ngẫm nghĩ một lát, Phó Giám đốc Hùng góp ý: - Hiện chúng ta cũng chưa rõ là trong vụ án này sẽ huy động và áp dụng tấn công hay phải nhờ vào dùng kế hoạch gì để phá án. Rõ ràng chúng ta vẫn đang bị động chạy theo hành tung của phía hung thủ. Nhưng chuẩn bị mọi phương án đề phòng như thanh tra Tuấn đã làm, là rất chu đáo … Nói đoạn, ông Hùng nhìn sang phía thanh tra Tuấn, biểu lộ sự an tâm khi có viên thanh tra mưu trí và nhiều kinh nghiệm chỉ đạo vụ án. Giám đốc Danh vừa kết thúc xong cuộc nói điện thoại, hình như ông vừa nhận được thông báo gì đó, ông tỏ vẻ khẩn trương, trở lại cuộc họp, ông Danh nhanh chóng chốt lại buổi họp sáng nay: - Tôi vừa được tin sáng nay đoàn quan khách thuộc Sở cảnh sát Hoàng gia sẽ đột xuất đến thăm Sở chúng ta lúc 9 giờ. Hai ông Công và Hải sẽ cùng hỗ trợ tôi tiếp đoàn quan khách. - Buổi họp hôm nay tạm thời đang đi đến vấn đề … Ah – Ông Danh ậm ừ một lát vì quên mất đề tài mà buổi họp đã trao đổi đến, nhớ lại rồi ông nói tiếp – àh là vấn đề rắc rối, vì lý do gì Ban chuyên án tỉnh Long Hà không vào cuộc tiếp. Rồi quay sang phía thanh tra Tuấn ông muốn tìm cơ sở kết luận sau cùng của ông Tuấn, ông Danh hỏi: - Sau cùng, anh Tuấn cho hay việc này là gì? Thanh tra Tuấn trầm ngâm rồi phát biểu: - Theo tôi cho rằng, vụ xì-căng-đan tình ái nếu có dính líu giữa các nhân viên Ban chuyên án tỉnh Long Hà, cũng chưa có cơ sở rõ ràng, vì chúng ta cũng chưa có nghe ngóng gì, tuy nhiên, khả năng cô Đào đã dùng phương kế gì, kể cả biện pháp mỹ nhân kế đối với những người đến thuê nhà, chúng ta cần xét lại câu hỏi, “Để làm gì?”, khách quan mà nói, người đến thuê nhà sẽ không biết trước cô Đào, và ngược lại cũng vậy. - Còn để trả lời câu hỏi cho Ban chuyên án, tôi đang nghĩ đến nhiều khả năng là các nhân viên Ban chuyên án tỉnh Long Hà sợ … bị trả thù đối với bản thân họ, nên đã rút lui sau khi vào cuộc điều tra. - Nếu vậy, chúng ta sẽ thắc mắc, vậy trong vụ án này, đằng sau anh Tạ và cô Đào, còn có thế lực hay lực lượng nào đó trợ giúp. Dù chưa xác định rõ bọn họ là ai, nhưng chúng ta có thể thấy, lực lượng này rất tinh quái và có vẻ như biết trước được mọi diễn biến, và ra tay hành động hay cảnh cáo … để một số người tham gia khi đến gần khu nhà này đều sợ hãi mà rút lui. Nhiệm vụ của tôi, nếu giả định như vậy, sẽ hướng chỉ đạo cho đặc vụ Long là đi xác định mấu chốt đó, và tìm xem lực lượng này là ai? Trước khi ta tung tiếp lực lượng trinh sát đến vây bắt. Tôi đã trình bày xong ý kiến của mình. Nghe đến đây, cả năm người còn lại trong buổi họp đều gật ghù cho là có lý, Giám đốc Danh nói: - Thanh tra Tuấn, anh phải để mắt đặc vụ Long, không chừng cậu ta cũng dính vào những chuyện lôi thôi khác, lơ là nhiệm vụ điều tra. - Vâng, thưa Giám đốc – ông Tuấn trả lời. Trong suy nghĩ, thanh tra Tuấn cũng lường đến một khả năng mới là đặc vụ Long được phái đến cũng sẽ sa ngã và rơi vào bẫy mỹ nhân kế đã giăng sẵn, mà bỏ bê nhiệm vụ hay sẽ báo cáo lại không đúng sự việc. Vì thanh tra Tuấn hiểu rõ cá tính của Long, ông cũng khá hợp với nhân viên trẻ này, và đánh giá cao năng lực của anh. Chuyện này rất có thể xảy ra, vì Đào là một cô gái rất đẹp và thu hút, còn Long, một thanh niên cầu tiến, đẹp mã, hào hiệp. Khi xem ảnh Đào, thanh tra Tuấn cũng thầm trong bụng, thấy xốn xang trước một cô gái quá đẹp, nói chi Long lại còn trẻ, không biết anh ta sẽ mê mẩn cô gái kia hay không. Thanh tra Tuấn nhiều tuổi hơn đặc vụ Long và đã có gia đình, về phần mình ông được giao quá nhiều trọng trách nên không hề dám để chuyện riêng tư ảnh hưởng. Lòng cũng khen, nhưng đầu vững chãi, ông Tuấn không muốn mình lay động. Đột nhiên, Giám đốc Danh lên tiếng: - Các vị cũng biết, thời gian cho việc cất nhắc vị trí trong Sở cảnh sát Hoàng Gia cũng sắp đến, tôi đã ngồi ở chức Giám đốc Sở Cảnh sát Phúc An này trên mười năm, nay tôi cũng đã già rồi. Rồi ông nói tiếp: - Trong vòng nhiều năm qua, tôi cùng các vị đã có nhiều dịp lập công, phá án rất nhiều vụ án, nhưng điển hình hai năm gần đây, Sở ta đã lập nhiều chiến công trong các vụ việc như tình hình bê bối tại Tập đoàn Kiểm toán Đông Việt, phá án Vụ án bọn tội phạm liên châu lục và bàn giao cho Cảnh sát Miến Điện, truy bắt nhóm khủng bố của tên trùm ma túy Tư Râu. Sở chúng ta đã được ban lãnh đạo Sở cảnh sát Hoàng gia chú ý. Trong thời gian ngắn còn lại tính bằng năm trong sự nghiệp của mình, tôi muốn, sắp tới được đề bạt vào Ban Giám đốc Sở Cảnh sát Hoàng Gia. Thay thế tôi tại Sở này, sẽ là một trong các quý vị đang ngồi đây, và ai cũng sẽ được thăng cấp. Năm người còn lại, ai cũng im lặng dõi theo phát biểu của ông Danh, ông nói tiếp: - Gia đình tôi đã hai đời theo ngành cảnh sát, trong sự nghiệp của bản thân, tôi cảm nhận vinh dự được cống hiến cho Sở cảnh sát, và được trọng dụng vào Ban lãnh đạo Sở tỉnh, và vinh dự to lớn nhất sắp đến khi tôi đã bước vào giai đoạn cuối của sự nghiệp là được cử vào Ban lãnh đạo của Sở cảnh sát Hoàng gia. Nói đoạn, ông chốt lại vấn đề: - Các quý vị, chúng ta còn một thời gian ngắn nữa để lập thêm thành tích, tình cờ vụ án rắc rối này Sở cảnh sát tỉnh Phúc An đã bỏ dở, và bàn giao cho phía chúng ta, đây cũng là một cơ hội tốt để lực lượng ta lập lại những chiến công như đã có được trong nhiều năm qua. Tôi muốn các quý vị hãy tập trung mọi khả năng để đưa vụ việc này ra ánh sáng. Rồi ông nói tiếp, mắt ông Danh trừng trừng nhìn lần lượt từng người tại cuộc họp: - Chuyện đặc vụ Long hay bất kể ai đó, nếu sa ngã vào tình ái trong vụ này mà bỏ bê nhiệm vũ, đều bị rút về, khiển trách, kỷ luật, và hạ bậc công tác. - Còn cô Đào nữa, để xem đằng sau bọn họ là ai, chúng ta sẽ xem cô ta có ba đầu sáu tay đến đâu … Kết thúc lời phát biểu, như để lấy thêm uy lực trong lời nói, ông đập tay xuống bàn đánh cái “ầm”, tách cà phê đã nguội vẫn còn nắp đậy trên đó, nằm gần phía tay ông đập xuống, lắc lư, cái nắp văng ra khỏi tách, bắn tung tóe vài giọt cà phê ra bàn. Ai nấy đều nhăn mặt, không ai bảo ai tự hiểu nhiệm vụ tiếp theo của mình là gì. Giám đốc Danh nhấn chuông gọi xuống bộ phận nhân viên, nói: - Cho bộ phận vệ sinh lên dọn dẹp lại trong sảnh này, sắp có buổi tiếp đón Đoàn quan khách Sở cảnh sát Hoàng gia tại đây. - Rõ, thưa Giám đốc – từ đầu kia còn vọng lại tiếng nói. 2- Kiểm tra căn hầm – Cần tìm người Buổi sáng nay kéo đến cùng tâm trạng uể oải, tâm ý mơ hồ, trong lòng trống trải, một người cũng thấy bần thần vì không biết làm gì. Rõ ràng, đã có những đợt dày vò tâm trí suốt nhiều năm qua, giữa điều nên làm và điều phải làm, khi tỉnh khi mê, dù cho là trái tim bằng sỏi đá vô tri vô giác cũng phải một lần chột dạ về những việc mình đã làm; nhưng thực trạng này đã kéo dài nhiều năm qua. Nói gì đến một trái tim của tâm hồn một cô gái từng một thời rất trong trẻo. Dường như, Đào cũng đã biết bản chất tội ác của mình, minh chứng cho điều này là cơ cấu hầm sâu dưới lòng đất ngay sau phòng Đào cùng những buồng giam chật hẹp nhốt lũ quái nhân trong đó và nó tỏa rộng ra đến đâu cũng chưa ai được biết ngoài cô, mọi thứ như đã sắp đặt để Đào tiếp quản cơ ngơi kinh khủng này. Nói lại về cuộc tổng kiểm tra đột xuất của Đào vào đêm qua là từ lý do nghi ngờ. Có tật phải giật mình, một tên tội phạm sau bao năm luôn giấu diếm quá khứ tội lỗi của nó, chỉ cần có người đang nhóm họp bàn bạc để phá vỡ hành tung của hắn cũng đủ làm hắn linh tính thấy điều gì mà phải trở lại để kiểm tra. Chuyện buổi sáng hôm qua cũng là từ dịp tình cờ khi Đào thấy một thanh niên trên xe mô tô lại gần nhà mình, rồi người đó vào quán nước gần nhà Đào – tuy là gần nhưng ở thị trấn hẻo lánh cũng phải cách đến khoảng ba trăm mét, nhưng lạ thay lúc đó Đào quan sát anh nhiều hơn, động tác xem ra tò mò và chân thật hơn nên Đào mới không khéo léo và để cho anh phát hiện trở lại. Phải chăng, hình dáng và diện mạo Long – may mắn thay cho anh, làm Đào chú ý hơn, cô đã chăm chú nhìn anh không phải bằng ánh mắt của một kẻ săn mồi, trong một thoáng ngắn ngủi đó có lẽ Đào cũng phân vân giữa việc săn mồi – tất nhiên là nếu không có săn mồi thì làm gì có lũ quái nhân bị nhốt dưới hầm kia, và việc cô phải xử trí với những cảm xúc “-Neo” dâng lên từ đáy lòng. Điều này cũng tự nhiên thôi, tại sao người ta đã có những đúc kết về tiếng sét ái tình; thật ra ngoại trừ do số phận sắp đặt, tiếng sét ái tình là một thứ gì đó mà một trong hai người tìm thấy ở một người hoàn toàn xa lạ có những nét, hình dáng và cá tính mà họ đã mơ tưởng đến một người tình trong mơ, và khi hội đủ những điều kiện đó dù cho người kia có xa lạ đến đâu con tim người này cũng sớm đổ quỵ, một kiểu tương tác của tâm lý, để rồi sau đó bệnh nhân của thứ tương tác này để cho con tim và tâm hồn lang thang như bay bổng, phan-ta-zi tới chốn nào nó muốn đến, có chăng một bài hát đã khắc họa được ý nghĩa này mà mang tên “Bão táp tình cảm”. Chuyện đêm qua ai đó đột nhập vào nhà Đào để lục tung mọi thứ hòng tìm ra sự thật; thật sự, con người kia, ngoài cái vẻ bảnh trai phong trần, anh ta vẫn là một người trần tục làm gì có phù phép gì để qua được Đào; đã thấy Đào có khi là một cô gái, có khi cô phân thân đi lại như một bóng ma. Toàn bộ không gian nhà Đào và hướng ra sau núi là nơi sinh sống, lớn lên và giờ đây là nơi ẩn náu của Đào, hiển nhiên chỉ cần một động tĩnh nào đó đều khiến Đào thấy linh cảm mà phải phát giác. Sau khi đi thăm hết khoảng hai ba tầng hầm, vẫn còn những lối đi sang khu khác kiểu như địa đạo nhưng chưa được khám phá, Đào đi sang phía một gian khác dưới hầm, tại đây có một số giếng, được xây tụt xuống từ mặt đất trong gian, bên ngoài các miệng giếng là những thiết kế xây những lạch nhỏ trơn trượt và dốc đổ xuống giếng, những lạch này nối đi khắp nơi tưởng như một hệ thống giao thông khác, vì quá nhỏ và nằm sệt dưới chân, nên nó không phải là đường đi cho người. Loài chuột sống trong các hang động và địa đạo rất nhiều, chúng thường phải tránh người nên hay chạy thật nhanh băng qua sàn, hay phải đi len lén dưới chân tường, do vậy, lũ chuột sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và tiện lợi nếu có một hệ thống đường đi riêng cho chúng. Tại những lạch này, có đoạn được làm rất thô tại mặt để đi lại tiện lợi, có đoạn luồn lách sâu vào trong tường hay chui qua hầm khác, nhưng đến đoạn gần các miệng giếng khoảng chừng vài mét là phần cầu tuột trơn trượt và dốc đổ vào miệng giếng. Con chuột nào đang trên đường chạy, lại rẽ ngang rẽ dọc như tìm lối đi khác, không may mà đi vào lối này đều bị trượt vào xuống giếng, và nằm chờ chết dưới giếng sâu. Những lạch này lại có phần đi lên nối ra mặt đất hay các hang khác để mở cổng cho con mồi tìm đường vào. Việc còn lại của người trông coi dưới hầm này là lấy một lồng sắt thả xuống và bắt sống lũ chuột. Trên mỗi giếng đều xây hệ thống xích, tay quay và ròng rọc để thả các lồng sắt xuống. Tất nhiên, phải ở vài ngày dưới giếng, nên lũ chuột đã chán ngấy, nếu có một chiếc thang máy thả xuống chúng sẽ nhảy vào với hy vọng là được đưa ra ngoài. Khi kéo lên, Đào chất những chiếc lồng sắt này vào một xe đẩy nhỏ và đi đưa đồ ăn cho lũ quái nhân kia kia. Xe đi đến đâu, cô quay mặt lồng sắt có nắp mở về phía cửa buồng giam, và bọn quái nhân kia sẽ thò tay bắt từng con chuột cho vào miệng cắn xé hoặc nuốt hết. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng bắt đủ chuột cho bọn chúng, nên thường thường bọn người này luôn bị bỏ đói, miệng lúc nào cũng ghầm gừ. Thử tưởng tượng sẽ thật ghê rợn, nếu sổng khỏi buồng giam, gặp người chúng cũng sẽ nhào vô tấn công cắn cổ hút máu, cào xé. Đào không sợ chúng tấn công, thứ nhất vì trước đó cô đã tấn công chúng thì đúng hơn nên chúng mới ra nông nỗi này, thứ hai cô có thể thay hình đổi dạng thành một cái bóng và biến mất. Có lẽ, với kết cấu khép kín như vậy, từ rất lâu, ai đó đã có ý định xây dựng một hệ thống địa đạo như dưới nhà Đào. Xong xuôi, với công việc cho ăn, Đào cũng thấy mệt nhoài, cô đi lên. Từ bàn gương tại phòng nhỏ của Đào, như ảo ảnh, cô khẽ bước ra. Lúc này, theo cô cảm nhận đã hơn bốn giờ sáng, cô đi ra phía nhà tắm phía sau phòng, thắp nến và giơ tay làm phép để chuẩn bị một chậu tắm có nước nóng bốc hơi nóng như nồi xông. Rồi cô vơ lấy một bịch nhỏ, thò tay vốc một ít lá thảo mộc và hoa khô, rải vào bồn, gàu gỗ và bàn chải nằm ngay đó. Kéo rèm che ngang, từ từ cởi y phục, cô nhón chân bước vào chậu tắm kỳ cọ và ngồi ngâm mình để cho hương thơm trong thảo mộc và hoa sẽ từ từ nhả vào nước và để lại mùi thơm trên cơ thể. Trong ánh sáng của tháp nến, và màn sương khói đang bốc lên, cảnh tượng mờ ảo, khi rõ khi mờ, hình ảnh một người con gái ngồi ngâm mình nửa phần cơ thể trên mặt nước, để lộ cả phần ngực lộ lên, sóng nhỏ trong bồn theo động tác của tay cô vung vẩy và cầm gàu dội nước cứ nhấp nhô, khi thì để lộ gần hết khi thì trào lên che đến phần nách. Hai tay khẽ giơ cao, rồi hạ xuống kỹ lưỡng kỳ cọ từng phần thân thể. Được hồi lâu, cô bước ra, lấy khăn lau người cho khô, da thịt và cơ bắp vừa được tắm nước ấm xong trông nảy nở căng tràn, thoang thoảng tỏa mùi thơm mát, rồi cô lấy chiếc khăn to quấn ngang ngực và múc thêm nước ấm ngồi xuống bên cạnh bồn gội đầu. Tựa hồ như trở lại thời xa xưa, khi các thiếu nữ trong cung thường phải ngồi hàng giờ liền trong những bồn tắm có ướp hương như vậy. *** Trời đã sáng, bà Mừng bán quán gần nhà Đào đang lúi húi quét dọn phía sau sân, sau đó bà dọn hàng nước ra bán. Trong nhà, chồng bà và hai con, một trai một gái, vẫn đang ngủ say. Vừa loay hoay khuân những thứ lặt vặt như bàn, ghế nhỏ ra ngoài cửa nhà, bà trở vào phía sân sau lấy nước, khi đến giếng đang mải kéo gàu nước lên, lúc quay lại, bà thấy ngay một hình dáng cô gái trong chiếc áo trắng, tóc lõa xóa che ngang vai và mặt, đứng ngay ở đầu cửa nhà bếp rất gần bà. Thấy vậy, bà vội giật mình, sợ sệt, hai mắt bà trợn trừng như đang chờ đợi cô kia nói gì. Bà vội nói: - Ối chết, cô Đào, sao cô đến đây sớm vậy, hay có điều chi tôi đắc lỗi với cô? Đào vẫn nhìn thẳng vào mắt bà Mừng, rồi cô nói: - Bà Mừng, ngày hôm qua, có ai lại đây uống nước? - Đâu có ai, chỉ mấy người khách gần xóm, và một vài người từ phía thị trấn đi lên. – Bà nói lảng đi - Bà nói dối. Tôi thấy có một thanh niên ghé đến từ rất sớm, chẳng hay bà nói gì với anh ta. – Đào lại khẽ nói, mắt cô vẫn nhìn trừng vào mắt bà. Bà Mừng vội thanh minh: - Tôi nào dám nói với ai về chuyện cô, nếu cô đã thấy hôm qua, tôi cũng xin thưa cụ thể. – rồi bà nói tiếp. - Đấy là một cậu thanh niên, trông như người ở thị thành ra đây, cậu ta muốn tìm nhà cho thuê, cậu ta thấy nhà cô có treo biển, nên ghé vào quán hỏi tôi. Nhưng cậu ta lại nói tìm nhà cho mấy đứa cháu anh ta đi trọ học, chứ không phải cậu ấy thuê, mà nghe cũng đông lắm đến những bốn năm đứa. Nên tôi đã bảo cậu ta đi rồi, vì ở đây không cho thuê đông người. - Anh ta nói là tìm nhà cho mấy đứa cháu thuê sao? – Đào hỏi lại - Vâng, thưa cô. Đúng là vậy … Tôi nào dám nói dối cô. - Trông cậu ta cũng đẹp trai, hào hiệp và có chí khí lắm, khác với những người khách lộn xộn khác. Tôi đã có tuổi rồi, cũng biết ít về tướng mạo mà suy ra tính cách. Tôi thấy tiếc cho một cậu thanh niên khí khái vậy … mà phải … mà phải … Nếu thế tôi ăn ở thất đức quá! - Bà Mừng nói đến đây cúi gằm đầu xuống không nhìn lên nữa. - Mà phải sao? Tháng này bà đã tìm được ai cho tôi chưa? Dạo này sao bà lơ là vậy. – Đào quát lại Nói đoạn, Đào cũng bớt nóng, song cô trả lời lại câu nói đó, tuy có phần yếu mềm đi nhưng Đào nhìn lảng đi cố giấu ý định của mình, cô nói tiếp: - Kể cũng hay, anh ta, anh ta… tại sao anh ta lại nhìn thấy tôi lúc đó. Lúc đó tôi đang ở sau vườn. Anh chàng này cũng tinh quá. - Mà thôi, nếu anh ta tìm nhà cho mấy đứa cháu thuê, ta không để ý nữa. Không biết anh ta có quay lại, gây rối nữa không đây …? - Kể ra thì bà cũng có lý, một gã hào hiệp vậy mà phải … há há há, thì cũng uổng. Còn bao nhiêu kẻ tiểu nhân háo sắc khác đáng chết hơn. - Mà thôi, tháng này đến lúc tôi phải tìm người, bà vẫn chưa gọi được ai đến. - Hay bà muốn thoái thác đây?. Bà Mừng vội cập rập cúi đầu, hơi mếu máo nói: - Trời đất tha tội cho tôi, vì tôi sống gần gia đình cô, vô tình mà tôi phải chứng kiến chuyện nhà cô, thành ra cô lại đưa tôi vào vụ này. - Tôi thấy lương tâm ăn năn, thấy mình có tội, thất đức quá, nếu cứ phải đi tìm người thuê nhà cho cô, rồi những người này phải chết vì trò này. Trời ơi! Ngày đó ma xui quỷ khiến sao tôi lại chứng kiến chuyện nhà cô, rồi cô buộc tôi vào cuộc và phải làm nhiều chuyện cho cô, phải chi ngày đó tôi đừng hay biết gì hết, thà tôi … tôi chết đi chứ không thể làm cái việc này mãi. Nếu không vì ông nhà và hai đứa nhỏ tôi cũng đã muốn treo cổ vì tội ác tôi gián tiếp gây ra cho nhiều người. Xin cô hãy buông tha cho tôi…! Tôi không thể, không thể nữa …!– Nói xong bà như cúi người xuống hơi kiểu van lạy. Đào quát lại, lúc này tâm tính cô đã trở thành người khác, mặt cô trắng bệch, mắt hung ác, - đã biết Đào luôn thay đổi giữa hai con người, cô nói: - Đừng có lắm lời nữa, bà còn nhớ chuyện gì với mấy đứa nhỏ cách đây không lâu không? Hay bà đã quên? - Bà có làm tiếp cho tôi không? Hay là muốn từ chối … Được, bà không làm tiếp để tôi biết. – Đào lạnh lùng nói tiếp, trong lời nói hàm ý nhiều cử chỉ đe dọa. Nghe đến đây, bà Mừng sợ quá thốt lên: - Thôi! Lạy cô, tôi sẽ làm, tôi sẽ làm mà ….! – bà trả lời - Ông trời, sao Ông lại đày tôi vào cảnh này …! – bà nói lí nhí sợ Đào lỡ nghe được. Nói xong, bà Mừng cúi xuống, mếu máo khóc, miệng lẩm bẩm trả lời. Được một lát, bà ngẩng đầu lên thì không thấy ai đứng trước mặt mình nữa. Một làn hương thơm mát dịu ngây ngất còn sục lại quanh mũi bà. Bà đinh ninh là cô ta đã đi mất rồi mới dám lẩm bẩm, rút kinh nghiệm vài lần sợ nó còn đứng đâu đó quanh đây nghe được. “Đúng là con yêu quái, độc ác, dâm đãng, thơm như thế thảo nào đàn ông nào chẳng chết với nó. Trời ơi, sao nó không chết đi cho mình yên. Tội lỗi chất cao, chất cao rồi!” Bà lẩm nhẩm chửi rủa trong bụng. Rồi bà ngồi ngẩn người bàng hoàng và kinh hãi khi nhớ lại chuyện trước đây. ********************* Chương 8 3 – Vì an toàn cho con thơ, bà mẹ đành lòng tiếp tay Nắng đã lên, bàn nước đã dọn sẵn trước cổng nhà, mà bà Mừng còn bơ phờ ngồi ngay sau cửa bếp bên cạnh giếng nước. Mệt mỏi, tâm thần dày vò, khiếp đảm, bà ngồi xổm bên bệ đá cạnh giếng nước, hai tay tựa vào thành giếng, mắt mở to nhìn xa xăm vô thần. Trong tâm trí của mình, bà hồi tưởng lại những chuyện trước đây. Hồi lại hai năm trước, cũng tại chỗ bếp này, vào một buổi chiều tà ảm đạm, sau khi phải chứng kiến chuyện gia đình Đào, được một thời gian sau thì nhà cô Đào dọn hết, dùng làm nhà cho thuê. Mọi chuyện với mình, bà Mừng tưởng thế là êm xuôi vì nghĩ rằng gia đình cô Đào giờ chẳng còn ai, và họ sẽ bỏ đi xa khỏi mảnh đất này để làm ăn, hay bắt đầu một cuộc sống mới tưởng như muốn quên đi chuyện đau buồn vừa xảy đến cho gia đình họ. Bất ngờ, một ngày kia bà Mừng trong lúc lo dọn dẹp hàng quán vào tầm 6g30 tối, hôm đó ông nhà bà còn mải đánh cờ tướng bên nhà hàng xóm, bà cũng chẳng biết ông đang ngồi ở nhà nào, vì ông ta thường sang xóm trên, hầu cờ khắp nhà từ trưa sau bữa cơm đến tối mịt còn chưa về. Hai đứa nhỏ sau giờ học chiều nay chúng được sang nhà mợ chúng chơi chưa về kịp. Một mình bà cả ngày nay sáng lo hàng quán, trưa thì nấu cơm, chiều lại một mình quanh quẩn dọn hàng. Khi đã bưng xong những chiếc ghế gỗ cuối cùng vào nhà. Bà đóng cửa trước, đi ra sân sau phía giếng nước định bụng sẽ múc nước đi giặt giũ. Rồi bà thấy bóng một cô gái, cao vừa thanh thoát, thật đẹp người, tóc xõa ngang vai, ai trông nom nom giống cô Đào hàng xóm nhà bên, nhưng sao cô ta cứ cúi ghằm mặt đứng im lặng cuối bụi cây. Vì nghĩ mình cũng từng vô duyên mà chứng kiến chuyện gia đình Đào vào một đêm tối, giờ gia đình Đào lại vừa qua bốn cái tang liền kề nhau, nghĩ cũng tủi thân, và khoảng được gần nửa năm nhà họ đã dọn đi đâu hết, bà Mừng vội cất tiếng hỏi: - Ô hay, cô Đào sao về nhà chơi giữa chiều hôm thế này! Bóng kia vẫn im lặng. Thấy lạ lùng, bà Mừng tiến lại gần và hỏi tiếp: - Anh Tạ đi đâu chưa về, hay cô không có chìa khóa vào nhà. Cô đi đâu mà mất dạng … cũng được nửa năm rồi. Làng xóm quanh đây vẫn thường nhắc đến gia đình cô. Người kia vẫn không cử động, không thèm nói một câu gì, bà Mừng cứ ngỡ là Đào nghe được chuyện mà đang buồn nên lại đứng đó không buồn trả lời, bà lại nói an ủi: - Khổ thân cô, oan trái nghiệt ngã sao lại đổ hết lên đầu cô, chuyện cũ mà tôi đã thấy, tôi không nói với ai đâu, chỉ tội nghiệp bà cụ, rồi ông cụ và hai anh cô đi sớm quá. Cô hãy quên đi chuyện đau buồn đó, âu cũng là số phận, cô còn trẻ lại đẹp người, từ từ hãy tìm cho mình một tấm chồng đàng hoàng mà yên thân phận, rồi còn tính bề con cái, cô đừng buồn làm gì nữa! Vừa nói, bà vừa đưa tay chạm nhẹ vào vai cô gái, đột nhiên bà thấy lạnh lạnh tay, thay vì chạm vào da thịt của một người thường, đằng này thấy nó mát mát và ghê ghê tay, chưa dứt tay khỏi, người đó từ từ quay mặt lại phía bà Mừng. Một khuôn mặt lạnh băng, tím tái như không còn giọt máu, hai mắt xanh lè, cánh môi mỏng đẹp nhưng thâm tím, vẫn là mặt cô Đào. Sợ quá, bất thình lình bà buông tay ra định lùi lại, nhưng chưa kịp vì do vừa hốt hoảng, vừa do kinh sợ, bà ngã bật ngửa ra phía sau; hai chân bà không đỡ nổi cả cơ thể nên xoãi ra, dạng chân, lồm cồm không còn đưa lên nổi để ngồi dậy. Bà đưa tay che miệng, la ầm lên: - Ối, cô, cô … cô là ai! Phải cô Đào không, Sao hôm nay trông cô lạ thế! - Ta không còn là cô Đào bên nhà bà nữa – Người con gái kia lạnh lùng trả lời - Ôi, cô ăn nói gì lạ thế, cô không là cô Đào thì là ai nữa! – Bà Mừng lại hỏi lại. - Ta đã nói bà rồi, bà chỉ cần biết ta không còn là cô Đào nữa. - Vâng, vâng, cô không phải là cô Đào cũng được. Không sao, mà hôm nay sao trông cô lạ thế. - Hay cô đã chết, hiện hồn về báo tôi, tha cho tôi, tha cho tôi! Tôi không có làm gì cô, chuyện trước đây tôi vô duyên vô phước mà phải chứng kiến, chứ tôi không cố tình. – Bà Mừng lại thanh minh. Nhưng Đào lại nhìn chằm chằm vào bà ta, hai tay cô khẽ nhấc lên cao, hai bàn tay vuốt thon ngày nào giờ mọc thêm mười cái móng nhọn, đầu móng tím tái đen, cô nói: - Bà không cố tình, nhưng dù sao bà đã biết sự thật về gia đình ta, làm sao tin cái miệng bà sẽ không reo rắc cho người khác. Ngày đó bà chứng kiến nghịch cảnh của gia đình ta, ta tưởng ta đã chết đi sống lại vì chuyện đó, vậy mà lại có người chứng kiến điều này, thời gian qua đi liệu bà có giữ kín không, còn nỗi tủi nhục nào bằng việc bà đã thấy điều đó, dù bà có vô tình hay bà cố tình. Bà Mừng vội la lên: - Không, tôi sẽ không nói cho ai nghe, tôi thề mà, cô hãy tin tôi, tha cho tôi. Đào lại nói: - Làm cách nào ta tin bà, trừ khi ta cho bà một dịp để lập công chuộc lỗi. - Vâng, vâng, cô cứ nói, tôi sẽ làm cho cô, miễn là cô cho tôi được bình an – Bà Mừng lắp bắp. Người kia từ từ tiến lại phía bà, còn bà do sợ quá mà không đứng lên nổi cứ vừa đạp chân lùi lại, hai tay vừa quờ ra sau như muốn bám lấy cái gì để rút lui. Cứ thế, người kia cứ bước tới, còn bà cứ giật lùi trong tư thế hay chân đẩy xuống đất, hai tay chống ra phía sau vừa quờ quạng vừa như muốn vớ lấy bất kể cái gì; đẩy được một đoạn thì lưng bà chạm vào giếng nước, gặp phải thành giếng như vậy, bà không thể lùi thêm được nên chân cứ đạp mải miết, hất cả một đống đất ra hai bên. Người kia tiến sát lại gần bà, cúi xuống cô ta nói khẽ trước mặt bà điều gì. Cảnh tượng từ xa trông lại, một cái bóng trắng không rõ mặt, tóc che gần hết nửa khuôn mặt đang cúi xuống nói với một bà già điều gì, còn bà kia cứ thỉnh thoảng đạp chân phành phạch, tay cứ quờ ra đằng sau vơ định nắm cái gì, mặt bà ta thất thần kinh sợ, đầu cứ gật lia lịa như đồng ý, được một lúc lại lắc đầu như từ chối. Được một lúc, bà lại la lên: - Không, không, tôi không thể làm cái chuyện thất nhân thất đức đó, tôi không thể, tôi không thể … cô đi mà làm một mình. Người kia nhìn bà một lúc, rồi không đợi câu trả lời, bước ngang qua mặt bà đi về phía nhà. Bà Mừng, thất thần quay lại định hỏi: - Cô đi đâu vậy… tôi sẽ không làm đâu! Bà ú ớ nói chưa dứt, thấy cô gái kia đã đi đâu mất. Chỉ còn lại một mình bà đang ngồi dựa thành giếng, hai chân vẫn dạng ra, guốc đã tụt mất một chiếc. Bà ngồi một lát chưa định trở dậy lại nghe một tiếng người nói: - Bà, làm gì mà giờ này còn ngồi đây? – Một người đàn ông đứng sau lưng bà nãy giờ hỏi. - Áh, ôi trời, … tôi sẽ không làm đâu – Bà Mừng co rúm người la lên, mà chẳng cần phải quay đầu lại. Nhưng bà thấy giọng ai quen quen, đó là giọng của chồng bà. Bà mới quay lại, thấy chồng mình đang đứng trố mắt ngạc nhiên nhìn mình, miệng còn ngậm phì phèo điếu thuốc Basto rẻ tiền loại mà ông thường lấy trong giỏ thuốc lá của bà sáng sáng mở hàng. Ông Đăng, chồng bà nói: - Ô hay, hôm nay mẹ mày làm cái trò gì mà lạ thế? Rồi ông quan sát toàn cảnh lại một lần, ông thấy bà hai tay còn đang móc về phía sau, hai chân thì dạng ra, lưng dựa vào thành giếng, tại chỗ hai cẳng chân còn hai vệt quệt đất dài, ùn một đống đất nhô lên, quần áo xộc xệch, guốc thì một chiếc tụt quăng ra ngoài. Ông cho rằng bà đã định gian dối điều gì, rồi lão đưa tay chỉ mặt bà Mừng, miệng lão khẽ rít lên trong khi vẫn ngậm trên môi điếu thuốc đang cháy dở đã cong oằn, đầu điếu thuốc thấm nước bọt ướt cả một đoạn dài. Lão quát: - Àh, hóa ra dạo này ban ngày, lúc tao vắng nhà, mẹ mày ở nhà giở thói mèo mỡ hả! - Chết nhé, hôm nay tao bắt quả tang, chứng cứ rành rành thế này hết đường mà chối … Sao thế nào, mẹ mày làm gì với thằng nào? - Lại còn sợ ai phát hiện nên rủ nhau vào tận trong vườn làm chuyện “ỡm ờ” hả? - Phải không, thằng nào? – Lão quát lên. Bà Mừng vội trấn an trả lời: - Không, tôi bị ngã khi lấy nước. Rồi ông quan sát toàn cảnh lại một lần, ông thấy bà hai tay còn đang móc về phía sau, hai chân thì dạng ra, lưng dựa vào thành giếng, tại chỗ hai cẳng chân còn hai vệt quệt đất dài, ùn một đống đất nhô lên, quần áo xộc xệch, guốc thì một chiếc tụt quăng ra ngoài. Ông cho rằng bà đã định gian dối điều gì, rồi lão đưa tay chỉ mặt bà Mừng, miệng lão khẽ rít lên trong khi vẫn ngậm trên môi điếu thuốc đang cháy dở đã cong oằn, đầu điếu thuốc thấm nước bọt ướt cả một đoạn dài. Lão quát: - Àh, hóa ra dạo này ban ngày, lúc tao vắng nhà, mẹ mày ở nhà giở thói mèo mỡ hả! - Chết nhé, hôm nay tao bắt quả tang, chứng cứ rành rành thế này hết đường mà chối … Sao thế nào, mẹ mày làm gì với thằng nào? - Lại còn sợ ai phát hiện nên rủ nhau vào tận trong vườn làm chuyện “ỡm ờ” hả? - Phải không, thằng nào? – Lão quát lên. Bà Mừng vội trấn an trả lời: - Không, tôi bị ngã khi lấy nước. Rồi lão ta nhìn quanh, lão thấy cửa trước vẫn khóa, quanh vườn cây không có gì cho thấy là ai vừa trèo qua hay bẻ lá cành đi vào, chỗ đất quanh đó – do đất vườn nhà lão mềm và hồi chiều qua mới có cơn mưa lớn nên đất vườn mềm nhũn ra và san phẳng, lão cũng không thấy có vệt giầy dép của ai, chỉ trừ chính vết dép của lão đang đứng kéo một đoạn từ nhà đi ra. Đứng tần ngần suy nghĩ một lát, lão tạm nguôi lòng, tin điều vợ lão nói rồi lại tò mò hỏi: - Thế thật bà không tằng tịu với thằng nào hả? - Vâng, đúng thế, tôi nói là tôi bị ngã và hoa mắt choáng váng – bà Mừng giải thích. Lão nhìn lại tư thế bà Mừng đang ngồi, lão vẫn ngạc nhiên, nhưng do ngoại cảnh không có gì nghi ngờ, nên lão lại hỏi lái sang chuyện khác. - Ô hay, thế mẹ mày dạo này xem qua tivi hay sách vở nào mà học đòi cái thứ này àh? - Bắt chước mấy mẹ sồn sồn góa chồng hay sao mà âm thầm làm một mình? - Này, thế mẹ mày có một thằng chồng rồi còn chưa đủ hả? Lão hỏi móc méo, vì trong suy nghĩ, lão vẫn ngạc nhiên vì bà vợ lão đã có chồng và hai con lớn, mà trước giờ bà vẫn chăm làm, chẳng bao giờ một tiếng hai tiếng học đòi hay bắt chước. Bà Mừng vẫn không trả lời, lúc này bã đã ngồi dậy, sửa lại quần áo, đi lại guốc. Bà định đi vào trong nhà. Lão lại nói: - Này đừng có vớ vẩn nữa! Lo dọn cơm đi! Cả buổi tối hôm đó, khi hai đứa nhỏ đã về, cơm đã dọn xong, cả nhà bà Mừng ngồi ăn trong bếp, lão ta vẫn âm thầm quan sát cử chỉ của vợ lão. Còn bà Mừng không tỏ vẻ gì sai trái hay gian dối mà phải ăn năn nhưng mặt bà thất thần, bà Mừng ăn cơm qua loa, chỉ ngồi nhai cho hết bữa mà không nói gì. Thấy nhiều chuyện ngạc nhiên từ chiều đến giờ, lão quát: - Từ chiều đến giờ, bà trông cứ như bị ma ám vậy. - Thôi dọn cơm rửa bát đi, mai còn bán quán sớm. Sáng ngày hôm sau, bà Mừng dậy sớm hơn, sau khi lo dọn bàn ghế hàng quán xong; nhưng bà chưa mở cửa bán quán vội. Bà lấy giỏ xách ra chợ, tìm vào một hàng xem quẻ bói, bà vào đấy trao đổi điều gì, một lúc rồi lại mua ít nhang, những lá bùa đỏ và một ít tiền vàng mã. Rồi bà trở về nhà. Đến chiều, khi ông chồng bà vẫn mãi đi đánh cờ ở xóm bên chưa về, bà tranh thủ đi thắp nhang. Sau khi đi dán một số nơi những lá bùa nhỏ, bà dán rất khéo léo vào những chỗ khuất ít ai để ý, bà lấy ít thứ vàng mã ra cúng vái đốt hết. Rồi bà vào bàn thờ thắp hương. Bà nhìn vào di ảnh trên bàn thờ, khấn vái thật lâu, đến lúc xong khi vừa quay lên cắm nhang vào bát, bất ngờ bà trợn tròn mắt khi thấy tấm hình trước mặt không phải là hình ông cố nhà chồng, mà là hình cô gái Đào đang nhìn bà; sợ quá, lấy tay dụi mắt, bà lại thấy lại hình ông cố chồng nhà bà, mà hình như ông ta đang cười cợt. Bà sợ quá không dám cắm que nhang nữa. Bà vội nhanh chóng thu dọn. Đã đến giờ đi đón thằng Đức, liếc nhìn chiếc đồng hồ trên tường, đã hơn 6 giờ chiều, mà bà chưa đến đón nó. Trường nó tan học lúc 5g. Dắt chiếc xe đạp ra, bà chạy ra đường rồi ra đường cái, đi một đoạn thêm độ 2km nữa đến cổng trường. Trời chiều đã chạng vạng, cổng trường giờ này đã vắng, bà vừa áp xe đạp vào lề, đứng tìm nó mãi mà không thấy. Bà đứng đợi nó. *** Lớp học đã sang tiết cuối, trong lớp thằng Lê Minh Đức con bà Mừng được xếp ngồi tại dãy cuối, nó lại ngồi trong cùng phía nhìn ra cửa sổ. Phòng học của nó nằm trên lầu hai, trường có ba dãy lầu, xây thành hình chữ U, với ba bốn cầu thang chính nối lên các dãy lầu, bên dưới là sân trường hướng ra mặt tiền. Còn từ phòng học của Đức, bên cửa sổ, nhìn ra là một khu nhà bỏ hoang khác. Thường ngày, khu nhà bỏ hoang đó chẳng có gì để nó phải chú ý. Đột nhiên khi gần khoảng giữa tiết học, Đức thấy mất tập trung, lòng xao nhẵng; nó không còn nghe tiếng cô đang giảng bài nữa, đầu nó lúc đó thấy quay cuồng hơi hoa mắt, tai nghe tiếng ù ù như có tiếng gió rít qua cửa sổ. Nó ngồi một lúc lại nghe có tiếng ai gọi. Lúc đầu nó không để ý vì tiếng đó nhỏ, nhưng dần dần lớn lên trong lỗ tai nó và vang vọng: - Đứ … ư … ư … c! Đứ … ư … ư … c! Đứ … ư … ư … c! - Đứ … ư … ư … c! Ta đến đón con đây. Nó bắt đầu chú ý, rồi tự nhiên nó quay mặt sang trái nhìn ra cửa sổ, cách đó khoảng 30m, trong cửa sổ của một phòng trên lầu tại khu nhà bỏ hoang, nó thấy một cô gái áo trắng xõa tóc đang nhìn nó. Nó bắt đầu chú tâm và cứ nhìn vào cái bóng đó mãi. Rồi nó lại thấy một cảnh gì đó vừa khó hiểu vừa ngộ ngộ như những bộ phim hoạt hình mà nó thích xem. Được một lúc, cô Tuyết đang giảng bài, bắt đầu phát giác học trò Đức thiếu tập trung, mặt thì nghệt ra như đứa mất hồn. Cô dừng giảng bài, đi lại phía nó ngồi, nhìn ra cửa sổ cô không thấy gì, còn học trò Đức thì cứ chằm chằm mặt về hướng đó. Cô cầm cục phấn liệng vào bàn, tay khẽ thước kẻ “đét” một tiếng, rồi nói: - Đức, em đang làm gì mà nhìn ra ngoài đó vậy Hốt hoảng, Đức quay mặt vào, nó vội nói lảm nhảm: - Dạ không thưa cô, em đang quan sát nhà bên kia. - Quan sát nhà bên kia hả? Vậy em nói cho cô và các bạn nghe, em thấy gì bên đó mà cứ quan sát vậy. – Nói đoạn cô giáo cũng nhìn sang phía nhà bỏ hoang để tìm xem có gì lạ không mà cậu học trò này lại nói là mải quan sát. Cô giáo nhìn sang thấy không có gì khác với ngày thường, vẫn là một khu nhà bỏ hoang, hai lầu, các phòng và cửa sổ đã cũ rêu phong và vụi bám đen ố. Đức miệng nói lảm nhảm: - Dạ, em thấy một con chó đực đang dính lẹo với một con mèo cái! Cả lớp cười ồ lên, quay lại phía Đức, nhưng cậu ta không lấy gì làm ngạc nhiên, miệng vẫn cứ lẻo bẻo: - Em thấy con chó đực dính lẹo với con mèo cái rất hay. Rồi em thấy thầy giám thị, thầy cầm một cái gậy đi lên, vung gậy thầy định đánh một trong hai con, chúng đứt nhau ra, bỏ chạy. Rồi thầy giám thị đứng đó cầm thước kẻ nói, thầy đang đợi cô ở đấy, sau giờ học thầy muốn gặp cô tại đó! Cả lớp lại cười ầm lên, có đứa còn vỗ tay rầm rầm như tán thưởng điều gì. Có lẽ, có nhiều đứa học trò vốn lười học đã âm thầm ghét cô giáo lâu rồi nhưng chưa có dịp nói xấu. Đến đây, khi nghe bạn mình nói, như trúng tâm trạng, chúng phá lên cười tán thưởng. Cô giáo hơi đỏ mặt, tức khí nhưng cô vẫn làm ra vẻ bình thản, rồi nói: - Thế hả Đức, lát nữa sau giờ học, em xuống phòng giám thị gặp cô. - Cả lớp tập trung, chúng ta tiếp tục vào bài học. Khi hết giờ học, mọi người ra về hết, Đức phải xuống phòng giám thị viết tự kiểm vì hậu quả của những lời phát biểu như ngớ ngẩn của mình. Cô giáo hỏi Đức: - Đức, hôm nay trong giờ học, em mệt mỏi hay sao mà mất tập trung vậy? Đức vội thanh minh, cậu ta nói vanh vách: - Dạ không, nhưng quả thật là em nghe có ai đó gọi em. - Em nói ai gọi em, từ lớp học cách khu nhà bên kia đến hơn 30 mét mà em lại nghe được ai gọi em sao các bạn khác, kể cả cô không nghe?!. – Cô giáo vặn vẹo. - Dạ, thưa cô, em nói thật là em nghe có ai gọi em, em quay sang thì thấy một cô giáo nào đó đang đứng phía cửa sổ phòng bên nhà kia. - Rồi sao nữa – cô giáo cũng gạn hỏi - Rồi thì em không thấy cô giáo đó nữa, mà thấy một con chó đực, một con mèo cái, và rồi em thấy thầy giám thị. – cậu ta vẫn cứ trố mắt lên giải thích. Cô giáo vội đưa tay lên sờ đầu Đức, không thấy nóng lạnh gì khác thường, rồi cô nói: - Em ngồi đây viết bản tự kiểm vì sao nhãng trong giờ học, sau đó lấy giấy ra tập chép phạt 10 lần toàn bộ bài học hôm nay. Nộp tại phòng giám thị rồi mới ra về. Sau đó về nhà em sẽ chép phạt tiếp tục 20 lần bài học hôm nay. Rõ chưa! - Vâng thưa cô, nhưng thật sự là em thấy sao em mới nói vậy. *** Tại cổng trường, bà Mừng cứ đứng mãi, được chừng 15 phút, bà nhìn đồng hồ đã gần 6g30, vẫn chưa thấy thằng Đức, bà bắt đầu sốt ruột. Dắt xe lại gần góc tường, bà định dựng nép xe tại góc đó rồi vào phòng bảo vệ hỏi xem có còn học sinh nào ở lại trong trường hay trong phòng giám thị không. Khi vừa dựng xe, đột nhiên bà thấy thằng Đức lù lù từ trong cổng bảo vệ đi ra, mặt mày sa sầm mệt mỏi, đầu óc rũ rượi. Bà vui mừng cất tiếng gọi với theo nó : “Đức, Đức, mày đi đâu đấy, mẹ đứng đằng này này!”. Cậu Đức đi ra cổng, đầu óc đang rũ rượi, uể oải vì bài chép phạt của cô giáo, vừa đi đầu vừa cúi ghằm xuống đất, tự nhiên nó lại nghe thấy văng vẳng tiếng gọi đó trở lại: - Đứ … ư … ư … c! Đứ … ư … ư … c! Đứ … ư … ư … c! - Đứ … ư … ư … c! Ta đến đón con đây. Ta ở bên này. Nó nhìn lên, thấy cô giáo trẻ đẹp ban nãy đang gọi nó, nó vui mừng, hớn hở, vì nghĩ bụng sẽ tìm được cô giáo lúc nãy và nhờ cô này nói lại với cô giáo Tuyết, để nó khỏi phải bị phạt. Ít ra cũng sẽ thanh minh cho nó, thứ hai nó sẽ không phải chép phạt thêm 20 lần bài học hôm nay, nên cậu ta cứ vui vẻ lững thững bước đi định băng sang đường. Lúc này bà Mừng thấy làm lạ, vì bà gọi cậu con trai mà nó không nghe, trong khi lại nó lại cười cợt nói lảm nhảm và mừng rỡ đi sang phía đường. Lúc này, từ xa một chiếc xe hàng đang chạy tăng tốc lại từ sau khi vượt qua ngã đường uốn khúc, chiếc xe đang tăng tốc mỗi lúc một nhanh. Được một lúc, tài xế nhận thấy có người chuẩn bị sang đường, dù đã giảm tốc độ lại một chút, bấm còi và nhá đèn ra hiệu, yên chí người tài xế cứ thong thả chạy xe gần đến cổng trường. Trong khi cậu Đức cứ lững thững từng bước, nó đã đi ra khỏi vỉa hẻ, và xuống đường, mắt mũi vẫn hớn hở nhìn chăm chăm về phía cô gái đó. Chiếc xe tải giảm tốc độ thêm chút, liên tục bấm còi và nhá đèn. Còn cậu Đức cứ lững thững từng bước. Bà Mừng nãy giờ đứng đã quan sát hết, bà thấy chiếc xe kia không thể phanh gấp, nó đang lao đến, còn thằng Đức cứ tiến ra phía vạch giữa đường. Bà gọi to “Đức, mẹ đây, xe đấy, coi chừng… Đức mày điên hả, đi đâu thế”. Nhận thấy điều gì không hay, bà vội quăng xe đạp lao ra phía thằng Đức, cũng là vừa một nhịp lúc thằng Đức toan vụt chạy sang đường, chiếc xe vừa lao qua, bà đã kịp chộp lấy tay thằng nhỏ kéo nó lại, chỉ nửa nhịp nữa thôi là nó sẽ bị xe đụng nó. Chiếc xe hơi phải phanh giảm tốc độ, lảo đảo một đoạn. Gã tài xế còn kịp chửi vọng một câu “Mẹ, muốn chết hả, điên cả lũ hay sao”. Vừa kịp qua cơn nguy kịch, bà Mừng cũng không để tâm đến lời nói gã tài xế, bà ôm thằng Đức lôi nó vào lề, bà khẽ lấy tay tát tát nhẹ lên mặt nó cho nó tỉnh. Khi xe vừa chạy đi, lúc này nhìn lại sang phía đường bà mới thấy một bóng cô gái, trông kỹ đúng là cô gái hôm qua đã gặp bà sau vườn. Cô ta nhìn bà lườm lườm một lúc rồi quay mặt bỏ đi. Một chiếc xe hàng khác lại chạy ngang. Khi xe này vừa đi khỏi bà Mừng lại dõi mắt nhìn sang phía đường thấy cô gái kia đã mất dạng. Bà vừa ghê sợ, vừa hốt hoảng, vừa căm giận, miệng bà lẩm bẩm: “Trời ơi, lại cô ta, con yêu nữ này nó đến quở mình rồi!”. Lúc này bà đã hiểu mang máng đó là một lời cảnh cáo cho hành động chiều tối qua của bà khi dám phản đối lời con ma nữ kia. Vừa kinh sợ cô ta sẽ quay lại, lại vừa sợ cô ta sẽ giàn cảnh tai nạn giao thông mà hại bà và thằng Đức, bà chở nó trên xe đạp mà chỉ dám chạy trên vỉa hè. Và cứ thế đạp cho đến nhà. Đến chỗ nào có bậc đá kéo ngang lại nhảy xuống nhấc xe lên rồi chạy tiếp … Thằng Đức lúc này đã tỉnh, thấy mẹ nó đi xe vậy liền hỏi: - Mẹ bữa nay sao mẹ đi xe kỳ vậy, sao không ra đường mà chạy, chạy trong này cứ phải dừng lại nhảy lên nhảy xuống mãi. - Mày có im đi không, bữa nay tao thích đạp xe như vậy đấy! – Bà bực bội cũng quát nó. *** 4 – Thỏa thuận bí mật Cuối cùng, hai mẹ con bà cũng vượt qua một đoạn đường trên vỉa hè về đến nhà. Ở nhà hôm nay ông Đăng chồng bà về sớm hơn mọi ngày, do vậy lão có mặt trước bà Mừng. Lão mở cổng lờ đờ đi vào trong, đẩy cái xe đạp Phượng Hoàng sườn ngang cũ kỹ vào một góc bụi cây đằng sau cổng vườn mặc cho nó muốn ngã ra sao thì tùy. Con Mơ nhà lão đang hí hoáy ngồi tô bút chì màu. Nhìn thấy bố nó với dáng vẻ như mọi ngày, nó cũng không có gì ngạc nhiên, nó vội thưa bố nó “Ah, bố đã về, mẹ lấy xe đi đón anh Đức rồi”. Lão liếc nhìn cái đồng hồ báo thức trên nóc tivi, thấy đã gần 7g tối. Rồi lão mở tivi, ra bàn nước nằm, vội vơ ấm trà, đổ bã trà cũ vào cái xô dưới bàn, bốc thêm nắm trà mới rồi cho nước sôi vào. Nằm nghỉ một lát, rồi lão ngồi dậy thò tay với các xô ống điếu, khuấy lại nắp và móc bã thuốc cũ, ngồi đợi trà ngấm hẳn sẽ kéo vài hơi thuốc lào. Con Mơ năm nay mới 6 tuổi đang vào lớp một, vẫn mải mê tô, gọt bút chì màu, bôi xóa trên tờ giấy đã có những nét nguệch ngoạc. Được một lát, nó cũng vừa vẽ xong những hình họa đơn giản, còn bên bàn nước bố nó đang nằm say thuốc, quanh bàn còn vương vãi nhiều dây thuốc lào đánh rơi, cái gói lão xé ra vứt ngay bàn nước. Rồi ngoài cửa có tiếng két két cửa, cánh cửa ngõ bật ra mở phân nửa, láo Đăng nhòm ra cửa sổ không thấy ai nhưng hình như có ai đó đang đứng ngoài, lão quay sang con Mơ bảo nó: - Mơ, mày ra cửa xem có ai đến, ai lạ nhỉ, đứng đó mà lại không vào! - Vâng – con Mơ vội buông bút chì, chạy ra ngoài. Khi nó ra cửa, nó nói: - Ai đấy, ai đến nhà cháu đấy! Nó gọi hai ba tiếng vẫn không thấy ai, rồi nó định quay vào nhưng hình như nó thấy hai chân ai trong một chiếc quần lụa đen và đôi guốc màu tím đen vẽ những hình họa như cành hoa, lá cây và hình lông chim, ai đó đang đứng đằng sau bụi rậm. Nó bước thêm một bước ra ngoài thấy một cô gái xõa tóc trong bộ đồ trắng, quần đen nâu, mặt cô gái rất đẹp; hình như cô ấy đang vẫy vẫy nó. Vui mừng nó vội chạy ra phía đó, đến gần nó nói: - A, cô đến nhà cháu chơi, mời cô vào nhà, mẹ cháu đi đón anh Đăng rồi chưa về, trong nhà chỉ có bố cháu và cháu thôi - Cô biết rồi, con ngoan lắm – Cô gái nói. - Ah, cô đẹp quá – Nó vội khen cô gái khi nhìn kỹ khuôn mặt trắng hồng lấp ló dưới làn tóc; mũi nó ngửi thấy một mùi thơm mát lan nhẹ về phía nó. - Cô không vào nhà đâu, cô đến cho mẹ con thứ này để nấu cơm tối, cô không vào. Con cầm lấy cho mẹ này! – Cô gái kia vẫn dịu dàng nói và đưa cho nó một gói đồ trong bọc nilông kín. - Vâng, để con về đưa mẹ con! Nó quay lại định chạy vào nhà, nhưng rồi sực nhớ điều gì nó quay lại miệng nói: - Con cám ơn cô, mà cô ơi cô tên gì để con về nói mẹ con? Nó nhìn ra thấy cô gái đó không còn đứng đó nữa. Nhưng rồi nó vẫn quay vào trong, nó đi vào nhà bếp để gói đồ lên bàn ăn rồi lại vào bàn tiếp tục tô vẽ. Lão Đăng thấy con Mơ không nói gì, cầm một bịch đồ đi vào trong rồi lại chạy ra, cũng làm lạ, nhưng lão đang say thuốc, mắt cứ dán vào tivi, lão hỏi: - Ai ở ngoài kia? Mà mày vừa mang cái gói gì vào trong nhà đấy! - Thức ăn đấy bố ạ! – con Mơ vui vẻ trả lời. - Thức ăn hả? Quái! Giờ này mà có hàng xóm nào cho đồ ăn? - Thế còn mẹ mày đâu, đến giờ cơm rồi mà còn chưa về, định cho nhà này nhịn ăn tối hả? - Quái thật, mẹ con nhà này mấy bữa nay lạ người ra sao đấy. - Mày có đi rửa cái nồi cơm điện chuẩn bị nấu cơm hay không, mà còn ngồi đấy, vẽ vẽ cái gì! Con Mơ chán nản, phải dừng công việc tô màu của nó, bỏ ra sau bếp. Vừa lúc đó bà Mừng và thằng Đăng đang dắt chiếc xe đạp vào cửa nhà. Thấy bóng mẹ nó cùng anh Đức về con Mơ chạy ra đón mẹ nó: - Mẹ về, hôm nay mẹ có mua gì cho con không? - Không, bữa nay tao mệt lắm, đi đón thằng anh mày trễ quá, không mua gì hết. – Bà cau có trả lời lại. Con Mơ nghe vậy, nó sịu mặt, nó ứ lên một tiếng: - Ứ, mẹ hư lắm! Rồi nó sực nhớ chuyện ban nãy, nó nói: - Mẹ ơi, lúc nãy có ai đó đến cho nhà ta đồ ăn! Bà uể oải trả lời: - Cứ vứt trong bếp, để lát tao giở ra xem. - Con đi ra bàn nước dọn dẹp, lấy mấy cái chén tách trà đem ra cửa rửa đi! Bố mày bày bừa lắm thứ trên bàn quá! Bà lại đi vào bếp, thấy một gói ni lông to quấn kỹ, nghĩ bụng là nhà nào hôm nay cho nhà bà ít thịt hay giò cuộn, bà liền giở gói ra, khi vừa mở hết các bọc nilông, bà hốt hoảng khi thấy trong bọc là một ổ rất nhiều rết còn sống đang cựa quậy, bà định la lên, nhưng do bà đã chuẩn bị trước tâm lý sau sự cố nãy ngoài đường, bà lại im, miệng lẩm bẩm: - Chết, chết, con yêu nữ này, chính nó, chính nó thôi! Sợ quá, bà vội gói cái bọc đó, lấy thêm bọc nilông khác trùm lại kín hơn, rồi cầm ra đằng sau chỗ bếp lửa nấu cám heo, bà quăng vào đó, cho thêm ít củi vụn và giấy báo cũ, châm lửa đốt cái bọc. Bữa cơm tối cũng dọn xong, lúc này đã hơn 8g30. Cả nhà bà ăn xong, không khí thật buồn tẻ, thỉnh thoảng lại có tiếng thìa đũa va phải chén gõ lách cách. Xong xuôi, bà lại dọn bát đũa, nồi niêu mang ra bồn nước. Lão Đức bỏ ra phía cổng, cầm theo cái ống điếu, ra võng bắt chéo chân nằm đốt thuốc. Con Mơ lại mải tô vẽ, còn thằng Đăng tranh thủ đi chép phạt. Thấy thế, con Mơ chọc anh nó: - Hôm nay anh Đức bị cô giáo phạt phải chép bài. - Hay quá, sao anh lại bị phạt, chắc anh không lo nghe cô giáo mà chơi điện tử trong lớp hả! Thằng Đức đã mệt mỏi vì phải chép phạt từ chiều đến giờ, trong lòng thấy oan ức, mà về nhà vẫn còn đống bài phải chép phạt, khối lượng bài chép lại nhiều gấp đôi, trong khi em gái nó lại chọc ghẹo vào sự oan ức của nó, nó vểnh môi quạt lại: - Mày biết gì, ngày hôm nay tao không đánh điện tử, mà tao bị oan ức. - Tao bị hai cô giáo chơi trò ú tim, rồi lại bắt tao chép phạt. Tức quá! Rồi nó lại ra vẻ trầm ngâm, nhìn ra cửa sổ nói: - Ngày hôm qua tao đánh cả nửa buổi học, lại không ai thấy! - Buồn cười thật! Trong bếp, chỉ một mình bà Mừng đang bận đống bát đũa và chén bát. Khi quét xàphòng chùi sạch, đến lúc mở vòi để lấy nước dội, khi đưa tay mở vòi nước bất thình lình bà cả kinh thần sắc. Từ trong vòi nước, một dòng thứ nước gì đỏ tươi như máu chảy ồ ồ vào trong chậu rửa bát. Bà thất kinh lùi ra, sau đó sợ quá bà cầm chậu nước ra sân sau định hắt đổ, bà vấp phải một cái chổi ai đó để chắn ngang lối, bà ngã ra hất cả chậu nước xuống đất, lồm cồm bò dậy, bà còn lẩm bẩm: - Khốn thật, lại là nó, con yêu quái này …! Bà chưa nói hết câu thì, bà nghe ai khẽ gọi mình: - Bà đang nói xấu ta phải không? Từ từ quay đầu lại, bà thấy lại đúng cô gái này hôm qua, lần này sợ quá bà cúi đầu rạp lạy cô ta, miệng vừa mếu máo lẩm bẩm: - Ấy, không có, không có. Tôi lạy cô, có phải cô là cô Đào không? Cô đã chết hay sao mà hiện hồn về báo oán tôi mãi, lạy cô, tôi đâu có làm gì sai với cô? - Đúng, ta là Đào hay không phải Đào, điều đó bà không cần quan tâm nữa, cô Đào nhà bên cô ta đã chết rồi, bà có muốn theo cô ta không? – Vừa nói Đào vừa làm động tác giơ hay bàn tay lên trước mặt dí về phía bà Mừng, hai bàn tay từng ngón với móng tay thâm đen vuốt nhọn, miệng khẽ mở để lộ hai chiếc răng nanh, mặt trắng bệch đầy âm khí. - Ối chết, không, tôi không muốn, xin cô tha mạng, xin tha mạng, tôi còn gia đình ông nhà và hai đứa, tôi còn phải chăm lo chúng – bà Mừng lại chắp tay van xin. - Bà còn định mua bùa về để xua ta hả, cái thứ đồ chơi con nít này bà tưởng ta sẽ sợ sao. Nói đoạn, Đào đưa tay xòe ra một hai lá bùa nhỏ mà bà Mừng đã mua và dán trong các góc khuất, rồi cô ném ra trước mặt bà. - Dạ, tôi không dám, tôi không dám, tôi biết lỗi rồi, thế là không phải với cô! – bà Mừng lẩm bẩm trả lời. - Thế từ giờ trở đi bà có làm theo lời ta dặn không! Bà Mừng sợ quá, lần này sau khi trải qua những việc từ hôm qua đến giờ, lo ngại chuyện vô duyên của mình mà sẽ liên lụy đến chồng con mình, lần này bà đành mở lời với Đào: - Dạ, tôi sẽ làm theo lời cô dặn! Xin cô đừng làm hại ông nhà và hai đứa nhỏ nhà tôi! - Chỉ cần bà làm theo lời ta, ta sẽ để cho bà yên, thế là ta nhân nhượng bà lắm rồi! - Dạ, vâng, cảm tạ cô! Bà Mừng quýnh lên vì nghe như vậy, bà cúi đầu tạ cô ta một lần nữa, khi ngẩng lên không thấy ai, cái chậu bà làm đổ hắt nước ra sàn khô queo, hình như không có dính nước trong đó. Đêm đó, trong giấc ngủ chập chờn, bà Mừng lại thấy Đào về. Trong giấc mơ, bà đang ngồi một mình ở nhà, Đào bước đến bên cửa, Đào lại gần bà và dặn dò nhiều thứ. Rồi cô ta còn cho bà ít tiền, bà Mừng thấy vui hơn, cứ gật đầu thưa “Dạ, dạ, dạ …!”. Đột nhiên, bà thấy ai thúc một phát vào lưng, mở mắt tỉnh ngủ, hóa ra bà đang mơ, chồng bà vừa thúc bà, lão còn nói “Đêm hôm, bà mơ thấy ai mà cứ vâng với dạ! Dạ, dạ … cái con khỉ! Ngủ đi”. Rồi lão quay lưng, lại chìm vào giấc ngủ say mà lão vừa bị bà làm tỉnh giấc. Sáng sớm, khi chồng bà chưa dậy, bà đã tỉnh ngủ, do quen giấc, dậy đi nấu nước, chuẩn bị hàng quán. Tò mò giấc mơ đêm qua, bà còn nhớ là Đào cho bà ít tiền rồi bà cho vào túi, nghĩ bụng xem có thật vậy không, bà ra chỗ móc treo áo, đưa tay sờ túi áo, quả nhiên có một xấp giấy, bà vội lấy ra đếm được khoảng 300 đồng. Số tiền này cũng gần bằng hơn nửa tháng bà lời từ hàng nước. Thế rồi, từ sau tối hôm đó trở đi, ngoài việc bán hàng nước tại nhà, thỉnh thoảng bà phải tranh thủ chạy ra những nhà người quen ở ngoài thị trấn để hỏi dò, tìm người đến thuê nhà cho nhà cô Đào bên cạnh. Mà yêu cầu cũng trái khoáy, chỉ tìm nam giới đến ở một mình, với một yêu cầu như vậy, nhiều lần bà cũng mắc ngượng, vì có không ít người đâm ra trêu ghẹo bà, họ cứ nghĩ, bà đã ở tuổi ngoài tứ tuần có hai mặt con và một chồng, vậy mà vẫn còn ham hố, muốn tìm người trai khỏe mạnh đến thuê nhà ngay bên cạnh, với mục đích mờ ám gì chăng, khi họ cũng biết sơ nhà bên cạnh hiện dọn đi hết vắng người chỉ dùng cho thuê, hai con đi học, còn chồng bà suốt ngày mải thuốc lá thuốc lào và đi hầu cờ tướng.
Posted on: Mon, 30 Sep 2013 15:30:00 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015