Lấy nước cho sa mạc từ sương mù Sa mạc - TopicsExpress



          

Lấy nước cho sa mạc từ sương mù Sa mạc Namib. Ở tây nam châu Phi, người ta đang tìm giải pháp cho nạn khan hiếm nước ngọt đe doạ 1 tỷ mạng người. Dựa vào kinh nghiệm của động, thực vật sống ở sa mạc Namib - một trong những vùng đất khô cằn nhất trên thế giới, các nhà khoa học đang nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để thu nước từ sương mù. Trên thực tế, trong số các nước khan hiếm nước ngọt, chỉ có những người giàu như Ảrập Xêút, Kuwait, Israel hoặc Mỹ mới sử dụng phương pháp khử nước mặn hoặc nước lợ để tạo ra nước ngọt. Nhưng hơn 1 tỷ người thiếu nước ngọt lại sống chủ yếu ở những nước đang phát triển. Qua nghiên cứu những trận mưa axit ở Quebec (Canada), nhà khí tượng Robert Schemeauer ở Nambie rất thú vị và ngạc nhiên về cách một số thực vật đã tận dụng khai thác được sương mù. Như những cây tahoe trên đảo Canari đã biết cách thu lấy nước trong sương mù nhờ vào những cây có lá lớn. Vào thế kỷ 16, thổ dân đã biết khai thác chúng bằng cách đào những giếng lộ thiên ngay dưới thân cây. Schemeauer đã sao chép, bắt chước thiên nhiên bằng cách tạo ra những lưới hứng sương mù. Sương mù là lớp mây mỏng nằm gần mặt đất, có nhiều hơi nước, khi gặp lạnh có thể tụ lại trên lá cây thành những giọt nước, ở độ cao từ 5 m đến vài chục mét, trong điều kiện lặng gió. Ở Namib, lượng mưa hằng năm là 15 mm nhưng có tới 180 ngày có sương mù ở miền ven biển. Schemeauer đã thành lập một tổ chức phi chính phủ tên Fog Quest để khuyến khích việc tận dụng sương mù thu nước. 50 tấm lưới trong số các lưới bằng vải propyproprylene đã cung cấp 10.000 tấn nước ngọt cho 350 cư dân ở Chuamgo, Chile và kỹ thuật đó được xuất khẩu sang Nepal, Haiti và Namib. Giáo sư Yies Coineau, thuộc Viện Bảo tàng tự nhiên ở Paris, chuyên gia về ngành chân khớp, biết rất rõ về Nambib. Thật là một cảnh tuyệt vời khi ta nhìn thấy động thực vật đã phát triển trong những điều kiện khắc nghiệt như thế. Ban ngày nhiệt độ của cát là 65 độ C. May thay nhiệt độ đó lại giảm nhanh theo chiều sâu vào lòng đất. Do đó một số động vật thường rúc xuống sâu dưới cát để tránh nắng nóng, như các loài bò sát, sâu bọ cánh cứng và chỉ xuất hiện về đêm và sáng sớm để kiếm nước từ sương mù và thức ăn. Quan sát đó đã giúp Johannes Henschel xây dựng khái niệm về lớp lưới chặn sương mù ở sa mạc Namib. Một lưới lớn bằng vải propyproprylene rộng 48 m2, có thể thu được tới 150 lít nước trong một ngày có sương. Tuy nhiên, trên thực địa, người ta vẫn chưa khai thác hết đặc tính hình thái học của sinh vật trong việc thu nhận nước từ sương mù. Năm 2001, Andrew Parker, nhà nghiên cứu thuộc Viện bảo tàng tự nhiên ở Oxford, đã quan sát mai của con Stenocara, một loài bọ hung ở Namib, qua kính hiển vi điện tử. Ông đã phát hiện trên mai của nó có những chỗ trũng ngoằn ngoèo dẫn các giọt nước nhỏ li ti tạo thành giọt nước lớn, và ngấm qua những chỗ mấp mô gồ lên của mai rùa vào cơ thể nó. Đó là một phát hiện có thể làm đảo lộn cấu trúc lều trại, mái nhà trên sa mạc. Tài Hoa Trẻ (theo Ca minteresse) Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
Posted on: Sat, 26 Oct 2013 17:35:46 +0000

Trending Topics




© 2015