!!!!!!!! NGÀY 12 THÁNG 9 NÓ RẤT ĐẶC BIỆT!!!!!!!! Nó - TopicsExpress



          

!!!!!!!! NGÀY 12 THÁNG 9 NÓ RẤT ĐẶC BIỆT!!!!!!!! Nó đặc biệt như thế này đây!^^ I/ Ngày "12-9-1991" (SỰ KIỆN NÀY LÀ QUAN TRỌNG NHỨT, THEO TỚ NGHĨ!^^), tại Tơriextơ (Italia), nhà toán học nữ Lê Hồng Vân, 30 tuổi, chuyên gia về hình học vi phân đã được tặng giải thưởng của Trung tâm quốc tế vật lý lý thuyết. Chị là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới và là người Việt Nam đầu tiên được tặng giải thưởng này. Năm ấy Lê Hồng Vân đã là tiến sĩ toán học. Chị sinh tại Hà Nội tại một dòng họ nhiều đời khoa bảng về Hán học cũng như Tây học. Thân sinh của chị là ông Lê Văn Giang, nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, một tri thức có tiếng từ Cách mạng Tháng Tám. Chị ruột của chị là Lê Hoàng Lan, phó tiến sĩ ngữ văn. Cả ba chị em đều bảo vệ luận án tại Trường đại học Tổng hợp Lômônôxôp (Liên Xô). II/ Ngày Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh Ngày "12-9"-1930, 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên, Nghệ An biểu tình tiến về phủ lỵ. Hoảng sợ trước khí thế đấu tranh của quần chúng, Pháp cho máy bay ném bom vào đoàn biểu tình giết chết hàng trăm người. Đến chiều, khi nhân dân các làng Thông Lạng, Thái Lão ra chôn cất người hy sinh, máy bay lại ném bom, tổng số hy sinh là 217. Trong phong trào Xô Viết, sự kiện "12-9" ở Hưng Nguyên là mốc đánh dấu thời kỳ quyết liệt và đẫm máu nhất của phong trào. "12 – 9" – 1930 Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng năm 1930 – 1931 ở nước ta, được mở đầu bằng cuộc biểu tình kỷ niệm ngày quốc tế lao động 01 – 5 – 1930 tại ngã ba Bến Thủy, Thành phố Vinh của công nhân nhà máy Trường Thi, diêm Bến Thủy và nông dân các huyện Hưng Yên, Nghi Lộc, Thanh Chương. Giặc pháp và tay sai đã đàn áp dã man những cuôc xuống đường này. Ngày 30 – 8 – 1945, 3.000 nông dân các huyện Nam Đàn vũ trang kéo lên huyện đốt giấy tờ, phá nhà lao. Ngày 01 – 9, hai vạn nông dân Thanh Chương bao vây huyện đường. Cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra ở Diễn Châu, Can lộc, Anh Sơn, Nghi lộc và đỉnh cao là cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên với sự ra đời của Ủy ban Xô Viết ngày 19 – 2 1930. Khí thế của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nhanh chóng lan rộng trong cả nước. Chỉ trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh. Sự xuất hiện các Xô Viết làm chức năng chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo đã phát triển ở nhiều vùng rộng lớn trong hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngày 19/2/1931, đồng chí Nguyễn ái Quốc trong báo cáo gửi lên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản về cuộc đấu tranh ở Nghệ Tĩnh đã khẳng định: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, dồn binh… đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ Tĩnh”. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh có thể xem là cuộc tổng diễn tập đầu tiên để Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra thành công trong cả nước. "Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên Nam Ðàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi" *LNH* III/ Ngày 12-09-1959 – Liên Xô phóng tên lửa Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Luna 2 (E-1A series) là tàu vũ trụ thứ hai của Liên Bang Xô Viết được phóng về phía Mặt Trăng. Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ của con người tiếp cận đến Mặt Trăng. Nó đáp xuống bề mặt phía Tây của Mặt Trăng, gần các miệng núi lửa như Aristides, Archimedes, và Autolycus. Luna 2 là sự phát triển tương tự từ Luna 1, một tàu vũ trụ hình cầu với an-ten nhô ra và các công cụ điều khiển từ xa khác. Những công cụ khác trên Luna 2 cũng tương tự như Luna 1, bao gồm scintillation counters (hiểu nôm na là Máy đếm tia sáng), ống đếm Geiger, Từ kế, Máy đo Cherenkov, vàVệ tinh vi thiên thạch. Tuy vậy, Luna 2 không được trang bị động cơ đẩy. VI/ Ngày sinh nhạc sỹ Lưu Hữu Phước Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (còn gọi là Huỳnh Minh Siêng), sinh ngày 12-9-1921 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng và qua đời năm 1989. Trước năm 1945, ông học đại học ở Hà Nội, hoạt động phong trào sinh viên yêu nước. Sau Cách mạng Tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đảm nhiệm các công tác văn hoá nghệ thuật, thông tin, báo chí, thiếu nhi, thanh niên. Hoà bình lập lại (năm 1954), ông giữ các chức vụ: Vụ trưởng Vụ Âm nhạc và múa, Phó tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Năm 1965, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trở về miền Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ, làm Bộ trưởng Bộ Thông tin văn hoá của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam. Năm 1981 ông được phong Giáo sư, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc quốc gia, Ủy viên thông tấn của Hội đồng Âm nhạc quốc tế. Sự nghiệp âm nhạc của Lưu Hữu Phước khá to lớn, biểu lộ rõ khuynh hướng yêu nước và dân tộc, gắn chặt với "nhịp đi" của Cách mạng nước nhà. Lưu Hữu Phước xứng đáng là ngôi sao sáng của nền âm nhạc cách mạng với các bài hát đã đi vào lòng người như: "Tiếng gọi thanh niên", "Lên đàng", "Giải phóng miền Nam", "Lãnh tụ ca", "Bạch Đằng Giang", "Đông Nam Á châu"... Năm 1996, Nhà nước ta đã truy tặng nhạc sĩ Lưu Hữu Phước giải thưởng Hồ Chí Minh. P/S: NGÀY NÀY NÓ NHIỀU SỰ KIỀN THIỆT CHỨ. CÓ 1 SỰ KIỆN LÀM CHO MẸ TỚ ĐAU ĐỚN LẮM, , NHƯNG RỒI SAU ĐÓ MẸ CŨNG CẢM THẤY RẤT LÀ HẠNH PHÚC TRỞ LẠI!^^ "CON XIN LỖI VÌ ĐÃ LÀM MÁ ĐAU!^^"
Posted on: Thu, 12 Sep 2013 01:00:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015