NHỮNG ĐIỀU CÁC ÔNG BỐ MẪU MỰC CẦN BIẾT! ( còn - TopicsExpress



          

NHỮNG ĐIỀU CÁC ÔNG BỐ MẪU MỰC CẦN BIẾT! ( còn các mẹ trẻ có cần biết hay không thì ........... tùy. hihi!) LÀM THẾ NÀO TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CON TRẺ? Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém hơn người lớn, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi do hệ miễn dịch cơ thể chưa hoàn thiện. Vì vậy, song song với việc củng cố sự khỏe mạnh của hệ thống tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng thì vấn đề tăng sức đề kháng cho trẻ cũng cần quan tâm đúng mức. 1/ Năng cho con ra ngoài trời vận động, chọn những nơi không khí tương đối trong lành trong cái đô thị mù mịt bụi này nhé. Chơi những trò chơi vận động phù hợp lứa tuổi. 2/ Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều hoa quả, sữa chua và các chế phẩm từ sữa dễ tiêu hóa. Ngủ đủ và sâu giấc. 3/ Mỗi khi thời tiết vào mùa mới, thời điểm giao mùa (thường là 2 thời điểm sang đông và sang hè) là trẻ rất dễ ốm, nên cho con uống 1 đợt vitamin tổng hợp khoảng 1 tuần đến 10 ngày để cung cấp thêm cho con sức đề kháng. Không lạm dụng vitamin tổng hợp nhé. Chỉ uống khi cần thôi, uống liên tục kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thừa Vitamin trong cơ thể con thì thành ra lợi bất cập hại đó. 4/ Giữ vệ sinh sạch sẽ cho con và cả môi trường xung quanh, nhưng không có nghĩa là quá sạch và vô trùng 100% nhé, vì như thế thì cơ thể con không có “cơ hội luyện tập” chiến đấu và sản xuất ra kháng thể để kháng lại vi khuẩn xâm nhập. Cái gì cũng thế, luyện tập nhiều mới có kinh nghiệm và chiến thắng, chứ giữ con kỹ quá, có dịp thả ra ngoài trời, gặp và chơi với vài em bé lạ hay ra môi trường hơi ô nhiễm là ốm ngay; như thế bố mẹ lại càng sợ, càng giữ rịt lấy con -> trẻ không có được sự thích nghi với môi trường sống bình thường xung quanh để luyện tập sức đề kháng của cơ thể. 5/ Luôn lưu ý chế độ ăn và thuốc thang cho con khi con bị ốm. Ví dụ, không nên cho con ăn nhiều chất bổ trong khi con đang ốm, vì lúc này cơ thể con bị yếu, khả năng tiêu hóa không tốt, các chất bổ béo vào người lại thành ra không tiêu được, làm nặng nề thêm tình trạng mệt mỏi ở con do ăn không tiêu, gây rối loạn tiêu hóa, bệnh nọ xọ bệnh kia. hoặc nếu con bị viêm họng, ho, thì ngay trước khi ngủ không nên cho uống sữa, vì sữa làm quánh đờm trong cổ họng con, dễ gây nôn trớ nếu đang ngủ con có cơn ho do vướng đờm ở cổ, hơn nữa, tư thế lúc con ngủ là tư thế nằm nên đường dẫn lưu thức ăn lên cổ cũng dễ hơn là khi con thức chơi nên trẻ dễ nôn hơn nếu có cơn ho gắt lúc ngủ; hoặc về thuốc thang, nếu buộc phải uống Kháng sinh thì luôn lưu ý cho con uống thêm men vi sinh (để cung cấp lượng vi khuẩn tốt bị KS tiêu diệt), hoặc men tiêu hóa (để hỗ trợ hệ tiêu hóa phân giải tinh bột và đạm), trong vòng 7-10 ngày theo khuyến nghị của BS để cơ thể con không bị loạn khuẩn đường ruột quá lâu hoặc bị táo bón hay tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc điều trị,.. hoặc lưu ý tình trạng bệnh lý về họng luôn có nguy cơ cao dẫn theo các bệnh về mũi và tai (ví dụ như viêm tai giữa hay ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi,..). Vì thế, nếu chữa họng thì phải có thuốc ngừa đường mũi ngay để tránh lây nhiễm sang mũi. Ví dụ: Con bị viêm họng thì cần tích cực nhỏ nước muối làm sạch đường mũi, tránh hút mũi khi con bắt đầu có dịch nhầy ở mũi; hay đêm nằm việc thở của con cũng khó khăn hơn do ngạt mũi, dễ thở bằng miệng, nên bôi ít dầu khuynh diệp dành cho trẻ nhỏ vào khăn lót xung quanh viền cổ, hoặc diềm cổ áo, không bôi trực tiếp vào vùng trước mũi nhé, sẽ làm bỏng da con đó; hoặc bôi vào 2 bên gối để khi con quay đầu nằm nghiêng vẫn hít được mùi dầu làm thông mũi, và bôi chút xíu vào chỗ yết hầu cổ để hạn chế cảm giác ngứa cổ gây ho ở con. Lưu ý một điều là biện pháp hút mũi dùng để hút dịch nhày khi con nghẹt, sổ mũi, đặc mũi có thể dẫn đến các bệnh lý liên quan đến tai, phổ biến nhất là viêm tai. Đó là vì khi chúng ta hút mũi cho con, lực hút của chúng ta mạnh (để kéo đờm nhớt ra khỏi mũi con), chính lực này tạo áp lực lên tai con, gây ù tai hoặc nặng hơn là viêm tai. Vì thế, nếu con có nhiều dịch nhầy ở mũi, hãy rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý chứ nên hạn chế hút mũi, vừa làm khô mũi con, bong niêm mạc mũi mỏng manh của con, vừa có nguy cơ dẫn theo các bệnh lý về tai.. Chế độ ăn vừa phải, vừa đủ, cân đối (ví dụ như luôn có dầu ăn – dầu ăn tốt như oliu để dẫn xuất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, tỷ lệ giữa các chất, đầy đủ nhóm chất DD, đầy đủ các vi chất dinh dưỡng…) và hợp lý với thời điểm (ví dụ bé ốm thì đừng có ham cho con ăn thật nhiều chất béo, chất đạm với mục tiêu là bồi bổ -> tác dụng ngược. Hoặc bữa tối ăn thật nhiều để ấm bụng ngủ ngon,..). Với các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy đọc lại Bảng so sánh hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ mình post ở trên để thấy tính ưu việt của sữa mẹ mà sữa động vật và sữa bột không có/hoặc có rất ít, từ đó mạnh dạn hơn trong việc duy trì nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ/hoặc nuôi con bằng sữa mẹ là chủ yếu trong giai đoạn 2 năm đầu; bởi vì sữa mẹ là một loại vắcxin chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh liên quan đến chuyển hóa cực kỳ hiệu quả; vì thế, cho trẻ bú sữa mẹ cũng là 1 cách để tăng sức đề kháng cho trẻ. - Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ giấc để “tập luyện” cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng một cơ chế làm việc tự động, điều độ và nền nếp (ví dụ như giờ ăn khoa học thì luyện một thời gian, cứ đến giờ đó là con có cảm giác thèm ăn, dịch vị dạ dày tiết ra để sẵn sàng làm việc,..). Sự điều độ giúp cơ thể khỏe mạnh, phục hồi nhanh sau khi ốm, giúp giữ gìn và phát huy khả năng hấp thu đã có, hạn chế sự suy yếu của khả năng hấp thu (nếu bị kém). - Khi con bị ốm thì xem xét tình hình của con đúng mức để không phải lúc nào cũng dùng đến Kháng sinh, nhất là các bệnh thông thường như sổ mũi, cảm cúm, viêm họng, tiêu chảy, táo bón, hay các cơ chế tự phản ứng của cơ thể như con có cơn ho, hay sốt. Vì tác dụng phụ của kháng sinh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa -> giảm khả năng hấp thu chất của cơ thể con. Hơn nữa, bản thân hệ miễn dịch của cơ thể có thể chống đỡ một vài loại vi khuẩn tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh, nhưng việc dùng thuốc KS khi chưa cần thiết có thể tiêu diệt sớm khả năng tự đề kháng, tự miễn dịch của cơ thể con. Vì vậy, mẹ cần kiểm tra tình hình con cho kỹ, có thể đưa con đi khám và mẹ cân nhắc nên dùng thuốc cho đúng, đừng dùng thuốc một cách không cần thiết mà cũng đừng chủ quan để bệnh nặng. - Tăng cường ăn các chất làm tăng khả năng hấp thu và sức đề kháng như hoa quả, sữa chua, mầm ngũ cốc, giá đỗ,...một cách hợp lý. Luôn uống đủ nước để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và hấp thu chất được tốt, vì 1 trong 3 khâu: tiêu hóa, hấp thu, đề kháng có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến các khâu còn lại. Tại các thời điểm con dễ ốm thì có thể bổ sung một đợt ngắn các vitamin tổng hợp để phòng ngừa để giúp cơ thể con khỏe mạnh thì các bộ phận liên quan đến khả năng hấp thu của con cũng khỏe mạnh. Cái này thì hơi khó, nhưng dần dần các mẹ sẽ có kinh nghiệm để không phải lúc nào cũng theo sự kê đơn của BS. Nếu phải dùng KS, thì cũng lưu ý cách phối hợp thuốc hoặc thực phẩm khác để hạn chế tối đa khả năng ảnh hưởng không tốt của KS đến khả năng hấp thu của con (ví dụ như uống men vi sinh, uống thêm VIT C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể,..). HỘI CHỨNG KÉM HẤP THU VÀ CÁCH TĂNG KHẢ NĂNG HẤP THU CHO TRẺ Sau một vài kiến thức cơ bản về Rối loạn hấp thu (link post ở trang 2, bài trả lời mẹ Floral_2010 hoặc trả lời mẹ Mrs Danthui ở topic tầng 1, trang 152-154 gì đó), thì đây là bài viết cụ thể hơn để tăng cường hấp thu cho trẻ. Trước tiên các mẹ cần biết về những nguyên nhân gây kém hấp thu ở trẻ. Kém hấp thu là một hội chứng có trong nhiều bệnh đã làm thương tổn quá trình hấp thu. Hội chứng kém hấp thu thường gây cho trẻ tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài (đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống,..), nếu xét nghiệm trong phân còn nguyên chất mỡ, thịt… Ngoài ra, tình trạng kém hấp thu còn biểu hiện ở việc trẻ ăn nhiều nhưng người vẫn gầy yếu, xanh xao. Đối với trẻ nhỏ, kém hấp thu thường có 3 nguyên nhân chính: thứ nhất là cơ cấu của khẩu phần ăn, nếu ăn quá thừa chất này mà lại thiếu chất khác thì việc chuyển hóa sẽ không hiệu quả; thứ hai là do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột; thứ ba là do cơ thể trẻ không đủ các enzym tiêu hóa khiến việc chuyển hóa thức ăn trở nên kém. Bàn luận về các nguyên nhân trên, ngoài nguyên nhân thứ nhất yêu cầu sự cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, thì với nguyên nhân thứ hai, yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự mạnh khỏe của đường ruột là sự cân bằng vi khuẩn. Hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột là một yếu tố vô cùng quan trọng không chỉ cho chức năng tiêu hoá thức ăn, thải độc, bài tiết, chuyển hoá mà còn liên quan đến sự tổng hợp các yếu tố vi lượng (vitamin, các men) các nội tiết tố đường tiêu hoá, các chất kháng sinh tự nhiên để kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn cũng như nấm gây bệnh. Đặc biệt, vi khuẩn có lợi ở đường ruột còn tác động tích cực đến cả hệ miễn dịch (sức đề kháng) của toàn bộ cơ thể, nhất là tại các màng hoạt dịch như ở: các xoang, miệng, tai mũi họng, đường hô hấp, đường ruột, tiết niệu và gan mật... Tuy quan trọng như vậy, nhưng sự cân bằng môi trường vi khuẩn đường ruột ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhỏ tuổi rất dễ bị phá vỡ bởi vô số nguyên nhân, từ việc ăn thức ăn chứa nhiều độc tố (như những cảnh báo về thực phẩm nhiễm chì hiện nay ở các món ăn cho trẻ mầm non, mẫu giáo), thức ăn chứa nhiều chất bảo quản TP, sử dụng thuốc KS kéo dài hoặc những loại thuốc đặc trị bệnh + chế độ ăn quá bổ dưỡng khi trẻ bị trong khi vào lúc trẻ ốm thì khả năng tiêu hóa bị suy giảm mạnh, khả năng hấp thu giảm mạnh không thể tiêu hóa, chuyển hóa được hết lượng thức ăn nạp vào..., kết quả là một vòng tròn: rối loạn tiêu hóa không được điều trị đúng cách, kịp thời -> giảm sức đề kháng, miễn dịch -> tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn -> môi trường cân bằng vi khuẩn đường ruột lại bị phá vỡ ->... Với nguyên nhân kém hấp thu thứ ba, enzym rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Cung cấp đủ enzym tiêu hóa (tập trung ở 3 loại enzym chuyển hóa tinh bột, chuyển hóa chất béo và chuyển hóa chất đạm (protein) giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật. Thường thì hệ tiêu hóa sẽ chứa đầy đủ các loại enzym cần thiết tiêu hóa thức ăn ở một lứa tuổi nhất định từ khi sinh ra, đó là lý do thường có khuyến cáo nên cho trẻ ăn dặm khi cơ thể trẻ đã có đầy đủ các loại enzym này(khoảng tháng thứ 6 trở ra) để tránh những nguy cơ từ việc thiếu enzym; nhưng có nhiều trường hợp, enzym nội sinh trong cơ thể tiết ra không tốt, hoặc tuy có cơ chế tự điều tiết nhưng không đủ tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn nạp vào dẫn đến thiếu enzym. Những trường hợp này với trẻ em, thường là do cơ thể con non nớt, enzym nội sinh trong cơ thể chưa ổn định, hoặc trẻ sau đợt ốm dậy, trẻ biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng hay bị rối loạn tiêu hóa kéo dài; hoặc trẻ ăn quá nhiều trong mỗi bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong ngày dẫn đến sự bài tiết các men tiêu hóa không đủ cho tiêu hóa thức ăn… Trẻ thiếu enzym lâu ngày, dẫn đến tiêu hóa, hấp thu kém, từ đó trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn… Cải thiện khả năng hấp thu của trẻ Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ mà vẫn đảm bảo sự hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng cần thiết, trước hết phải đảm bảo chế độ ăn hằng ngày của trẻ được cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng; có sự cân đối giữa các nhóm thực phẩm, cũng như bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, có thể tăng cường khả năng hấp thu cho trẻ bằng cách bổ sung men vi sinh/các enzym tiêu hóa có ích vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ khi trẻ có những dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Các men này sẽ giúp ích cho bé trong việc hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng việc sử dụng men vi sinh và enzym tiêu hóa kéo dài, thường chỉ dùng 7-10 ngày rồi ngừng lại hoặc theo chỉ định của BS để tránh cơ thể trẻ bị lệ thuộc vào nguồn men bổ sung này mà hạn chế hoặc không tiết ra men tiêu hóa nữa. Và nếu bổ sung enzym tiêu hóa thì cũng cần phải biết trẻ bị thiếu loại enzym gì mới hỗ trợ enzym đó, kẻo lại gây ra tình trạng cái thừa cái thiếu. Với trẻ nhỏ thì chế độ ăn rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng hấp thu ở trẻ, nó giúp tăng cường, kích thích bài tiết các men tiêu hóa hay củng cố sự khỏe mạnh của môi trường đường ruột như không nên ăn quá nhiều trong một bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong một ngày, nên thay đổi thực phẩm, cách chế biến để có bữa ăn đa dạng và ngon miệng, thiết lập những giờ ăn ổn định và điều độ để kích thích bộ phận tiêu hóa tiết men TH. Một số thực phẩm hỗ trợ tốt trong việc tiết men tiêu hóa hay cung cấp men vi sinh như gừng, hành tỏi, tiêu, hay đu đủ, dứa, sản phẩm lên men như dưa chua, sữa chua, mầm ngũ cốc, giá đỗ... Tăng cường khả năng tiêu hóa, khả năng hấp thu và sức đề kháng của cơ thể là 3 phần hết sức quan trọng và liên quan chặt chẽ đến nhau, thiếu đi 1 mắt xích có thể ảnh hưởng đến 2 mắt xích còn lại. Vì vậy, các mẹ đừng quên củng cố sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng cho trẻ bên cạnh tăng khả năng hấp thu cho trẻ. (st) CHÚC CÁC EM BÉ THÂN YÊU CỦA CÁC ÔNG BỐ MẪU MỰC LUÔN KHỎE MẠNH, VUI VẺ VÀ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN!
Posted on: Mon, 05 Aug 2013 23:39:24 +0000

Trending Topics



. 1. I won the Southern California science fair in
Famous Quotes about SACHIN : > Lara ¤ If Cricket is a Religion,
Man Utd Money Box Most likely youll find it here -

Recently Viewed Topics




© 2015