PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGHE NÓI Phục hồi chức năng nghe - TopicsExpress



          

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGHE NÓI Phục hồi chức năng nghe nói I.Mục tiêu • Viết ra và bước đầu thực hành được các phần và các bước trong một bài học phục hồi chức năng nghe nói tại Bệnh viện • Làm được các bài lý thuyết phục hồi chức năng nghe nói tại nhà và hướng dẫn bố, mẹ thực hiện được các nhiệm vụ đó II.Các phần của một bài học . 5 phút đầu: đón tiếp trẻ, Tuần vừa qua trẻ như thế nào Trẻ có nghe, nói điều gì mới đặc biệt lưu ý không? Nhắc lại với bố mẹ rằng tuần trước đã học những gì, về nhà các con có học cùng bố mẹ không? Điều này quan trọng vì nó khẳng định lại bố mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ. Những lần đầu bố mẹ có thể nói dối nhưng những lần nhắc đi nhắc lại thế này giúp họ không làm như vậy nữa và sẽ giúp trẻ học. Khuyến khích bố mẹ dùng quyển sổ ghi lại những hành vi của trẻ, những điều trẻ nói, hay những mốc quan trọng trong tuần giúp bố mẹ trong việc dạy con. 5-10 phút tiếp theo. • Kiểm tra máy nghe, CI, thử 6 âm Ling • Đảm bảo trẻ nghe tốt, xử lý các vấn đề phát sinh với máy • Với trẻ thử 6 âm Ling giai đoạn đầu nói gần, không có tiếng ồn sau đó tăng xa dần trong môi trường ồn âm nhạc, nhiều người nói, babble noise, (có thể dùng You Tube trong phần soud effect) • Đây là phần rất quan trọng để người trị liệu ngôn ngữ có thể kết nối bố mẹ trẻ với các kỹ năng nghe tới nói và ngôn ngữ của trẻ cũng như các kỹ năng cần thiết về thính học khác ( ví dụ trẻ không phát hiện được /S/ cần chỉnh lại CI Map. Hay nếu đeo máy vẫn không phát hiện được các âm cao này có thể phải chuyển sang cấy điện cực ốc tai. • 50 phút tiếp theo • Dạy trẻ qua việc chơi, trẻ phải cảm thấy hứng thú và vui vẻ tham gia. Có thể thay đổi giữa các trẻ, giữa những giai đoạn khác nhau nhưng bao gồm các phần sau: • Nghe theo lược đồ của Erber về phát triển kỹ năng nghe, tham khảo kỹ năng nghe trong phần tài liệu Cochlear về 8 mức độ nghe từ thấp lên cao. Giai đoạn đầu là nghe trong môi trường yên tĩnh, gần sau đó mà môi trường xa hơn, có tiếng ồn. • Nói: Giúp trẻ phát âm các âm vị (Phonemes) và các âm tiết (syllables shapes) thông qua việc nghe, có thể ban đầu chỉ là các tiếng gù (coo) sau đó là các biệt ngữ có ngữ điệu nhưng chưa bao gồm từ, sau đó là các biệt ngữ có các từ trong đó chưa rõ ràng rồi các từ và ở mức cao hơn. • Ngôn ngữ: giúp trẻ tăng vốn từ cũng như là cấu trúc ngôn ngữ (cú pháp syntax) giúp trẻ có thể hiểu được ngôn ngữ (receptive language) và dùng được ngôn ngữ đó (expressive language) • Giao tiếp: làm việc về ngôn ngữ xã hội và thực dụng, hỏi các câu hỏi, việc hiểu các tiếng lóng, khả năng tự bào chữa, hình thái tu từ (figure of speech) • Nhận thức: chú ý tới sự phát triển tổng thể của trẻ kỹ năng nhận thức phù hợp với lứa tuổi. Kỹ năng nghe • Các cấp độ nghe • Nhận thức về âm thanh- Kết hợp ý nghĩa với âm thanh- Bắt trước và mở rộng- Nghe hiểu- Kỹ năng nghe nâng cao • 1.Nhận thức về âm thanh: là bước đầu tiên trong quá trình học nghe • Trẻ phát hiện các âm thanh xung quanh là tiếng động hay lời nói • Các phản ứng có thể là cười, cử động mắt, ngừng các hoạt động…. • Phát hiện sự xuất hiện và biến mất của âm thanh. • 2. Kết hợp ý nghĩa với âm thanh • Các âm thanh gắn liền với các đồ vật, con vật: • Phản ứng trẻ nhìn về phía vật có gắn liền với âm thanh được dạy hay khi nghe âm thanh đó trẻ tự lấy được đồ vật, con vật. • 3. Bắt chước và mở rộng • Bắt chước ngôn ngữ và tiếp tục việc này ngay khi trẻ đã có thể tự nói các từ và các đoạn câu. • 4.Nghe hiểu • Là khả năng xử lý và nhớ lại ngôn ngữ đã được nghe. Nó bao gồm các ký ức thính giác ngắn, dài và các kỹ năng thính giác phức tạp khác như kỹ năng xâu chuỗi và kết hợp. Kỹ năng này phải được phát triển nếu trẻ giao tiếp hiệu quả qua ngôn ngữ nói. • 5. Kỹ năng nghe nâng cao: • Khi trẻ có thể hiểu ngôn ngữ thông qua việc nghe tăng lên ta có thể tăng độ khó lên khi nghe trong môi trường tiếng ồn, nghe từ xa, nghe bằng bang đĩa với có hay không có tiếng ồn, nghe qua điện thoại. • Trước khi đưa các hoạt động vào dạy trẻ cần giải thích mục đích của các hoạt động với bố mẹ • Người trị liệu ngôn ngữ làm mẫu sau đó nhanh chóng chuyển sang hoạt động phối hợp và tiếp theo là bố mẹ là người dạy con. • Bố mẹ cần tích cực tham gia vào hoạt động dạy con trong buổi học và đặt ra các câu hỏi đặc biệt là các kỹ năng mới. • Tất cả mọi kỹ năng cần dạy với ưu tiên trước hết là từ thông tin thính giác. • Một số nhà ngôn ngữ phân rạch ròi ra các hoạt động kỹ năng trên nhưng nên thường nên kéo dài các hoạt động và lồng ghép mục đích vào các phần khác nhâu của hoạt động. • Thường luôn bao gồm cùng nhau đọc sách, các hoạt động thủ công để củng cố mục tiêu học tập trong suốt cả tuần. Cũng có nhiều cách để xây dựng cấu trúc một bài học để đạt được mục tiêu mong muốn. • 5-10 phút cuối: • Thảo luận với bố mẹ và bệnh nhân nếu là bệnh nhân lớn • Mục đích của buổi học và trẻ đã làm được gì, tốt và yếu mặt nào. • Làm việc với bố mẹ và trẻ để tạo một trang mới trong quyển sách theo dõi học của trẻ về những gì xảy ra trong buổi học, ghi lại kết quả và hoạt động cho bố mẹ và trẻ để làm tại nhà giữa các buổi học. Bố mẹ, trẻ hỏi các câu hỏi trước khi kết thúc buổi học. • Tham khảo các bài học trên YOU TUBE 10 Nguyên tắc khi làm phục hồi chức năng nghe nói • 1.Sử dụng thông tin nghe từ cơ quan thính giác để học nói và phát triển ngôn ngữ • 2.Hướng dẫn, đào tạo bố mẹ, người chăm sóc trẻ là chỗ dựa đầu tiên cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. • 3. Tránh và giảm bớt thông tin từ đọc hình miệng, khuyến khích kỹ năng nghe. • 4. Dùng các cảm giác bản thể để hỗ trợ cho thông tin thính giác trong học nói. • 5. Đưa các hoạt động nghe nói của trẻ vào mọi khía cạnh cuộc sống của trẻ và phù hợp với tính cách trẻ. • 6. Nói với trẻ giọng nói rõ ràng, âm lượng bình thường, đảm bảo SNR 30dB. • 7. Mở rộng dạy trẻ trong môi trường cùng với trẻ nghe bình thường. • 8. Học hòa nhập với trẻ bình thường hạn chế học trường chuyên biệt • 9. Tham gia giao tiếp cùng với người nghe bình thường hàng ngày để có thể học được các giao tiếp lời nói, ngôn ngữ, ứng xử xã hội bình thường. • 10. Mở rộng các hoạt động nghe nói tối đa trong các hoạt động của gia đình hàng ngày.
Posted on: Sun, 04 Aug 2013 15:51:53 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015