THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CỘNG HOÀ MAN-TA VÀ QUAN HỆ VIỆT - TopicsExpress



          

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CỘNG HOÀ MAN-TA VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM-MAN-TA I.- Khái quát chung : Tên nước : Cộng hoà Malta (Republic of Malta) Quốc khánh : 21/9 (1964) Thủ đô : Va-lờ-ta (Valletta) Vị trí địa lý : Nằm ở Nam châu Âu, trong quần thể đảo Địa Trung Hải, phía Nam giáp đảo Sicily ( Italia). Khí hậu : Ôn hoà. Diện tích : 316 km2. Dân số : 396.851người . Tôn giáo : 98% thiên chúa giáo, 2% tôn giáo khác. Ngôn ngữ : Tiếng Malta và tiếng Anh Tổng thống : Edward Fenech Adami ( 3/2004) Thủ tướng : Lawrence Gonzi ( 3/2004). Bộ trưởng Ngoại giao : Michael Frendo (7/2004) II.- Lịch sử : Từ năm 1814, Malta là thuộc địa của Anh và nằm trong Khối Thịnh vượng chung đến năm 1964 khi Malta giành được độc lập. Năm 1964, Malta thiết lập Nhà nước Cộng hòa. Từ giữa thập kỷ 80, Malta trở thành điểm du lịch hấp dẫn với hải cảng lớn và trở thành một trung tâm tài chính quan trọng tại Địa Trung Hải. Malta chính thức trở thành thành viên EU vào tháng 5 năm 2004. III- Chính trị: Theo chế độ Cộng hòa, đứng đầu Nhà nước là Tổng thống ( nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội gồm 1 Viện với 65 ghế ( nhiệm kỳ 5 năm). Theo Hiến pháp Malta, Tổng thống được các Nghị sỹ bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Dựa trên kết quả bầu cử, lãnh đạo đảng nào hoặc lãnh đạo liên minh đảng nào được đa số phiếu sẽ được chỉ định làm thủ tướng. Theo kết quả cuộc bầu cửa tháng 3/2004, Tổng thống Eddie Fenech Adami được 33/65 phiếu. IV. KINH TẾ Đồng tiền: Maltese lira (MTL) GDP: 5.4 tỷ USD (2006) Tăng trưởng GDP năm 2006: 2.4%. Thu nhập bình quân đầu người: : 21.000 USD (2006) Lạm phát: 2.6% (2006) Xuất khẩu: 2,4 tỷ USD ( 2006) với các mặt hàng máy móc và phương tiện vận chuyển. Đối tác xuất khẩu: Singapore, Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc và Italia Nhập khẩu: 4.0 tỷ USD ( 2006) chủ yếu là thực phẩm, máy chưa lắp ráp hoàn thiện và các phương tiện vận chuyển. Với vị trí địa lý thuận lợi, Malta có tài nguyên thiên nhiên chính là đá vôi. Malta chỉ sản xuất 20% nhu cầu thực phẩm và thiếu nguồn nước ngọt. Nền kinh tế Malta dựa chủ yếu vào trao đổi thương mại nước ngoài, du lịch, sản xuất đồ điện tử và dệt may, đóng và sửa chữa thuyền. Dịch vụ chiếm 74% tổng sản phẩm xã hội Công nghiệp chiếm 23% bao gồm các mặt hàng máy móc, sản xuất và sửa chữa tàu thuyền, thực phẩm, giày dép và quần áo... Nông nghiệp chiếm 3% Lực lượng lao động: 164.000 người (2006) Tỷ lệ thất nghiệp: 6,8% (2006) V. Chính sách đối ngoại Là một nước nhỏ nên Malta chọn lọc trong việc chọn đối tác quan hệ. Do lịch sử, Malta có quan hệ khá chặt chẽ với Anh. Malta ưu tiên chính phát triển quan hệ với các nước thành viên EU, bên cạnh đó, Malta cũng chú trọng mở rộng quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực Địa Trung Hải và Bắc Phi; các nước lớn ở Trung Âu và vùng Baltic; và tại Châu Á là Trung Quốc. QUAN HỆ VIỆT NAM-MAN-TA Quan hệ kinh tế Việt Nam-Malta còn rất hạn chế. Kim ngạch thương mại hai chiều mới đạt khoảng 1 triệu USD/năm. Malta chưa cấp ODA cho Việt Nam cũng như chưa thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nào tại Việt Nam. Hiện nay Đại sứ quán Malta tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Italia kiêm nhiệm Malta. Hai bên duy trì các cuộc tiếp xúc chính trị ở mức bình thường thông qua các Đại sứ quán kiêm nhiệm và các tổ chức quốc tế lớn. Trao đổi Đoàn: Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Trung Thành thăm và làm việc tại Malta tháng 3/2005
Posted on: Sat, 13 Jul 2013 00:38:08 +0000

Trending Topics



uld
INDIANA VETERANS MEMORIAL CEMETERY TO PARTICIPATE IN WREATHS
3 years ago today my life forever changed for the better. Jacob
Dear Friends, With everything going on, some of you have asked

Recently Viewed Topics




© 2015