“Troy” ra rạp từ năm 2004 Phim thật sự rất hay, - TopicsExpress



          

“Troy” ra rạp từ năm 2004 Phim thật sự rất hay, có thể sánh ngang với Titanic, hoặc thậm chí nhỉnh hơn 1 chút. Nó không chỉ nói về tình yêu đôi lứa, mà còn bao hàm trách nhiệm với đất nước, tình yêu gia đình và cả sự ngạo mạn, tính anh hùng. Lồng ghép được tất cả các yếu tố trên vào 90 phút phim đã là điều khó khăn, nhưng có thể làm cho người xem rung cảm thật sự thì bộ phim thật sự là 1 huyền thoại. Gọi Troy là 1 bộ phim lịch sử, hành động, chiến tranh hay bi kịch đều không sai. Nhưng có lẽ chính xác nhất vẫn nên gọi Troy là là 1 tấn bi kịch. Cái bi kịch ấy bắt đầu từ giây phút Paris đưa Helen về Troy, được củng cố bằng cái chết của Hector và kết thúc bằng hình ảnh Troy chìm trong biển lửa. Nhưng, lớn nhất và làm rung động lòng người nhất vẫn chính là bi kịch của Hector. Hector là đứa con mà bất cứ người cha nào cũng ao ước, và là một chiến binh mà đất nước nào cũng tự hào khi có được. Nói theo kiểu Á Đông thì Hector là 1 người “văn võ song toàn”, lại có lòng “Nhân” và cái “Tâm” biết lo cho thiên hạ. Chàng là vị hoàng tử mẫu mực, oai phong trên chiến trường, thông minh trong chính trường và chung thủy với gia đình. Lịch sử có thể đã khác đi (nếu như bộ phim là thật) , “Troy” có thể đã trở thành vương quốc hùng mạnh và tồn tại đến bây giờ,… nếu như nhà vua không có người con thứ 2 là Paris. Paris đào hoa, Paris yêu Helen, vợ của vua xứ Sparta. Anh đã mắc 1 sai lầm, đã để cho tình yêu làm mờ mắt. Anh lén đưa Helen về Troy dẫu biết rằng chiến tranh sẽ nổ ra với chính dân tộc anh. Và cũng chính lúc này, nhược điểm lớn nhất của Hector lộ diện: sự yếu đuối trong tình cảm. Sau khi phát hiện ra Helen đang ở trên thuyền, Hector đã cố gắng quay tàu trở lại để trả Helen nhưng bị Paris ngăn lại. Quay lại tức là có thể chặn được cuộc chiến trước khi nó diễn ra, nhưng cũng có nghĩa là Paris phải chết. Hector đã không có được sự tàn nhẫn cần thiết của 1 đấng quân vương. Chàng quá yêu thương đứa em trai của mình đến mức chấp nhận cuộc chiến còn hơn để em mình bị giết. Hector đã chấp nhận cho tàu quay về Troy. Tình thương Hector dành cho Paris còn khiến anh trở thành kẻ nuốt lời. Chàng đâm chết vua xứ Sparta trước khi hắn ta kịp đâm Paris, phá vỡ lời giao ước đấu tay đôi giữa 2 người. Mà cũng phải thôi, với trái tim đầy lòng trắc ẩn của Hector, làm sao chàng có thể để cho đứa em trai, dẫu hèn hạ chết nhát, đang máu me bê bết nằm ôm chân mình cầu xin cứu giúp. Vậy là lại thêm 1 lần Hector không đủ nhẫn tâm, và khiến cuộc chiến trở nên bế tắc cũng như khốc liệt hơn bao giờ hết. Mặc dù có mắc phải những sai lầm, Hector vẫn luôn là hiện thân như đấng cứu tinh của thành Troy. 1 trong những câu nói hay nhất phim chính là lời “hịch” của Hector với binh sĩ: “All my life I’ve lived by a code; and the code is simple: Honor the gods, love your woman, and defend your country. Troy is mother to us all. Fight for her!” ( Cả cuộc đời ta chỉ sống với những lí tưởng đơn giản: thờ phụng thần linh, yêu người phụ nữ của đời ta và bảo vệ đất nước. Troy là đất mẹ của chúng ta. Hãy chiến đấu vì bà !). Hector và Paris như hiện thân của nước với lửa, hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Paris hèn nhát, ích kỉ và đào hoa, thì Hector lại can trường, biết hi sinh và yêu gia đình. Hình ảnh Hector dẫn vợ mình xuống căn hầm bí mật, hướng dẫn lối thoát an toàn nếu Troy thất thủ, trước ngày anh ra đấu tay đôi với Achilles khiến người xem thắt lòng. Trước cuộc đối đầu nắm chắc phần chết, chàng không tìm cách trốn chạy, mà chỉ lo cho sinh mạng vợ con, những người mà chàng yêu quý nhất. Và cái gì đến cũng phải đến, định mệnh mãi mãi không thể trái ngược, Hector chết dưới mũi kiếm của Achilles, vị dũng tướng đang điên cuồng trả thù cho người em họ của mình. Dù thua cuộc, nhưng chàng đã đấu 1 trận ngang tài ngang sức với con người bất khả bại ấy. Chính Achilles cũng nhận xét Hector là đối thủ xứng tầm nhất anh ta từng gặp. Khoảnh khắc mà Hector ngã xuống, là lúc cả thành Troy như nấc lên, tiếc thương cho 1 con người tài năng phải vội lìa xa nhân thế, trách móc sao số phận quá nhẫn tâm. Nàng Andromache không còn đủ sức chứng kiến cảnh tượng đau lòng, ngồi khụy xuống tựa vào Helen, đôi mắt đẫm lệ. Paris lặng câm, không tin vào mắt mình, rằng anh trai đã chết. Còn nhà vua Priam ngồi lặng đi trên ngai vàng, đứa con yêu quý của ngài, niềm hy vọng duy nhất của Troy đã tan biến dưới nhát kiếm của Achilles. Nỗi đau của người vợ mất chồng và người cha mất con dường như không có gì bù đắp được. Tiếng khóc ngằn ngặt của con trai Hector vang lên như tô đậm thêm cho không khí tang thương ấy. Và người xem bỗng thấy thắt lòng, Hector chết là điều đương nhiên, nhưng sau nửa bộ phim và những gì Hector đã thể hiện. Không 1 ai muốn chàng chết cả. “Troy” đã đi đến đỉnh điểm của nó. Phần còn lại của phim chỉ là sự thất thủ của thành Troy và khán giả cứ ngả người ra sau ghế mà xem, không còn hứng thú khi nhân vật yêu thích của mình đã không còn. Phim kết thúc khi Troy chìm trong biển lửa, nhưng thật ra phim đã kết thúc khi Hector ngã xuống. Nhiều người nói nhân vật chính của phim là Achilles (vì anh ta sống đến cuối phim), nhưng theo mình, Hector mới chính là “main actor”. Diễn xuất của Eric Bana quá xuất sắc, vượt xa 1 Achilles Brad Pitt mặt đơ, gần như không có chút biểu cảm nào. Chính Eric đã góp phần làm “Troy” thành công và lay động lòng người đến vậy. Mặc dù rất thích Orlando Bloom nhưng vẫn phải công nhận diễn xuất của anh khá là tệ. Ngoài vẻ đẹp trai đa tình thì anh chàng vẫn không lột tả được sự đào hoa nổi tiếng của hoàng tử Paris. Còn siêu mẫu người Đức trong vai Helen tuy cũng có nét xinh đẹp, nhưng vẫn chưa thể thuyết phục người xem rằng đây là một đại mỹ nhân có thể gây ra cuộc chiến tàn khốc 10 năm. Bộ phim rất đáng xem, xứng đáng được xếp vào danh sách những bộ phim vĩ đại nhất lịch sử. (Tuy vậy, nếu như hỏi mình có muốn xem lại lần nữa hay không thì chắc mình sẽ không dám xem lại lần nữa đâu. Vì thật lòng là không muốn thấy Hector phải chết, đau lòng lắm. ( ) Vậy thôi, mọi người cố gắng tìm xem nhá : : : : : copy trên in tẹc. heheee
Posted on: Sat, 06 Jul 2013 00:51:40 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015