Trường ca Michael Ballack (Phần 1): Ngài về nhì ở - TopicsExpress



          

Trường ca Michael Ballack (Phần 1): Ngài về nhì ở Chelsea Chelsea không thiếu những cầu thủ tài năng nhưng để nói về một con người để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất không ai khác, đó là tiền vệ có lối chơi hoa mỹ người Đức Michael Ballack. Anh mang trong mình một tinh thần thép rồi thổi vào Chelsea linh hồn và lối chơi rắn rỏi đầy nhiệt huyết thể hiện trên từng đôi chân, bước chạy của anh. Tuy nhiên, sự nghiệt ngã của số phận đã trêu ngơi anh, không buông tha cho anh. Suốt quãng thời gian thi đấu cho đội bóng áo xanh, chiến thắng như 1 thứ gì đó quá xa xỉ và vô tình anh bị gán cho cái tên là “ngài về nhì”. Nhân duyên của Ballack với Chelsea bắt đầu vào ngày 15 tháng 5 năm 2006, khi anh đồng ý đến chơi cho đội bóng nước Anh theo dạng chuyển nhương tự do sau khi đã kết thúc hợp đồng với Bayern Munich. Anh đã chọn đến với đội bóng phía tây thủ đô nước Anh – một vùng đất mỹ lệ được dòng Sông Thames trầm mặc ban tặng. Anh mang đến đây với với tinh thần của một người con nước Đức – mạnh mẽ, kiên cường và bền bỉ với một khao khát cháy bỏng là cùng với những con người mang “màu xanh” của London chinh phục đỉnh cao của bóng đá Châu Âu. Michael Ballack - Ngài về nhì. Ảnh: Internet Đội bóng ấy cũng bền bỉ với nhiều thăng trầm nhưng luôn ấp ủ trong mình tham vọng làm “bá chủ” lục địa già. Có lẽ duyên phận đã đưa Ballack đến Chelsea, anh thẳng thừng từ chối những lời mời hấp dẫn từ Manchester United hùng mạnh, của đế chế Real Madrid và cả Inter hay Milan đầy hứa hẹn. Con người ấy đã từng tuyên bố muốn kết thúc sự nghiệp với Chelsea chỉ sau một thời gian ngắn gắn bó. Mùa bóng 2006-2007 bắt đầu cũng chính là lúc Ballack chính thức khoác lên màu áo xanh vào một trận đấu tập tại sân bóng của UCLA vào ngày 31 tháng 7 năm 2006, anh mang số áo 13, số áo vốn thuộc về William Gallas – đó là số áo ưa thích của anh trong sự nghiệp quần đùi áo số của mình. Và cứ mỗi lần nhắc đến cái tên Ballack, bao nhiêu con tim lại nhớ đến con số 13 ấy – số 13 không trọn vẹn, số 13 thấm đẫm nước mắt và khổ đau. Mùa giải đã biến anh thành “kẻ về nhì” vĩ đại là thời điểm này, khi mùa giải 2007-2008 bắt đầu, phủ nhận tin đồn chuyển nhượng dai dẳng trong kì chuyển nhượng mùa hè 2007, Ballack tuyên bố rằng anh không muốn rời khỏi Chelsea và sẽ tiếp tục gắn bó với CLB, bỏ lại sau lưng chuyện buồn trên băng ghế lãnh đạo khi Mourinho đệ đơn xin từ chức vào ngày 20 tháng 8 năm 2007. Ballack tập trung để thi đấu cho CLB thế nhưng vì chấn thương mắt cá chân trong các trận thi đấu trong mùa hè, Chelsea đã phải loại anh ra khỏi đội hình thi đấu vòng bảng Champions Luague bởi CLB lo ngại về thể lực của anh. Vậy là anh sẽ chỉ thi đấu ở đấu trường này tại vòng knock-out bẳt đầu tại tháng 2. Anh đành dốc hết tâm huyết của mình ở các giải đấu quốc nội. Thế nhưng vào một mùa giải buồn, Chelsea lại về nhì trong cuộc đua đến 3 chiếc cup, phải ngậm ngùi là kẻ về nhì ở: Champions League, Premier League và cúp liên đoàn. Chắc chẳng ai phải chịu nỗi đau và cái buồn của thất bại nhiều hơn chàng nghệ sĩ tài ba trên sân cỏ Micheal Ballack – vào một đêm mưa buồn ở Moscow – Nga, Chelsea lần đầu tiên bước chân vào trận chung kết Champions League trong lịch sử đội bóng và họ còn có thể sẽ vô địch tại quê hương của vị Chủ tịch CLB ngài Roman Abramovich. Thế nhưng Ballack cùng các đồng đội đã không thể cùng nhau giải lời nguyền dành cho đội bóng lần đầu tiên tham gia một trận chung kết C1. Người Chelsea thất bại trước M.U trong lược đấu súng cân não. Ngày 21 tháng năm 2008, cái ngày mà cho đến tận bây giờ, cái cảm giác đau đớn đến tuyệt vọng khi xem lại, nhớ lại trận chung kết ngày ấy vẫn còn vẹn nguyên không hề sứt mẻ. Trước khoảnh khắc M.U đăng quang ấy chỉ khoảng 140 phút thôi, chúng tôi, những chiến binh xanh tiến vào sân vận động Luzhniki với khát vọng chiến thắng cháy bỏng hơn bao giờ hết, cái cảm giác lần đầu tiên tham gia 1 trận chung kết để có thể lần đầu tiên trở thành ông vua Châu Âu ấy, đốt cháy con tim của chúng tôi hơn bao giờ hết, mưa nhưng nó không làm nguội đi cái cảm giác rạo rực ấy. 1-1 sau 120p thi đấu bền bỉ, loạt penalty định mệnh, loạt penalty ma quỷ ấy đã cướp đi giấc mơ bá chủ châu âu của chúng tôi vànó còn một lần nữa phá hoại giấc mơ của một người con nước Đức. Ballack là người đầu tiên thực hiện quả sút 11 cho Chelsea, anh đem vềnhuệ khí lớn hơn bao giờ hết cho chúng tôi, cái khoảnh khắc Petr Cech đẩy được quả sút 11m của CR7, niềm tin vào một chiến thắng cho lữ đoàn xanh trở nên dữ dội hơn bao giờ hết. Nụ cười nở trên môi chàng tiền vệ Micheal Ballack cho chúng tôi cái cảm giác anh khát khao chiến thắng, khao khát được an mừng chiến thắng ở đấu trường danh giá nhất châu Âu –UEFA Champions League. Đến giờ phút cả thế giới túc cầu hướng ánh nhìn lên John Terry – người thực hiện quả penalty thứ 5 có thể làm nên lịch sử cho The Blues. Hình ảnh John Terry từ từ tiến về cầu môn, anh sửa lại chiếc băng đội trưởng trên tay một cách trân trọng và tự hào. Mọi ánh mắt nín thở dõi theo từng bước chạy đà của John Terry – và rồi không biết bao nhiêu con tim đã lặng đi khi anh trượt chân trong quả sút đệnh mệnh ấy. Lặng câm khi cú sút Nicolas Anelka bị thủ môn Edwin Van Der Sar cản phá, bao nhiêu trái tim đã tan nát khi nhìn thấy 1 Ballack mạnh mẽ, kiên cường ngày nào ngã quỵ vì nỗi đau ấy, anh ngất lịm đi, những đồng đội đứng cạnh anh vừa sốc, vừa thương cho nỗi thất vọng ngự trị trên đôi mắt anh. Anh lại một lần nữa về nhì, lần thứ 2 anh cùng với Chelsea gục ngã trước M.U và lần thứ 3 về nhì trong những lần tưởng cup đã ở rất gần trong tay mình. Chúng tôi đau đớn thay cho người con nước Đức, cái hình ảnh anh miệt mài cùng Avarham Grant đưa Chelsea vào trận chung kết ấy càng làm cho hình ảnh anh gục ngã trên tay đồng đội kia đau đến xé lòng, hình ảnh John Terry khóc như một đứa trẻ trong đêm mưa, hình ảnh của vị HLV tạm quyền thiếu chút may mắn nếu không đã có thể trở nên vĩ đại ăn sâu vào tiềm thức những người yêu mến The Blue. Trận đấu đó vời thời điểm kết thúc là hai cảm xúc trái ngược nhau của hai đế chế xanh - đỏ. CR7 đã khóc giọt nước mắt của rơi xuống nhưng đó là giọt nước mắt của người chiến thắng - Ballack của chúng tôi thì sao? Anh ấy cũng đã khóc, giọt nước mắt thấm đẫm các sân cỏ nơi mà anh từng về nhì, cứ ngỡ thần may mắn đã chọn anh nhưng số phận lại ruồng bỏ anh thêm lần nữa, anh gục ngã vì cái sự nghiệt ngã bám riết lấy anh. Một ngày mà màu xanh London biến thành màu đen của bóng tối. Anh rời Chelsea – rời khỏi phía tây thủ đô London hoa lệ ngày 09 tháng 6 năm 2010. Với chúng tôi ngày đó màu xanh Chelsea ảm đạm đi, đó là sự mất mát khó có thể bù đắp. Ngày đó chúng tôi mất đi một chiến binh đã chiến đấu không mệt mỏi, vì màu cờ sắc áo xanh mà đã cống hiến hể mình. Anh đã đóng góp cho Chelsea 4 bàn thắng trong mùa giải cuối cùng trước khi rời đi. Lặng đi một chút, lắng nỗi đau của Ballack lại ta nhìn về tuổi thơ và quá khứ của anh. Phải chăng, anh sinh ra để nhận lấy sự bất hạnh? Trường ca Michael Ballack (Phần 2): Sự nghiệp thăng trầm ở đội tuyển Đức Tạm biệt thành London với những ký ức buồn, chúng ta sắp sửa bước vào thế giới rộng lớn, thế giới của bóng đá Đức, nơi anh sinh ra và lớn lên, nơi sản sinh ra một Michael Ballack sau này đã trở thành người đội trưởng mẫu mực của đội bóng được mệnh danh là “Cỗ xe tăng”. Die Mannschaft, nơi chứng kiến những thăng trầm, những nỗi đau đến xé lòng, khiến cho Ballack phải chia tay sự nghiệp thi đấu quốc gia trong nước mắt và làm cho bao nhiêu con tim phái nhói đau vì nuối tiếc. Ballack chính thức khoác áo đội tuyển quốc gia vào năm 1999 và bắt đầu toả sáng vào năm 2004 khi vào năm ấy, anh được HLV Jurgen Klismann tin tưởng trao cho chiếc băng thủ quân và nó theo anh đến thời của HLV Joachim Low sau này. Trong màu áo tuyển Đức, anh chơi với vai trò của một tiền vệ đa năng, lối chơi chắc chắn, đa dạng và máu lửa của anh góp phần tạo nên tên tuổi của một “Cỗ xe tăng” được biết đến như ngày hôm nay. Phòng thủ chắc, phản công nhanh và cũng sắc sảo không kém. Anh là linh hồn của Mannschaft ở thời điểm đó. Michael Ballack trong màu áo ĐT Đức. Ảnh: Internet. Anh được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất nước Đức trong 3 năm 2002, 2003 và 2005, trở thành một biểu tượng của thể thao Đức lúc bấy giờ. Anh vinh dự được vua bóng đá Pelé xếp vào danh sách 125 cầu thủ xuất sắc nhất vào năm 2004. Tầm ảnh hưởng và đóng góp của Ballack góp phần đưa tên tuổi của bóng đá Đức thời kỳ phục hưng là vô cùng to lớn. Nhờ anh mà bóng đá Đức có một cuộc trở lại đầy ấn tượng nhất là ở kỳ World Cup 2006. Mặc dù chỉ xếp ở vị trí thứ 3 chung cuộc nhưng những gì người Đức thể hiện dưới sự dẫn dắt của Klismann và người đội trưởng Ballack đã làm cho thế giới ngỡ ngàng và niềm tin vào một Mannschaft máu lửa ngày nào đang căng tràn trong lòng người hâm mộ hơn bao giờ hết. Thế nhưng, dù ở Chelsea hay ở đội tuyển quốc gia, số phận nghiệt ngã của kẻ về nhì vẫn cứ đeo bám anh như hình với bóng. Gần 2 tháng sau đêm mưa tàn khốc ở nước Nga khi Chelsea của anh gục ngã trước Man United ở chung kết C1, là hình ảnh anh ngồi bệt trên sân nhìn Iker Casillas và Tây Ban Nha vô địch EURO 2008. Mùa giải đau thương ấy, anh đã đóng góp cho Chelsea 9 bàn thắng. Nhưng số phận một khi đã trêu ngươi ai thì quyết đeo bám người ấy đến cùng, nó không buông tha anh, không cho anh có cơ hội thay đổi số phận của chính mình. Mùa giải 2008-2009 tưởng chừng như êm ả trôi đi, để chúng tôi có thể nguôi ngoai đi nỗi đau thất bại 3 lần ở ngưỡng cửa thiên đường mùa trước. Nhưng không, dù chúng tôi vô địch chiếc cúp FA thì một lần nữa, tại đấu trường số 1 Châu âu may mắn lại ngoảnh mặt trước Chelsea, đặc biệt là với Micheal Ballack. Nhưng có lẽ, nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất đối với “số 13 khuyểt” có lẽ không phải là những thất bại trên sân cỏ bởi điều ấy có đáng sợ bằng chính những người anh tin tưởng nhất lại bỏ rơi anh? Cái cách người đội trưởng mẫu mựa của đội tuyển Đức chia tay sự nghiệp thiđấu cho quốc gia càng khiến cho những người dõi theo những bước chân anh đắng lòng hơn bao giờ hết. Bắt đầu là năm 2010, Kenvin Prince Boateng với cú chuồi bóng ác ý đã giểt chết đi giấc mơ World Cup của anh một lần nữa. Hình ảnh Ballack trong chiếc áo xanh lăn lộn trên sân cỏ, đau đớn trong trận gặp Portsmouth ở chung kết FA Cup hay việc cùng Chelsea đăng quang tại giải đấu danh giá nhất xứ sở sương mù 2010 đãcó bao nhiêu người cảm thấy dù dành được Cup nhưng đó là sự đền bù không công bằng cho Ballack. Sau đó, chiếc băng thủ quân đội tuyển Đức của anh rơi vào tay Phillip Lamp, vị trí ở tuyến giữa nơi mà anh từng là thủ lĩnh được chuyển qua tay Bastian Schweisteiger. Để rồi họ bỏ rơi anh và không bao giờ gọi anh quay lại đội tuyển nữa. Và một “sáng kiến” được đưa ra đề nghịanh về đá thêm một trận và đá giao hữu với đội tuyển Brazin một trận để có thể chia tay Mannschaft với cột mốc 100 trận cho đội tuyển quốc gia. Ballack cần gì cột mốc, cần gì những cái con số thống kê nhảm nhí đó, cái anh muốn là được cống hiến, được góp sức, được cùng đồng đội mang lại chiến thắng cho đất nước mình. Ballack đã gọi đó là “trò hề” và anh cũng không chấp nhân sự chia tay “hình thức xã giao” ấy. Nếu có một kết thúc khác, có thể anh nên tuyên bố chia tay đội tuyển quốc gia thay vì phải ra đi như thể bị “ép buộc”. Nếu số phận công bằng với anh hơn thì đã giúp anh sáng suốt hơn để anh có thể kết thúc.
Posted on: Thu, 04 Jul 2013 06:02:55 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015