VRG sẽ đẩy mạnh thay đổi cơ cấu sản phẩm cao - TopicsExpress



          

VRG sẽ đẩy mạnh thay đổi cơ cấu sản phẩm cao su HKT 26.07.2013 0 VRG sẽ đẩy mạnh thay đổi cơ cấu sản phẩm cao su Tính từ năm 2001 đến năm 2012, cơ cấu sản phẩm của VRG đã có sự thay đổi lớn theo chiều hướng có lợi nhất. Trong đó, đáng kể nhất là việc giảm được 21% tỉ lệ SVR 3L, tăng tỉ lệ mủ ly tâm từ 7% lên 12%, tăng tỉ lệ CV 50,60 từ 12% lên 20% và tăng tỉ lệ mủ tờ từ 1% lên 5%. Tiếp nối những kết quả đã đạt được, VRG đã quy hoạch công tác chế biến giai đoạn 2013 – 2015 và tầm nhìn đến 2020 với nhiều chỉ tiêu quan trọng. Song song với việc thay đổi mạnh cơ cấu sản phẩm, vấn đề ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành chế biến nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, luôn cải tiến công nghệ và thiết bị chế biến đã đem lại những hiệu quả to lớn. Sản phẩm cao su thiên nhiên của VRG được các tổ chức trên thế giới và khách hàng đánh giá cao và đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. VRG đủ năng lực để thiết kế chế tạo lắp đặt thiết bị chế biến cao su cho các dây chuyền chế biến cao su SVR 3L, SVR10, 20, dây chuyền cao su ly tâm, cao su tờ xông khói RSS. Hầu hết các nhà máy mới đều sử dụng 100% thiết bị chế biến cao su được thiết kế chế tạo trong nước. Đặc biệt, thiết bị chế biến của VRG được nước ngoài đánh giá cao và bước đầu đã ký hợp đồng xuất khẩu thiết bị sang các nước Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia… Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2013 – 2015: Tăng CV, ly tâm và RSS Mục tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm của VRG theo chiều hướng có lợi trong tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tận dụng các điều kiện thuận lợi của VRG như vườn cây đại điền, thiết bị máy móc tiên tiến có sẵn, nguồn nhân lực có tay nghề, có kinh nghiệm, đến năm 2015, công tác chế biến phải đảm nhiệm chế biến hết lượng mủ ước đạt 500.000 tấn từ khai thác, thu mua và gia công cho khu vực tiểu điền. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo xu hướng tăng tỷ lệ chủng loại mủ SVR CV 50, 60; ly tâm; cao su tờ xông khói RSS. Hiện hay chủng loại SVR L, 3L của VRG vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao (43,36%), nên ẩn chứa một số rủi ro trong tiêu thụ. Vì vậy cần phải chuyển đổi giảm tỉ lệ SVR L, 3L, tăng tỉ lệ SVR CV50, 60, do sản phẩm SVR CV có giá trị kinh tế cao hơn, mà không cần thay đổi dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, sản xuất SVR CV là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh thu mua nguyên liệu mủ nước từ các thành phần tiểu điền, tư nhân. Tăng thu mua sẽ tăng hiệu suất sử dụng nhà máy, tăng thu nhập công nhân và quan trọng hơn là tăng doanh thu cho công ty, phù hợp với chủ trương tăng doanh thu cho toàn Tập đoàn ở mức 15% năm. Quy hoạch cũng sẽ tăng sản phẩm ly tâm trên cơ sở lợi thế đặc thù quy mô đại điền, là quản lý và kiểm soát được chất lượng nguồn nguyên liệu khá tốt, trong khi các tiểu điền rất khó thực hiện. Trong thời gian tới, các đơn vị khu vực Tây Bắc đưa vào khai thác, sản phẩm cao su tờ xông khói RSS rất phù hợp để phát triển ở vùng này do địa hình chia cắt, vốn đầu tư không cao, sử dụng ít điện, nước… Dự kiến đến năm 2015 cơ cấu sản phẩm VRG như sau: SVR L, 3L (32%); SVR CV 50, 60 (18%); SVR 10, 20 (20%); Ly tâm (14%); RSS (10%); Crepe (2%); khác (4%). Đến năm 2020: SVR L, 3L (25%); SVR CV 50, 60 (20%); SVR 10, 20 (21%); Ly tâm (14%); RSS (15%); Crepe (3%); khác (2%). Định hướng công tác chế biến năm 2020: Thay đổi công nghệ sấy Công đoạn gia công nhiệt trong chế biến cao su là công đoạn quan trọng nhất có ảnh hưởng đến các yếu tố như: tiêu thụ năng lượng, nhân công, chất lượng sản phẩm và khối lượng khí thải cac-bon. Trong tương lai, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phải được kiểm soát chặt và cắt giảm. Vì vậy, giải quyết vấn đề trên là việc cần thiết và bức bách trong giai đoạn tới; một trong những giải pháp là thay đổi công nghệ sấy. Định hướng đến 2020, sẽ thay thế khoảng 30-40% thiết bị sấy hiện có bằng công nghệ sấy ít tiêu thụ nguồn nhiên liệu địa khai; công nghệ được dự kiến là công nghệ sấy bằng sóng cao tầng trong lò đa cách có dải sóng từ 2,4 – 5,8 Ghz. Ngoài ra cũng sẽ tự động hóa 80-90% công đoạn gia công cơ học trong chế biến mủ tờ RSS; lắp thiết bị theo dõi và kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ của tất cả các nhà xông khói. Bắt đầu chuyển sang sản xuất các loại cao su Specify Rubber phục vụ riêng cho từng ngành công nghiệp. Khoảng 30-35% sản lượng cao su thiên nhiên của VRG được dán nhãn Cac-bon Foot Print (ISO 14067). 80% số lượng nhà máy chế biến cao su đưa vào kiểm toán năng lượng. Duy Cuong Theo Tạp chí CSVN
Posted on: Fri, 26 Jul 2013 05:09:33 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015