Xin có vài điều gọi là tóm tắt để tránh hiểu - TopicsExpress



          

Xin có vài điều gọi là tóm tắt để tránh hiểu nhầm về kiến thức tôn giáo. Đáng nhẽ ra chuyện này 1 kẻ như tôi viết làm gì, nhưng để lửng lơ cũng tội. 1. ĐẠO PHẬT VÀ QUAN NIỆM THƯỢNG ĐẾ Đạo Phật phủ nhận thượng đế (đấng tạo ra vũ trụ và đứng chủ tể vũ trụ ấy). Vũ trụ là vô thủy vô chung, ko do ai tạo, vô biên vô cùng. Ngoài trần gian ta đương biết, còn vô số tầng trời. Đức Di Lặc Bồ Tát ở cung trời Đâu Suất. Đức A Di Đà ở cõi trời Tịnh Độ Tây Thiên. Tịnh Độ tông coi Phật A Di Đà là chính nên gọi là Tinh Độ tông. Người ta chỉ nói đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn chứ ko nói rõ ngài ở tầng trời nào. Các loài (vật và người) cũng ko ai tạo ra. Vũ trụ tự vận hành theo luật tự nhiên: 1. Luật nhân duyên. 2. Luật nhân quả. Luật nhân quả ai cũng biết. Luật nhân duyên đại thể là duyên tụ thì thành (cái gì đó), tán thì diệt, tập hợp duyên khác nhau tạo thành (cái gì đó) khác nhau. => Sinh ra chủ thuyết Vô Ngã (ko cái gì là Ta, vạn vật ko có cái bản thể vững bền). Như tì kheo Na Tiên nói: Không có cái gì gọi là Na Tiên. Có các tầng lớp (thấp tới cao): Ngạ quỷ - Súc sinh - Người - Atula - Chư thiên - các vị Giác Ngộ (La Hán, Bồ Tát, chư Phật). Quỷ và Súc sinh có trí tuệ u mê, khó lòng nghe hiểu Phật pháp. Atula hay cạnh tranh. Chư thiên là các vị có quả phước hơn người, có khả năng cao hơn (phép thần thông), kiếp sống dài hơn người nhiều lắm lắm nhưng vẫn hữu hạn, hưởng hết số phước vẫn vào vòng sinh tử luân hồi. Chúa của đạo Ki-tô đc họ xếp vào hàng chư thiên. Dĩ nhiên, đó là hiện nay, chứ thời xưa đức Phật ko phát biểu về Chúa của đạo Ki-tô bao giờ cả. La Hán là quả vị mục đích tu của Nam Tông phật giáo (Phật giáo thời kỳ thời kỳ đức Phật còn tại thế và thời kỳ đầu). Là quả vị Giác Ngộ nhưng chưa bằng Phật. Ai muốn đắc La Hán phải tự xuất gia đi tu. Chúng sinh tín đồ có hạnh với kính Phật - yêu Pháp - trọng Tăng cũng được hưởng phước nhưng muốn giác ngộ cũng phải tự đi tu. Người này ko thể tu hộ kẻ kia. Bồ Tát là quả vị mục đích tu của Bắc Tông (hoặc Phật giáo phát triển về sau). Nói Bồ Tát là nói những người đã có đủ khả năng giác ngộ nhưng nguyện chưa thành Phật mà quay lại để chờ và độ hết nhân gian rồi mới hưởng quả vị Phật. Dĩ nhiên quan điểm Bắc Tông có vẻ "vì đại chúng" và hấp dẫn với tín đồ hơn. Ta ko bàn ai cao thấp vì chính họ cũng ko tranh đấu nhau điều này. Song từ "tiểu thừa" là do Bắc Tông (tự nhận mình là "đại thừa") nói ra, và cũng chính họ có phê phán "Tiểu thừa" là tu còn hẹp hòi cho chính mình, ko bao la đại lượng. Họ đề ra tu hạnh Bồ Tát phải có 6 hạnh bao la. Họ ko muốn mất đoàn kết, nhưng người "tiểu thừa" ko chấp nhận tên gọi "tiểu thừa" ko ko thừa nhận giáo pháp mình hẹp hơn. Họ tự gọi mình là Đạo Phật, hoặc tự nhận là đạo Phật nguyên thủy hơn, và hiện nay chấp nhận tên gọi "Nam Tông" để phân biệt. Họ ko bị bắt buộc ăn chay triệt để (chúng sinh cho gì ăn nấy, miễn ko vì mình mà người ta phải giết con vật ấy thì k đc phép ăn). Ngày ăn chỉ 1 bữa vào trưa. Nếu lỡ phải tự nhịn. Họ (trên lý thuyết, thực tế có đc hoàn hảo vậy chăng ko rõ) ko đc tự sản xuất lấy cái ăn (vì sợ sẽ sinh tư hữu và lòng tham tích tụ của cải) và sở hữu vật dụng cá nhân có số lượng giới hạn. Dĩ nhiên, thực tế ko đẹp như vậy. 2. ĐẠO PHẬT VÀ QUAN ĐIỂM VỀ THẦN THÔNG: Đạo Phật ko phủ nhận nhưng ko coi đây là mục đích tu tập. Xin kể vài chuyện, có chuyện từ kinh sách, chuyện từ thực tế. Chuyện 1: Đức Phật gặp 1 đạo sỹ có tài bay trên sông. Đạo sỹ hỏi: - Chẳng hay Phật có thể bay được vậy ko? Phật ôn tồn hỏi lại: - Dám hỏi ngài tu luyện bao lâu thì được phép bay này? Đạo sỹ nói: - Thưa tôi luyện 30 năm (hay 20 năm gì toi ko nhớ cụ thể) Phật nói: - Ngài xem, ngài mất ròng rã 30 năm như vậy, còn tôi, tôi chỉ mất 3 xu tiền đò là qua sông được. Câu nói này ko chỉ thể hiện thái độ với thần thông mà còn thể hiện tinh thần thực tiễn của đạo Phật. Tuy nhiên, nói đi phải nói lại, còn có Mật Tông. 1 phái Phật giáo giai đoạn sau muốn tranh thủ tín đồ vào giai đoạn đạo Phật có sự sa sút trong dân chúng vì khuyết thiếu những điểm hấp dẫn về thần thông biến hóa (những cái tín đồ khá thích thú). Mật tông thực ra cũng chỉ coi các phương pháp tu mật là bổ trợ, vì nói chung vẫn là giác ngộ. Các bạn có thể đọc các bài thuyết pháp của Đạt Lai Lạt Ma rất ít khi xiển dương thần thông mà ngài vẫn dạy nghĩa lý là chính. Chuyện 2: Đức Mục Kiền Liên là đệ tử của Phật giỏi thần thông, nhưng chính ông học thần thông từ thời còn theo 1 ngoại đạo chưa vào đạo Phật. Và đức Phật thường trách và nhắc nhở ông ko nên lạm dụng thần thông. Cuối cùng thần thông ko cứu được Mục Kiền Liên khỏi bị ngoại đạo giết chết. Đức Phật rất thương cảm nhưng k làm gì đc, chỉ gọi người khâu vá thi thể và tắm rửa nước thơm rồi hóa cho ông. Chuyện 3: Là chuyện có thật đăng báo Giác Ngộ. 1 ông sư VN tu ở chùa Pháp (để quảng bá đạo Phật VN ra thế giới). Có 1 vị tín đồ rất hay lui tới đàm đạo. 1 lần khách hỏi: - Thầy có tu hành đc phép thần thông nào chăng xin cho xem? Thầy có xuất hồn đc chăng? Sư thành thực đáp (người tu ko nói dối): - Ko, tôi ko xuất hồn được. Khách kêu lên: - Ôi, thế thầy tu để làm gì? Có gì chứng đc đạo quả của thầy? Sư đáp: - Đạo Phật ko phủ nhận có những vị nào đó có thể xuất hiện thần thông. Nhưng đó ko phải pháp tu hành chính và mục đích. Tôi tu là đê trừ bỏ tham sân si, là để giác ngộ dần dần theo con đường Phật đã chỉ dạy. Vị khách ko nói nữa. Tỏ vẻ khinh thường sư ra mặt và từ ấy ko qua lại nữa. Sư viết bài và chỉ cảm thán rằng: Nói chung nhân gian, tín hữu vẫn cần 1 cái gì đó hấp dẫn, và họ khó lòng chấp nhận con đường tu giản dị thuần khiết của các vị xuất gia. Lòng người mà... 3. VỀ CÕI TỊNH ĐỘ VÀ PHẬT AI DI ĐÀ: 2 điều này có thể tra Google, Wiki tự tìm hiểu. Tuy nhiên khẳng định Phật A Di Đà không phải Phật Thích Ca. Kinh truyền, Đức Phật Thích Ca dự báo sau ông sẽ có 3 thời kỳ của đạo Phật: Chánh Pháp, Tượng Pháp, Mạt Pháp. Tịnh Độ tông tuyên bố: "Vào thời Mạt pháp, căn cơ của người tu có hạn chế, việc tự lực tu hành rất khó mà đạt kết quả. Nên phải có nương nhờ ngoại lực của Đức Phật A Di Đà giúp đỡ." Kinh của Tịnh Độ tông viết đại ý: "Đức Phật Thích Ca thương chúng sinh, bèn phát nguyện, dù có ai niệm 1 cái tên ta thôi, ta sẽ tiếp dẫn họ về cõi Tây phương Tịnh Độ của ta." Bởi vậy, tông này đặt chú trọng cao hơn hết vào việc thường xuyên niệm tên "Nam mô A Di Đà Phật". Khi sắp mất, có thể còn có mời đến 1 số vị niệm Phật tập thê giùm người sắp lâm chung. Với nguyện vọng được tiếp dẫn Tây phương. Họ cũng cho rằng, tuy việc niệm Phật có thể đắc đạo mà giải thoát, gọi là đắc quả "Niệm Phật Tam Muội" nhưng họ cũng công nhận đấy là điều lý tưởng hiếm ai đạt đc và cũng ko cần thiết, bởi dù ko đạt cũng đc rước về Tây phương Tịnh Độ nếu đã nhất tâm bền chí niệm Phật A Di Đà như vậy. Họ cũng nói: Cõi Tịnh Độ chưa phải là mục đích cuối cùng và hoàn toàn giải thoát. Nhưng, trên ấy rất thanh tịnh, lại có Đức Phật A Di Đà ngày đêm thuyết pháp. Lên được trên ấy đã rồi tính. Vẫn còn hơn ở dương gian. Dĩ nhiên, tôi ko nói thực tế các sư Tịnh Độ chỉ căn cứ và thực hành mỗi điều này. Có 1 thực tế dù ít ai công khai: Tuy rằng các tông phái đạo Phật ko muốn gây mâu thuẫn với nhau. Thực tâm họ vẫn cho rằng tông của mình là đúng đắn hợp thời nhất. Và trong các dịp thuận tiện riêng tư, họ vẫn phát biểu điều ấy. Về mặt công khai, sách vở của các vị theo Tịnh Độ tông viết để bảo vệ mình rất nhiều. Họ ko phủ nhận các tông phái khác là sai lầm. Tuy nhiên, họ cho rằng thời mạt pháp thì tông họ là thích hợp nhất (và quả thực họ đông nhất về số lượng ở VN và TQ, Thiền tông cơ bản gần như ko còn, nay ở VN đang gầy dựng lại). Và họ công khai nghi ngờ rằng, khó mà có thể đắc đạo nếu ko tu hành theo Tịnh Độ tông (có, nhưng khó, và hiếm, và chỉ hợp với các người có căn cơ cao, trí tuệ siêu việt, với quần chúng cơ bản ko thích hợp). Nói điều này có thể ko hay lắm, vì mang cái tiếng. Nhưng với tôi thì đó là 1 thực tế. Dẫu nói rằng, người theo Phật cần bỏ cái tâm tức giận, nhưng sự thực nhìn chung nhiều người vẫn giận nếu ai đó bảo những điều ko có lợi cho tông phái của họ, tín nhiệm 1 tông nào đó mà "chê" tông họ. Với các vị tín đồ thì họ có thể biểu hiện ra mặt. Các vị sư đã có đạo hạnh cao hơn có thể họ ko có tâm ấy. Với tôi là người quan sát thì: Tôi ko đủ (và cũng ko muốn) địa vị để bảo tông họ hay hơn tông kia. Nhưng có 1 điều chẳng ai phủ nhận nổi: Con đường của Tịnh Độ tông thể hiện tín đồ và sư sãi muốn ĐI ĐƯỜNG TẮT. (dĩ nhiên, tôi ko bảo con đường này sẽ ko tới, chỉ biết nó tắt). Việc này ko quan trọng lắm vì đó là việc của các vị tu hành và tín đồ. Với 1 người quan sát và học hỏi giáo lý, học hỏi điều hay lẽ phải, văn hóa - triết lý - tâm lý trong tôn giáo, thì các kinh sách, giáo lý của Tịnh Độ tông ít đóng góp giá trị văn hóa và văn học hơn. Ko chỉ phương diện đời, mà ngay về phương diện Đạo, do tập trung vào 1 phương pháp tu hành thực dụng, các vấn đề thể nghiệm Phật giáo khác ko đc phát triển bằng. Hẳn ai cũng biết những đóng góp của Duy Thức Tông về Tâm lý, Logic học; những thể nghiệm vị tha vong thân, người và ta ko phân biệt trong Thiền tông. Và nói gì nói, việc chú trọng vào mục đích thực dụng hơn cũng có thể làm cho hình ảnh Phật giáo cũng như các vị tu hành bớt cao đạo hơn và họ cũng ko phải lo lắm về điều ấy. Trên thực tế đọc sách các vị tu hành theo các tông phái khác nhau, tôi rút ra 1 thực tế dù gì k nên che giấu: 1) Các vị Tịnh độ tông ko phê phán mà còn ca ngợi các tông khác, nhưng công khai nghi ngờ việc thực hành nó có thể đạt được kết quả tốt đẹp trong thời kỳ Mạt pháp hiện nay. Dù nói gì nói, việc này ko có gì khác với 1 tuyên bố "chỉ phương pháp của chúng tôi tuy ko xa vời, nhưng có hiệu quả nhất, các phương pháp khác cơ bản khó đạt." dù chúng ta có thể diễn đạt nó ra đẹp đẽ hơn. 2) Các vị tông khác lại tỏ ra coi phương pháp của Tịnh Độ quá cụ thể và ngắn hẹp, mong cầu ở đường tắt. Thường thì ko những ko coi thời mạt pháp ko thể tu được các pháp khác. Mà còn coi rằng: Bất cứ giá nào, việc giữ gìn các giáo pháp gần với Đức Phật Thích Ca từng dạy hơn là hiệu quả hơn, đúng đắn dễ thành và tín nhiệm hơn. Nam Tông cho rằng giáo pháp mình là nguyên thủy nhất, gần Thích Ca nhất. Bắc Tông theo Thiền Tông thì công nhận nên phát triển đạo Phật (Đại thừa) nhưng vẫn còn gần với Thích Ca. Họ cho rằng chính Phật Thích Ca do Thiền định mà đạt Toàn giác nên họ lựa chọn Thiền tông là điều họ tin hơn cả. Tôi chỉ thuật lại điều trông thấy chứ ko kết luận ai với ai đúng sai. Tuy nhiên, tôi cho rằng nhiều tín đồ Tịnh Độ tỏ ra ko quan tâm lắm với nhiều vấn đề nóng sốt của Phật giáo mà nhẽ ra câu trả lời là nên có. Họ tỏ ra CHẤP HƠN (đôi khi cả ở những vị tu hành), ko coi trọng trí huệ phật giáo, những câu trả lời nước đôi hoặc ko trả lời. Hiện nay có các vấn đề như: - Ăn chay thế nào là phải (ăn trứng ko có trống đc không)? Lần đầu tiên tôi nghe 1 vị đại sư Tịnh Độ tông bảo rằng trứng ko có trống vẫn nở được, 1 việc dĩ nhiên ko đời nào tôi chấp nhận về mặt khoa học, theo tôi cố công nhận điều này là phản khoa học. - Các vấn đề sinh hoạt tôn giáo phản cảm: Dán tiền vào tượng Phật, sự kinh doanh lấy lợi nhuận quá cao khá rõ ràng ở 1 số chùa, 1 số vị sư vi phạm quy định của giáo hội đi làm điều bùa phép mê tín... Và đôi khi, như vụ sư Thích Tâm Mẫn đi nhất bộ nhất bái có các vị đi theo lại hành hung nhân dân. Họ có trách nhiệm liên đới và ít nhất cần 1 lời khuyên can (thà khuyên ko nghe) và 1 chính kiến. Họ tỏ vẻ quá ái ngại có quan điểm cần thiết. Hình như cho rằng thái độ im lặng hoặc lừng khừng là hơn. Chí ít việc ấy gây tâm lý ko hay cho dư luận, mất hình ảnh đẹp cho tôn giáo. Có vẻ trái với chủ thuyết "vì chúng sinh giáo hóa" của Đại thừa mà họ tuyên bố. Tiêu cực thì bao giờ cũng xuất hiện. Nhưng chí ít, nên có 1 chính kiến trong các việc nghiêm trọng mà mình có dính líu. Còn những xu hướng đến với đạo Phật mà ko đúng lắm của tín đồ, nói chung các vị nên có giảng dạy (thà họ ko nghe). Vì các vị vẫn có nhiệm vụ hoằng pháp (giống như nhiệm vụ giảng đạo và loan truyền phúc âm bên Công giáo). Tuy nhiên, trong thời kỳ các vị xuất gia cũng làm theo lời của "chính quyền" để lên sân khấu đóng kịch chiến đấu (có quân phục và súng ống) thì nói chung là ko nên đưa ra nguyện vọng ấy làm gì. Người tu hành cần giảm bớt việc "thế" quá độ, giảm thanh sắc, chí ít cũng vì có lợi cho dư luận. Ko hiểu sao họ lại làm để rồi sau đó phải bóc ảnh. Việc này, nếu đề cao việc thấu suốt giáo pháp, điều nên chăng thì thiết nghĩ hành xử cho hợp đời hợp đạo chẳng có gì là khó. Cá nhân tôi là người phàm cũng chắc chắn ko bao giờ đóng kịch vì tôi ko phải là 1 diễn viên, người có năng khiếu đóng kịch, và nếu miễn cưỡng đóng 1 vở kịch dở là có hại cho nghệ thuật, huống hồ theo ý muốn của chính quyền mà diễn thì tôi sẽ nhất định khăng khăng từ chối. Xin nói là tôi ko có ý tự hào gì về những điều Post trên, vì nó chỉ là những tóm tắt sơ đẳng trong kiến thức Phật giáo. Phần sau là 1 số điều tôi chứng kiến và cảm nhận của riêng tôi. Xin nói thực tôi ko phải là người Phật tử, do đó ko có trách nhiệm phải chấp thuận mọi giáo lý và làm vui lòng các bạn Tịnh Độ tông. Phần thuật lại tôi kể thật thà những gì đạo Phật nói. Phần đánh giá riêng ở sau là của bản thân tôi và tôi ko cho phép mọi xúc phạm nếu ko có căn cứ rõ ràng. Nguyên tắc của tôi là trung thực với chính suy nghĩ của mình và chỉ từ bỏ nếu ai đó chứng minh họ có quan điểm tốt hơn.
Posted on: Sun, 25 Aug 2013 18:21:34 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015