ĐAU DÀI LÂU PGS. TS Huỳnh Văn Sơn- Phó Chủ tịch Hội - TopicsExpress



          

ĐAU DÀI LÂU PGS. TS Huỳnh Văn Sơn- Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam Sự kiện về việc vị bác sĩ phẫu thuật không thành công gây chết người cho bệnh nhân rồi sau đó tìm cách phi tang bằng cách vứt xác của người bệnh xấu số xuống sông đang thực sự gây dư luận trong xã hội những ngày qua. Có những luồng dư luận kịch liệt lên án về việc “dã man”, “y đức bất nhân”,… Còn có những luồng dư luận lại cho rằng vị bác sĩ này bị vào thế mất tất cả, không còn gì dẫn đến phần “thú tính” trong người trỗi dậy… Từ góc nhìn một nhà tâm lý học, PGS. TS Huỳnh văn Sơn giải đáp một số thắc mắc xoay quanh vấn đề này 1. Anh có thể phân tích tâm lý hoảng loạn của vị bác sĩ trong quá trình mang xác chết đi phi tang được không? Vị bác sĩ này có một công việc tốt ở một bệnh viên nổi tiếng (Bạch Mai), một gia đình yên ấm,… – liệu đó có phải lý do chính hay chỉ là một tai nạn nghề nghiệp xử lý một cách quá ngu ngốc và vô đạo đức? Có thể nói mỗi con người chúng ta đều có những lúc sai lầm… và sự sai lầm này có thể chết người này đã được nhân lên bằng nhiều lần vì sự sai lầm còn hơn cả chết người không toàn thây, không nguyên vẹn thây người… Thông cảm cũng cần có nhưng có thể nói sự thông cảm không thể khỏa lấp đi những gì thuộc về quy chuẩn để tha thứ... nếu xét trên bình diện cộng đồng, luân thường đạo lý. Lẽ đương nhiên, dưới góc độ cá nhân, có thể hiểu rằng đó là hành động mang tính vụng dại về con người. Trong tâm lý học, sự hoảng loạn có thể làm con người hành xử một cách thiếu kiểm soát… Và khi con người hoảng loạn, tính người và sự chân nhắc của lý trí theo hướng của nhận thức đúng đắn không thể tồn tại hay phát huy. Nói khác hơn, những hành động toan tính có thể là logic cũng chỉ là sự tự vệ không nhận thức, không nhân văn… Ở một phương diện khác cần phân tích, sự hoảng loạn là trạng thái bị khủng hoảng tạm thời, những xung động thôi thúc con người hành động quyết liệt theo hướng bản năng, theo hướng ì tiêu cực để có thể giải quyết vấn đề theo hướng ngõ cụt mà thôi… Và trong trường hợp này, hành động của người bác sĩ có thể được hiểu như thế… 2. Anh đánh giá giữa vấn đề y đức và vấn đề con người trong trường hợp vị bác sĩ này ra sao? Nếu như bình thường, con người rơi vào hoàn cảnh đó liệu có bao nhiêu lựa chọn? Có thể nói trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, con người có lối ứng xử khác nhau. Sự lựa chọn của mỗi con người cần dựa trên nền tảng của sự tiếp nhận tình huống – phân tích – đề xuất các phương án, so sánh các phương án và lựa chọn phương án ít nhược điểm và nhiều ưu điểm để giải quyết vấn đề hay để ứng xử. Cái khó của tình huống này là tình huống cụt, nghĩa là các đáp án đều nguy hại giống nhuu nhau… Và lựa chọn đáp án không tểh an toàn cho mình tức thời mà phải lâu dài và đảm bảo những giá trị cốt lõi được tuân thủ là điều nên làm… Tiếc thay, không phải ai cũng đủ khả năng phân tích và đủ bản lĩnh để đối mặt… Có thể mất hình ảnh, mất tài sản, mất danh tiếng, mất gia đình, mất việc… đối với một người có những thành công nhất định làm người ta choáng váng. Nhưng nên hiểu đây là vấn đề liên quan đến nhân mạng,. liên quan đến tình người, liên quan đến lời thế của người từ mẫu lương y… nên mọi thứ cần phải thật bình tĩnh và đối mặt. Sự thật nếu như không thể thay đổi thì chúng ta phải đối mặt và kỹ năng ứng xử phải đảm bảo những nguyên tắc làm người, nguyên tắc nhân văn là thế… Có thể khoan bàn đến vấn đề y đức vì nó là cái đầu tiên khi một người có chuyên môn, cơ sở vất chất, quy chuẩn hành nghề, giấy phép… cái sai có lẽ đã tổn tại ở đây thì y đức đã có phần bị xem nhẹ. Hơn thế nữa, tôi cho rằng bản lĩnh và lòng nhân ái của con người cũng như tính chịu trách nhiệm là điều cần đảm bảo. Khi đối diện với cái sinh tử, một bản lĩnh của thầy thuốc hay của chuyên gia tư vấn cần biết mình phải làm gì để hậu quả ít nhất nếu không có giải pháp tuyệt đối an toàn. Khi đứng trước thất bại, hãy chấp nhận và nhận trách nhiệm nếu đó là điều mình đã gây nên…. Khi đứng trước cái chết của một con người, không có gì khác hơn là hãy chấp nhận sai sót vì đó là mạng sống, đó là giá trị nhân bản, đó là lương tâm, đó là sự sám hối của nhân cách… 3. Cảm xúc của dư luận hầu hết là phẫn nộ vì chuyện vị bác sĩ này ném xác bệnh nhân xuống sông, vậy dư luận xuất phát từ đâu để có phản ứng đó? Phản ứng đó liệu đã khách quan hay chưa? Liệu có phải là thực tế ngành y hiện nay và vấn đề y đức của bác sĩ bị đặt dấu hỏi khiến “lòng người dậy sóng” khi “giọt nước tràn ly” hay không? Mọi phản ứng của cộng đồng đều có thể nhìn nhận ở nhiều góc độ và sự lý giải sẽ cũng cần cẩn trọng. Thực ra, không thể phủ nhận rằng hành động này là không thể chấp nhận được… Hơn ai hết, không phải những người cao quý nhất – từ “nhất” chỉ là mặc định chứ không phải là so sánh đích thực không cho phép có những thái độ và hành vi như thế. Lòng người dậy sóng vì nhiều sự vụ rất đau lòng đã xảy ra xoay quanh vấn đề đối xử giữa con người với con người trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, hồ sơ giả, chẩn đoán sai, sử dụng kỹ thuật điều trị đánh tráo, nhân bản vô tính người kết quả xét nghiệm… là những việc rõ mồn một… Hơn thế nữa, đó là sự yêu cầu cao về chất lượng điều trị chưa được đảm bảo, sự mong mỏi cải tiến thái độ phục vụ… Bên cạnh đó còn vấn đề về quảng cáo lộng ngôn, thả nổi dịch vụ ngoài dịch vụ công mà chưa có kiểm định độc lập… Nhưng cũng đừng nghĩ rằng chỉ là do bức xúc về ngành Y mà còn đó hàng loạt những bức xúc khác trong đời sống do người ta quá đáng với nhau… Sự phản ứng này là vũ khúc của cơn giận dữ của đám đông mà thôi… Dư luận có quyền ném đá, dư luận có thể phẫn nộ, dư luận có thể duy hướng nhưng pháp luật, đạo đức và nhà chuyên môn cần tỉnh táo và có những phán đoán có cơ sở của chính mình. Thế nhưng, dư luận cũng có lý của mình… Việc giải phẩu thẫm mỹ khi có thông tin chưa đủ giấy phép đã là vấn đề gây căm tức, rồi có thể làm chết người trong phẫu thuật đã đành… Nhưng quan trọng hơn là vứt xác phi tang…. Người Việt vốn có truyền thông chết lành chết vẹn, chết có chỗ có nơi (ăn có nồi, ngồi có hướng), và đặc biệt phi tang không tìm xác… là hành động có thể dùng từ nhẫn tâm… Và khó có thể giá trị nào thay thế được giá trị làm người, nhân ái cho nên sự phản kháng quá mạnh mẽ là dễ hiểu. Có tểh nói rằng, không ít người nghiêm túc đặt mình vào hoàn cảnh đấy sẽ làm thế này – thế khác nhưng những gì đụng chạm đến luân lý và đạo đức cộng đồng và truyền thống của dân tộc sẽ dễ nhận lấy những phản kháng mạnh mẽ nhất từ lòng người… 4. Từ góc nhìn của một nhà tâm lý, anh nhận thấy điều gì qua sự kiện này ở mọi khía cạnh? Liệu một góc nhìn đơn thuần là lên án chuyện giết người và phi đạo đức không thôi đã đủ chưa khi vị bác sĩ trên được đánh giá là có kinh nghiệm, có chuyên môn và nhân thân, đạo đức tốt từ trước đến nay. Tôi cho rằng nhân thân không phải là tất cả và lý lịch hay gia phả cũng không hẳn là cơ sở quan trọng để đánh giá một con người. Điều này chính lối nghĩ truyền thống cố hữu của người Việt hay một số Quốc gia chưa thực sự “cởi mở” về nhận thức luận cũng dễ mắc phải. Dư luận cũng có thể bị “mắc phải” theo hướng này. Thế nhưng, nó là một cơ sở để tham khảo quan trọng để hiểu về con người chứ chưa hẳn là đánh giá. Chuyện giết người vô ý và phi đạo đức thôi không đủ để lý giải cho hành vi này. Đó là sự quá đáng và cách xử lý, là sự vụng dại về ứng xử, là sự ích kỷ đến mức bảo thủ, là sự chịu trách nhiệm cá nhân quá kém, là bản lĩnh nhận hậu quả rất tồi… Thương lắm nếu như mỗi cá nhân chúng ta rơi vào hoàn cảnh ấy nhưng cũng không thể không giận… Với những kinh nghiệm nghề, với quá trình phấn đấu, với những sự thất bại và thành công đã từng trải,… lẽ ra cần sự tỉnh táo hơn… Nhưng cũng có thể đó là một biểu hiện của sự cuồng vọng nhất định của không ít người trẻ: muốn thành công và chỉ có thành công, không chấp nhận thất bại, không chấp nhận rủi ro và che giấu hay khỏa lấp mọi sai trái bằng bất cứ điều gì kể cả nhân phẩm và kể cả giá trị làm người… Đừng nhìn thấy thất bại của một trường hợp này mà hãy nhìn rộng ra cả xã hội để thấy không ít cử nhân, người quản lý và các Thạc sĩ và những người ngấp nghé khác vì để che giấu một sự thất bại, mua lấy thành công có thể bán rẻ cả tình cảm gia đình, cha mẹ, anh em; bất chấp sự can ngăn của chồng vợ, ruồng bỏ cả tình cảm thầy trò, sẵn sàng đi “ngược gió” với những bậc thang vun đắp của thầy cô dìu dắt từng bước vào đời. Sự cuồng vọng này đó là hậu quả của kiểu nghĩ suy thành công bằng mọi giá và giữ được nó bằng mọi cách. 5. Nếu có một lời chia sẻ với dư luận và cả những người trong cuộc (các y bác sĩ, dư luận), xin anh cho biết ý kiến của mình? Tôi thực sự có ý đồng thuận với dư luận nhưng tôi không muốn chúng ta đánh hội đồng hay đánh tập thể để cưỡng chế tinh thần của người gặp nạn và áp bức cách xử lý của những cơ quan có chức năng bằng sức mạnh của tập thể hay sức mạnh truyền thông. Nhưng rõ ràng, hành vi này thực sự sai trên nhiều bình diện… Rộng hơn dưới góc độ phân tích, tôi cần nhìn nhận dưới góc độ sai sót nào ra sai sót đó. Riêng sự sai sót ứng xử trước cái chết cần được nhìn nhận về phía động cơ trên góc độ hành vi và cả trên góc độ tâm lý… Tôi mong dư luận sẽ răn đe và giáo dục song song với thái độ phẫn nộ Ở góc độ ngành nghề, tôi nghĩ rằng cần giáo dục lại về định hướng nghề nghiệp vì đừng quá tôn vinh giá trị của thành công nghề bằng sự nổi tiếng hay bằng khối tài chính có được… Chính điều này sẽ dẫn đền những sai sót trong chọn nghề, sự huyễn hoặc của bản thân không ít người… Ở góc độ con người, tôi nghĩ cần xem lại vấn đề bản lĩnh, sự chịu trách nhiệm và cả những kỹ năng làm người có liên quan đối với những công việc đầy thách thức và tiềm ẩn những bất trắc xảy ra… Phong Chương thực hiện
Posted on: Mon, 04 Nov 2013 14:27:38 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015