Điện ảnh Việt và chuyện hoàng đế cởi truồng - TopicsExpress



          

Điện ảnh Việt và chuyện hoàng đế cởi truồng (tiếp) Năm 2009, bộ phim Chơi vơi (Bùi Thạc Chuyên) chiếu ra mắt tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, sau khi đã chu du tới LHP Venice. Cái danh Venice khiến nó được chờ đợi trong hào hứng và nể vì. Sau buổi chiếu, đám phóng viên Văn hóa – Văn nghệ nhìn nhau, lắc đầu “không thấy hay gì cả”. Nhưng, bộ phim không bị báo chí chê, ngược lại các báo hoặc là không có bài review hoặc là review khen… … Vì nó có cái danh Venice bảo kê. Năm 2011, bộ phim Bi, đừng sợ (Phan Đăng Di) có một buổi chiếu ra mắt với nhiều ồn ào về chuyện “bị cắt cảnh nóng” (aka… phí phạm, đau lòng). Đám phóng viên Văn hóa = Văn nghệ cũng… hầu hết chẳng mấy hiểu/không hứng thú gì. Nhưng không dám viết chê. Hoặc viết khen mà đọc các bài review mình SURE đến 80% những key factor là ảnh hưởng từ những truyền đạt của tác giả ở đây ở kia. (Trừ một báo lập diễn đàn mổ xẻ chê mạnh mẽ là Người Lao Động). … Vì nó vừa có cái danh Cannes bảo kê vừa có sự “đả thông giá trị” trước đó. Noel 2011, bộ phim Rừng Na Uy (Trần Anh Hùng) có một buổi premier đáng tự hào tại Megastar với dập dìu văn nhân sĩ phu đất Bắc. Sau buổi chiếu, đảm bảo ít nhất 70% khán giả (tạm lấy con số khiêm tốn) chẳng hiểu là bao hoặc chẳng thấy hay là mấy, thậm chí chán nản hụt hẫng nhưng bộ phim đương nhiên là ít bị chê, chẳng bị đập. Hoặc nói đúng hơn là hầu như tất cả chẳng dám/chẳng thể/chẳng biết viết bài review. … Vì nó một mặt là phim của Trần Anh Hùng aka hero–man, mặt khác đạo diễn lại chẳng có nhiều dịp/chẳng phải là người chia sẻ tỷ tê với báo giới theo hướng cầm tay chỉ dẫn. Còn nhớ, năm 2009, bộ phim Trăng nơi đáy giếng (Nguyễn Vinh Sơn) chiếu ra mắt trong khuôn khổ giải Cánh diều Vàng (không phải phát hành rộng rãi mà chỉ có 1-2 suất cho khán giả lấy vé xem miễn phí trong mùa Diều). Bộ phim lúc đó mới dành giải tại LHP Dubai cũng được kỳ vọng khá nhiều nhưng đã có một buổi chiếu không thể gọi là thành công về hiệu ứng khán giả. Hôm ấy xem ở Trung tâm Chiếu phim quốc gia, mình tình cờ ngồi cạnh nhà văn Nguyễn Văn Thọ. Hai bác cháu cũng trò chuyện, bình luận tương đối và những comment của bác chủ yếu là kiểu: Gái Huế nó chiều chồng nhỉ (cảnh đi ngủ, ướp sen…); Văn hóa truyền thống của mình abcxyz; Ấyyy này, trông nền nã nhỉ… Hihi. Còn khán phòng thì nhiều tiếng than ôi hay thở dài thườn thượt. Bản thân mình cũng có cảm giác khó chịu đến mức xung đột với tác giả, ở cảnh Hạnh (Hồng Ánh) cúi xuống phủi bụi ở gấu quần cho chồng hay những cảnh đóng cửa – mở cửa của cô. Cũng quanh dịp này, bộ phim của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn còn được rạp Hà Nội Cinémathèque tổ chức 1 buổi chiếu. Buổi chiếu có giao lưu với đạo diễn (tức là có mặt tác giả) mà có 2 chị gái không giấu diếm cảm xúc đến nỗi mấy lần cảm thán to kiểu cả phòng nghe thấy: Ôi giời ơi, lại đóng cửa; Mệt với Phim này cứ suốt ngày đóng cửa = mở cửa; Ôi không thể chịu được nữa rồi… Mà Cinématheque là rạp chuyên chiếu phim art – house – tức cũng một dạng Fansland mỗi tội khu biệt hơn, nghĩa là khán giả của nó cũng art art 1 tý rồi…
Posted on: Thu, 05 Sep 2013 22:29:12 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015