Chiến hạm Bắc Triều Tiên bị chìm làm ít nhất 19 - TopicsExpress



          

Chiến hạm Bắc Triều Tiên bị chìm làm ít nhất 19 người chết Thụy My Hãng tin Reuters hôm nay 04/11/2013 cho biết, một chiến hạm Bắc Triều Tiên đã bị đắm vào tháng trước trong cuộc tập trận ở bờ biển phía đông, làm cho ít nhất 19 lính hải quân tử nạn. Tin này do báo chí chính thức của Bình Nhưỡng đưa ra - một sự kiện bất thường, tại đất nước mà thông tin bị kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Hãng thông tấn nhà nước KCNA thông báo : « Chiến hạm săn tàu ngầm số 23 đã bị đắm trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu vào giữa tháng Mười ». Hãng tin này không cho biết chi tiết cụ thể. KCNA cũng công bố các tấm ảnh chụp lãnh đạo Kim Jong Un đang đặt hoa dưới chân một tấm bia kỷ niệm các lính thủy tử nạn, với ít nhất 19 ngôi mộ xung quanh. Báo chí Bắc Triều Tiên nhấn mạnh Kim Jong Un đã đưa ra « những biện pháp để tìm được tất cả các thi thể », khiến có thể ngầm hiểu là số lính hải quân tử nạn còn nhiều hơn con số trên. Theo báo chí Hàn Quốc, tai nạn đã xảy ra trong cuộc tập trận. Tờ Chosun Ilbo dẫn một nguồn tin quân sự nặc danh nói rằng khoảng hai chục lính thủy đã thiệt mạng khi hai chiến hạm đụng vào nhau. Năm 2010, Bình Nhưỡng đã bị lên án là đã bắn pháo làm chìm một chiến hạm của Hàn Quốc, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Nhật Bản tập trận trong lúc quan hệ căng thẳng với Trung Quốc Khu trục hạm Ikazuchi của Nhật tham gia tập trận bắn đạn thật - REUTERS Đức Tâm RFI Ngay sau khi Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận ở phía tây Thái Bình Dương, ngày hôm qua, 01/11/2013, đến phiên Nhật Bản tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật, với nội dung bảo vệ biển đảo. Cuộc tập trận kéo dài 18 ngày, với sự tham gia của 34 ngàn binh sĩ, 6 tàu chiến và khoảng 380 máy bay. Nơi tập trận nằm cách đảo Okinawa khoảng 400 cây số về phía đông nam. Thủ tướng Shinzo Abe cho phép quân đội Nhật Bản bắn hạ các máy bay không người lái của nước ngoài xâm phạm không phận quốc gia. Quyết định này được đưa ra sau khi một máy bay không người lái của Trung Quốc, hồi tháng Chín, đã bay gần kề không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh. Cũng trong ngày hôm qua, Trung Quốc đã kết thúc cuộc tập trận ở phía tây Thái Bình Dương, với sự tham gia của ba hạm đội hải quân. Đồng thời, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối Tokyo can thiệp vào cuộc tập trận này và coi đây là một « hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm ». Theo báo chí Trung Quốc, ngày 25/10/2013 vừa qua, một chiến hạm Nhật Bản đã hiện diện trong khu vực Trung Quốc tập trận và ở lại đó ba ngày liền. Sau đó, nhiều tàu khác của Nhật Bản cũng ra vào khu vực này. Chính quyền Tokyo đã bác bỏ cáo buộc của Bắc Kinh và cho rằng các tàu của Nhật Bản chỉ làm nhiệm vụ quan sát, tuần tra, theo đúng luật pháp quốc tế. Theo giới phân tích, qua các động thái này, căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung không còn chỉ dừng lại ở mức khẩu chiến, sự hiện diện của máy bay và tàu chiến của hai nước ở gần khu vực tranh chấp chủ quyền có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước được. 7 BÀI HỌC SUỐT ĐỜI Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được ! 1.Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. 2. Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. 3.Thứ ba, học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. 4.Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được? 5. Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được! 6.Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động. 7. Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân. Đạt Lai Lạt Ma Turn off for: Vietnamese Trung Cộng - Trung Đông: Mối quan hệ con dao hai lưỡi tka23 post Cùng với việc thu gom đất ở Châu Phi, Trung Quốc còn gia tăng hiện diện tại Trung Đông, tạo nhiều mối lo ngại cho các quốc gia trong khu vực, đặc biệt đối với Iran, quốc gia Hồi giáo lâu nay vẫn được Trung Quốc đối xử hữu hảo theo kiểu con dao hai lưỡi- đó là đánh giá của nhà báo Zachary Keck, Phó Tổng biên tập tờ The Diplomat của Nhật Bản trong loạt bài viết mới đây. Iran - Trung Cộng Mỹ coi sự nỗi dậy và xuất hiện của Trung công tại Trung Đông không kém phần nguy hiểm như chương trình hạt nhân của Iran, nhất là khi hai quốc gia này bắt tay, cho dù mối quan hệ mang tính hai mặt. Trên thực tế, Iran và Trung Cộng bắt đầu xuất hiện những vấn đề mới, nhất là khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chính sách thù địch với phương Tây và Mỹ gia tăng. Trong chiến tranh Iran- Iraq những năm 1980, Bắc Kinh từng hỗ trợ đắc lực cho Iran và giờ đây còn tiếp tục cung cấp cho Tehran, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, thương mại song phương lên tầm cao mới, đưa Trung Quốc thành đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia Hồi giáo. Cũng trong thời gian trên, sự trừng phạt vẫn tiếp tục áp dụng với các Cty năng lượng phương Tây, nên các Cty của Trung Quốc nhanh chóng thế chân, đưa doanh số thương mại song phương đạt hơn 45 tỷ USD. Mặc dù bề ngoài thân thiện nhưng đằng sau chiếc mặt nạ này là mối quan hệ âm mưu và đầy toan tính. Tehran từ lâu coi Bắc Kinh như một con dao hai lưỡi, còn Trung công lại sử dụng Iran như một con tốt, làm đòn bẩy trong giao dịch với Mỹ và sẵn sàng sang tay nếu có lợi. Ví dụ, do áp lực của Mỹ, Bắc Kinh ngừng chương trình hỗ trợ hạt nhân cho Iran năm 1997 cũng như dừng bán vũ khí cho Tehran để làm lành với Mỹ. Con số ngưng giao dịch lên tới 4 tỷ USD mà Iran phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Gần đây, một mặt Trung Quốc ủng hộ nghị quyết của HĐBA LHQ về chương trình hạt nhân Iran nhưng lại vẫn ngấm ngầm bảo vệ những lợi ích riêng tại Iran. Ngoài ra, thị trường Iran đang tràn ngập hàng hóa giá rẻ của Trung cộng, sự kiện này tàn phá ngành công nghiệp trong nước, làm cho người dân Iran bất bình, tạo làn sóng phản đối, tẩy chay và yêu cầu chính phủ Iran phải vào cuộc để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Trung Á -Trung Công Lợi ích của Trung Quốc và Iran còn liên quan đến vùng Trung Á. Sự sụp đổ của Liên Xô đầu thập niên 1990 tạo thuận lợi cho cả Tehran lẫn Bắc Kinh cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, giúp các quốc gia này mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Trung Quốc nuôi tham vọng thay thế Nga, thậm chí cả Mỹ tại khu vực Trung Á. Trong 10 năm trở lại đây, Bắc Kinh không ngừng mở rộng kinh tế, chính trị và quan hệ an ninh tại khu vực Trung Á này. Bắc Kinh hiện đang ngày càng thâm nhập sâu vào khu vực thông qua mạng lưới các mối quan hệ song phương và các tổ chức đa phương như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Nhiều chuyên gia Trung Á cho rằng, Bắc Kinh thay thế Moscow là diễn viên bên ngoài mạnh mẽ nhất trong khu vực. Tuy nhiên, cả Iran lẫn Trung Quốc đều gờm các tổ chức cực đoan khủng bố Hồi giáo, đặc biệt khi các tổ chức này câu kết với các tổ chức cực đoan tại Tân Cương. Về lợi ích năng lượng của Trung cộng và Iran ở Trung Á lại có sự mâu thuẫn. Bằng cách xây dựng một loạt các đường ống dẫn dầu và đường sắt, như hành lang Kazakhstan - Turkmenistan - Iran, quốc gia Hồi giáo giúp Trung Quốc khẳng định vị trí của mình tại khu vực Trung Á và vịnh Ba Tư. Bằng cách tiếp cận vịnh Ba Tư và quốc gia Trung Á, Trung Quốc kỳ vọng sẽ cung cấp khí hóa lỏng sang Châu Âu và Châu Á mà không cần phải đi qua Nga. Vịnh Ba Tư - Trung Quốc Mối quan hệ Trung Quốc với khu vực biên giới phía Tây của Iran như Iraq và Trung Đông, thường xuyên nóng bỏng. Đơn giản, vịnh Ba Tư là khu vực quan trọng nhất đối với cả Trung Quốc lẫn Iran. Với Bắc Kinh, đây là cái rốn dầu mà Trung Quốc cần tiếp cận. Theo Viện Brookings, năm 2011, Trung Quốc nhập 2,9 triệu thùng dầu mỗi ngày từ khu vực này, chiếm 60% lượng dầu nhập chung của cả Trung Quốc. Mặc dù Bắc Kinh sẽ cố gắng để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông, nhưng trong nhiều thập kỷ tới, điều này vẫn chưa làm được. Dự kiến, dầu nhập của Trung Quốc sẽ tăng hơn gấp đôi từ 2,9 triệu thùng trong năm 2011 lên 6,7 triệu thùng vào năm 2035. Vào thời điểm này, khu vực Ba Tư vẫn chiếm tới 54% thị phần dầu nhập khẩu Trung Quốc. Đối với Iran, việc tiêu thụ dầu vịnh Ba Tư còn liên quan đến chính sách đối ngoại. Mối quan hệ láng giềng trong khu vực suy yếu nên buộc Iran phải tìm cho mình một đồng minh mới, trong đó có Trung Quốc. Nhưng ngay từ khi có sự hiện diện của người Trung Quốc ở miền nam Iraq, Iran nghi ngờ về mối quan hệ tay ba này. Tóm lại, trong khi Iran coi Mỹ là đe dọa an ninh lớn nhất trong tương lai. Và khi Mỹ muốn thu hẹp sự hiện diện tại Trung Đông, khả năng tái thiết lập quan hệ mới với Iran, sự bành trướng của Trung Cộng tại Trung Đông lại trở thành mối là mối đe dọa mới, dài kỳ đối với các quốc gia trong khu vực Turn off for: Vietnamese ISRAEL TẤN CÔNG CĂN CỨ QUÂN SỰ SYRIA tka23 post Các chiến đấu cơ Israel đã tấn công một căn cứ quân sự gần thành phố cảng Latakia của Syria, truyền thông phương Tây ngày đầu tháng 11 đồng loạt đưa tin này, dẫn nguồn từ một giới chức Mỹ giấu tên. Báo chí Trung Đông cũng báo cáo về vụ nổ tại một nơi cất giữ hỏa tiển trong khu vực, nhưng chưa có xác nhận tấn công từ phía chính phủ Israel cũng như bình luận từ phía Syria. Mục tiêu, theo giới chức trong chính quyền Obama, là những hỏa tiển và quân dụng liên quan mà người Israel cảm thấy sắp được chuyển cho nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon. Giới chức Mỹ này không cho biết thêm chi tiết và cũng khước từ lộ diện vì bản chất tế nhị của nguồn tin. Có một sự mập mờ về thời gian tấn công. Một số báo cáo nói nó xảy ra hôm thứ tư, và những bài báo khác nói vào thứ năm. Khi được phóng viên CNN yêu cầu bình luận, một nữ phát ngôn viên Lực lượng phòng vệ Israel lấp lửng: “Chúng tôi không đề cập đến những báo cáo từ nước ngoài”. Israel năm nay nhiều lần bị buộc tội không kích bên trong Syria, gồm cả một vụ hồi tháng giêng, trong đó một giới chức Mỹ nói các chiến đấu cơ Syria đã oanh tạc một đoàn xe Syria nghi đang vận chuyển vũ khí cho Hezbollah. Quân đội Israel không hé bất kỳ lời nào về những cáo buộc thời gian đó, nhưng từ lâu họ đã tuyên bố là sẽ nhằm vào mọi vụ vận chuyển vũ khí tới Hezbollah hay các nhóm bị cho là khủng bố khác có thể đe dọa Israel. Những báo cáo về vụ tấn công mới nhất đến trong lúc cuộc nội chiến ở Syria, trong đó Hezbollah giúp đỡ các lực lượng chính phủ, vẫn diễn ra quyết liệt và từ khi bắt đầu hồi tháng 3-2011 đến nay đã có hơn 100.000 người chết. Theo các nhà quan sát nhân quyền Syria, hôm thứ năm, quân đội Syria đã lấy lại sự kiểm soát as-Safirah, thị trấn được tin là có một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học. Quân nổi dậy đã rút khỏi thị trấn chiến lược này. Các vụ tấn công từ Israel nếu xác thực, là một diễn biến nguy hiểm đe dọa gây leo thang căng thẳng ở khu vực dễ biến đổi này. Quân đội Syria vốn đã bị kéo căng vì nội chiến, tới giờ vẫn chưa có phản ứng nào về quân sự với Israel, và lần này cũng chưa rõ lãnh đạo Syria có chọn hành động hay không. Nhiều nhà quan sát cho rằng lần này có thể ông Assad lại quyết định phớt lờ Israel, đặc biệt là khi quân đội của ông đang đà thắng trên chiến trường nội địa. Tiết lộ về vụ tấn công mới nhất của Israel đến vào thời điểm chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đáp ứng được một thời hạn chót, trong kế hoạch nhằm loại trừ hoàn toàn kho vũ khí hóa học của Syria vào giữa năm 2014, và tránh một hành động quân sự của quốc tế. Thông báo của tổ chức giám sát vũ khí hóa học toàn cầu rằng Syria đã hoàn tất việc tiêu hủy phương tiên dùng để sản xuất những vũ khí gây chết người chứng tỏ sự sẵn sàng hợp tác của chính phủ Assad, và làm tăng sức ép tới một hội nghị hòa bình đã được lên lịch trình đối với phe nổi dậy đang bại trận và chia rẽ.
Posted on: Tue, 05 Nov 2013 18:17:32 +0000

Trending Topics



" style="min-height:30px;">
MERLO ( PROVINCIA DE SAN LUIS ) SALIDA 19 DE AGOSTO Y 20
Since time immemorial people have sought out Enlightenment and
"Rabî`ah Ibn Ka`b".....voici l’histoire de Rabî`ah, rapportée

Recently Viewed Topics




© 2015