Các bạn thí sinh đã chuẩn bị kĩ càng cho phần thi - TopicsExpress



          

Các bạn thí sinh đã chuẩn bị kĩ càng cho phần thi viết luận ngày mai chưa nào, ad xin chia sẻ với các bạn 1 vài kĩ năng viết luận nhé :D Việc đầu tiên các bạn cần làm trước khi bắt tay vào viết một bài luận hoàn chỉnh là vạch ra những từ vựng và ý tưởng phù hợp với đề tài đã cho trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc nghĩ ra phần nội dung trọn vẹn cho bài viết là điều không hề dễ dàng, vì vậy trước hết các bạn hãy định hướng với một số từ then chốt có liên quan đến đề tài, mà người ta thường gọi là key words, sau đó chọn lọc, giới hạn ở một vài từ và tiến hành triển khai ý từ những từ then chốt đó. Đây là bước cực kỳ quan trọng khi bắt đầu viết một bài luận, có vẻ cũng gian nan các bạn nhỉ :3 Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều nhận thức được rằng: tính logic đóng vai trò chính yếu trong bố cục của bài luận. Một bài luận càng có logic chặt chẽ thì tính thuyết phục càng cao. Để làm được điều này, người viết phải thiết lập chính xác 3 bước: Mở bài, Thân bài và Kết luận. 1. Mở bài Phần mở bài trong bài luận đóng vai trò đặc biệt cần thiết vì đây là phần cung cấp nội dung chủ đạo sẽ được phân tích và phát triển trong phần thân bài. Các bạn lưu ý nhé, phần mở bài của chúng ta phải đảm bảo được 2 yếu tố: câu khái quát đề tài và câu luận đề. Vậy thế nào là câu khái quát đề tài, thế nào là câu luận đề, cách viết chúng ra sao? Chúng ta cùng đi sâu nào! - Câu khái quát đề tài: Mục đích của câu khái quát là giới thiệu chung về đề tài sắp được triển khai và thu hút sự chú ý của người đọc. Cách tốt nhất để viết câu khái quát là tận dụng từ vựng và câu trong đề tài cho sẵn để viết lại bằng cấu trúc khác. Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để diễn đạt câu khái quát: + Kiến thức chung, ví dụ: “As everyone knows, success is hard to achieve”. + Lời trích dẫn, ví dụ: “Recent research shows that health is a key word for purchasing products to many consumers”. + Tục ngữ, ví dụ: “There is an old saying that experience is the best teacher”. + Thống kê, ví dụ: “According to statistics, there is a 20 percent increase in the number of students who decide to go abroad to study annually”. - Câu luận đề: Đây là phần quan trọng nhất trong bài luận, các bạn phải nêu rõ quan điểm của mình, đồng thời đưa ra những lý do chung nhất cho quan điểm đó trong câu luận đề này. Câu luận đề thường được đặt ở cuối phần mở bài. 2. Thân bài Phần này bao gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn bắt đầu bằng một câu chủ đề và sau đó là những câu hỗ trợ cho nội dung được trình bày trong câu chủ đề và ví dụ minh họa cho nội dung đó. - Câu chủ đề: Câu chủ đề thường là câu đầu tiên trong mỗi đoạn, có vai trò trình bày cụ thể luận điểm trong câu luận đề, nó thường được viết bằng cách đưa ra định nghĩa. Ví dụ: Honesty is one of the most important characteristics in terms of building better relationship between people. - Các câu hỗ trợ cho câu chủ đề: Câu hỗ trợ là các câu giải thích, làm rõ thêm cho ý kiến được trình bày trong câu chủ đề. Ví dụ: Education gives great chances to prospective career changers. → câu chủ đề It is because they have to gain new knowledge to perform their future work. → chi tiết bổ sung - Ví dụ minh họa cụ thể: Phần cuối trong câu hỏi viết bài luận thường có câu Use specific reasons and examples to support your opinion. Với yêu cầu này, ngoài việc trình bày lý do, bạn còn phải đưa ra những ví dụ cụ thể để minh họa cho ý kiến của mình nhằm làm sáng tỏ và cụ thể hơn vấn đề đang được bàn luận, đồng thời tăng thêm tính thuyết phục cho người đọc. 3. Kết luận Là phần tóm tắt lại những nội dung chính vừa được phân tích trong phần thân bài. Phần kết luận nên bao gồm một câu kết (concluding sentence). - Tóm tắt nội dung chính: Trình bày tóm tắt lại những ý chính đã được đề cập trong phần thân bài, đặc biệt là trong câu luận đề. Các bạn lưu ý nhé, để tránh sự lặp lại không cần thiết chúng ta nên sử dụng phương pháp Paraphrasing, đó là cách viết lại một câu hay một đoạn văn bằng cách sử dụng những từ ngữ khác (so với câu hay đoạn văn gốc). Điều quan trọng của việc paraphrase là phải giữ được ý nghĩa gốc của đoạn văn. Do đó, việc paraphrase đoạn văn có ý nghĩa là trình bày theo một cách dễ hiểu hơn và có thể được xem là “nghiên cứu” đoạn văn đó chứ không phải là “copy” nó. - Câu kết: Đây là câu báo hiệu cho biết người viết sắp kết thúc bài luận. Câu kết phải thể hiện được và khẳng định lại quan điểm của người viết đối với đề tài đã phân tích. Chúc các bạn làm bài hiệu quả và đừng quên hẹn của chúng ta chiều mai nhé :* T.Y.W
Posted on: Tue, 15 Oct 2013 15:56:25 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015