Cách đây vài năm mình có đọc được trên tạp chí - TopicsExpress



          

Cách đây vài năm mình có đọc được trên tạp chí Xưa và Nay một bài rất hay về cách xưng hô của người Việt. Nay st được một phần rút gọn, xin giới thiệu cùng cả nhà. Danh xưng và cách xưng hô trong gia đình Việt Nam A/ Bậc bề trên trên cấp cha mẹ - Bậc bề trên trên cha mẹ nói chung : ông bà tổ tiên - Theo thứ tự thời gian : ông-bà-cố-tổ, tằng tổ, cao tổ - Cha mẹ của cha hoặc của mẹ : ông bà (nội hoặc ngoại) - Anh chị em của ông-bà-cố-tổ: xem danh xưng C/ liên quan đến anh chị em của cha mẹ và đặt ở đằng sau tên ông-bà-cố-tổ; chẳng hạn ông chú ngoại, bà cô nội... - Xưng hô với các bậc nầy thì dùng chữ cháu - Ở ngôi thứ ba, tương quan với bậc từ cố trở lên thì gọi là chắt - Ở một vài tỉnh miền Trung ông bà được gọi là "ôông" mệ B/ Cha mẹ con cái, anh chị em - Cha : Cả 3 miền Bắc Trung Nam : cha, ba (trong văn chương và ngôi thứ ba thì còn gọi thân phụ, ông thân sinh , trong thân mật ở ngôi thứ ba thì gọi là ông già); Bắc: bố, thầy, cậu (ngôi thứ ba ông cụ nhà tôi); Nam : tía ; Trung : một vài nơi gọi cha bằng chú. - Mẹ : Cả 3 miền : mẹ (... thân mẫu, bà thân sinh... bà già); Bắc : me, má, u, bu, đẻ, cái, mợ, Nam : má; Trung: mạ . Trước đây trong chế độ đa thê, người con ruột gọi mẹ mình bằng chị , nhưng gọi bà vợ chính của cha mình bằng mẹ. - Anh : Cả 3 miền : anh (tiếng văn chương ở ngôi thứ ba là bào huynh); Trung : một vài nơi gọi là eng. Người anh đầu người Bắc gọi là anh cả, người Nam gọi là anh hai. Ở ngôi thứ ba, danh từ kép anh-em được người miền Trung gọi la eng-tam. - Chị : Cả 3 miền : chị, ( bào tỷ). Trung: một vài vùng gọi là ả. (Xem trên ...chị cả... chị hai) - Em trai, em gái : Cả 3 miền : em (bào đệ, bào muội) ; Trung : út . Nếu người Trung gọi em là út, thì chữ út nầy được người Nam và người Bắc hiểu là người em cuối trong gia đình. Người Trung dùng chữ tui ( là chữ tôi nhưng âm hưởng là em ) để xưng hô với anh chị mình. - Chồng chị và chồng em gái gọi là anh rể và em rể. Vợ anh và vợ em trai gọi là chị dâu và em dâu. - Vợ con trai mình gọi là con dâu, chồng con gái mình gọi là con rể. - Cha, mẹ, anh, chị, em ( của ) chồng gọi là cha chồng, mẹ chồng, chị chồng, anh chồng, em chồng. Cha, mẹ, anh , chị, em (của) vợ gọi là cha vợ, mẹ vợ, anh vợ, chị vợ, em vợ. NB: Khi xưng hô với nhau giữa hai người thì các chữ rể, dâu, chồng, vợ sẽ mất đi (Ví dụ con dâu nói với mẹ chồng :" Con xin phép mẹ "- hoặc cha vợ nói với con rễ:" cha nhờ con việc nầy") - Khi nói với người thứ ba thì thêm rể...tôi: con rể tôi, con dâu tôi, cha chồng (vợ) tôi, mẹ chồng (vợ) tôi. -Cha mẹ gọi con ruột mình là con. Nhưng người Bắc thường xưng hô với con trai và con gái đã lớn tuổi của mình bằng anh và cô. -Chồng gọi vợ là em, mình; vợ gọi chồng bằng anh, mình. Khi mới quen còn ngượng ngùng thì gọi nhau là đằng ấy. Nhưng khi đã có con cái thì có lúc gọi nhau là ba hay mẹ. Tại một vài nơi ở miền Trung người ta gọi cha hoặc mạ và thêm tên đứa con đầu : chẳng hạn đứa con đầu tên Long thì vợ gọi chồng là cha thằng Long, chồng gọi vợ là mạ thằng Long, và người ngoài xung hô là ôông Long, mụ Long chứ không gọi tên thật ( còn gọi là tên tục ). Người vợ hoặc người chồng nói về người phối ngẫu của mình với người thứ ba bằng nhà tôi. -Chồng của mẹ (mà không phải cha ruột mình) gọi là dượng, người Trung còn gọi là trượng. -Vợ của cha (mà không phải mẹ ruột mình) gọi là dì ghẻ (nếu là vợ chính của cha, trong chế độ gia đình xưa thì gọi là mẹ). C/ Anh chị em của cha mẹ, anh chị em họ - Anh của cha : Cả 3 miền : bác (tiếng tàu bá phụ) - Vợ của anh cha : Cả 3 miền: bác (bá mẫu) - Em trai của cha : Cả 3 miền: chú (thúc phụ) - Vợ em trai của cha : Cả 3 miền : thím (thúc mẫu) - Chị của cha : Bắc: bác, Trung, Nam : cô ( o) - Chồng chị của cha : Bắc :bác; Trung, Nam: dượng (trượng) - Em gái của cha : Bắc, Nam : cô; Trung : o - Chồng em gái của cha : Bắc : chú ; Nam , Trung : dượng( trượng ) - Anh trai của mẹ Bắc : bác ; Nam, Trung: cậu (người Trung còn gọi cụ) - Vợ anh trai của mẹ : Bắc : bác ; Trung , Nam : mợï (người Trung còn gọi là mự ) - Em trai của mẹ : Cả 3 miền : cậu (người Trung còn gọi là cụ) - Vợ em trai của mẹ Cả 3 miền : mợ (người trung còn gọi là mự) - Chị của mẹ : Bắc : bác ; Trung, Nam : dì - Chồng chị của mẹ : Bắc : Bác; ; Trung , Nam: dượng (trượng ) - Em gái của mẹ : Cả ba miền : dì - Chồng em gái của mẹ : Bắc : chú ; Trung, Nam : dượng ( trượng) - Anh chị em họ : cả 3 miền : vẫn gọi là anh, chị , em như anh chị em ruột. Nhưng cấp bậc anh chị họ có nơi dựa trên tuổi tác cá nhân, có nơi ( đặc biệt ở miền Trung ) thì tùy vị thế trên dưới của các bậc cha mẹ. Chẳng hạn người con của chú mình dầu lớn hơn mình cả 20 tuổi nhưng vẫn gọi mình bằng anh và mình gọi lại bằng chú (tức là chú em). - Bác, chú cô dì ... gọi các con anh em mình bằng cháu Trong cách xưng hô với anh chị em của cha mẹ, người Bắc ưu tiên tuổi tác khi gọi anh, chị cha và mẹ là bác , và cấp nhỏ là chú cậu cô mợ và không dùng chữ dượng. Người Nam và Trung ưu tiên về nội ngoại, thân sơ. Dì thì luôn bên ngoại dù tuổi cao hay thấp, cô (hoặc o) thì luôn bên nội dù là chị hay em của cha. Chú thì chỉ dùng cho em cha, thuộc bên nội thôi. Người không thuộc dòng máu cha mẹ thi gọi là dượng hay trượng, mợ, thím để phân biệt với bác trai, chú, cô, cậu là anh em ruột thịt. Chỉ có cách gọi bác gái (vợ anh trai của cha) là một ngoại lệ.
Posted on: Mon, 29 Jul 2013 06:10:01 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015