CẨM NANG BÌNH PHÂY DUYỆT GROUP :v Kính thưa bà con cô - TopicsExpress



          

CẨM NANG BÌNH PHÂY DUYỆT GROUP :v Kính thưa bà con cô bác, nhân vài vụ án lùm xùm trong nhóm LHPers mấy hôm nay em xin tiếp tục phát huy cái bệnh nói dài nói dai nói dở của mình. :D bằng bài viết “ Cẩm nang bình Phây duyệt Group” (ngâm cứu ở góc độ ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ). ¸.•♥•.¸¸.•♥• I love LHPers •♥•.¸¸.•♥•.¸ LHPers làm một nhóm lớn với gần năm ngàn thành viên, và vài trăm người đang chờ được gia nhập. Với độ hot ấy, đây đã trở thành một cái xóm nhà lá có gắn kim cương hột xoàn đầy hấp dẫn, xôn xao nhiều âm thanh véo von từ hót …tới hát …hay hét… Là nơi biết bao nhiêu thành viên ra vào mỗi ngày để tán nhãm xả stress và thăm hỏi lẫn nhau, chia sẻ nhiều vấn đề trong cuộc sống. Điểm đặc biệt của nhóm là: - Luôn sôi động, hiếm có ngày nào mà có sự yên ắng. Bất cứ khi nào bạn cũng nhận được thông tin báo về cho biết có bài viết mới, bình luận mới, hình ảnh mới. Những câu chuyện từ cực kỳ nghiêm túc như tìm một bác sĩ giỏi cho người thân đang bệnh … đến cực kỳ lãng xẹt như “chơi mà chơi message thì chơi với dế” ( Hùng Phạm) :D …. - Điểm thứ 2 là ở đây các thành viên group thích nói về các vấn đề với phong cách tếu táo và hài hước hơn là nghiêm trọng hóa. Hầu hết các bình loạn ở các status đều lạc đề ngay từ những còm đầu tiên. - Phong trào chọc ghẹo, hài hước, tếu táo đã trở thành phong cách được định hình ở nhóm và phát triển lên thành phong trào đốt nhà hàng xóm và tự đốt nhà. :v - Và đôi khi không hiếm những xì căng cái mà thẳng xảy ra. Ví dụ như những ngày vừa qua. :D Vậy làm thế nào để LHPers luôn hot, luôn nóng mà không bị cháy lớn. Xin chia sẻ một số ý kiến sau: ┊  ┊  ┊  ┊ ┊  ┊  ┊  ★ ┊  ┊  ☆ ┊  ★ ☆ Đa số các thành viên không biết nhau ngoài đời vì chỉ gặp khi online, một số ít là bạn học, bạn đời, bạn nhậu, bạn tình :v … cho nên chúng ta giao tiếp nhau chủ yếu qua ngôn ngữ. Xưa có câu : “Vạ ra từ miệng”, còn nay có câu “ Vạ ra từ type” :D .Vì thế hãy nhớ lại xem bạn thường nói chuyện với người khác như thế nào? Có bao giờ bạn cảm thấy mình bất lực và vô cùng khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ để làm cho ai đó hiểu câu chuyện bạn đang nói chưa? Chúng ta sống và tiếp xúc với rất nhiều loại người, mỗi loại người lại có cách nói chuyện khác nhau, ngôn ngữ sử dụng cũng khác nhau rất nhiều! Thế nên, có thể với người này chúng ta dễ dàng nói cho họ hiểu nhưng với người khác cách nói đó lại không đạt hiệu quả như mong đợi. Ở GÓC ĐỘ NGƯỜI NÓI, NGƯỜI VIẾT, BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO Ý KIẾN SAU: ✿◕ ‿ ◕✿ Trong từng hoàn cảnh cụ thể chúng ta sẽ có những cách nói chuyện khác nhau, quan trọng là bạn phải biết được đối tượng của mình là ai từ đó có cách lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp. Hãy để ý đến thái độ và tính cách của người nghe để từ đó có cách sử dụng và lựa chọn ngôn ngữ để đạt được hiệu quả cao nhất! Có người thích bỡn cợt, có người thích suồng sã, có người lại thích sự lễ độ, ngoan ngoãn, có người lại khiêm cung, nghiêm nghị. Thế nên, hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng người. Đừng áp dụng theo kiểu đụng đâu đánh đó, có lúc bạn sẽ nhận ra có một số người không thích nói chuyện với mình. Cần chú ý các hình thức tôn kính khi tham gia đối thoại. Ở Á Ðông như Nhật, Cao Ly và Tây tạng có hình thức nói và viết tôn kính đối với những bậc tu hành, lãnh đạo... Hình thức này được biến cải ngay vào trong ngôn ngữ. Ở Việt Nam và Trung Hoa không có lối viết như thế, nhưng dùng những từ đặt thêm vào để bày tỏ lòng quý trọng tôn kính. Ví dụ tiên sinh, tiền bôí, ông anh, đàn anh, tỷ tỷ, các bác… Riêng Việt Nam có những có những chữ không dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp được, để bày tỏ kính trọng người hơn mình về tuổi tác, học vấn, tư tưởng... Ðó là: thưa, trình, bẩm, ở đầu câu và ạ ở cuối câu. Người Mỹ chỉ có từ Sir và Mam đặt ở cuối hoặc đầu câu để bày tỏ sự tôn kính thôi. Vậy nên nếu không có thường xuyên tiếp xúc và thân thiết quá hay có sự chênh lệch tuổi tác vai vế, bạn không nên nói trống không, nói trỏng, không chủ ngữ, không danh xưng. :) Nếu bạn là người thích bông đùa thì phải làm sao để người đọc hiểu đúng ý bạn ? Bạn nên nhớ rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều góp phần truyền tải một thông điệp. Bạn có sử dụng những tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh và hỗ trợ cho lời nói của mình. Cách làm này đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn phải thuyết trình hoặc nói trước một đám đông. Ví dụ sau một câu đùa : “Nhà anh cháy chưa ?” ta có thể thêm icon :v, hay ;) để người đọc hiểu là bạn đang trêu họ, đang bông đùa với họ. Ở GÓC ĐỘ NGƯỜI ĐỌC, NGƯỜI NGHE BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO Ý KIẾN SAU: ✿◕ ‿ ◕✿ Xin bạn đừng quá khắt khe, hay bắt bẻ từng câu từng chữ, vì đôi khi người nói, người viết không hề có ý xúc phạm bạn. Nhưng đó là do phong cách sử dụng ngôn ngữ của họ và mỗi người có một cách thức đối thoại riêng. (◡‿◡✿) Tiếng Việt vốn có hiện tượng đồng âm và đa nghĩa. Cho nên cũng một từ, một câu nói mà hiểu nhiều nghĩa khác nhau là chuyện thường tình. Đấy là còn chưa nói đến văn hóa vùng miền, hay là các châu lục khác nhau cũng dẫn đến dễ hiểu lầm nhau. (✿◠‿◠) Vậy nên nếu có bạn trong nhóm thích nhìn rõ avatar của bạn để dễ giao tiếp cũng là chuyện thường tình vì họ có thói quen của người phương Đông. Người Việt Nam và người Á Ðông có thói quen ưa tìm hiểu quan sát và đánh giá người mình tiếp xúc. Tuổi tác, quê quán, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, mức thu nhập cá nhân, tình trạng gia đình. (Bố mẹ còn hay mất, đã lập gia đình chưa, đã có con chưa, mấy trai mấy gái, mấy người tình, mấy em út :v..). Chúng ta hỏi những điều đó là xuất phát từ óc cộng đồng, tự thấy có trách nhiệm phải chú ý đến người khác, cần biết rõ người đối thoại. Và nếu bạn không thích hay không có thói quen có avatar và để avatar hàng chính chủ mà thích để bông hoa, chim chóc hay cái tỉnh tình tinh gì đó ;) cũng là bình thường vì bạn thuộc dạng thích riêng tư giống Tây phương. Người Âu Mỹ đề cao chuyện riêng tư của con người, coi như bất khả xâm phạm, nhất là về lương bổng và tuổi tác phụ nữ. Ở Mỹ, ngay cả trong mẫu đơn xin việc và trong các cuộc phỏng vấn nhận nhân viên, công nhân, không có quyền hỏi người đứng đơn về tình trạng gia đình. Người Tây phương khi làm quen thường khen nhau trẻ, đẹp, quần áo hợp thời trang, hoặc nói về thời tiết, hay bàn về trận đấu thể thao vừa qua. Nếu cứ hỏi người Tây phương về chuyện riêng của họ, họ cho mình là tò mò, hay dò tìm những điều bí ẩn của người khác và có thể họ sẽ chán nản, tức giận. (✿◠‿◠) Ngay cả một câu nói là lời khen hay lời chê cũng chắc gì ta hiểu đúng :D Ví dụ một ngày đẹp trời bạn được nhận một lời bình luận dưới tấm hình: Hê hê dạo này phát tướng nhé! Đó là lời khen hay lời chê? Thường truyền thống người Á đông khen: béo tốt, tốt tướng, lên cân, bệ vệ thì người được khen hài lòng. Ngược lại khen như thế lại là lời sỉ mạ phụ nữ Âu Mỹ vì rất sợ béo mập, vì béo mập là hình dáng không đẹp, lại là mầm mống cuả nhiều thứ bệnh. Mà dạo này mấy chị em Việt mình cũng bắt đầu hết thích khen béo tốt rồi :v Người Việt, có khi khen thật lòng, có khi lại khen mỉa mai, khen mà là chê. Ví dụ có người hỏi: Cô ấy, bà ấy đẹp nhỉ, người đối thoại sẽ trả lời: Ðẹp? Ðẹp thật à? À, đẹp thật, đẹp chín nghìn ! Hoặc dùng ca dao: Ðẹp như con tép kho tương! Trái lại khi khen một đứa bé bụ bẫm thì dùng hình thức chê, vì e sợ mụ quở, sợ ma quỷ bắt đứa bé đi: "Ấy cháu nó xấu xí lắm, nó hư lắm." Có nghĩa là cháu nó bụ sữa lắm! Cháu nó ngoan lắm! Nếu dịch lời chê rồi giải nghĩa cho người Âu Mỹ hiểu đó là lời khen thì họ phải cố hiểu mới hiểu nổi. ;) (✿◠‿◠) Đấy là chưa kể đến việc sử dụng từ ngữ tượng trưng với nghĩa bóng, ẩn dụ, tượng trưng, biểu cảm mà không phải lúc nào cũng được hiểu cùng một nghĩa như nhau. Ví dụ từ ngữ tượng trưng: “Con bò”. Trong Hán ngữ con bò vàng già (lão hoàng ngưu) là chỉ tượng trưng những người làm việc cần cù, có góp công sức lớn lao và không bao giờ khoe khoang, là một danh hiệu rất quý .Nhưng trong tiếng Việt, con bò là một biểu tượng cho ngu đần. Người ta nói: ngu như bò; đầu bò đầu bướu (bướng bỉnh, ngang ngạnh) con bò vàng già chỉ là người già yếu chậm chạp ngu dốt. Trong khi đó để chỉ người kém thông minh, người Mỹ nói: óc nó nhỏ như hạt đậu (bean). Hay từ ngữ tượng trưng: “con sư tử cái, sư tử Hà Đông”. Ai cũng biết mấy ông hay gọi mấy bà là sư tử Hà Đông với hàm ý chê dữ. Nhưng cũng có khi trong một số trường hợp người được gọi là sư tử Hà Đông thậm chí không phật ý mà còn vui vẻ như cô nàng được tặng bài thơ sau: SƯ TỬ HÀ ĐÔNG ------ (Tặng em Nguyen Thanh Thủy) Nếu em là cô sư tử Hà Đông Thắt đáy lưng ong: Đành lòng thúc thủ Duyên dáng em chỉ cần he hé nụ Gật gù bao anh nổi máu trượng phu. Mắt long lanh cần gì phải nhe nanh Anh tình nguyện quỳ dưới chân đêm lạnh Liễu thị cơn ghen bao người xa lánh Anh vì em bất chấp tiếng thằng ngu. Cưới nhau rồi anh đành phải giả mù Sợ cấm vận đêm anh hu hu khóc Bởi không muốn công theo nàng công cốc Anh bằng lòng chịu ngốc để yêu em. (>‿♥) Tịnh Tâm Bởi vì tuy được gọi là sư tử Hà Đông nhưng lại là một sự trêu đùa và cho thấy sự si tình của chàng trai với cô gái :D. Ví dụ từ ngữ tượng trưng: “Con dê”. Ngôn ngữ Việt , tiếng lóng dê có nghĩa không đẹp, dùng để chỉ đàn ông đa dâm: nó có máu dê, nó là dê cụ, dê xồm! Nhưng trong Hán ngữ thì dê và cừu là hình ảnh dịu hiền, rất dễ thương. Ngoài ra vì đồng âm với dương (trái với Âm) và cùng vần với chữ may mắn, nên người Trung Hoa xem con dê và cừu là tượng trủng cho may mắn. Hoặc một ví dụ nữa cho sự tếu táo như hiện tượng sử dụng các thành ngữ mới của teen: “Sát thủ đầu mưng mủ” có người thích có người không thích. Số người không thích vì cho là nó lếu láo. Cái "lếu láo" đầu tiên là rất nhiều thành ngữ này nghe chẳng có nghiêm chỉnh tí gì: "Ðau khổ như con hổ" chẳng hạn, vì sao là hổ? "Gào thét trong toa lét" thì nghĩa lý gì? Hơn nữa, lại có những câu dường như lệch cả về đạo đức: nói "Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ" thì có phải là cổ xúy cho lối sống mặc kệ đồng loại hay không? Thật ra cái đi "lệch", "không nghiêm chỉnh" đó lại là đặc trưng của loại thành ngữ này. Ða số thành ngữ loại này được sản sinh từ cách chơi chữ về âm ("Ngất trên cành quất"), về nghĩa ("Phi công trẻ lái máy bay bà già" - máy bay bà già vốn là tên dân dã chỉ một loại máy bay cổ lỗ, từ lâu đã không còn sử dụng), hay cả âm lẫn nghĩa ("Môi hở răng hô"). Giới trẻ có cách ăn nói tếu táo của họ, sao lại bắt họ phải nghiêm chỉnh mới cho là hay? Còn chuyện lệch về đạo đức thì không đến nỗi như thế: nếu dùng "Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ" để mỉa mai thì hay quá đi chứ! - PGS.TS ngôn ngữ học Hoàng Dũng. Thế cho nên nếu ai đó nói điều gì mà bạn thấy không nghiêm túc, tếu táo quá thì xin bỏ quá cho, vì thứ nhất đó là phong cách xưa nay của nhóm, thứ hai là vì đó là phong cách cá nhân của người đó với ý định vui đùa là chính nên xin bao dung với nhau đừng quá khắt khe. Nếu chấp nhận vào nhóm là để thư giãn thì hãy nhìn về mặt tích cực của sự tếu táo một tý, nghĩ thoáng ra một tý, cố suy nghĩ trẻ trung một tý thì những nụ cười mang lại từ những câu chọc đùa này không phải là ít. Nếu bạn đang phân vân về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của một ai đó, hãy đặt câu hỏi cho họ. Bạn có thể diễn đạt lại ý hiểu của mình và hỏi họ xem đã đúng chưa, chẳng hạn như hỏi họ rằng “Có phải điều anh chị đang nói có nghĩa là…?”. Nếu có sự tranh luân xảy ra xin nhớ cho là : Khi không thể đáp trả được những lý lẽ của người khác, người ta thường có xu hướng tìm cách hạ thấp, sỉ nhục đối phương ( Elbert Hubbard). Cho nên nếu nhận thấy người ta có xu hướng hạ thấp mình hay sỉ nhục mình thì bạn đừng gân cổ lên tranh luận hơn thua nữa vì bạn hãy nhớ là: “Bạn đang thắng và đối phương yếu hơn bạn, bắt đầu sắp không thể đáp trả được những lý lẽ của bạn rồi nên họ mới dùng hạ sách là hạ thấp bạn” :D. Vậy nên với cương vị người thắng cuộc bạn đâu cần chấp nhất làm gì ;) ✿◕ ‿ ◕✿ Ngoài ra hãy nhớ là ngôn ngữ cũng vạch ra một lằn ranh giữa "giới trẻ" và "giới già". Ðấy là một biểu hiện của cái mà giới chuyên môn gọi là khoảng cách thế hệ. Nên nếu có sự hiểu lầm giữa hai thế hệ trong một nhóm thì dưới kính trên, trên nhường dưới cho vui vẻ cả làng.
Posted on: Sun, 25 Aug 2013 11:16:58 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015