Esquire số mới đã có mặt trên sạp báo với những - TopicsExpress



          

Esquire số mới đã có mặt trên sạp báo với những bài vô cùng đỉnh. Số này có chuyên mục 8 trang đặc biệt về những kẻ xả súng hàng loạt ở Mỹ, một phóng sự bậc thầy của cây viết kỳ cựu Tom Junod: .... Mọi chuyện khởi đầu như thế nào? Trunk muốn nói rằng mọi chuyện bắt đầu từ nỗi đau. Hắn muốn nói rằng mọi chuyện bắt đầu từ sự chịu đựng đè nén, khi hắn còn là một đứa trẻ và mẹ không cho hắn chơi đùa với chúng bạn. Có quá nhiều điều nữa như mẹ hắn qua đời khi hắn mới mười tuổi, rồi hắn học hai năm lớp bảy... Nhưng không một ai lắng nghe hắn. Dù sao đi nữa thì tất cả đều sai. Mọi chuyện không bắt đầu từ những gì người khác đã gây ra mà bắt đầu từ chính những gì hắn đã làm. Mọi chuyện bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ. “Tôi đang nằm trên giường và tự hỏi tôi đã làm gì sai. Tại sao không một ai thích tôi? Tại sao mọi người lại ghét tôi? Tôi đã muốn nghĩ mình chỉ là một thằng bỏ đi. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Thế nên tôi bắt đầu cho rằng chính những người đó mới là những kẻ không ra gì. Tôi nảy ra ý nghĩ rằng họ không thích tôi bởi vì họ e sợ tôi – vì tôi có sức mạnh còn họ thì không - vì tôi là một người đặc biệt. Khởi nguyên của câu chuyện chính là điều này: “Khi tôi bắt đầu cho rằng mình là một người đặc biệt”, hắn kể. Vấn đề không nằm ở cái cách súng đạn hình thành suy nghĩ và nuôi dưỡng suy nghĩ. Súng luôn ở ngay đó, có mười bốn khẩu bên trong một cái tủ có khóa. Những khẩu súng này là vũ khí quân dụng, một khẩu súng trường M1, một khẩu Swedish Mauser, nhiều khẩu súng trường SKS của Nga và hàng chồng băng đạn. Tất cả nằm ngay đó, chỉ cách vài bước chân và không chỉ thật gần về mặt khoảng cách. Trong ký ức của Trunk, chúng ở gần hắn hơn về khía cạnh tinh thần. Một trong những kí ức sớm nhất của hắn là hình ảnh người cha ngồi lau súng. Hắn luôn biết tiếp cận súng là điều hết sức dễ dàng. Trong suy nghĩ của Trunk, những khẩu súng này mang lại nhiều điều hơn thế. Cha hắn là thành viên của Hiệp hội Súng trường Quốc gia. Ông tin tưởng vào việc Thượng Đế ban cho ông quyền sở hữu vũ khí. Nhưng điều này, quyền sở hữu vũ khí, có ý nghĩa gì đối với một cậu bé như hắn? Nó có nghĩa là Thượng Đế muốn hắn có một khẩu súng. Nó có nghĩa là tự bản chất hắn đã là một chiến binh. Nó có nghĩa là Trunk ra đời phải trở thành một cái gì đó khác với những gì hắn từng biết. Trunk chưa bao giờ thử bắn súng khi còn nhỏ. Hắn cũng cũng chưa bao giờ bận tâm về chúng. Cha Trunk cho rằng hắn không hứng thú với súng đạn. Và hắn đã thực sự không quan tâm – cho đến khi hắn nhập bọn với một kẻ bên lề khác. Lúc đó, Trunk mới mở cái tủ đựng súng – nơi chứa đựng sức mạnh. Bọn trẻ ở trường nghĩ rằng chúng có quyền đối xử với Trunk theo cách chúng muốn. Chúng nghĩ rằng bọn chúng là tất cả còn hắn thì không là gì cả. Nhưng ở nhà, Trunk có một cái quyền hoàn toàn khác: quyền sở hữu vũ khí. Đây cũng là điều làm hắn thấy rằng mình đang phát triển một sức mạnh bí mật – sức mạnh đem đến cho hắn sự đặc biệt… Đây là một phần trong câu chuyện của Trunk. Hắn muốn mọi người hiểu rõ: “Nếu không có những khẩu súng kia thì câu chuyện của hắn đã không xảy ra theo cách tồi tệ đó”. Nhưng liệu Trunk có tìm cách sở hữu súng bất hợp pháp nếu hắn không thể lấy súng từ tủ đựng súng của cha hay không? Liệu một người như Trunk có tìm mọi cách để sở hữu súng cho bằng được hay không? “Không có cách nào tôi có thể mua vũ khí bất hợp pháp được. Tôi không biết làm thế nào. Chắc hẳn để mua được thì tôi đã phải vô cùng sợ hãi. Khi tôi ở trong trại giam, có hai loại người: những tên tội phạm và những người gây ra tội ác. Những tên tội phạm là những kẻ tìm cách sở hữu súng bất chấp lý do. Nhưng tôi chỉ là người gây ra tội ác. Không có cách nào mà tôi có thể đi vào nội thành và mua súng. Nếu tôi là loại người có khả năng mua súng, tôi sẽ không bao giờ gây ra tội ác mà tôi đã làm”... …. Tôi trở thành một tên khốn trong những ngày cuối – tự cao tự đại và coi thường người khác. Tôi đã mạnh mẽ hơn. Tôi có kế hoạch trong tay. Tôi kiêu ngạo đẩy mọi người ra xa. Rất khó để nói chuyện với tôi lúc đó. Tôi liên tục tranh cãi với mẹ kế và em trai. Có quá nhiều áp lực. Tôi lúc đó như một thùng thuốc nổ - dễ dàng bùng lên chỉ với một mồi lửa nhỏ. Trong những ngày kế cận ngày cuối cùng, tôi thậm chí bỏ chơi video game. Có lẽ nên có người nào đó nhận ra điều này ở tôi. Tôi muốn gì ư? Tôi muốn giải thoát. Đó không phải là khát khao cái chết. Cái tôi khát khao là được trốn thoát – lên đường và trốn thoát. Bạn không còn lựa chọn nào khả dĩ và như thế bạn phải nghĩ đến việc thay đổi đời mình theo cách điên rồ nhất có thể - một cách gì đó mà đã làm rồi thì không bao giờ còn đường quay lại. Nó giống như một phương thuốc để biết mình là ai. Có lẽ nếu điều này xảy ra thì tôi cũng sẽ cảm thấy bình thản. Tôi biết mọi việc sẽ xảy ra như thế nào. Tôi cảm thấy sự yên bình. Những gì mà tôi nhớ vào đêm trước ngày thực hiện kế hoạch là tôi nằm trên giường và nghĩ: Cuối cùng thì tôi cũng sẽ làm chuyện này! Đời tôi đã quá tệ hại rồi. Nhưng tôi vẫn cho rằng đó là nhiệm vụ của tôi. Phải có người nào đó đứng ra thực hiện. Phải có người nào đó đưa vai gánh vác. Tôi đoán người nào đó chính là tôi”, Trunk kể lại. … Liệu anh ta, cô ta hay tất cả bọn họ có thể bị ngăn chặn trước khi trở thành “những kẻ xả súng hàng loạt” hay không? Liệu chúng ta có thể giải mã hành vi của họ? Chúng ta luôn được thuyết phục rằng những hành động tội lỗi mà họ gây ra là không thể giải thích và chúng ta không cố gắng đi tìm câu trả lời. Các vụ xả súng hàng loạt đã và đang trở thành các nghi lễ ở Mỹ – các lễ tế máu như những món quà dâng lên những vị thần nào đó đang giận dữ. Chính sự chấp nhận một cách hiển nhiên của chúng ta làm cho tình hình tồi tệ hơn. Các vụ xả súng trở thành đặc trưng của lối sống Mỹ và chúng ta đều biết viễn cảnh sau đó: chấn động tâm lý; nỗi kinh sợ trước cái ác đang lan tràn; những lời cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số; những lời kêu gọi ngăn chặn tội ác; các lời cáo buộc lẫn nhau; tình trạng tê liệt trong các hoạt động xã hội và rồi cuối cùng tất cả... rơi vào quên lãng. Điều duy nhất chúng ta biết rõ là các vụ xả súng làm đổi thay mọi thứ trong xã hội nhưng chúng ta không làm gì để thay đổi điều đó. Chúng ta đã sai. Các vụ xả súng hàng loạt không phải là không thể ngăn chặn và vẫn có những con người đã nỗ lực để điều này không xảy ra. Động cơ đằng sau các vụ xả súng không phải là không thể giải thích. ...Simons là câu trả lời cho câu hỏi liệu có ai đang cố gắng ngăn chặn “vụ kế tiếp” – kẻ xả súng hàng loạt kế tiếp, hành động bạo lực có chủ đích kế tiếp hay vụ giết người hàng loạt kế tiếp. Trực thuộc Đội Phản ứng các tình huống khẩn cấp của FBI là Trung tâm Phân tích Trọng án Quốc gia. Trực thuộc Trung tâm này là các Đơn vị Phân tích Hành vi, các đơn vị này thường được đưa lên phim ảnh và các chương trình truyền hình với các hoạt động truy lùng tội phạm giết người hàng loạt. Đơn vị Phân tích Hành vi số 1 chuyên trách nhiệm vụ chống khủng bố; Đơn vị số 3 và 4 chuyên trách điều tra các tội ác đối với trẻ em và người lớn. Simons đứng đầu Đơn vị Phân tích Hành vi số 2 (BAU2), chịu trách nhiệm đánh giá các mối đe dọa. Nhiệm vụ này có vẻ bất khả thi vì bao trùm một lĩnh vực quá rộng lớn nhưng trên thực tế nó khá cụ thể. Simons mô tả mình và các cộng sự là “chuyên gia đánh giá các mối đe dọa”. “khủng bố là một trong những từ ngữ khủng khiếp nhất – những người không giống chúng ta làm những việc tồi tệ. Nhưng vấn đề là những kẻ gây ra các vụ xả súng rất có thể lại là hàng xóm của chúng ta”. Hoạt động chống khủng bố và đánh giá đe dọa cùng phát triển bên cạnh nhau trong suốt mười lăm năm kinh hoàng vừa qua. Đó là một phần trong lộ trình chuyển đổi mạnh mẽ từ ngăn ngừa tội ác thành dự đoán tội ác. Chúng tồn tại trong sự đối trọng kỳ lạ: một bên hóa giải những kẻ có sức mạnh, một bên hóa giải những kẻ yếu đuối. …. Luôn có nhiều vụ xả súng hàng loạt xảy ra, đặc biệt ở các trường học và nơi làm việc. Đây là những nơi mà một người chỉ cần có một khẩu súng là dễ dàng nã đạn vào người khác. Kể từ sau vụ thảm sát ở trường trung học Columbine (1999), các vụ xả súng hàng loạt tăng lên về số lượng, có tính chất bạo lực khủng khiếp hơn, trải rộng ở nhiều nơi và theo những cách khó hiểu hơn. Vụ thảm sát Columbine là sự kết hợp giữa bắn người trong trường học với các hành động mang tính biểu diễn có chủ đích. Vụ thảm sát này trở thành trường hợp kinh điển, là kiểu mẫu để các hung thủ bắn người hàng loạt học theo. Chúng coi đó là một thách thức cần phải chinh phục. Các tay súng nghiền ngẫm cách thức và cố gắng vượt qua vụ Columbine trên bình diện số xác người chết và kỹ năng bắn giết. Từ ý định tự sát phát triển thành chứng vĩ cuồng, từ ham muốn giết chính mình trở thành ý định giết chết càng nhiều người càng tốt để trở nên bất tử. Vấn đề ở đây là những kẻ thủ ác không phải là những người xa lạ. Mục tiêu duy nhất là đem đến sự kết thúc trong đống hỗn độn do chính mình tạo ra và do chính mình điều khiển. Chúng bỏ lại sau lưng nỗi kinh hoàng dai dẳng đến từ các trò chơi điện tử, các tuyên ngôn cá nhân, các “biểu tượng di sản” và cả các quy ước xã hội. Điều này có vẻ giống với các cuộc khủng bố nhưng điều này không có nghĩa là các tay súng được xem như những tên khủng bố. Điều này cũng không có nghĩa là các cuộc điều tra được tiến hành theo hướng điều tra dành cho các vụ khủng bố. Trích một phần nhỏ bài viết trong Esquire Việt Nam tháng 11 năm 2014. Phuoc Chau Trần Tiễn Cao Đăng Ken Mansairaku
Posted on: Tue, 28 Oct 2014 04:44:34 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015