Tỉnh Chiết Giang 浙江 Hàng Châu 杭州 Sông Tiền - TopicsExpress



          

Tỉnh Chiết Giang 浙江 Hàng Châu 杭州 Sông Tiền Đường 钱塘江 Sông Tiền Đường hay Tiền Đường giang (钱塘江, Qiántáng Jiāng), tên cổ là Chiết Giang (浙江, 折江), Khúc Giang (曲江) hay Chi Giang (之江), là dòng sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang, chảy ra vịnh Hàng Châu. Đây là vùng đất phát nguyên của văn hóa Việt Trung Quốc. Sông Tiền Đường bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa hai tỉnh An Huy và Giang Tây, chảy qua Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Về cơ bản, con sông này chảy theo hướng tây nam-đông bắc. Sông Tiền Đường còn được nhắc đến trong Truyện Kiều với nhân vật Thúy Kiều và nhà sư Giác Duyên Sông Tiền Đường còn được nhắc đến với hiện tượng thủy triều lớn vào tháng 8 âm lịch với đợt thủy triều dâng có khi đến 9 mét. “Triều đâu nổi tiếng đùng đùng Hỏi ra mới biết là sông Tiền Đường” Tháp Lục Hòa 六 和 塔 - Chùa Khai Hóa 开化寺 trên núi Nguyệt Luân bên bờ sông Tiền Đường- cầu Tiền Đường - thuộc Hàng Châu Tòa tháp trên núi Nguyệt luân, bên sông Tiền đường thuộc tỉnh Chiết giang, Trung quốc, được xây cất vào năm Khai bảo thứ 3 (970) đời vua Thái tổ nhà Tống. Ở nơi này vốn có ngôi chùa Lục hòa nên dùng làm tên tháp. Năm Thái bình hưng quốc (976-983) đời vua Thái tông nhà Tống, chùa được đổi tên là chùa Khai hóa, nhưng tên tháp thì vẫn được giữ nguyên như cũ. Tháp chiếm diện tích 1,3 mẫu, thân tháp hình bát giác, 13 tầng, cao 64 mét, bên ngoài có mái hiên bằng gỗ. Bên trong tháp có tấm bia kinh Kim cương, kinh Quan âm được khắc vào năm Thiệu hưng thứ 2 (1132) đời vua Cao tông nhà Tống, kinh Tứ thập nhị chương và bài bạt được viết vào năm Thiệu hưng thứ 29 Chùa Lục Hòa六 和 寺 nay là chùa Khai Hóa nơi mà Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng theo nghiệp tu hành (Theo Thủy Hử) Chùa Linh Ẩn 灵隐寺 nơi xuất gia của Tế Điên Hòa Thượng Núi Phật Phi Lai Phong Vườn trà Long Tỉnh 龍井茶 Thành phố Thiệu Hưng Tây Hồ 西湖 Tháp Lôi Phong gắn với câu chuyện Thanh Xà Bạch Xà Chùa Phật Ngọc Hàng Châu – 杭州 3 0 Hàng Châu (chữ Hán: 杭州, bính âm: Hángzhōu) là một thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc, và là thủ phủ tỉnhChiết Giang. Hàng Châu cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam, dân số vào năm 2004 của toàn bộ vùng Hàng Châu (“杭州市” – Hàng Châu thị) là khoảng 6,5 triệu người. Đây là 1 trong 3 thành phố chính của khu vực Hoa Đông: tam giác vàng Hàng Châu – Nam Kinh – Thượng Hải. Toàn bộ thành phố trải dài về phía tây tiếp giáp với vùng núi của tỉnh An Huy, phía đông là một vùng bằng phẳng cạnh vịnh Hàng Châu. Thành phố được xây dựng bao quanh mặt phía đông và phía bắc của Tây Hồ, phía chính bắc sông Tiền Đường. Là một thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc từ khoảng 1000 năm trở lại đây, Hàng Châu được biết đến nhiều với phong cảnh thiên nhiên đẹp, trong đó có Tây Hồ (Xī Hú, 西湖). Nơi đây có lụa tơ tằm, trà xanh nổi tiếng ở Trung quốc, nơi đây cũng có nghề dâu tằm tơ rất phát triển và cũng là nơi gắn liền với con đường tơ lụa nổi tiếng. Phân cấp hành chính: Hàng Châu bao gồm khu đô thị Hàng Châu (có 8 quận), 3 thành phố cấp huyện, và 2 huyện. 6 quận trung tâm có diện tích 682 km² và có dân số 1.910.000 người. 2 quận còn lại có diện tích 2.642 km² và có dân số 1.950.000. • Quận Củng Thự (拱墅区) • Quận Thượng Thành (上城区) • Quận Hạ Thành (下城区) • Quận Giang Can (江干区) • Quận Tây Hồ (西湖区) • Quận Tân Giang (滨江区) • Quận Dư Hàng (余杭区) • Quận Tiêu Sơn (萧山区) • Thành phố Lâm An (临安市) • Thành phố Phú Dương (富阳市) • Thành phố Kiến Đức (建德市) • Huyện Đồng Lư (桐庐县) • Huyện Thuần An (淳安县) Tây Hồ – 西湖: Tây Hồ (chữ Hán: 西湖; bính âm: Xī Hú) là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm về phía tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, thuộc miền đông Trung Quốc. Chiều dài lớn nhất theo hướng bắc-nam là 3,3 km còn chiều rộng lớn nhất theo hướng đông-tây là 2,8 km. Diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km², trong đó phần diện tích chứa nước khoảng 5,66 km². Cảnh quan văn hóa Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011, và nó được miêu tả là có “ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại của Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ.”[1]. Hồ được chia ra 3 phần bởi ba con đê ngăn là đê Tô (苏堤-Tô đê), đê Bạch (白堤-Bạch đê), và đê Dương Công (杨公堤-Dương Công đê). Trong đó, hai đê dài lấy tên của nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Tô Đông Pha và Bạch Cư Dị, tức là Đê Bạch và Đê Tô. Hồ cũng có thể chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ. Trong hồ có 1 ngọn núi thấp (đồi) gọi là Cô Sơn chiếm diện tích khoảng 200.000 m² và 3 đảo là Hồ Tâm Đình, Tiểu Doanh Châu, Nguyễn Công Đôn. Tên gọi “Tây Hồ” cũng được sử dụng cho một số hồ khác ở Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Nhật Bản với hồ Saiko, Việt Nam với Hồ Tây. Theo thống kê của Lonely Planet, có 800 hồ ở Trung Quốc với tên gọi này. Tuy nhiên, Tây Hồ ở Hàng Châu nổi tiếng nhất do đó tên gọi này thường chỉ áp dụng cho hồ này. Mười cảnh đẹp của Tây Hồ: Mười cảnh đẹp của Tây Hồ (西湖十景-Tây Hồ thập cảnh), mỗi phong cảnh này đều được đánh dấu bằng một cái bia với tên gọi được chính hoàng đế Càn Long nhà Thanh viết theo kiểu thư pháp, là: • 苏堤春晓-Tô đê xuân hiểu: Buổi sáng mùa xuân trên đê Tô • 柳浪闻莺-Liễu lãng văn oanh: Chim oanh hót trong bụi liễu • 花港观鱼-Hoa cảng quan ngư: Xem cá tại ao hoa • 曲院风荷-Khúc viện phong hà: Hương sen thổi nhẹ tại sân cong • 南屏晚钟-Nam Bình vãn chung: Chuông chiều ở núi Nam Bình • 平湖秋月-Bình hồ thu nguyệt: Trăng mùa thu trên hồ yên bình • 雷峰夕照-Lôi Phong tịch chiếu: [Tháp] Lôi Phong trong ánh sáng buổi chiều • 三潭印月-Tam đàm ấn nguyệt: Ba đầm nước phản chiếu ánh trăng • 断桥残雪-Đoạn kiều tàn tuyết: Tuyết còn sót lại trên cầu gãy • 双峰插云-Song phong sáp vân: Hai ngọn núi đâm vào mây Tây Hồ trong văn hóa: Tây Hồ được cho là sự hóa thân của Tây Thi, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa thời Trung Quốc cổ đại. Kể từ thời cổ đại, Tây Hồ đã gắn liền với nhiều nhà thơ lãng mạn, nhà triết học thâm thúy, các vị anh hùng dân tộc. • Nhà triết học Cát Hồng thời Đông Tấn đã tu luyện các phép thuật Đạo giáo và viết ra công trình triết học nổi tiếng nhất của ông là Bão Phác Tử (抱朴子) tại khu vực núi xung quanh Tây Hồ. • Nhà thơ Lạc Tân Vương thời Đường đã ẩn dật tại Linh Ẩn tự. • Nhà thơ kiêm thứ sử thời Đường Bạch Cư Dị đã cho xây dựng con đê đầu tiên, ngày nay gọi là đê Bạch. • Nhà thơ kiêm thứ sử thời Tống Tô Đông Pha, đã nạo vét hồ và cho xây dựng đê Tô, biến nó trở thành một phong cảnh đẹp khác của Tây Hồ. Ông cũng là người nghĩ ra một loại thực đơn đặc biệt để chế biến thịt lợn với tên gọi trong thực đơn là 東坡肉 (Đông Pha nhục), bằng tiếng Anh là Dongpo pork. Món thịt lợn kiểu Đông Pha này là thực đơn trong mọi khách sạn ở Hàng Châu. • Anh hùng dân tộc Trung Hoa thời Tống là Nhạc Phi cũng đã được mai táng gần Tây Hồ. • Một nhà văn thời cuối Minh đầu Thanh là Trương Đại, đã viết các tác phẩm lớn về Tây Hồ, như trong Đào Am mộng ức (陶庵梦忆), và toàn bộ cuốn sách Tây Hồ mộng tầm (西湖梦寻). Ấn Tượng Tây Hồ: “Ấn Tượng Tây Hồ” là chương trình nghệ thuật ngoài trời đặc sắc với sân khấu trên mặt nước Tây Hồ và do đạo diễn Trương Nghệ Mưu dàn dựng. Các thủ pháp độc đáo đã được Trương Nghệ Mưu sử dụng cùng với hiệu ứng âm thanh ánh sáng hiện đại và hàng trăm diễn viên múa trên nền của các câu chuyện, truyền thuyết xa xưa của Hàng Châu và trong khung cảnh của Tây Hồ thơ mộng, đã dẫn dắt người xem như bị cuốn hút vào các câu chuyện xưa và như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh mà chỉ ở Trung Hoa mới có. Khán đài được thiết kế đặc biệt sao cho mỗi chỗ ngồi đều có thể nhìn toàn bộ cảnh diễn và cả cảnh Tây Hồ về đêm. ‘Ấn tương Tây Hồ” qua tài nghệ của đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu đã thu hút rất nhiều du khách đến Hàng Châu không những chỉ để thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh mà còn đến với đêm diễn sôi động, huyền ảo đầy màu sắc. Lôi Phong Tháp: Lôi Phong Tháp nằm ở phía Nam của Tây Hồ. Lôi Phong Tháp buổi chiều về (Lôi Phong Tịch Chiếu) là một trong mười thắng cảnh xưa của Tây Hồ. Tháp xưa được xây dựng để thờ xá lợi Phật, một căn hầm dưới tháp có hòm sắt chứa đựng xá lơi Phật đã được tìm thấy năm 2001. Nhưng trong dân gian, câu chuyện Thanh Xà Bạch Xà gắn với tháp Lôi Phong lại được nhiều người biết đến hơn. Lôi Phong Tháp ngày nay được xây dựng mới hoàn toàn trên nền tháp cũ được giữ lại như một bảo tàng. Tháp có 5 tầng, mỗi tầng là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo thuật lại các câu chuyện xưa. Tháp có thang máy đưa du khách lên tầng cao để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Hàng Châu. Lục Hòa Tháp: Nằm trên đỉnh Nguyệt Sơn nhìn xuống sông Tiền Đường và phía nam Tây Hồ. Tháp Lục Hòa là một kiến trúc cổ thực sự còn lại tương dối nguyên vẹn, được Ngô Việt Vương cho xây dựng lần đầu từ thời Bắc Tống thế kỷ thứ 4, sau này có trùng tu vào thời nhà Minh, nhà Thanh. Tháp có hình bát giác cao 60m, bên ngoài nhìn như có 13 tầng nhưng bên trong chỉ có 7 tầng. Tháp có tên Lục Hòa vì người xưa xây tháp với mong ước trấn giữ con sông Tiền Đường được bình yên. Trèo lên tháp có thể thấy bao quát được toàn cảnh sông Tiền Đường. Hiện nay cạnh tháp Lục Hòa đã xây dựng thêm một tháp kiểu cổ mang tên Tháp Uyển, vào bên trong Tháp Uyển có thể tham quan hơn 100 tháp cổ của các thời đại và các khu vực khác nhau. Phía bắc của Tháp Hòa Lục còn có Tháp Ứng Huyện Mộc (tháp được xây dựng theo mô hình tháp cổ của Đài Loan). Trà Long Tỉnh – 龍井茶: Trung Quốc có nhiều loại trà, trong đó có 4 loại nổi tiếng nhất: trà Long Tỉnh (ở tỉnh Triết Giang), trà Ô Long, trà Thiết Quan Âm (ở tỉnh Phúc Kiến), trà Phổ Nhĩ (ở tỉnh Vân Nam). Trong các loại danh trà kể trên, trà Long Tỉnh được đánh giá cao nhất, có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm và đậm, xưa kia các bậc vua chúa và quý tộc Trung Quốc thích dùng nhất loại trà này. Trà Long Tỉnh (tiếng Hán giản thể: 龙井茶; phồn thể: 龍井茶, bính âm: lóngjǐngchá, tiếng Anh: Dragon Well Tea) nghĩa là trà giếng rồng, là một loại trà xanh nổi tiếng của Hàng Châu. Hầu như được chế biến bằng tay theo phương thức truyền thống và nổi tiếng vì có chất lượng rất cao. Trà Long Tỉnh được chia thành 7 hạng khác nhau: loại cao cấp, loại đặc biệt, và các loại từ 1 đến 5. Lịch sử: Trà Long Tỉnh được vua Khang Hy thời Mãn Thanh phong là hoàng trà, loại trà biểu trưng cho hoàng đế. Cũng có tương truyền, vua Càn Long từng ghé thăm một vườn trà Long Tỉnh. Thoạt đầu khi thử trà, vua Càn Long chưa ấn tượng… nhưng rồi một lúc sau ngài cảm thấy hậu vị thanh ngọt ngấm trong cổ và rất thích. Cũng từ đó trà Long Tỉnh trở thành phẩm vật tiến cung… Tên của trà theo truyền thuyết cũng do vua Càn Long đặt, khi ông nhìn xuống một giếng nước gần đó và thấy bóng của cây trà lung linh dưới nước, giống hình 1 con rồng đang bay lượn trong giếng, nên Càn Long đặt tên là Long Tỉnh Trà. Ngày nay, trà Long Tỉnh trở thành một thứ trà rất thời thượng của dân uống trà. Nó cũng vẫn thường được coi là quốc trà của Trung Quốc và là loại đồ uống yêu thích của các nhà lãnh đạo Trung Quốc; đồng thời cũng thường xuyên được dùng để mời các vị khách quý cấp quốc gia. Thôn Long Tỉnh: Thôn Long Tỉnh nằm ở ngoại ô phía tây nam Hàng Châu, là nơi tập trung nhất ở Trung Quốc trồng loại trà nổi tiếng này. Đây là một vùng đồi núi, chen lẫn vào giữa là những cánh đồng nhỏ trồng cây trà. Hai bên đường đi vào trung tâm thôn Long Tĩnh, có rất nhiều trà thất, trà quán, xen lẫn những ngôi nhà khang trang của những nông hộ trồng trà. Tuy gọi là thôn, nhưng so với trung tâm thành phố Hàng Châu, ngoại trừ không có những tòa nhà cao tầng, thì đường sá nhà cửa ở đây xinh đẹp và khang trang còn có phần hơn. Vào dịp cuối tuần, người dân thành phố ra đây để mua trà hay thưởng thức trà rất đông, xe hơi đậu dài dài hai bên đường cả hàng cây số. Thu nhập của người nông dân trồng trà vùng này thuộc loại cao nhất Trung Quốc, chủ yếu do giá trà rất đắt, một ký khoảng 1.200 nhân dân tệ (gần 2,5 triệu đồng). Trà Thánh Trung Quốc: Du khách đến Long Tĩnh, nơi đến thăm chủ yếu là trà thất của Mai gia (gia tộc họ Mai). Đây là một khu rộng lớn, gồm nhiều nhà ngang dãy dọc, có bãi đậu xe, kho dự trữ, nơi tiếp khách, quán uống trà. Đứng trước cửa trà thất, có thể nhìn bao quát cả phong cảnh chung quanh, những cánh đồng trà từ chân đồi lên đến các sườn đồi thoai thoải, đằng sau là những dãy núi mờ ảo trong sương sớm. Phong cảnh đúng như trong những bức tranh thuỷ mặc của Trung Hoa. Bước vào khuôn viên trà thất, đập vào mắt du khách là một bức tượng đồng sừng sững ở giữa sân, với dòng chữ khắc ở bệ pho tượng: Trà Thánh Lục Vũ. Nói đến văn hoá trà, không thể không nhắc đến Lục Vũ. Ông là người đọc nhiều, hiểu xa, giao du rộng rãi, xuất du nhiều lần ở lưu vực sông Hoài và hạ lưu sông Trường Giang, đặc biệt là những vùng nổi tiếng về sản xuất trà tại miền đông Triết Giang (trong đó có Long Tĩnh). Ông nghiên cứu khảo sát tỉ mỉ cách trồng trọt, bảo dưỡng, hái trà, cách sao chế và nghệ thuật uống trà. Từ quá trình khảo sát đó, ông viết cuốn Trà kinh, được đánh giá là bộ sách về trà hoàn bị nhất của Trung Quốc và cũng là bộ sách chuyên môn về trà đầu tiên trên thế giới. Ngoài quyển Trà kinh, Lục Vũ còn viết cuốn Trà ký và cuốn Cổ chữ sơn ký (nội dung phần lớn liên quan đến trà). Tiếc rằng hai bộ sách này đã thất lạc, chỉ có Trà kinh là còn lại đến ngày nay. Từ hơn nghìn năm nay, phong cách uống trà do Lục Vũ đề xướng đã được phổ biến khắp Trung Quốc. Các trà quán, trà thất đều thờ phụng ông, tôn ông là trà thánh, trà thần, trà tiên. Đặc trưng: Trung bình mỗi hộp trà Long Tỉnh có khoảng 25.000 đọt lá. Người ta thường phải hái trà vào buổi sáng. Công việc sấy trà cũng rất khác biệt, người làm công việc này không dùng bất kỳ một dụng cụ nào ngoài hai bàn tay của họ. Khi được ngâm vào nước, lá trà Long Tỉnh sinh ra màu vàng xanh lá cây, mùi thơm dịu, vị đậm, có chứa Vitamin C và Axít amin. Trà Long Tỉnh hương thơm đậm, ngọt, nước trà màu vàng nhạt ánh xanh, vị ngọt bùi giống như hạt dẻ hoặc lá cải phơi khô. Dư vị ngọt và bền. Các loại trà Long Tỉnh: • Tây Hồ Long Tỉnh: Là loại tiêu chuẩn theo quy ước tên gọi, bởi Tây Hồ là nơi loại trà đặc thù này phát triển. Loại trà Long Tỉnh này được xếp vào một trong những loại trà nổi tiếng Trung Quốc, sinh sôi và phát triển trong một vùng xác định rộng khoảng 168 km² ở tỉnh Chiết Giang gần Tây Hồ. Trong lịch sử, Long Tỉnh Tây Hồ được chia làm 4 loại cho 4 vùng nhỏ hơn là : Sư (Sư Tử), Long (Rồng), Vân (Mây), và Hổ. Nhưng theo thời gian, sự phân biệt này dần bị quên lãng, cho đến hiện nay được sửa lại thành các loại trà Sư Phong Long Tỉnh, Mai Gia Long Tỉnh và tên gọi chung là Tây Hồ Long Tỉnh. Tuy nhiên giới sành điệu vẫn xem loại trà Sư Tử là “crème de la crème”, thượng hảo hạng. + Sư Phong Long Tỉnh: Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh, được trồng ở đỉnh Sư Tử. Loại trà này được đánh giá là loại trà có chất lượng cao nhất Trung Quốc; có vị tươi, hương thơm nồng và lưu lại rất lâu, có sắc xanh hơi vàng. Vị tươi mát, hương thơm đậm và bền. Lá trà dẹp, màu xanh nhạt. Một số người làm trà không đứng đắn đã làm giả màu trà này để bán trà với giá cao. + Mai Gia Ô Long Tỉnh: Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh. Loại trà này nổi tiếng với màu xanh ngọc bích rất hấp dẫn. Những hàng trà đầu tiên năm 2005 có thể được bán với giá 6000 Nhân dân tệ 1 kg trực tiếp từ người trồng. • Long Tỉnh trước Thanh Minh: Loại trà được uống vào những tháng đầu tiên trong năm trước tiết thanh minh. Được làm từ những ngọn trà rất non hái trước tiết Thanh minh, ngày 5 tháng 4 hàng năm. Chu trình chế biến diễn ra rất ngắn, chỉ trước Thanh minh hàng năm 10 ngày. Trà được hái sau thời điểm này là loại trà thuộc cấp thấp tên là Vũ Tiền Long Tỉnh (雨前龍井) – Long Tỉnh trước mưa. Trong 10 ngày ngắn ngủi, những nhánh trà non trên đỉnh cây trà sẽ chỉ được hái bởi những người hái có kinh nghiệm, sau đó được chế biến rất đặc biệt; do đó, Long Tỉnh trước Thanh Minh luôn đắt hơn những loại trà Long Tỉnh thông thường. • Bạch Long Tỉnh: Không phải là một loại trà Long Tỉnh thật sự nhưng có những nét giống đặc tính thông thường của Long Tỉnh. Loại trà này có xuất xứ từ An Cát, thuộc tỉnh Chiết Giang. Được chế biến từ những năm 80 thế kỷ trước từ một loại cây trà trắng và do đó rất khác thường, nhiều người nói răng nó chứa hàm lượng Axít amin cao hơn các loại trà xanh thông thường. • Tiền Đường Long Tỉnh: Loại trà này sinh trưởng ngày ngoài vùng loại trà Tây Hồ Long Tỉnh sinh sống, tại Tiền Đường. Loại trà này không cao cấp bằng loại trà Tây Hồ. Linh Ẩn tự: Chùa Linh Ẩn, còn có tên là Vân Lâm, nằm trong thung lũng cây cối xanh tươi với nhiều thạch động ở vùng núi phía Tây Bắc của Tây Hồ cách trung tâm thành phố Hàng Châu khoảng 7 km. Chùa được xây lần đầu vào năm 326 AD (năm thứ nhất đời vua Tây An Hy (Xianhe) triều Ðông Tấn (Eastern Jin, 317-420AD) do thiền sư Lý Công từ Ấn Ðộ đi bộ sang Trung Hoa giảng kinh. Ông thấy đỉnh núi giống như Thiên Tử Sơn bên Ấn Ðộ nên cho rằng Thiên Tử Sơn đã bay qua đây nên đặt tên núi là Phi Lai Phong và tên chùa là Linh Ẩn có nghĩa là nơi ẩn cư của các vị tiên linh. Chùa Linh Ẩn là ngôi chùa Thiền Tông lớn nhất miền Hoa Ðông và là một trong 10 cổ tự nổi tiếng của Trung Hoa, đứng thứ nhì chỉ sau chùa Bạch Mã ở Lạc Dương. Trong vùng núi quanh chùa có 345 tượng Phật điêu khắc trên vách núi đá, những tượng này được khắc trong 3 thời kỳ từ Ngũ Ðại kế đến nhà Tống và nhiều nhất là thời nhà Nguyên. Núi Phi Lai Phong: Phật Ngọc tự Nằm trên đường Giang Ninh, về phía tây thành phố Thượng Hải sầm uất và phát triển từng ngày, là chùa Phật Ngọc yên tịnh đã có từ ngàn năm. Chùa Ngọc Phật là ngôi chùa lớn, nổi tiếng ở Thượng Hải và trên thế giới. Lịch sử Năm 1882 vua Quang Tự đời Thanh, Huệ Căn Đại sư ở Phổ Đà sơn sang Ấn Độ lễ Phật tích, đi ngang qua Myanmar được cư sĩ Trần Quân Phổ và Quốc vương xứ này giúp đỡ và tạc được năm tượng Phật bằng ngọc trắng. Khi chở về đến Thượng Hải thì thiếu phương tiện để vận chuyển tất cả tượng Phật ra Phổ Đà sơn (thuộc quần đảo Chu Sơn). Thấy vậy người dân nơi đây mới nói với Huệ Căn Đại sư rằng dân chúng Thượng Hải có duyên với Phật Ngọc và thỉnh cầu để Phật Ngọc ở lại. Đại sư cũng đồng ý và để lại một tượng Phật ngồi và một tượng Phật nằm. Từ đó, dân chúng nơi đây xây chùa, thỉnh Phật ngọc về thờ cúng. Tiếng lành đồn xa, hàng năm dân từ khắp nơi lần lượt hành hương về đất này để được chiêm ngưỡng hai tượng Phật ngọc quý giá. Phật Ngọc tự được xây dựng vào năm 1898 rộng 33 mẫu với 72 gian theo phong cách kiến trúc đời Tống với kết cấu hài hòa, đường nét nhu nhuyễn. Theo thứ tự trục giữa của chùa là điện Thiên Phật, Đại Hùng Bảo Điện, lầu Ngọc Phật. Kiến trúc hai bên là Ngọa Phật Đường, Quan Âm Điện và Trai đường. Nhưng vào năm 1918 hỏa hoạn xảy ra, chùa bị cháy nhiều phần. Sau đó, chùa được tu sửa và xây mới như những gì chúng ta thấy ngày nay. Tượng Phật: Ngọc Phật ngồi nhập định là tượng Phật Thích Ca bằng ngọc trắng, được khắc từ một khối cẩm thạch, có nạm kim cương và đá quý ở sâu bên trong. Tượng cao 1,9m, rộng 1,3m, nặng hơn 1 tấn, đặt ở Ngọc Phật Lầu. Điện này được cất bằng thứ gỗ đen bóng, trần chạm trỗ hoa văn cầu kỳ, công phu. Hai bên có những tủ thờ dùng để trưng bày hơn 7.000 quyển Đại Tạng kinh được khắc bằng gỗ từ đời Thanh. Ngọc Phật nằm được đặt ở Ngọa Phật đường, nằm về hướng Tây. Tượng Phật Thích Ca nằm trong thế nhập niết bàn được làm bằng cẩm thạch trắng dài 96 cm. Với chất liệu ngọc nguyên thanh, đẹp và sáng cùng nghệ thuật điêu khắc tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, tượng Phật với dáng vẻ an nhiên, nghi dung siêu thoát, sáng đẹp lạ thường. Đến Phật Ngọc tự để được ngắm nhìn hai tượng Phật Ngọc, cảm giác thật an lành và thanh thoát. Ngoài ra, chùa còn có nhiều văn hoá phẩm Phật giáo quý giá từ đời Bắc Ngụy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Một Phật học viện Thượng hải cũng được xây dựng ở đây nhằm là nơi đào tạo tăng tài gìn giữ và phát huy tinh hoa Phật học. Các danh thắng khác: Ngạc Vương miếu: Nhạc Phi được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc. Mộ của ông được xây dựng nguy nga ở bên bờ Tây Hồ, Hàng Châu, gọi là Ngạc vương miếu. Những Hán gian như Tần Cối, Vương thị, Vạn Sĩ Tiết được đúc thành tượng sắt quỳ trước Ngạc vương, bị người Trung Quốc nguyền rủa. Còn Nhạc Phi lại được sự ngưỡng mộ và viếng thăm không ngớt của nhân dân. Mộ của ông được sửa chữa nhiều lần và được xây lại như hiện nay năm 1715 dười thời nhà Thanh và được sửa chữa toàn bộ vào năm 1979. Vạn Tùng Thụ Viện: Được thành lập năm 1498 thời nhà Minh, Vạn Tùng Thụ Viện xưa là một trong bốn học viện lớn ở Hàng Châu thu hút nhiều học trò vùng Triết Giang và Giang Nam. Trong 500 năm, trường là nơi sản sinh nhiều nhân tài cho vùng Giang Nam và cho cả nước. Đây cũng là nơi gặp gở của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài trong câu chuyện tình của Trung Quốc. Mộ Võ Tòng: Võ Tòng (Võ Nhị Lang, cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12), người nổi tiếng vì đã tay không giết hổ trên đồi Cảnh Dương, một trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Ngôi mộ đã bị phá hủy trong Cách mạng văn hóa, được xây dựng lại năm 2004. Nhà cổ Hồ Tuyết Nham: Nằm ở phố Nguyên Bào, Hàng Châu. Là một di tích trong khu phố cổ Thanh Hà Phường. Hồ Tuyết Nham (1823-1885) là thương gia giàu nhất Hàng Châu cuối thế kỷ 19. Phủ của ông được xem là lớn và xa hoa nhất thời đó, có vườn cảnh, hang động nhân tạo, lầu các. Sự nghiệp làm ăn của ông là cả một huyền thoại. Ông xuất thân là một người nghèo ở tỉnh An Huy, đến Hàng Châu giúp việc cho một ngân hiệu (một kiểu ngân hàng ngày nay). Sau này ông có ngân hiệu riêng và mở rộng kinh doanh đến nhiều lĩnh vực khác bao gồm Khánh Dư đường (tiệm thuốc Hồ Khánh Dư). Đường hướng kinh doanh của ông đến ngày nay vẫn còn hợp thời. Một loạt tư tưởng “chân thực”, “đúng giá”, “chọn mua hàng tốt”, “bào chế hàng thật”, “vì chữ tín”, “cội nguồn đời sống” mà ông triển khai trong Khánh Dư đường, đều là cách thức hiện đại rất có lợi cho công việc, lấy chữ tín để lập nghiệp. Ngay đến “quảng cáo nhân tâm” cũng là sáng tạo của Hồ Tuyết Nham. Ông còn được tiến cử làm quan trong triều đình nhà Thanh. Sách về sự nghiệp của ông đã được xuất bản tại Trung Quốc và được dịch ra tiếng Việt.
Posted on: Tue, 23 Jul 2013 03:17:04 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015