10 mẹo để có lương cao 4 months ago by admin 0 Bạn - TopicsExpress



          

10 mẹo để có lương cao 4 months ago by admin 0 Bạn tới phỏng vấn xin việc, bạn khiến người phỏng vấn ấn tượng bởi các ưu điểm, kỹ năng và sự hăng hái của mình, và giờ đây, bạn được họ gọi lại để tham gia phỏng vấn đợt hai. Bạn biết họ muốn thuê mình. Vấn đề là bạn muốn nhận được lương cao hơn mức mà họ sẵn sàng đề nghị. Làm thế nào để bạn thuyết phục được người ra quyết định đề nghị cho bạn một mức lương khởi điểm cao hơn mà không phải mạo hiểm đánh mất công việc đó? 1- Tự mình tìm hiểu Bạn hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về thang lương của công ty muốn thuê bạn. Hãy xem thêm mức trung bình trong ngành nữa. Bạn có thể khao khát một sự nghiệp tại một hãng hàng không lớn, nhưng nếu công ty có chính sách tuyển dụng từ bên trong, bạn có thể cần phải chấp nhận vị trí cấp thực tập. Các rào cản từ công đoàn có thể giới hạn mọi mức thay đổi lương, cho dù bạn tốt nghiệp từ trường đại học nào, với bằng cấp nào đi chăng nữa. Trong nghiên cứu của mình, bạn cần phải có một ý niệm rõ ràng về các kỳ vọng mức lương tối thiểu của mình bằng bao nhiêu. Hãy tính trước và quyết định đầu là điểm phá vỡ cơ hội. Không có lý gì bạn lại đi phí phạm thời gian của mình và cả của công ty khi họ phỏng vấn ứng viên cho một công việc lương thấp trong công ty hoặc trong ngành mà mức lương không được như bạn muốn. 2- Đừng có ra giá trước Hãy để trống câu hỏi về mức lương kỳ vọng trên mẫu đăng ký và đừng có nhắc tới mức lương trong thư giới thiệu của bạn. Bạn muốn vượt qua vòng khảo sát đăng ký để “được xét” hồ sơ mà người khác không nghĩ bạn đang kỳ vọng mức lương quá cao. Bạn cũng không muốn tự khóa mình ở một mức đề nghị $55,000/năm trong khi người ra quyết định có đủ ngân sách để sẵn sàng đề nghị bạn mức $70,000 đâu. 3- Hiểu giá trị của mình Hãy coi bạn đang ở một vị thế có quyền lực. Nếu bạn đang ở khu vực có cầu lao động cao, bạn có lợi thế. Hãy hướng sự chú ý vào điều đó, nhưng cẩn thận đừng nhấn mạnh quá nhiều vào nó. Tránh cư xử tỏ ra tự tin quá mức hay tới mức kiêu ngạo. Nếu nói bạn có phỏng vấn ở các công ty khác cũng được thôi, nhưng đừng cố ép buộc họ phải đưa ra quyết định có lợi. 4- Hãy để công ty tự đưa ra vấn đề đàm phán lương Hãy tránh là người đầu tiên nêu ra câu hỏi về lương. Hãy nói với họ rằng bạn rất muốn được có một sự nghiệp có lợi cho hai bên cùng với công ty và bạn chắc rằng bạn có thể thỏa thuận được mức đền bù có thể chấp nhận được. Nếu bạn bị dồn vào chân tường, hãy đưa ra khoảng lương của mình, nhưng phải nói rõ rằng “có thể thảo luận thêm.” Đừng có nói lằng nhằng, chỉ nói điều mà bạn phải nói, sau đó hãy im lặng và lắng nghe. 5- Nhấn mạnh đến các lợi ích từ những kỹ năng của bạn Khi họ hỏi về công việc trước đây của bạn, hãy mô tả những thành tựu mà bạn đã đạt được. Lượng hóa thành công của bạn bằng những chỉ tiêu như chi phí tiết kiệm được, năng suất tăng lên và đóng góp chung vào công ty. Điều này sẽ giúp người phỏng vấn nhận ra những ích lợi từ việc có bạn trong nhóm của họ, và sẽ giúp đẩy cao đề nghị mức lương hơn. Nếu bạn từng được thưởng hiệu quả hoặc được thưởng khuyến khích, hãy nhắc tới điều đó để họ nhìn nhận bạn như một người đạt được thành tựu, một ứng viên xứng với số tiền bỏ ra. 6- Đứng nháy mắt Hãy lắng nghe đề nghị được đưa ra. Khi người phỏng vấn hoặc ông chủ mới tương lai của bạn nhắc tới một con số lương, hãy gật đầu để thể hiện bạn đang xem xét nó, nhưng phải giữ im lặng. Nếu họ đang trả thấp cho bạn, con số có thể sẽ tăng rất nhanh chỉ sau một vài phút xem xét đó. 7- Hãy hợp lý Từ nghiên cứu của mình, bạn biết mức đề nghị là thấp. Bạn đếm gì vậy? Nếu bạn chọn 10%, bạn có thể phải chấp nhận mức còn 5% mà thôi. Đừng có tỏ ra đối đầu. Bạn sẽ phải chịu rủi ro mất cơ hội làm việc này đấy. Họ có thể sẽ gọi lại cho bạn để thỏa thuận lại mức lương khởi đầu, hoặc có có thể đóng hồ sơ của bạn và thuê ai khác nếu họ cảm thấy bạn quá tham lam, cứng đầu hay đòi hỏi quá nhiều. 8- Hãy linh hoạt Nếu bạn muốn công việc này, hãy xem xét thỏa thuận bắt đầu tại mức lương mà họ đề nghị, miễn là họ có đề nghị thưởng thêm đối với một số thành tựu nhất định. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để xác định chúng. Tiền là quan trọng, nhưng hãy xem xét tới toàn bộ gói thù lao. Hãy đàm phán về các ích lợi và phụ cấp khác và thỏa thuận bằng văn bản. Hãy hỏi về tần suất tăng lương có thể có. Như với mọi quá trình đàm phán, mục tiêu của bạn là tạo ra một tình huống mà cả hai bên đều có lợi. 9- Biết mức lương kỳ vọng tối thiểu của bạn Nhà tuyển dụng kỳ vọng đàm phán mức lương với nhân viên mới, nhưng bạn phải biết trước rằng việc đàm phán sẽ kéo dài tới đâu. Và nếu bạn thấy công ty triển vọng không thể đạt khoảng lương tối thiểu của mình, đừng xấu hổ mà hỏi về các gói lợi ích cho nhân viên hoặc nếu không thì hãy từ chối đề nghị. 10- Dự báo các lợi ích khác Nếu bạn không nhận được mức lương mà bạn đang kỳ vọng, đừng tuyệt vọng bởi công ty chỉ là áp dụng mức lương htấp và phải duy trì đúng ngân sách. Hãy hỏi về cơ hội tăng lương trong công ty và khả năng lương tăng đến mức cuối cùng.
Posted on: Thu, 03 Oct 2013 16:41:04 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015