Các cầu thủ bóng đá được nhiều người biết - TopicsExpress



          

Các cầu thủ bóng đá được nhiều người biết đến của quê hương Quỳnh Lưu 1/ Lê Công Vinh Lê Công Vinh (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1985 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) là một cầu thủ bóng đá Việt Nam. Anh đang thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An và là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Sự nghiệp: Trước khi tham gia đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam (từ 2004 đến nay), Lê Công Vinh cũng đã tham gia các đội tuyển quốc gia U20 (từ 2001 đến 2003) và U23 (từ 2003 đến nay). 2008 Theo VnExpress, Lê Công Vinh sẽ chuyển sang đội bóng đá Thể Công từ đầu năm 2009. Thể Công phải trả cho Vinh từ 6 đến 8 tỷ đồng và mức lương hàng tháng từ 40 đến 50 triệu đồng.[1] Thành tích: Với đội tuyển Việt Nam Hạng ba giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2007 Vô địch Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2005; hạng nhì 2004; hạng ba 2006 Hạng nhì King Cup 2007 Danh hiệu cá nhân Quả bóng vàng Việt Nam năm 2004, 2006, 2007; Quả bóng Bạc năm 2005, Vua phá lưới Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2004 Vua phá lưới Cúp bóng đá Việt Nam 2004 Cầu thủ xuất sắc nhất của Liên đoàn bóng đá Việt Nam 2004 __________________ 2/ Văn Sỹ Hùng Văn Sỹ Hùng (quê quán: Quỳnh Lưu, Nghệ An; sinh năm 1970 tại Thanh Hóa) là một cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam. Văn Sỹ Hùng từng tham gia đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam và được xem là một trong những cầu thủ nổi bật của bóng đá Việt Nam trong giai đoạn 1995-2005. Trong sự nghiệp cầu thủ, Văn Sỹ Hùng chủ yếu chơi cho câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An và giành nhiều danh hiệu với câu lại bộ này. Sự nghiệp: Sinh ra một gia đình bóng đá gồm bố - ông Văn Sỹ Chi - là cựu cầu thủ bóng đá của đội tuyển Việt Nam cũng như đội Thể Công và các em trai Văn Sỹ Sơn, Văn Sỹ Thủy và Văn Sỹ Linh đều là các cầu thủ khá nổi tiếng, Văn Sỹ Hùng chơi bóng đá từ nhỏ. Năm 16 tuổi (1986), đội bóng đá Phòng không không quân đã tuyển Văn Sỹ Hùng vào lớp năng khiếu. Tuy nhiên, đội bóng này bị giải thể và Văn Sỹ Hùng tham gia quân đội với nhiệm vụ cảnh vệ cho đến năm 1989. Từ năm 1990 đến năm 1992, Văn Sỹ Hùng thi đấu cho đội Công an Thanh Hóa. Sau đó 1 năm, Văn Sỹ Hùng chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An tới tận năm 2002. Với đội bóng này, Văn Sỹ Hùng đã 2 lần vô địch Việt Nam (1999-2000 và 2000-2001), 2 lần giành cúp bóng đá Việt Nam (2001, 2002), 3 lần giành Siêu cúp bóng đá Việt Nam (2000, 2001, 2002) và vô địch giải mùa xuân năm 1999. Tháng 9 năm 2002, Văn Sỹ Hùng chuyển đến câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai và một lần nữa giành chức vô địch quốc gia. Cuối năm 2003, Văn Sỹ Hùng xin nghỉ thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai vì lý do sức khỏe nhưng chỉ 4 tháng sau (tháng 4 năm 2004), Sỹ Hùng có tên trong danh sách thi đấu của đội bóng đá Khách sạn Khải Hoàn ở giải hạng Nhất[1]. Tháng 12 năm 2006, Văn Sỹ Hùng trở thành huấn luyện trưởng câu lạc bộ Vinakansai Ninh Bình[2] nhưng cũng chỉ được hơn 3 tháng do kết quả thi đấu kém[3]. 3/ Nguyễn Huy Hoàng Nguyễn Huy Hoàng (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1981 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) là một cầu thủ bóng đá Việt Nam. Anh đang thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An và từng là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Sự nghiệp: Đầu tháng 3 năm 2007, Nguyễn Huy Hoàng tuyên bố từ giã đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vì lý do chấn thương[1]. Tuy nhiên, anh đã quay trở lại đội tuyển sau khi được huấn luyện viên Alfred Riedl và câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An động viên. Sau trận tứ kết Cúp bóng đá châu Á 2007 tại Băng Cốc, Huy Hoàng mổ lần nữa quyết định từ giã đội tuyển. Thành tích: Với đội tuyển Việt Nam Hạng nhì Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2002 Hạng nhất Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2003 Hạng ba giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2007 Hạng nhì King Cup 2007 Với Sông Lam Nghệ An Vô địch Việt Nam 2001 Vô địch Siêu cúp bóng đá Việt Nam 2001 Danh hiệu cá nhân Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2001 Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất U18 Việt Nam 1999 4/ Thủ môn Dương Hồng Sơn Dương Hồng Sơn-Thần gác đền tin cậy : Thực ra không phải đến thời điểm này tài năng thủ môn Dương Hồng Sơn(DHS) mới được phát lộ,và bản thân tôi cũng không bất ngờ trước khả năng DHS mà bởi có vẻ như Hồng Sơn quá đen trong sự nghiệp thi đấu của mình! DHS là thủ môn được đào tạo cơ bản từ lò Sông Lam,sinh năm 1982,lần đầu tiên ra mắt chính thức là giải thiếu niên toàn quốc cúp Pépsi 1997,hồi đó tôi đã lập tức ấn tượng mỗi thủ môn HS là "lì",phản xạ cực nhanh,góp phần giúp đội U14 Nghệ An năm đó đoạt chức vô địch sau trận thắng ngay trên sân Hàng Đẫy trước chủ nhà HN.Một năm sau tại VCK U16 toàn quốc tổ chức tại Vinh,DHS tiếp tục thể hiện tài năng khi cùng SL vô địch.Nhưng tài năng DHS lập tức bị quên lãng cũng bởi vào thời điểm Sông Lam Nghệ An bắt đầu gặt hái thành công trong hai mùa liên tiếp 1999-2000,2000-2001 có sự xuất hiện thủ môn Võ Văn Hạnh(QBV mùa bóng 2000-2001)từ Phú Yên chuyển về,rồi nổi lên của Nguyễn Thế Anh từ QK4về SL.Dương Hồng Sơn bị cho Hoà Phát mượn.Nhưng nhờ tài năng HS vẫn được gọi vào Đội tuyển U20 QG dự giải U21ĐNA 2001 và thi đấu xuất sắc.Mùa bóng 2002,những tưởng cơ hội đã đến khi 2 thủ môn xuất sắc rời đội là Võ Văn Hạnh về HAGL,và Thế Anh về NHĐA với giá kỷ lục bấy giờ gần 1tỷ,DHS được gọi về Sông Lam và được bắt chính,và ngay lập tức được gọi vào ĐTQG chuẩn bị Tiger cup.Nhưng 1 vết đen trong sự nghiệp của HS trong trận BK Cúp QG mùa đó,trên sân Vinh,gặp Thể Công,DHS đã đấm thẳng vào mặt 1 cầu thủ và bị cấm thi đấu 5 tháng và chuyển xuống đội trẻ!Tôi tưởng sau sự kiện này sự nghiệp HS sẽ chấm dứt.Nhưng vẫn theo dõi những bài báo về cầu thủ này. Khi được quay trở lại,Hồng Sơn nhanh chóng thể hiện tài năng của mình nhưng dường như duyên với ĐTQG luôn quay mặt lại,những lần được gọi tập trung chuẩn bị giải HS luôn bị dính chấn thương.Và ở ĐTQG còn một rào cản nữa đó là Nguyễn Quang Huy,với 1 HLV bảo thủ như Ridle thì vị trí TM là không thay đổi. 1.2 năm vừa qua,bóng đá VN cũng rất ít đá giải quốc tế,chủ yếu là đội U23 nên cơ hội chưa đến với DHS.Chỉ đến năm nay khi đến tuổi 25,có thể là chưa quá muộn cho thủ môn,nhưng đã quá dài so với tài năng chưa gặp thời của mình,HS lại có cơ hội sau màn trình diễn xuất sắc trong màu áo TCDK SLNA.Tôi vẫn mong đợi cái đầu bảo thủ Ridle một lần fải nghĩ lại và trao cơ hội cho HS.Trước giải HS vẫn bị coi là số 2 sau Quang Huy.Nhưng cơ hội đã đến và HS đã biết nắm bắt.Màn trình diễn tuyệt vời trong trận tổng duyệt cuối cùng trước Barain đã khiến Ridle fải suy nghĩ,và đã tin tưởng HS.Tôi cho rằng 1 trong những thành công nhất trong chiến tich vừa qua của Ridle chính là đã dám trao cơ hội cho DHS,thủ môn chưa một lần chính thức khoác áo ĐTQG trong một giải đấu chính thức trước đó.Và Ông dã được đền đáp. Biết đâu,DHS với biệt danh "Sơn miền núi" sẽ tiếp tục cống hiến tài năng của mình và làm 1 điều j đó cho lịch sử bóng đá nước nhà và cho những người hâm mộ trong trận đấu sắp tới Thủ môn Dương Hồng Sơn - Siêu dự bị xuất chiêu Trận thắng GĐT-LA đã làm cho anh em cầu thủ hưng phấn hơn. Điều này làm tôi rất phấn khởi vì đã bảo vệ nguyên vẹn mành lưới của SLNA, Hồng Sơn mở lời. Hồng Sơn nói: "Thế Anh được trọng dụng trước hết do sự tin tưởng của BHL của CLB lẫn đội tuyển. Về chuyên môn, anh ấy có nhiều cơ hội thi đấu hơn nên cũng có nhiều kinh nghiệm hơn. Những lần dự bị cho Minh Quang và Văn Hạnh là cơ hội quý để học hỏi các thầy, các bậc đàn anh. Tôi không tự ti cũng không ganh tỵ. Tôi tự nhủ phải học hỏi Thế Anh, tự tin và phấn đấu để được lên bắt chính". - Cái tên Hồng Sơn này trùng với tiền vệ Hồng Sơn rất nổi tiếng, Anh có thích nổi tiếng như thế không? Nổi tiếng ai mà không thích, nhưng quan trọng là cách nổi tiếng. Tôi rất ngưỡng mộ anh Hồng Sơn, tuy tôi không chơi ở vị trí tiền vệ nhưng việc xử lý tình huống thông minh và khôn ngoan của anh là điều tôi cần phải học hỏi. - Luôn phải ngồi ghế dự bị cho Thế Anh từ CLB (SLNA) đến đội tuyển (tuyển Olympic), anh có bao giờ suy nghĩ về điều này? Dĩ nhiên không thể không suy nghĩ. - Còn sau khi Thế Anh ra đi? LIệu anh có lấy điều này làm hân hoan không vì từ đó anh mới có chỗ trong đội hình chính? Cũng một phần nào, chúng tôi có sự bàn bạc và thống nhất trước đó. Tôi và anh ấy đã ngồi với nhau để xác định lại tư tưởng. Nếu anh ấy đi thì tôi ở lại SLNA, còn nếu anh ấy ở lại thì tôi đi. Nhiều lúc tôi rất nản lòng, là cầu thủ mà không được ra sân, cảm giác đó không dễ chịu chút nào. Thế nhưng tôi vẫn cố hết sức vì tự cảm thấy mình chưa là gì cả. Tôi cố nắm bắt tất cả những cơ hội tốt nhất đến với tôi để khẳng định mình. - Vì sao là Thế Anh là không phải anh? Tôi biết có rất nhiều CLB mời anh. Việc anh Thế Anh quyết định ra đi thì tôi không rõ, đó là sự lựa chọn của anh ấy cũng như quyết định của ban lãnh đạo. Theo tôi nghĩ, anh ấy đã cống hiến nhiều cho CLB nên muốn khẳng định thêm ở môi trường mới. ban đầu cùng có nhiều CLB mời tôi như Bình Dương, LG-ACB HN... nhưng tôi chưa đóng góp gì nên phải ở lại. - Còn ở đội tuyển Olympic và lần tập trung ĐTQG lần này, anh cảm nghĩ thế nào? Tại SEA Games 22 vừa qua, tôi chỉ ra sân được đúng 1 trận duy nhất khi đá với Lào. Một trận nhưng tôi đã chơi hết mình và được thầy Riedl khen ngợi, thế là đủ để mọi người nhìn tôi với ánh mắt khác. - Anh có bao giờ được "người ngoài" đặt vấn đề về trận đấu? Chưa bao giờ. Nhưng nếu có tôi dứt khoát trả lời "Không bao giờ". Gia đình tôi thiếu thốn thật, nhưng không vì thế mà tôi bán rẻ danh dự, bán đứng đồng đội. CLB là nhà, là nơi đã giúp tôi có được ngày hôm nay. Tôi là anh cả, phải làm gương để 4 đứa em hãnh diện về tôi.
Posted on: Wed, 17 Jul 2013 07:19:32 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015