Dạo này mình thấy yêu quê hương khủng khiếp ý - TopicsExpress



          

Dạo này mình thấy yêu quê hương khủng khiếp ý :3 "....................Trước đây nghe câu “Dân Thanh Hóa, ăn rau má, phá đường tàu” hay “Ước mơ lớn của người Thanh Hóa, lá rau má to bằng lá sen”, tôi chỉ nghĩ đó là những câu vè vui đặt cho hiệp vần chứ không nghĩ nó mang hàm ý mỉa mai. Thế mà nhiều người vẫn dùng cái câu đó để tỏ thái độ kì thị người Thanh Hóa. Bản thân tôi cũng đã tiếp xúc với một vài người Thanh Hóa, tôi thấy họ cũng bình thường như những người vùng khác thôi. Không biết là tầm nhìn của tôi hạn hẹp hay chính những con người hay kì thị vùng miền ấy có cái nhìn hẹp hòi ích kỉ. Chẳng hay họ đã tiếp xúc được với bao nhiêu người Thanh Hóa hay chỉ nghe những điều không hay về người Thanh Hóa rồi cũng hùa theo kì thị người ta. Tôi có nói chuyện với vài người, thắc mắc tại sao nhiều người không thích người Thanh Hóa thì được nghe những nhận xét đại loại thế này: chơi không đẹp, hay lợi dụng người khác, ghê gớm, ích kỉ,… Ngẫm, đó là những tính xấu điển hình của con người, mà đã là tính xấu đặc trưng thì nó có thể có ở bất cứ con người nào của vùng miền nào, không chỉ riêng Thanh Hóa. Mà tại sao khi nói đến đặc trưng của người dân ở vùng nào đó người ta lại không nhắc đến cái hay, cái tốt của họ mà chỉ nghĩ ngay đến cái xấu? Hồi năm thứ nhất đại học, khi tôi khoe với một người bạn cùng lớp là mới quen một anh người Thanh Hóa thì nhận ngay cãi bĩu môi dè bỉu của bạn ấy, rằng “Người Thanh Hóa không chơi được. Cậu cứ tiếp xúc nhiều đi thì biết”. Tôi đã tiếp xúc nhiều hơn và tôi biết anh bạn đó rất nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tôi cũng chẳng có cái gì để người ta lợi dụng khi kết bạn với tôi cả. Cùng phòng tôi có một cô bạn người Thanh Hóa, ở cùng nhau đã ba năm nay nhưng tôi thấy bạn cũng bình thường, tôi chẳng có lí do gì để ghét bạn ấy cả. Tóm lại là nếu nhận xét về người Thanh Hóa, tôi thấy có mấy ấn tượng như sau: Học giỏi: ở các trường đại học ở Hà Nội, nhìn đâu cũng thấy người Thanh Hóa. Ngay từ trong lịch sử, xứ Thanh đã sản sinh ra bao người tài cho đất nước, nơi đó được mệnh danh là “đất học” – rất đáng khâm phục và học hỏi. Đoàn kết: đi đâu cũng thấy Hội đồng hương Thanh Hóa, nổi trội hơn hội đồng hương nơi khác về số lượng cũng như về chất lượng hoạt động. Gắn với hình ảnh rau má: vì mấy câu vè người ta hay đọc nên vô hình chung nhắc đến Thanh Hóa là tôi lại nghĩ ngay đến hình ảnh cây rau má. Trong những năm tháng đất nước còn đói khổ, người ta phải ăn củ chuối, ăn cám lợn chứ có rau má mà ăn đã tốt. Người ta đói thì người ta ăn rau má, chứ không ăn trộm, ăn cướp, như vậy là đáng khen hay là đáng chê? Cây rau má hay mọc ở ven đường, người Thanh Hóa cũng thường ra đường tàu hái rau nhưng họ không “phá đường tàu” như người ta vẫn nghĩ, sự thật là chưa có đoàn tàu nào đi qua Thanh Hóa mà bị lật vì người dân phá đường tàu cả. Có chăng là trong lịch sử, nhân dân Hoàng Hoắ đã phá đường tàu để ngăn chặn thực dân Pháp chở khoáng sản từ Đông Dương về nước. Ngoài ra, những tính xấu người ta vẫn nói về người Thanh Hóa, tôi thấy đó không phải là nét điển hình của con người tỉnh này bởi nhiều người ở tỉnh khác vẫn có những tính xấu như vậy. Vậy thì vấn đề ở đây không hẳn là vùng miền tạo ra nhân cách con người, nếu nói về người tốt, kẻ xấu thì ở vùng nào cũng vậy thôi. Những định kiến đã khiến người ta dù chưa tiếp xúc đã có ấn tượng xấu với người Thanh Hóa, và khi tiếp xúc rồi thì luôn dè chừng, luôn soi mói những điểm xấu của họ để mà chỉ trích, chê bai. Sao không nhìn thấy mặt tốt của họ? Người Thanh Hóa cũng như những người dân tỉnh khác, họ có lòng tự trọng của mình, họ không bao giờ muốn người khác xúc phạm con người họ, quê hương họ. Sự phân biệt, kì thị vùng miền nhiều khi còn thể hiện một cách công khai và trắng trợn. Bạn tôi kể có một người bạn đi tìm nhà trọ, sau khi thỏa thuận giá phòng xong xuôi, chủ nhà bỗng trở mặt không cho thuê chỉ vì bạn ấy là người Thanh Hóa. Một cô bạn người Nghệ An thì kể rằng, ở TP HCM có những nơi treo biển tuyển nhân viên nhưng còn mở ngoặc rõ ràng là không tuyển người Nghệ An. Vậy là những định kiến vùng miền cùng tinh thần kì thị rõ ràng không chỉ riêng người Thanh Hóa phải hứng chịu. Tôi thường nghe người ta nói người Nghệ An là “dân cá gỗ”, còn những người ở miền núi như tôi thì là “dân toọc” (dân tộc), “xứ mù”. Không phải là tất cả nhưng một bộ phận người có cái tính ghen ghét, đố kị, kì thị vùng miền: người thành phố kì thị người nhà quê, người đồng bằng kì thị người miền núi, người Kinh kì thị người dân tộc thiểu số, người miền nam kì thị người miền Bắc,…Một cái đất nước không biết đoàn kết mà chỉ toàn đi kì thị nhau thế này thì hỏi lấy đâu ra sức mạnh dân tộc. Xưa cha ông ta đã xả thân vì nước, đã đoàn kết lại để giành độc lập – tự do cho dân tộc là muốn con cháu đời sau biết đoàn kết giữ nước chứ không phải để miệt thị nhau thế này, chẳng phái là tạo cơ hội tốt cho bọn thù trong giặc ngoài phá hoại đất nước hay sao. Vì vậy nên khuyên bạn trẻ nào đang có cái ý nghĩ ghét dân vùng nọ, coi thường người vùng kia thì hãy xem lại quan điểm của mình. Tôi nổi hứng viết ra những dòng này sau khi đọc bài báo “Làm dâu hụt vì là người Thanh Hóa”. Tôi cũng đã từng bị mẹ của bạn trai mình (vốn là người miền Nam) phản đối chỉ vì tôi là dân Bắc Kì, mà trong mắt một bộ phận người miền Nam thì “dân Bắc Kì” có vô số tính xấu và nói chung rất là đáng ghét. Thiết nghĩ, già nửa dân số Việt Nam là nam giới, một nửa dân số thế giới là đàn ông, kiếm đâu chẳng được một tấm chồng. Nhưng một khi danh dự và tự trọng mà để mất thì khó mà kiếm lại. Khuyên các bạn nam hãy biết bảo vệ người phụ nữ mình yêu, đừng để họ phải chịu tủi nhục một cách vô lí như vậy......."
Posted on: Thu, 11 Jul 2013 10:04:35 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015