GIAN NAN CUỘC SỐNG MƯU SINH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT by h@ - TopicsExpress



          

GIAN NAN CUỘC SỐNG MƯU SINH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT by h@ on 04/15/2012 in Hoạt động SốngXanh.vn- Vừa qua, các thành viên trong Câu lạc bộ Doanh nhân Xã hội miền Nam (SSEC) đã có dịp đến thăm Công ty TNHH Mỹ nghệ Sắc Việt (TP. Biên Hòa, Đồng Nai)- cơ sở tranh gạo của anh chị em khuyết tật tỉnh Đồng Nai. Không gian nhỏ hẹp, thế nhưng hơn bao giờ hết các thành viên của SSEC lại cảm thấy rất ấm áp và cả một nghị lực sống căng tràn của những con người trong ngôi nhà này… Sắc Việt – Nơi ươm mầm nghị lực mưu sinh Đoạt giải ý tưởng viết dự án về cơ sở thủ công mỹ nghệ trong cuộc thi của Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD và được hỗ trợ, Công ty TNHH Mỹ nghệ Sắc Việt chính thức được thành lập vào ngày 1/12/2011 do sự góp vốn đầu tư của năm người là: anh Đoàn Minh Hoàng, anh Trần Minh Hoàng, chị Nguyễn Thị Hiên, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền và anh Nguyễn Đức Hiệp Nguyên. Logo Công ty TNHH Mỹ nghệ Sắc Việt được thể hiện bằng tranh gạo Với mong muốn xóa bỏ mặc cảm về những căn bệnh khuyết tật, Sắc Việt thành lập với sứ mệnh tạo sự bình đẳng, nâng cao giá trị cho người khuyết tật thông qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đa dạng, độc đáo, mang tính nghệ thuật. Đây cũng là cơ hội để những người khuyết tật mưu sinh từ những đồng tiền chân chính do mình làm ra. Tận dụng chính không gian ngôi nhà nhỏ của chị Nguyễn Thị Hiên, ở đây đã trở thành điểm hẹn của các anh chị em khuyết tật. Đến đây, họ vừa có cơ hội để làm việc, vừa có không gian để họ chia sẻ, giao lưu với nhau. Bước đầu định hình hướng đi và đang xây dựng nền móng vững chắc trong việc tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật bằng tranh gạo, hiện tại Sắc Việt có 14 thành viên với hai người chuyên về hành chính, marketing và hai người chuyên về thiết kế. Hầu hết các anh em ở đây đều là người khuyết tật được tìm về và đào tạo cơ bản. Đầu tiên, học sẽ được học và tập làm những bức tranh gạo có khổ nhỏ đơn giản. Khi đã thành thạo hơn họ được bắt tay vào làm những sản phẩm khó hơn và làm những sản phẩm đem bán ra thị trường. Nguồn nhân lực của công ty còn ít nên đơn đặt hàng chưa nhiều. Hầu hết là các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp để họ làm quà tặng cho đối tác trong các dịp lễ hoặc cuối năm. Số lượng đơn đặt hàng như thế này thường rất nhiều và đây cũng chính là nguồn doanh thu chính của công ty. Sản phẩm bán ra chưa được nhiều, tay nghề của thợ chưa được đồng đều, chưa được tinh xảo như những người thợ chuyên nghiệp khác, nhưng điều đáng trân trọng là họ đã vượt qua được khiếm khuyết của bản thân để lao động một cách chân chính để nuôi sống bản thân mình. Trăn trở trước những khó khăn Khó khăn về nguồn vốn, nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề, nguồn hỗ trợ… chính là những thử thách mà Sắc Việt đang phải đối mặt. Ở đây, mọi không gian đều được tận dụng, phòng khách vừa là văn phòng, vừa là nơi trưng bày, hai gian nhà sau là nơi tập trung để làm tất cả các công đoạn. anh Đoàn Minh Hoàng cho biết, mở rộng không gian, xây dựng thêm nơi làm việc cho anh em là điều sớm muộn phải làm vì không gian ở đây quá chật hẹp.Tuy nhiên, nguồn vốn để mở rộng và cải thiện cơ sở là điều đáng trăn trở. Điều kiện làm việc còn chật hẹp Đầu ra cho các sản phẩm tranh gạo cũng là điều khiến Sắc Việt gặp nhiều khó khăn. Nguồn tiêu thụ tranh gạo chủ yếu ở đây là các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường này là không thường xuyên. Đối với các sản phẩm nghệ thuật đòi hỏi cần phải có mặt bằng để trưng bày, triền lãm, giới thiệu thương hiệu đến công chúng thì mới có thể bán được nhiều. Đây là điều vô cùng khó đối với Sắc Việt vì không có kinh phí để thực hiện. Taynghề thợ không đồng đều và hạn chế về chuyên môn cũng khiến cơ hội cạnh tranh của Sắc Việt với các cơ sở khác trở nên khó hơn. Giải pháp nào cho tranh gạo của người khuyết tật? Trao đổi với anh Đoàn Minh Hoàng, chúng tôi đã thấy được những khó khăn và vướng mắc mà cơ sở tranh gạo Sắc Việt đang gặp phải. Thông qua đó, chúng tôi cũng đã cùng nhau trao đổi những hướng đi và giải pháp tốt nhất giúp cơ sở tranh gạo đi vào ổn định, vừa tạo được việc làm cho người khuyết tật vừa mang lại thương hiệu cho Sắc Việt. Các thành viên CLB DNXH miền Namcùng anh Hoàng tìm giải pháp Một điểm mấu chốt đặt ra là làm sao vừa đảm bảo được tính xã hội, vừa đảm bảo được tính nghệ thuật. Những nỗ lực của những người khuyết tật khi làm nên những bức tranh gạo là điều ai cũng có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, thị trường tranh gạo rất rộng lớn. Khi đến với khách hành, họ chỉ đánh giá được những gì họ trực tiếp nhìn thấy, còn ý nghĩa sâu xa bên trong bằng mắt thường sẽ không thể thấy được. Điều đó chứng tỏ người dù là người khuyết tật hay người nghệ sĩ bình thường họ đều có cơ hội chứng tỏ giá trị, cơ hội cạnh tranh ngang nhau. Ý tưởng mới lạ, sự sáng tạo là điều Sắc Việt có thể làm được. Tuy nhiên những khiếm khuyết của bản thân khiến người khuyết tật bị hạn chế một số khả năng. Chính vì thế họ rất cần sự hỗ trợ. Đó là sự hỗ trợ về tinh thần, hỗ trợ về vật chất mà họ không thể có trong khả năng của họ. Nhờ có hỗ trợ, Sắc Việt mới có được cơ hội cạnh tranh công bằng. Đó là lợi ích chính đáng cần đến sự chung tay của toàn xã hội.
Posted on: Fri, 02 Aug 2013 08:11:21 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015