Luật sư Phạm Hồng Hải Tôi rất vui khi có những - TopicsExpress



          

Luật sư Phạm Hồng Hải Tôi rất vui khi có những người làm nghề khác nhưng muốn tìm hiểu nghề luật và hệ thống pháp luật của nước ta. Kính chúc câu lạc bộ của các bạn luôn phát triển. Luật sư Phạm Hồng Hải - khách mời FLi Club ngày 07/05/2010 Chủ đề: Bài học kinh nghiệm từ ngành Luật Tiểu sử 1. Luật sư Phạm Hồng Hải – Luật sư của “ VIP’’ GS - TS luật Phạm Hồng Hải sinh năm 1954, nguyên cán bộ Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, nguyên Chủ nhiệm đoàn luật sư Hà Nội. Ông tham gia giảng dạy và có nhiều công trình nghiên cứ trong lĩnh vực pháp luật. Được mệnh danh là “luật sư của VIP”, ông từng bào chữa cho nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Mai Văn Dâu, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Thể dục thể thao Lương Quốc Dũng, nguyên Phó Viện trưởng VKSND tối cao Phạm Sỹ Chiến, Giám đốc Lã Thị Kim Oanh... Ông cũng có mặt bào chữa trong nhiều vụ án đình đám như vụ kỳ án Vườn điều (Bình Thuận), vụ Mường Tè (Lai Châu), vụ Năm Cam… 2. Những biến cố làm nên danh tiếng: Tốt nghiệp Đại học Luật Tasken với tấm bằng đỏ, ông về nước. Sáu năm học tập ở nước ngoài, ông đã thu nạp được nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực thuộc về luật pháp. Trong rất nhiều kiến thức đã học được, ông luôn luôn quan tâm đến những gì thuộc về quyền con người, ngay cả trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Bởi vậy, sau khi ở Đại học Luật Tasken trở về Việt Nam làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Nhà nước và Pháp luật, ông quan tâm nhiều đến quyền của người bị buộc tội, trong đó có quyền được bào chữa. Trong vòng tố tụng, có nhiều loại người phạm tội. Có người phạm tội do cố ý nhưng cũng có không ít người phạm tội do vô ý, do thiếu hiểu biết về pháp luật và có cả những người bị hàm oan. Những đối tượng đó cần phải có người bào chữa. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan chính là bảo vệ pháp chế XHCN. Còn kể cả trong trường hợp, tội lỗi của họ đã rõ ràng thì khi LS có tình thương với họ cũng là một động lực để họ hoàn lương. Hơn 10 năm làm cán bộ nghiên cứu ở Viện Nhà nước và Pháp luật, ông đã đeo đuổi đề tài "Bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội". Tám năm sau, năm 2001, với những đóng góp trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ông được Hội đồng học hàm Nhà nước phong Phó giáo sư Luật học. Và, các đề tài khoa học xoay quanh cơ chế minh oan trong tố tụng vẫn là niềm say mê của ông. Ông vẫn vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu, vừa tham gia bào chữa ở phiên tòa với tư cách là LS kiêm nhiệm. 3. Luật sư của VIP Có một điều đặc biệt là, ngay từ khi Phạm Hồng Hải hành nghề luật sư như một nghề tay trái thì ông toàn được mời ngồi trong các phiên tòa nổi đình nổi đám để bào chữa cho các nhân vật cựu quan chức phạm tội, trong các vụ án từng là tâm điểm chú ý của dư luận như vụ Năm Cam, vụ Mường Tè, vụ Lã Thị Kim Oanh... Ông đã từng là LS của bị cáo Trần Hùng Sơn (trong vụ án Mường Tè), của bị cáo Lương Quốc Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao)... Rõ ràng, trong số hàng nghìn LS, ông là một trong số những người hiếm hoi hay được mời bào chữa cho các nhân vật có thân phận đặc biệt mà ta cứ hay gọi là... VIP và tất nhiên là trong những vụ án không đơn giản. Điều đó có phải ngẫu nhiên không và câu trả lời chắc chắn là không. Lẽ vì, nghề LS cũng giống như nghề bác sĩ và các bị can, bị cáo khác gì những con bệnh. Đã có bệnh thì tất phải tìm bác sĩ giỏi mà cầu cứu thôi... Và, đó là một trong nhiều lý do họ tìm đến ông, mời ông bào chữa. Cứ thế, người nọ mách người kia và dần dần ông trở nên nổi tiếng. Đã thế, các vụ án lớn thường được truyền trên truyền hình. Gương mặt đầy chất "Xinema" của ông cũng vì thế mà ngẫu nhiên xuất hiện ở mọi nhà. Nhưng việc tham gia bào chữa có làm ông trở nên nổi tiếng thì khi ấy với ông vẫn chỉ là để lấy thực tế phục vụ cho nghiên cứu khoa học chứ ông không bao giờ nhắm tới cái đích sẽ trở thành LS chuyên nghiệp. Khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 có hiệu lực, PGS - TS Phạm Hồng Hải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã giữa hai công việc mà ông cùng yêu thích: Nghiên cứu khoa học với chức danh Trưởng phòng tại Viện Nhà nước và Pháp luật hay làm LS. Như một định mệnh, ông quyết định xin về hưu để làm LS chuyên nghiệp. Sợ bị vợ ngăn cản, ông đã phải giấu vợ viết đơn xin nghỉ hưu. Và, kết quả của sự lựa chọn nghiệt ngã ấy là sự ra đời của Văn phòng LS Phạm Hồng Hải và cộng sự.
Posted on: Wed, 11 Sep 2013 04:02:03 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015