"LỜI TỰA (Lời dịch Việt của bản tiếng Sinhala) - TopicsExpress



          

"LỜI TỰA (Lời dịch Việt của bản tiếng Sinhala) --ooOoo-- Đức Phật của chúng ta sau khi trải qua vô số kiếp thực hành các pháp toàn hảo và lần lượt tiếp nhận sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật tiền nhiệm rồi đã chứng quả Toàn Giác vào năm 623 trước Tây Lịch. Ngài đã thuyết giảng bài Pháp đầu tiên, tức là bài Kinh Chuyển Pháp Luân, ở tại Migadāya thành Bārāṇasī. Lời giảng dạy của đức Phật được biết đến với nhiều tên gọi: Giáo Pháp, Chánh Pháp, Pháp và Luật, Phạm Hạnh là một số tên gọi đã được nói đến. Đức Phật đã nói với vị trưởng lão Ānanda rằng: “Sau khi ta Niết Bàn, chính các Pháp và Luật đã được ta giảng dạy sẽ là thầy của các ngươi.” Điều ấy có nghĩa là Giáo Pháp của đức Phật sẽ là kim chỉ nam cho các vị tỳ khưu tu tập. Tuy nhiên, ngay sau sự ra đi của đức Phật vị tỳ khưu tên Subhadda đã có quan điểm rằng: “Bởi vì đức Phật đã không còn, các đệ tử của Ngài có thể sống cuộc sống theo như ước muốn của mình.” Và còn có những vị tỳ khưu khác như Devadatta, Sunakkhatta, Ariṭṭha ngay lúc đức Phật còn tại tiền cũng đã có các suy nghĩ như vị tỳ khưu Subhadda. Tuy nhiên, khi vấn đề liên quan đến Giáo Pháp của đấng Toàn Giác vừa mới nảy sinh, các vị A-la-hán hộ trì Giáo Pháp như Ngài Mahā Kassapa và Ngài Upāli đã nghĩ đến sự cần thiết của việc bảo vệ tính chất thuần khiết của Giáo Pháp. Do đó, vào ngày thứ hai của tháng thứ tư sau khi đức Phật Niết Bàn, cuộc Kết Tập lần thứ nhất đã được thực hiện với sự tham dự của năm trăm vị A-la-hán tại hang động Sattapaṇṇī dưới sự bảo trợ của đức vua Ajātasattu (A-xà-thế). Cuộc Kết Tập Giáo Pháp được tiến hành bởi các vị tỳ khưu Mahā-kassapa, Ānanda, Upāli, và các vị Thánh A-la-hán khác đã là nền tảng cho các cuộc kết tập về sau. Chú Giải đề cập rằng cuộc Kết Tập Giáo Pháp này đã được tất cả các vị tỳ khưu thừa nhận. Cuộc Kết Tập Giáo Pháp lần thứ nhất này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của năm trăm vị vì có liên quan đến các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng (khuddānukhuddakasikkhā). Giáo Pháp của đức Phật đã được phân chia thành Tạng (Piṭaka) trong cuộc kết tập này. Cuộc Kết Tập lần thứ nhì đã được tổ chức vào khoảng một trăm năm sau lần thứ nhất vào thời trị vì của đức vua Kālasoka. Cuộc kết tập này dựa trên nền tảng của “Mười sự việc không được phép.” Các vị tỳ khưu xứ Vajjī đã ra sức vận động để hợp thức hóa mười sự việc xét ra có bản chất không đúng với Luật. Cuộc Kết Tập lần thứ nhì đã được tiến hành bằng hình thức hội thảo giữa các vị tỳ khưu A-la-hán Sabbakāmī, Revata, Sāḷha, Ujjasobhita, Vāsabhagāmika, Sambhūta Sāṇavāsī, Yasa Kākaṇḍakaputta, và Sumana. Bảy trăm vị A-la-hán đã tham dự cuộc Kết Tập này. Cuộc Kết Tập Giáo Pháp lần thứ nhì này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của bảy trăm vị. Trong cuộc Kết Tập này, hai chương về Kết Tập ở Cullavagga (Luật Tiểu Phẩm), bài kinh Muṇḍarājasutta, Serissaka Vimānakathā Uttaravāda, Petavatthu, v.v... đã được công nhận vào Chánh Tạng Pāḷi. Do sự xuất hiện của nhiều bộ phái, tính chất đúng đắn về giáo lý và sở hành của các bộ phái chính bị suy giảm, các vị tỳ khưu chân chánh đều lui vào rừng ở ẩn. Nhằm bảo vệ phẩm chất của Giáo Pháp đức Phật trong tình trạng này, vào khoảng hai trăm ba mươi năm sau thời kỳ đức Phật Niết Bàn cuộc Kết Tập lần thứ ba đã được tổ chức ở tại Āsokārāma do đức vua Asoka. Cuộc Kết Tập này đã được tiến hành bởi vị tỳ khưu A-la-hán Moggaliputta Tissa cùng với một ngàn vị A-la-hán. Đặc biệt bộ Kathāvatthupakaraṇa đã được trùng tụng nhằm chỉnh đốn những sai lầm đang được thực hành bởi các bộ phái. Cuộc Kết Tập này đã hoàn tất sau chín tháng và đã được gọi là cuộc Kết Tập của một ngàn vị. Sau cuộc Kết Tập lần thứ nhất, Tạng Luật đã được duy trì do các vị tỳ khưu thuộc nhóm của vị Thánh A-la-hán Upāli, Tạng Kinh gồm có Trường Bộ do nhóm của ngài Ānanda, Trung Bộ do nhóm của ngài Sāriputta, Tương Ưng do nhóm của ngài Kassapa, Tăng Chi do nhóm của ngài Anuruddha, và Tạng Vi Diệu Pháp do nhóm của ngài Sāriputta............." Kính mời quý Đạo hữu xem thêm tại: paliviet.info/vhoc/03/03_Intro.pdf Con xin thành kính tri ân Sư Pāli Việt (Sư Chánh Thân) đã hết sức, hết lòng để hỗ trợ Giáo Pháp. Con rất thường vào trang này để đọc và xem đó là 1 trong những nguồn Chánh Pháp rất quan trọng cho việc học hỏi và tu tập của mình. Kính mời tất cả quý Đạo hữu truy cập và tham khảo ạ. Cuối cùng, xin trích dẫn lại lời của vị Giám Đốc Buddhist Cultural Centre như sau (cùng nguồn bên trên). "Ý định của vị tỳ khưu này thật lớn lao, và sự nỗ lực của vị này thật đáng khâm phục. Chư Phật tử sống ở Sri Lanka và Việt Nam hãy nên hỗ trợ tỳ khưu Indacanda trong công việc dấn thân này. Chúng tôi phúc chúc cho tỳ khưu Indacanda được sức khỏe, sống lâu, và đạt đến sự thành công đối với điều ước nguyện của mình. Venerable Kirama Wimalajothi Giám Đốc Buddhist Cultural Centre Nedimala, Dehiwala, Sri Lanka Tháng Nikini 2550." Con (Thanh Đào - Āloka) kính chúc Sư cùng tất cả mọi người nỗ lực tinh tấn tu tập, thân tâm thường an lạc và luôn luôn được an vui trong Chánh Pháp. Cầu mong cho những phần phước thiện thanh cao ấy sẽ trợ duyên cho tất cả được dứt khỏi những điều ô nhiễm, ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai! Sadhu, sadhu, lành thay!!!
Posted on: Thu, 25 Jul 2013 04:56:58 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015