Mỹ không có tư cách để nói chuyện nhân quyền với - TopicsExpress



          

Mỹ không có tư cách để nói chuyện nhân quyền với Việt Nam Thứ năm, 31/10/2013, 17:15 (GMT+7) (Vụ nghe lén chấn động nước Mỹ) - Những tiết lộ của “người thổi còi” (Edward Snowden – cựu nhân viên tình báo Mỹ) lại đang tiếp tục gây sóng gió ngoại giao giữa Mỹ và các nước đồng minh. Bà Markel – Thủ tướng Đức thẳng thừng nói “do thám bạn bè là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Pháp nổi cơn thịnh nộ và đã yêu cầu Mỹ giải thích về báo cáo “gây sốc” và không thể chấp nhậnm với việc NSA do thám người Pháp; Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã hủy chuyến công du đến Washington;… Cũng như những lần trước, Mỹ đều lên tiếng trấn an rằng, thứ nhất là các báo “đưa thông tin sai”. Không biết đúng sai thế nào?, nhưng Mỹ cãi bay cãi biến. Chưa hết, ở đất nước luôn cao giọng “dạy bảo” các nước khác về nhân quyền, đề cao quyền tự do cá nhân thì việc kiểm soát danh tính của tác giả của các trang blogger, trang tin điện tử thường được gửi đến các cơ quan kiểm duyệt và tình báo. Nước Mỹ coi đó là hợp pháp việc dò nhân thân, nội dung thông tin, thái độ chính trị người đang sử dụng internet. Thậm chí là cấm, phạt tiền, đình chỉ các hoạt động cung cấp dịch vụ Internet nếu hoạt động đó trái với Chính phủ nước họ. Vụ truy bắt Snowden và vụ tìm cách dẫn độ ông chủ Wikileaks về Mỹ một bằng chứng mà ai cũng biết. Từng đó thôi, cũng đủ nói lên tất cả rồi. Vậy mà vẫn có những con người ảo tưởng cho một nền dân chủ như Mỹ. Mỹ không có tư cách để nói chuyện nhân quyền với Việt Nam Mỹ không có tư cách để nói chuyện nhân quyền với Việt Nam Các nhà đấu tranh “dân chủ” cũng hùa theo và rêu rao về cái gọi là “nhân quyền” kiểu Mỹ, và không ngừng lên án vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ấy vậy mà, trong khi cả thế giới rúng động trước hoạt động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Mỹ, thì các nhà “dân chủ” lại im bặt, giả đò ngó lơ… Phải chăng vì các tổ chức nhân quyền “kiểu Mỹ” chu cấp tiền cho chúng để nối gót Lê Chiêu Thống, bán nước cầu vinh? Chẳng thế mà hành vi trốn thuế rõ như ban ngày của Lê Quốc Quân bị xét xử cũng được sứ quán Mỹ can thiệp một cách thái hóa khi ra thông cáo xuyên tạc rằng “Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế”. Thế mới biết nhân quyền của Mỹ khác hẳn với nhân quyền các nước. Việc nghe lén điện thoại của cả triệu người không phải quốc tịch Mỹ được xem là phù hợp còn ở quốc gia khác, còn việc xét xử một kẻ trốn thuế lại bị xem là vi phạm nhân quyền?. Từ nhiều năm nay, việc đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam của Mỹ đều dựa trên những thông tin sai lệch, chủ yếu từ miệng lưỡi của các nhà “dân chủ” mà không hề nhìn nhận tình hình thực tế ở Việt Nam. Rồi khi Việt Nam xét xử những kẻ vi phạm pháp luật thì chúng cũng lợi dụng để rêu rao người dân Việt không có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do internet. Người Mỹ cố tình không hiểu rằng một số kẻ đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận mà pháp luật bảo hộ để gây ra bất ổn ở Việt Nam. Họ lợi dụng internet, lợi dụng các trang mạng để tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân. Thậm chí đã có những hoạt động thực tiễn và công khai kêu gọi kích động các hoạt động lật đổ Nhà nước Việt nam, các hoạt động đe dọa trực tiếp đến ANQG, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt nam (như Hải Điếu cày, Tạ Phong Tần, Phương Uyên, Lê Quốc Quân…). Cho nên, việc bắt và xử lý các đối tượng trên là hợp lý và cần thiết, đúng người đúng tội, đúng pháp luật Việt nam. Tội lỗi của họ đã rõ như ban ngày, thật khó dùng trò ảo thuật về ngôn từ để lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Nước Mỹ: nơi nhân quyền tồi tệ nhất, cũng là nơi lên tiếng chê bai các nước về nhân quyền. Nước Mỹ: nơi nhân quyền tồi tệ nhất, cũng là nơi lên tiếng chê bai các nước về nhân quyền. Ở Việt Nam, quyền con người được hiến pháp quy định rõ ràng, những năm qua Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài David B. Shear đã khẳng định “vấn đề nhân quyền gần đây Việt Nam đã có những bước đi tích cực”. Còn ở Mỹ thì sao? Luật ở Mỹ quy định cảnh sát có thể bắn người ngay lập tức nếu không nghe lệnh. Là nước luôn nghêu ngao về cái gọi là “nhân quyền” lại gây ra bao nhiêu cuộc chiến xâm lược ở Afganistan, Iraq, Libya… Hơn nữa, người dân Việt Nam cũng không thể quên những thủ đoạn tra tấn tàn bạo, những vụ giết người hàng loạt và những trận mưa bom hủy diệt trên khắp đất nước Việt Nam với lối dọa dẫm ngạo mạn: “Đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”… Phải chăng đó mới chính là giá trị tự do, dân chủ mà Mỹ hằng tung hô? Có một điều khó hiểu là Mỹ từ đời nào vẫn luôn rao giảng về giá trị nhân quyền, về quyền tự do cá nhân, hễ ở đâu mất nhân quyền là họ lại thò mũi vào ngay, vậy thì tại sao những tiết lộ của chính người của họ (Snowden là cựu nhân viên tình báo Mỹ) về những sai phạm nhân quyền rõ rành rành như thế, họ lại không một lần xin lỗi và thậm chí còn không cho đó là sai phạm. Những tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Snowden cho thấy Mỹ không từ cả đồng minh, chứ đừng nói đến các quốc gia thù địch, hay trung lập khác, trong việc đánh cắp thông tin. Chính công dân Mỹ Snowden từng tuyên bố rằng, anh ta tiết lộ mọi thứ là bởi vì anh thấy điều Chính phủ Mỹ làm là sai trái, là vi phạm đạo đức, nhân quyền. Có lẽ những tiết lộ của Snowden chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhưng chưa bao giờ Chính phủ Mỹ thấy “xấu hổ” về những gì mình làm. Phải chăng có một cách giải thích duy nhất, đó là thói cường quyền xưa nay của Mỹ. Ỷ mạnh muốn làm gì thì làm, chỉ có người khác là sai chứ mình không bao giờ sai. Và theo ý thức luận, không nhận thấy mình sai thì làm sao biết xin lỗi và xấu hổ! Vậy thì Mỹ lấy tư cách gì để nói chuyện nhân quyền với Việt Nam? Nhân đây cũng xin lưu ý rằng, việc Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xây dựng Hiến pháp, Pháp luật, quy định các tội phạm liên quan đến bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước của mình như thế nào là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Việt Nam. Những người “giương ngọn cờ” bảo vệ nhân quyền trước hết hãy biết tôn trọng quyền tự do tối thiểu ấy của Việt Nam nói riêng và các nước nói chung. Bạn đọc Phan Vinh (Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)
Posted on: Fri, 01 Nov 2013 01:09:21 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015