Tình hình xuất nhập khẩu tháng 12 và năm - TopicsExpress



          

Tình hình xuất nhập khẩu tháng 12 và năm 2007 16/02/2008 12:40 AM Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm trước, vượt 3,8% kế hoạch năm và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40%, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Đánh giá chung Năm 2007, kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng bởi những biến động lớn về giá hàng hoá, chủ yếu là do giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng cao liên tục. Những biến động thất thường của giá dầu thô, giá vàng cùng với dấu hiệu suy thoái kinh tế Hoa Kỳ, đồng đô la mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt và lan tỏa tới nhiều nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm trước, vượt 3,8% kế hoạch năm và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40%, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Khoảng cách rất lớn về tốc độ tăng của nhập khẩu so với xuất khẩu đã đẩy nhập siêu lên một mức cao nhất từ trước đến nay (14,12 tỷ USD), gấp 2,8 lần của nhập siêu năm 2006 (là 5,06 tỷ USD) và gấp 12,4 lần của nhập siêu năm 2001 (là 1,12 tỷ USD). I. Xuất khẩu 1. Quy mô và tốc độ Trong tháng 12/2007, trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,68 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay. Tính đến hết tháng 12, cả nước có 9 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD và có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vượt kế hoạch năm (cà phê, hàng dệt may, hạt tiêu, hạt điều và than đá). Tuy nhiên, có vài nhóm hàng có kim ngạch cao đã không thể hoàn thành kế hoạch năm (như: cao su, dầu thô, gỗ & sản phẩm gỗ, máy vi tính và sản phẩm điện tử & linh kiện). Trong bức tranh tăng trưởng xuất khẩu chung có đóng góp lớn của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tháng 12, khối này xuất khẩu 1,8 tỷ USD và hết 12 tháng đạt gần 19,3 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng khá cao (39,7%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. 2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu - Dầu thô: trong tháng 12 xuất khẩu đạt 1,25 triệu tấn, giảm 9,7% so với tháng trước, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu cả năm 2007 lên 15,06 triệu tấn, giảm 8,3% so với năm 2006. Xuất khẩu dầu thô chỉ tập trung vào 9 thị trường chính, trong đó Úc: 5,18 triệu tấn, Singapore: 2,92 triệu tấn, Nhật Bản: 1,71 triệu tấn…Tuy kim ngạch xuất khẩu đạt gần 8,5 tỷ USD nhưng Việt Nam phải nhập khẩu tới 7,7 tỷ USD xăng dầu chế biến trong năm 2007 mà cũng chủ yếu từ 9 thị trường nêu trên. - Than đá: tháng 12 xuất khẩu gần 2,6 triệu tấn, giảm 20,5% so với tháng trước, nâng tổng lượng than xuất khẩu của Việt Nam cả năm 2007 lên 31,9 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2006 và thực hiện vượt 128% so với kế hoạch năm, trị giá gần 1 tỷ USD. Các thị trường chính nhập khẩu than đá của nước ta năm 2007 là Trung Quốc: 26,4 triệu tấn, Nhật Bản: 2,07 triệu tấn, Hàn Quốc: 775 nghìn tấn, Braxin: 417 nghìn tấn, Philipin: 402 nghìn tấn,... - Hàng dệt may: trong tháng cả nước xuất khẩu là 710,5 triệu USD, tăng 3,9% so với tháng 11. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2007 đạt gần 7,75 tỷ USD, tăng 32,8 % so với cùng kỳ năm trước và vượt 10,7% kế hoach năm. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ với gần 4,47 tỷ USD, chiếm tới 57,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: 705 triệu USD, Đức: 365 triệu USD,... - Giày dép: trong tháng xuất khẩu 420,6 triệu USD, tăng 16,2% so với tháng 11, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2007 lên hơn 3,99 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm trước, xấp xỉ hoàn thành kế hoạch năm. Các thị trường có kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam lớn là Hoa Kỳ: 885 triệu USD, Anh: 527 triệu USD, Đức: 358 triệu USD, Bỉ: 279 triệu USD, Hà Lan: 279 triệu USD. - Gạo: trong tháng xuất khẩu 101 nghìn tấn, tăng 38,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt gần 4,56 triệu tấn, giảm 1,8% so với năm trước. Đây là mặt hàng hiện đang rất có lợi thế về giá và thị trường nhưng nguồn cung đang gặp khó khăn do vấn đề an ninh lương thực nên chỉ có thể hoàn thành 91,2% kế hoach năm. Năm 2007, Philippin là nước nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất với 1,46 triệu tấn, tiếp theo là Inđônêxia: 1,17 triệu tấn, Cu ba: 457 nghìn tấn... - Hải sản: trong tháng xuất khẩu 326 triệu USD, giảm 4% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2007 lên 3,76 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành vượt 1,7% kế hoạch năm. Các thị trường chính của hàng hải sản Việt Nam là Nhật Bản: 754 triệu USD, Hoa Kỳ: 729 triệu USD, Hàn Quốc: 275 triệu USD, Đức: 147 triệu USD,... - Cà phê: xuất khẩu trong tháng đạt 142,3 nghìn tấn, tăng 117,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2007 lên gần 1,23 triệu tấn, thực hiện vượt 44,6% kế hoạch năm. Các thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cà phê của Việt Nam là Đức: 177 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 135 nghìn tấn, Tây Ban Nha: 96 nghìn tấn,... - Cao su: trong tháng xuất khẩu hơn 73,6 nghìn tấn, tăng 4,7% so với tháng trước, nâng tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 lên gần 715 nghìn tấn, tăng 1% và chỉ hoàn thành có 94,1% kế hoạch năm. Năm 2007, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gần 428 nghìn tấn, chiếm tới gần 59,9% khối lượng xuất khẩu cao su của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 37 nghìn tấn, Malaysia gần: 35 nghìn tấn, Đài Loan gần: 33 nghìn tấn,... - Gỗ và sản phẩm gỗ: trong tháng xuất khẩu hơn 261 triệu USD, tăng 20,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này năm 2007 lên 2,4 tỷ USD, tăng 24,4 % nhưng chỉ hoàn thành 96,2% kế hoạch năm. Các nước chính nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam là Hoa Kỳ: 948 triệu USD, Nhật Bản: 307 triệu USD, Anh: 196 triệu USD,... - Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu gần 202 triệu USD, giảm 8,7% so với tháng trước, nâng kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 lên 2,15 tỷ USD, tăng 26,1% nhưng chỉ đạt 89,8% kế hoạch năm. Các thị trường chính cho sản phẩm này là Thái Lan với 370 triệu USD; Hoa Kỳ: 273 triệu USD, Nhật Bản: 269 triệu USD, Hà Lan: 194 triệu USD, Philipin: 173 triệu USD… II. Nhập khẩu 1. Qui mô và tốc độ Cùng với việc là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hoạt động nhập khẩu đã thực sự sôi động ngay từ tháng đầu tiên của năm 2007 với kim ngạch đạt 4,33 tỷ USD (mức cao nhất trước đây là 4,22 tỷ USD vào tháng 12/2006) và đạt đỉnh điểm vào tháng 12 với trị giá nhập khẩu lên tới 7,19 tỷ USD, tăng 17% so với tháng 11. Tính đến hết năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 62,68 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm 2006 và hoàn thành vượt 19,9% mức kế hoạch năm. Cả nước có 15 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm máy móc thiết bị nhập khẩu trên 10 tỷ USD. Xét về số tuyệt đối, tổng kim ngạch nhập khẩu năm nay tăng tới 17,79 tỷ USD, tốc độ tăng cũng cao hơn 18,2% so với tốc độ tăng năm 2006 (năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng 21,4% so với năm 2005). 2. Nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Trong tháng 12, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI là 2,19 tỷ USD, tăng nhẹ (4,1%) so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch của khu vực này trong 12 tháng lên 21,72 tỷ USD, tăng 31,6% so với năm trước và chiếm 34,3% tổng giá trị nhập khẩu của cả nước. Nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, trị giá nhập khẩu của 6 mặt hàng này là hơn 11 tỷ USD, chiếm hơn ½ tổng kim ngạch nhập khẩu của cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 3. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng nhập khẩu 1,26 tỷ USD, tăng 13,1% so với tháng 11. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2007 đạt trên 11,12 tỷ USD, tăng 67,8% so với năm trước. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI là 3,33 tỷ USD, tăng 31,1% và khu vực trong nước là 7,79 tỷ USD, tăng gần 91% so với năm 2006. Nhập khẩu nhóm hàng này đạt trị giá lớn nhất, chiếm 17,74% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước và cũng là mặt hàng đóng góp nhiều nhất 4,49 tỷ USD (25,3%) trong phần tăng thêm 17,79 tỷ USD của nhập khẩu. Xét theo từng thị trường cụ thể, Trung Quốc là đối tác cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng lớn nhất cho Việt Nam với 2,39 tỷ USD, tiếp theo là : Nhật Bản: 1,95 tỷ USD, Hàn Quốc: 834 triệu USD, Đức: 826 triệu USD, Đài Loan: 790 triệu USD,… - Phân bón: trong tháng nhập khẩu 380 nghìn tấn, giảm 2,7% so với tháng 11. Hết tháng 12/2007, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 3,79 triệu tấn, tăng 21,6% so với năm 2006. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao trong năm 2007 (tăng 19,6% so với giá nhập khẩu bình quân của năm 2006) nên trị giá nhập khẩu lần đầu tiên đạt trên 1 tỷ USD, tăng tới 45,5% so với năm 2006. Lượng phân Urê nhập khẩu tháng 12 là 90,5 nghìn tấn, giảm 6,2% so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu năm 2007 là 740 nghìn tấn, trị giá đạt 200 triệu USD, tăng 1,7% về lượng và tăng 13,8 % về trị giá so với năm 2006. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam với 2,03 triệu tấn, chiếm tới 53,5 % tổng lượng phân bón cả nước nhập về, tiếp theo là Nhật Bản: 288 nghìn tấn, Nga: 265 nghìn tấn, … - Xăng dầu: trong tháng nhập khẩu gần 1,14 triệu tấn, tăng 8,7% so với tháng 11 và trị giá là 829 triệu USD. Trong năm 2007, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,85 triệu tấn, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2006 nhưng do giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này tăng tới 12,2% nên trị giá đạt 7,71 tỷ USD, tăng 26,7%. Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2007 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,7 triệu tấn, chiếm tới hơn 52,5% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,7 triệu tấn, Trung Quốc: 725 nghìn tấn,… - Chất dẻo nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 171 nghìn tấn, tăng 2,6% so với tháng 11, nâng tổng lượng năm 2007 lên 1,66 triệu tấn, tăng 22,6% so với năm 2006. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong năm 2007 tăng 9,6% nên trị giá đạt 2,5 tỷ USD, tăng 34,4%. Các thị trường chính cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam trong năm qua là: Đài Loan: 292 nghìn tấn; Singapore: 266 nghìn tấn, Thái Lan: 233, Hàn Quốc: 221 nghìn tấn,.. - Sắt thép: trong tháng nhập khẩu 1 triệu tấn, tăng 35,4% so với tháng trước, đây là mức nhập khẩu kỷ lục, lần đầu tiên lên đến trên 1 triệu tấn trong một tháng. Tổng lượng sắt thép nhập vào Việt Nam trong năm 2007 lên đến hơn 8 triệu tấn, tăng 40,7% so với năm 2006, trị giá là 5,11 tỷ USD. Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 12 là 230 nghìn tấn, tăng 51,9% so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu phôi thép trong năm 2007 lên 2,15 triệu tấn, tăng 10,8% so với năm 2006; trị giá đạt được 1,1 tỷ USD, tăng 47%. Giá nhập khẩu bình quân phôi thép trong năm 2007 tăng 32,7% so với năm 2006, mức tăng cao nhất từ trước đến nay, trung bình 126 USD/tấn. Thị trường chính cung cấp sắt thép cho Việt Nam trong năm qua là Trung Quốc với 4,1 triệu tấn, chiếm tới 51,1% tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: hơn 1 triệu tấn, Đài Loan: 719 nghìn tấn, Hàn Quốc: 330 nghìn tấn, Thái Lan: 307 nghìn tấn, Nga: 298 nghìn tấn, … - Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày: trong tháng nhập khẩu 618 triệu USD, tăng 18,8% so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2007 lên 7,12 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2006. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 3,96 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,15 tỷ USD, bông: 267 triệu USD (210 nghìn tấn) và sợi là 741 triệu USD (424 nghìn tấn). Hết năm 2007, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 1,78 tỷ USD, Đài Loan: 1,48 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,23 tỷ USD, Hồng Kông: 703 triệu USD, Nhật Bản: 431 triệu USD,… - Ôtô nguyên chiếc: trong tháng nhập khẩu 6.463 chiếc, tăng 45,4% so với tháng trước. Hết năm 2007, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về là hơn 30 nghìn chiếc với trị giá là 579 triệu USD, tăng 172% so với năm 2006. Ô tô nguyên chiếc là măt hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (142,8% so với năm 2006) và cũng là mặt hàng vượt mức kế hoạch năm nhiều nhất (cao gấp 2 lần so với kế hoạch). Nhập khẩu ô tô tăng mạnh một phần là do việc điều chỉnh thuế nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2007. Riêng loại xe ôtô dưới 12 chỗ ngồi nhập khẩu trong năm 2007 là hơn 14 nghìn chiếc, gấp 6,3 lần so với năm 2006. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 14,2 nghìn chiếc, chiếm tới 46,8% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước, tiếp theo là Hoa Kỳ: 5,5 nghìn chiếc, Trung Quốc: 5,3 nghìn chiếc, Nhật Bản: 2,2 nghìn chiếc, Đức: 695 chiếc,… - Linh kiện ô tô: trong tháng nhập khẩu 132 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu cả năm lên 921 triệu USD, tăng 82,3% so với năm 2006. Trong đó linh kiện ô tô dưới 12 chỗ nhập khẩu trong 12 tháng là 533 triệu USD, chiếm 57,8% tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện ôtô của cả nước. - Linh kiện và phụ tùng xe máy: trong tháng nhập khẩu hơn 58 triệu USD, tăng 2,8% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch cả năm 2007 lên 580 triệu USD, tăng 20,7% so với năm 2006. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất từ Thái Lan với 335 triệu USD, chiếm tới 57,8% tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng xe máy của cả nước, tiếp theo là Trung Quốc: 104 triệu USD, Đài Loan: 58 triệu USD, Nhật Bản: 43 triệu USD,… - Vàng các loại: là mặt hàng có nhiều biến động nhất là vào tháng cuối năm 2007, khi tình hình thế giới có nhiều bất ổn, trị giá nhập khẩu vàng vào Việt Nam đã tăng vọt, lên đến 470 triệu USD, nâng tổng trị giá nhập khẩu vàng cả năm lên 1,3 tỷ USD, giảm 29,8% so với năm 2006. Trị giá vàng các loại nhập khẩu năm qua từ Thụy Sỹ là 763 triệu USD, tiếp theo là Úc: 335 triệu USD, Hồng Kông: 136 triệu USD, Anh: 25 triệu USD,… - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 130 triệu USD, tăng 33,1% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2007 lên 1,18 tỷ USD, tăng 60,3% so với năm trước. Đây cũng là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng nhập khẩu cao trong năm 2007, chủ yếu là do lũ lụt gây thiệt hại về lương thực cho vật nuôi và việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng nguyên liệu làm thức ăn gia súc trong năm 2007. Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ : 450 triệu USD, Áchentina: 221 triệu USD, Trung Quốc: 69 triệu USD, Hoa Kỳ: 64 triệu USD, Thái Lan: 56 triệu USD,… - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trong tháng nhập khẩu gần 339 triệu USD, tăng 14,5% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2007 lên 2,96 tỷ USD, tăng 44,5% so với năm 2006. Trong năm 2007, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Singapore với 801 triệu USD, Nhật Bản: 592 triệu USD, Trung Quốc: 518 triệu USD, Hồng Kông: 255 triệu USD,… Trị giá nhập khẩu từ 4 nước trên chiếm tới 73,2% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước. Giá trị xuất nhập khẩu Theo công bố của Tổng cục Thống kê ngày 25/12, bất chấp tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhưng giá trị xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam tăng gần 30%. Nhập siêu giảm dần và cả năm giữ ở mức 17 tỷ USD. Xuất khẩu Số liệu do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, hàng xuất khẩu của Việt Nam năm nay thu về 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng này vượt khá xa chỉ tiêu do Quốc hội thông qua hồi đầu năm là 20-22%. Trong năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam dự kiến chỉ tăng 13%, do giá cả và cầu tại các thị trường lớn đều giảm mạnh. Hiện giá dầu thô trên thị trường thế giới chỉ còn bằng 1/4 giá đỉnh điểm hồi tháng 7 vừa qua. Những mặt hàng xuất khẩu mang về nhiều ngoại tệ trong năm nay vẫn là dầu thô, với 10,45 tỷ USD, tiếp sau là dệt may 9,1 tỷ USD, giày dép 4,69 tỷ USD, thủy sản, gạo và cà phê. Trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng, nhưng đã có xu hướng chậm dần. Nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu cả năm đạt gần 63 tỷ USD có được một phần lớn nhờ giá các mặt hàng của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Về tình hình nhập siêu, trong 2008, Việt Nam chi tổng cộng 79,91 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, tăng 27,5%, và đưa nhập siêu cả năm lên mức 17,01 tỷ USD. Mức nhập siêu này chủ yếu do nhập khẩu tăng rất mạnh trong những tháng đầu năm. Trong năm 2007, thâm hụt thương mại của Việt Nam là 14,12 tỷ USD Đại đa số mặt hàng nhập khẩu là các loại máy móc và nguyên vật liệu cho sản xuất. Trong đó, máy móc – thiết bị chiếm 13,6 tỷ USD và dầu thô 10,81 tỷ USD. Sắt thép, vải, nguyên liệu cho ngành da giày cũng chiếm tỷ trọng lớn. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THÁNG 12 VÀ NĂM 2009 (Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam) 22/01/2010 10:00 AM I. Đánh giá chung. Tháng 12, kim ngạch xuất khẩu (5,47 tỷ USD) và nhập khẩu (7,4 tỷ USD) đạt mức cao nhất trong năm, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 57,1 tỷ USD, giảm 8,9%so với năm 2008 và nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương năm 2009 Năm 2009, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 24,18 tỷ USD, chiếm 42,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và nhập khẩu là 26,07 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2008. II. Một số mặt hàng xuất khẩu chính. - Dầu thô: lượng xuất khẩu trong tháng là 713 nghìn tấn, tăng 8,3% so với tháng 11, kim ngạch đạt 426 triệu USD. Tính đến hết tháng 12/2009, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 13,4 triệu tấn, giảm 2,8% so với năm 2008. Đơn giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh 38,5% so với năm trước (tương ứng giảm 290 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả năm chỉ đạt 6,19 tỷ, giảm 40,2%. Trong năm qua, dầu thô của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia với 3,33 triệu tấn, giảm 20,1% so với năm 2008; sang Singapore: 2,25 triệu tấn, tăng 9,5%; sang Malaysia: 1,79 triệu tấn, tăng 50,2%; sang Hoa Kỳ: 1,06 triệu tấn, giảm 27,5%… Biểu đồ 2: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từ năm 1999- 2009 - Cà phê: lượng xuất khẩu cà phê trong tháng đạt 145 nghìn tấn, tăng 79,3% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu cả năm lên 1,18 triệu tấn, tăng 11,7% so với năm 2008. Do đơn giá xuất khẩu bình quân giảm 26,6% nên trị giá chỉ là 1,73 tỷ USD, giảm 18% so với năm trước. Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, tăng 0,2% so với năm 2008; Bỉ: 132 nghìn tấn, tăng 49,5%; Hoa Kỳ: 128 nghìn tấn, tăng 20,4%; Italia: 96,2 nghìn tấn, tăng 11,3%;… - Hạt điều: lượng xuất khẩu hạt điều trong tháng là 15,5 nghìn tấn, tăng 3,1% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu của cả nước trong 12 tháng qua lên 177 nghìn tấn, tăng 7,1% và đạt kim ngạch là 847 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2008. Năm 2009, hạt điều của nước ta chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ với 53,3 nghìn tấn, tăng 9,4% so với năm trước và chiếm 30,1% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc: 38,5 nghìn tấn, tăng 25,7%; Hà Lan: 24,4 nghìn tấn, giảm 12,2%; Úc: 11,9 nghìn tấn, tăng 3,5%;… - Than đá: lượng xuất khẩu trong tháng là 2,42 triệu tấn, giảm 6,7% so với tháng trước, nâng tổng lượng than xuất khẩu của cả nước năm 2009 lên gần 25 triệu tấn, tăng 29,1% và đạt kim ngạch 1,32 tỷ USD, giảm 5,15% so với năm trước. Trong năm 2009, than đá của nước ta chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc với 20,5 triệu tấn, chiếm 81,8% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc: 1,78 triệu tấn, Nhật Bản: 1,38 triệu tấn, Thái Lan: 608 nghìn tấn,… - Gạo: năm 2009, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục với 5,96 triệu tấn, tăng 25,7% so với năm 2008. Tuy vậy, giá xuất khẩu bình quân giảm 26,8% (tương ứng giảm 163USD/tấn) nên trị giá là 2,66 tỷ USD giảm 8% so với năm trước. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á đạt 3,21 triệu tấn, tăng 19,9% so với năm 2008 và chiếm 53,8% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu với 1,71 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9%; các nước còn lại 1,5 triệu tấn, tăng 52,6%). Tiếp theo là Châu Phi: 1,67 triệu tấn, tăng 41,7%; Châu Mỹ: 497 nghìn tấn, giảm 9,2% so với năm trước… Biểu đồ 3: Lượng cao su xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 Biểu đồ 4: Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 - Cao su: lượng xuất khẩu trong tháng 12 đạt 90,4 nghìn tấn, nâng tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này cả năm đạt 731 nghìn tấn, tăng 11,1% so với năm 2008. Mặc dù vậy, do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh đến 31,1% nên kim ngạch chỉ đạt 1,23 tỷ USD, giảm 23,5% so với năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm qua với 510 nghìn tấn (chiếm 69,6% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước), tăng 18,4% so với năm 2008. Tiếp theo là sang Malaixia: 30,1 nghìn tấn, tăng 43,3%; sang Hàn Quốc: 28,3 nghìn tấn, giảm 2,4%; sang Đài Loan: 25 nghìn tấn, tăng 18,1%; sang Đức: 21,4 nghìn tấn, giảm 12,4%;… - Hàng dệt may: tháng 12/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là 882 triệu USD, tăng 20,8% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhóm hàng này lên 9,06 tỷ USD, giảm 0,6% so với năm 2008. Năm 2009, Hoa kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 55,1%; 18,2% và 10,5% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tuy nhiên so với năm 2008, chỉ có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là có tốc độ tăng trưởng dương (tăng 16,3%), đạt kim ngạch 954 triệu USD còn thị trường Hoa Kỳ đạt 4,99 tỷ USD, giảm 2,2% và EU đạt 1,65 tỷ USD, giảm 3,1%. - Giày dép các loại: trong tháng, xuất khẩu nhóm hàng này là 472 triệu USD, tăng 37,6% so với tháng 11, nâng tổng trị giá xuất khẩu cả năm lên 4,07 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Xuất khẩu nhóm hàng này sang EU trong năm qua đạt 1,97 tỷ USD, giảm 21,4% so với năm 2008 và chiếm 48,5% trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là sang thị trường Hoa Kỳ: 1,04 tỷ USD, giảm 3,4%; sang Mexico: 138 triệu USD, giảm 10,1%; sang Nhật Bản : 122 triệu USD, giảm 10,9%;… - Hàng thuỷ sản: năm 2009, hàng thuỷ sản của nước ta xuất khẩu đạt kim ngạch 4,25 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2008 (nhưng tăng 14,2% so với năm 2007). Trong đó, tôm đạt 211 nghìn tấn với trị giá: 1,69 tỷ USD; cá Tra & cá Basa đạt 614 nghìn tấn, trị giá: 1,36 tỷ USD Bảng: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 so với năm 2008 Loại thuỷ sản Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng/giảm (%) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng Trị giá Cá Tra & Basa 644 1.460 614 1.357 -4,7 -7,1 Tôm 192 1.630 211 1.692 9,8 3,8 Loại khác 403 1.419 408 1.203 1,2 -15,3 Tổng cộng 1.239 4.510 1.232 4.251 -0,5 -5,7 Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các đối tác lớn trong năm qua như sau: thị trường EU đạt 1,12 tỷ USD, giảm 2,9%; sang Nhật Bản đạt 761 triệu USD, giảm 8,4%; sang Hoa Kỳ đạt 711 triệu USD, giảm 3,8%;… - Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong hai tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này liên tục giảm từ hơn 284 triệu USD của tháng 10 xuống 274 triệu USD trong tháng 11 và tháng 12 là 260 triệu USD. Nhưng tính đến hết năm, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước. Các thị trường chính trong năm 2009 cho sản phẩm này là Hoa Kỳ với 433 triệu USD, tăng 41,2%; Nhật Bản: 381 triệu USD, tăng 1,4%; Thái Lan: 288 triệu USD, giảm 28,8%; Trung Quốc: 287 triệu USD, tăng 4,9%;… - Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: liên tục đạt kim ngạch trên 200 triệu USD/tháng trong 4 tháng cuối năm và tính hết năm 2009 xuất khẩu của nhóm hàng này đạt kim ngạch 2,06 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2008. Dẫn đầu về nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng của Việt Nam là Nhật Bản với gần 600 triệu USD, tăng nhẹ (0,6%) so với năm 2008; tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ: 244 triệu USD, giảm 4,4%; Trung Quốc: 134 triệu USD, tăng 44,3%; Hồng Kông: 118 triệu USD, tăng 26,4%; Singapore: 102 triệu USD, tăng 23,6%;… III. Một số mặt hàng nhập khẩu chính. - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,45 tỷ USD, tăng 9,2% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 lên 12,67 tỷ USD, giảm 3,3% so với năm 2008. Nhóm hàng này nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 4,16 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2008; tiếp đến là Nhật Bản: 2,3 tỷ USD, giảm 13,5%; EU: 2,2 tỷ USD, giảm 14,1%; Hàn Quốc: 808 triệu USD; giảm 15,6%; Hoa Kỳ: 716 triệu USD, tăng 9,4%;… - Xăng dầu: Trong tháng, cả nước nhập khẩu 934 nghìn tấn xăng dầu các loại, tăng 31% so với tháng trước, đạt trị giá là 545 triệu USD. Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước nhập khẩu 12,7 triệu tấn xăng dầu các loại, giảm 2% so với năm trước. Giá nhập khẩu bình quân nhóm hàng này giảm mạnh (41,8%) so với cùng kỳ 2008 nên kim ngạch nhập khẩu là gần 6,3 tỷ USD, giảm tới 43%. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ Singapore với 4,9 triệu tấn, tiếp theo là Trung Quốc: 2,4 triệu tấn, Đài Loan: 2 triệu tấn, Hàn Quốc: 1,3 triệu tấn, Thái Lan: 685 nghìn tấn, Malayxia: 660 nghìn tấn, Nga: 613 nghìn tấn,… - Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày: trong tháng, trị giá nhập khẩu là 730 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng 11/2009. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là gần 400 triệu USD, tăng 4,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 191 triệu USD, tăng 0,6%; xơ sợi dệt là gần 94 triệu USD, tăng 14,8% và bông 44,5 triệu USD, tăng 20,4%. Hết tháng 12/2009, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày có kim ngạch là 7,36 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4,6 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm 2008. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm qua là: Trung Quốc: 2,09 tỷ USD, Đài Loan: 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,44 tỷ USD, Nhật Bản: 466 triệu USD, Hồng Kông: 415 triệu USD,… - Sắt thép các loại: trong tháng, lượng sắt thép nhập khẩu là hơn 813 nghìn tấn, giảm 1,4% so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu cả năm 2009 lên 9,75 triệu tấn, tăng 15,2% so với năm 2008, trong đó lượng phôi thép là 2,4 triệu tấn, tăng nhẹ (1%) so với năm 2008, trị giá đạt hơn 1 tỷ USD. Năm 2009, Việt Nam nhập khẩu sắt thép chủ yếu có xuất xứ từ Nga: 1,74 triệu tấn, tăng 179%; Nhật Bản: 1,46 triệu tấn, tăng 11,5%; Trung Quốc: 1,3 triệu tấn, giảm 57,6%; Hàn Quốc: gần 1,3 triệu tấn, tăng 105%; Đài Loan: 1,17 triệu tấn, tăng 32%; Malaixia: 726 nghìn tấn, tăng 98% so với năm 2008;… - Kim loại thường: trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng này là: 60,6 nghìn tấn, tăng 21,7% so với tháng trước, trị giá đạt gần 206 triệu USD. Hết tháng 12, tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này là 550 nghìn tấn, tăng 15,1% so với năm 2008, trị giá đạt 1,62 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng kim loại chưa gia công tăng cao. Cụ thể: nhôm dạng thỏi và chưa gia công: đạt 174 nghìn tấn, chì: 76,7 nghìn tấn, kẽm: 58,6 nghìn tấn,… Trong năm 2009, Việt Nam nhập khẩu kim loại thường chủ yếu có xuất xứ từ: Australia: 102,6 nghìn tấn, Hàn Quốc: 78,6 nghìn tấn, Đài Loan: 68,5 nghìn tấn, Trung Quốc: 57,2 nghìn tấn,… - Chất dẻo nguyên liệu: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là hơn 188 nghìn tấn, giảm 2,5% so với tháng trước, trị giá đạt 274 triệu USD. Hết 12 tháng, lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu là 2,2 triệu tấn, tăng 25,2% so với năm 2008, trị giá đạt 2,8 tỷ USD. Nhóm hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc: 404 nghìn tấn, tăng 40,6%; Đài Loan: 329 nghìn tấn, tăng 3,5%; Thái Lan: 283 nghìn tấn, tăng 7,2%;…. - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 150,5 triệu USD, tăng 42,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2009 lên gần 1,77 tỷ USD, tăng 1% so với năm trước. Trong đó, mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 206 nghìn tấn với trị giá 90,2 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu cả năm lên gần 2,5 triệu tấn với trị giá là 1,03 tỷ USD, chiếm 58,2% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này. Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ : 470 triệu USD, giảm 41,5%; Achentina: đạt 451 triệu USD, tăng 97%; Mỹ: 176 triệu USD, tăng 14%; Trung Quốc: 141 triệu USD, tăng 51% so với năm 2008… - Phân bón: nhập khẩu phân bón trong tháng là 534 nghìn tấn, tăng 76,3% so với tháng 11. Hết tháng 12/2009, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 4,5 triệu tấn, tăng 48,9% so với năm 2008. Trong đó, lượng phân Urê nhập khẩu tháng 12 là 142,6 nghìn tấn, tăng 98,4% so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu cả năm lên 1,43 triệu tấn, trị giá gần 417 triệu USD. Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,95 triệu tấn. Tiếp theo là Nga: 395 nghìn tấn, Hàn Quốc: 348 nghìn tấn; Philippin: 294 nghìn tấn, Nhật Bản: 191 nghìn tấn ,… - Dược phẩm: trong tháng nhập khẩu 118,7 triệu USD, tăng 20,7% so với tháng trước và nâng trị giá nhập khẩu 12 tháng lên gần 1,1tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Pháp (193 triệu USD), Ấn độ (149 triệu USD), Hàn Quốc (108 triệu USD), Đức (90 triệu USD)… - Ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô: trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là gần 11,3 nghìn chiếc, giảm 2,1% so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu cả năm lên 80,6 nghìn chiếc, trong đó xe dưới 9 chỗ là 47,1 nghìn chiếc chiếm 58,4% lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước. Biểu đồ 5: Lượng nhập khẩu ô tô từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009 - Linh kiện và phụ tùng ô tô: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt gần 218 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng 11, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này cả năm 2009 lên 1,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với năm 2008. Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ: Thái Lan: 406 triệu USD, Nhật Bản: 395 triệu USD, Trung Quốc: 314 triệu USD, Hàn Quốc: 287 triệu USD,… - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 441 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 lên 3,95 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2008. Nhập khẩu nhóm hàng này của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng là 284 triệu USD, tăng 13,4% so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 lên 2,55 tỷ USD, chiếm 64,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Năm 2009, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 1,46 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2008. Tiếp theo là Nhật Bản: 839 triệu USD, giảm 0,8%; Đài Loan: 309 triệu USD, tăng 8,6%; Hàn Quốc: 307,6 triệu USD, tăng 33,5%, Malaysia: 281 triệu USD, tăng 2,2%; … TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2008 (Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam) 19/03/2009 9:00 AM I. Đánh giá chung Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2008 đạt 143,4 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu đạt 62,69 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước, vượt 7% kế hoạch năm và nhập khẩu là 80,71 tỷ USD, tăng 28,8%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu. Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007. II. Xuất khẩu 1. Quy mô và tốc độ Trong tháng 12/2008, trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,67 tỷ USD, tăng 9,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12, cả nước có 12 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, đặc biệt mặt hàng dầu thô đã vượt 10 tỷ USD; có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vượt kế hoạch năm (gạo, hạt điều, hải sản, hàng giày dép, hàng rau quả). Tuy nhiên, có rất nhiều nhóm hàng có kim ngạch cao đã không thể hoàn thành kế hoạch năm về sản lượng như cà phê, cao su, dầu thô, than đá, chè các loại, hạt tiêu. Và có một số nhóm hàng không hoàn thành kế hoạch năm về kim ngạch như hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, gỗ & sản phẩm gỗ. Trong bức tranh tăng trưởng xuất khẩu chung có đóng góp lớn của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tháng 12, khối này xuất khẩu 2,17 tỷ USD và hết 12 tháng đạt gần 24,26 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao (38,7%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. 2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu - Dầu thô: trong tháng 12 xuất khẩu đạt 1,46 triệu tấn, tăng 35,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu cả năm 2008 lên 13,75 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007. Tính đến hết tháng 12/2008, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường là Ôxtrâylia: 4,16 triệu tấn, giảm 19,6%; Nhật Bản: 2,95 triệu tấn, tăng 72,4%; Singapore: 2,06 triệu tấn, giảm 29,5%; Hoa Kỳ: 1,46 triệu tấn, giảm 1%; Malaysia: 853 triệu tấn, tăng 2,7%; Trung Quốc: 604 triệu tấn, tăng 60,6% so với cùng kỳ 2007;… - Than đá: tháng 12 xuất khẩu 754 nghìn tấn, tăng mạnh (143,3%) so với tháng trước, nâng tổng lượng than xuất khẩu của Việt Nam cả năm 2008 lên 19,35 triệu tấn, giảm 39,4% so với năm 2007 và chỉ thực hiện được 96,8% so với kế hoạch năm. Giá bình quân tăng 129,2% nên kim ngạch xuất khẩu than cả năm 2008 đạt 1,39 tỷ USD tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu than đá của Việt Nam trong năm 2008 là Trung Quốc với 14,61 triệu tấn, giảm 44,7% so với năm trước và chiếm 75,5% tổng lượng than xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là Nhật Bản với 1,93 triệu tấn,giảm 6,9%; Hàn Quốc là 974 nghìn tấn, tăng 25,6%; Philipin là 361 nghìn tấn, giảm 10,3%; … - Hàng dệt may: trong tháng cả nước xuất khẩu là 848 triệu USD, tăng 22,7% so với tháng 11. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 17,7 % so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 96% kế hoach năm. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ với hơn 5,1 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: 820 triệu USD, Đức: 395 triệu USD, Đài Loan: 293 triệu USD,... - Giày dép: trong tháng xuất khẩu 519 triệu USD, tăng 22,5% so với tháng 11, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 lên hơn 4,77 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước và hoàn thành vượt 6% mức kế hoạch năm. Hai đối tác lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong 12 tháng năm 2008 vẫn là EU và Hoa Kỳ với trị giá và tốc độ tăng tương ứng là 2,51 tỷ USD, tăng 14,8% và 1,08 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ 2007 - Gạo: trong tháng xuất khẩu 436 nghìn tấn, tăng 51,5% so với tháng trước, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước và thực hiện được 105,4% kế hoạch năm. Giá bình quân xuất khẩu gạo cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so với cùng kỳ năm 2007. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á là 2,68 triệu tấn, giảm 19,1% so với năm 2007 và chiếm 56,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,69 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007, các nước còn lại 986 nghìn tấn, giảm 46,7%); tiếp theo là Châu Phi: 1,18 triệu tấn, tăng 88%; Châu Mỹ: 547 nghìn tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2007,… - Hải sản: trong tháng xuất khẩu 325 triệu USD, giảm 10,5% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 lên 4,51 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành vượt 6,1% kế hoạch năm. Hết tháng 12/2008, trị giá hải sản xuất khẩu sang EU đạt 1,14 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản: 830 triệu USD, Hoa Kỳ: 739 triệu USD, Hàn Quốc: 302 triệu USD. Trị giá xuất khẩu mặt hàng này ở các thị trường khác là 1,5 tỷ USD, chiếm 33,3% tổng kim ngạch hải sản xuất khẩu của cả nước - Cà phê: xuất khẩu trong tháng đạt 173,7 nghìn tấn, tăng 133,8% so với tháng trước, nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 lên 1,06 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2008 và chỉ hoàn thành có 96,3% kế hoạch năm. Trị giá kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2007. Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 106 nghìn tấn, Tây Ban Nha: 88 nghìn tấn, Ý: 86 nghìn tấn, - Cao su: trong tháng xuất khẩu hơn 72 nghìn tấn, tăng 20% so với tháng 11, nâng tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 lên 658 nghìn tấn, giảm 7,9% và chỉ hoàn thành có 84,4% kế hoạch năm. Tuy nhiên, do năm 2008 giá bình quân tăng 25% (tương đương với tăng 487 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm đạt hơn 1,6 tỷ USD tăng 15,1% so với năm 2007. Năm 2008, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gần 431 nghìn tấn, chiếm tới gần 65,5% khối lượng xuất khẩu cao su của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 29 nghìn tấn, Đức: 24 nghìn tấn, Đài Loan: 21,2 nghìn tấn, Malaysia gần: 21 nghìn tấn,… - Gỗ và sản phẩm gỗ: trong tháng xuất khẩu 274 triệu USD, tăng 16,4% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này năm 2008 lên 2,83 tỷ USD, tăng 17,7 % nhưng chỉ hoàn thành 94,3% kế hoạch năm. Tính đến hết tháng 12/2008, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 1,06 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp theo là thị trường EU: 795 triệu USD, tăng 24%; Nhật Bản: 379 triệu USD, tăng 23,4% ; Đức: 152 triệu USD, tăng 54,7%; Trung Quốc: 141 triệu USD, giảm 13,2%;... - Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu gần 158 triệu USD, giảm 39,1% so với tháng trước, nâng kim ngạch xuất khẩu của năm 2008 lên 2,64 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm trước nhưng hoàn thành kế hoạch năm chỉ đạt 75,4%. Các thị trường chính trong năm 2008 cho sản phẩm này là Thái Lan với 405 triệu US, Nhật Bản: 379 triệu USD, Hoa Kỳ: 305 triệu USD, Trung Quốc: 274 triệu USD, Hà Lan: 206 triệu USD, Singapore: 163 triệu USD,… - Dây điện & dây cáp điện: Tính đến hết tháng 12 năm 2008, xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, đây là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dây điện & dây cáp điện trên 1 tỷ USD trong cả giai đoạn 2004- 2008. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta, với 727 triệu USD chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. III. Nhập khẩu 1. Qui mô và tốc độ Tính đến hết năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 80,71 tỷ USD, xét về số tuyệt đối tăng 18,03 tỷ USD và số tương đối tăng 29,1% so với năm 2007 và hoàn thành vượt 6,2% mức kế hoạch năm. Cả nước có 12 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm mặt hàng xăng dầu các loại và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu trên 10 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng nhập khẩu 1,42 tỷ USD, tăng 45% so với tháng 11. Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng tăng cao là do nhập khẩu 1 máy bay trị giá 73 triệu USD, và 5 chiếc tàu chở dầu, tàu chở container.. với trị giá hơn 145 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2008 là 13,99 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước và thực hiện vượt 3,7% mức kế hoạch năm. Nhập khẩu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 4,64 tỷ USD, tăng 39,4% so với năm 2007 và chiếm 33,2% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 3,77 tỷ USD, tăng 57,4% so với năm 2007; Nhật Bản: 2,48 tỷ USD, tăng 27,5%; Hàn Quốc: 1,02 tỷ USD, tăng 22,6%; Đài Loan: 984 triệu USD, tăng 24,5%,.... - Phân bón các loại: trong tháng nhập khẩu 134 nghìn tấn, tăng 62,7% so với tháng 11. Hết tháng 12/2008, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 3,03 triệu tấn, giảm 20% so với năm 2007. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao trong năm 2008 (tăng 84% so với giá nhập khẩu trung bình của năm 2007) nên trị giá nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD, tăng tới 47,3% so với năm 2007. Lượng phân Urê nhập khẩu tháng 12 chỉ là 852 tấn, giảm 91,5% so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu năm 2008 là 707 nghìn tấn với trị giá 286 triệu USD, giảm 4,5% về lượng và tăng 43 % về trị giá so với năm 2007. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam với 1,5 triệu tấn, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón cả nước nhập về, tiếp theo là Nga: 346 nghìn tấn, Nhật Bản: 199 nghìn tấn,… - Xăng dầu: trong tháng nhập khẩu gần 1,17 triệu tấn, tăng 44,8% so với tháng 11 và trị giá là 443,7 triệu USD. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96 triệu tấn, tăng nhẹ (0,9%) so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức kế hoạch năm. Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm. Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào hồi tháng 7, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12 chưa bằng 30% giá của tháng 7. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao, chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng 41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007. Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn,… - Chất dẻo nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 177 nghìn tấn, tăng 38,2% so với tháng 11, nâng tổng lượng năm 2008 lên 1,75 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2007. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong năm 2008 tăng 11,4% nên trị giá đạt 2,95 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007. Các thị trường chính cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam trong năm qua là: Đài Loan: 319 nghìn tấn, Hàn quốc: 291 nghìn tấn, Thái Lan: 271 nghìn tấn, Singapore: 214 nghìn tấn,.. - Sắt thép: trong tháng nhập khẩu 703 nghìn tấn, tăng tới 215,4% so với tháng trước nâng tổng lượng sắt thép nhập vào Việt Nam trong năm 2008 lên 8,26 triệu tấn, tăng nhẹ (2,9%) so với năm 2007 và chỉ đạt 87% kế hoạch năm.Tính đến hết tháng 12 năm 2008, kim ngạch nhập khẩu sắt thép đạt 6,72 tỷ USD, tăng 31,5% so với năm 2007. Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 12 là 274 nghìn tấn, tăng hơn 7 lần so với tháng 11, nâng lượng nhập khẩu cả năm 2008 lên 2,39 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2007 và hoàn thành được 95,7% kế hoạch năm. Giá nhập khẩu bình quân phôi thép trong năm 2008 là 684 USD/tấn, tăng 33,5% và trị giá đạt 1,64 tỷ USD, tăng 48,3% so với năm 2007. Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc trong năm qua giảm mạnh 30% trong khi nhiều thị trường khác lại có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Nhật Bản tăng 24%, Hàn Quốc 107%, Liên Bang Nga 106%,… - Ôtô nguyên chiếc: trong tháng nhập khẩu hơn 2,66 nghìn chiếc, tăng 73,3% so với tháng trước. Hết năm 2008, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về là hơn 51 nghìn chiếc, tăng 68,3% với trị giá là 1,04 tỷ USD, tăng 79,6% so với năm 2007. Ô tô nguyên chiếc chủ yếu được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm (khoảng 72% lượng nhập khẩu cả năm). Do thuế cao và chính sách nhập khẩu đối với nhóm hàng này thắt chặt hơn nên những tháng còn lại của năm lượng ôtô nhập khẩu giảm nhiều. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 24,17 nghìn chiếc, chiếm tới 7% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước, tiếp theo là Hoa Kỳ: 9,9 nghìn chiếc, Trung Quốc: 7,9 nghìn chiếc, Nhật Bản: 2 nghìn chiếc, … Trị giá nhập khẩu linh kiện ôtô các loại trong tháng là 60,3 nghìn USD, giảm 18,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu cả năm lên gần 1,4 tỷ USD, tăng 51,9% so với năm 2007. - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trong tháng nhập khẩu gần 309 triệu USD, giảm 0,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2008 lên 3,71 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2007 và thực hiện được 100,4% kế hoạch năm. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này theo loại hình nhập để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập gia công là hơn 1,83 tỷ USD, chiếm khoảng 50% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Nhật Bản với 929 triệu USD, Singapore: 815 triệu USD, Trung Quốc: 654 triệu USD, Hồng Kông: 368 triệu USD, Maylaysia: 252 triệu USD,… - Nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày: trong tháng nhập 615 triệu USD, giảm nhẹ so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2008 lên 8,06 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 4,46 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,36 tỷ USD, bông: 467 triệu USD (300 nghìn tấn) và sợi là 775 triệu USD (414 nghìn tấn). Hết năm 2008, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ các nước Đông Á, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 2,03 tỷ USD, Đài Loan: 1,62 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,38 tỷ USD, Hồng Kông: 732 triệu USD, Nhật Bản: 482 triệu USD,… Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 6,24 tỷ USD, chiếm 77% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 127 triệu USD, tăng 82,4% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2008 lên 1,75 tỷ USD, tăng 48% so với năm trước. Mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 259 nghìn tấn, trị giá 95 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu nhóm hàng này cả năm lên 2,31 triệu tấn với trị giá là 1,05 tỷ USD. Giá nhập khẩu trung bình khô dầu đậu tương tăng cao so với năm 2007 (tăng 55%), vì vậy mặc dù lượng nhập khẩu mặt hàng này chỉ tăng 0,8% nhưng trị giá nhập khẩu tăng tới 55,9%. Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn độ : 792 triệu USD, Áchentina: 230 triệu USD, Mỹ: 140 triệu USD, Trung Quốc: 99 triệu USD, Pê ru: 68 triệu USD,… - Vàng các loại: trị giá nhập khẩu năm 2008 là 2,73 tỷ USD, tăng 108% so với năm 2007, tập trung vào 5 tháng đầu năm (chiếm tới 98%). Các thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho
Posted on: Sun, 08 Sep 2013 13:44:27 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015