Xây dựng tầm nhìn cho công ty của bạn - P5 Một - TopicsExpress



          

Xây dựng tầm nhìn cho công ty của bạn - P5 Một phương pháp mạnh để đạt được mục đích là 5 câu hỏi tại sao (5 Whys). Bạn hãy bắt đầu với câu mô tả. Chúng ta làm ra các sản phẩm X hay chúng ta cung cấp những dịch vụ X, rồi bạn hỏi: tại sao điều đó là quan trọng? năm lần. Sau vài lần tại sao bạn sẽ thấy bạn đang tiến lại gần mục đích cơ bản của tổ chức. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này nhằm đào sâu và mở rộng cuộc thảo luận về mục đích khi chúng tôi làm việc với một công ty nghiên cứu thị trường. Toán lãnh đạo trước hết gặp nhau trong nhiều giờ và soạn ra câu phát biểu sau đây về mục đích cho tổ chức của họ để cung cấp số liệu nghiên cứu thị trường tốt nhất hiện có. Kế đó chúng tôi đặt câu hỏi như sau: Tại sao việc cung cấp số liệu nghiên cứu thị trường tốt nhất hiện có là điều quan trọng? Mục đích cốt lõi là lý do hiện hữu của một công ty 3M : Để giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề tồn đọng CargiII : Để cải thiện đời sống trên thế giới Fannie Mae : Để tăng cường cơ cấu xã hội bằng cách liên tục dân chủ hóa quyền sở hữu Hewlett-Packard : Để đóng góp kỹ thuật cho sự thăng tiến và lợi ích nhân lọai Lost Arrow Corporation : Để thành mô hình chức năng và là công cụ cho sự cải tổ xã hội Pacific Theaters : Nhằm cung cấp một nơi chốn cho dân chúng để cải tiến cộng đồng Mary Kay Cosmetics : Nhằm cung cấp cơ hội không giới hạn cho phái nữ McKinsey & Company : Để giúp các công ty hàng đầu và các chính quyền đạt thành công hơn Merck : Để bảo tồn và cải thiện đời sống con người Nike : Để thực nghiệm cảm xúc cạnh tranh, giành thắng lợi, đè bẹp các đối thủ Sony : Để trải qua sự vui thích về cải tiến và ứng dụng kỹ thuật nhằm tạo lợi ích cho công chúng. Telecare Corporatio: Để giúp những người khiếm khuyết trí não nhận thức được tiềm năng trọn vẹn của họ Wal-Mart: Để tạo cho những người bình thường cơ hội mua sắm những thứ mà những người giàu có mua Walt Disney : Để làm con người hạnh phúc hơn Sau một thời gian thảo luận các vị giám đốc đã trả lời bằng một cách cho thấy một cảm tưởng sâu đậm hơn cả mục đích của tổ chức: nhằm cung cấp số liệu nghiên cứu thị trường tốt nhất hiện có để khách hàng chúng ta hiểu rõ thị trường tốt hơn. Một phần thảo luận tiếp theo đã làm cho các thành viên nhận thức được rằng ý thức của họ về giá trị bản thân xuất phát không những từ việc làm cho khách hàng hiểu tốt hơn thị trường của họ mà còn từ việc đóng góp vào sự thành công của khách hàng mình. Việc nội suy này cuối cùng đã dẫn đến việc công ty này xác định mục đích của mình là: Nhằm đóng góp vào sự thành công của khách hàng bằng cách giúp họ hiểu biết thị trường của họ. Với mục đích này trong óc công ty này giờ đây tạo khung cho những quyết định về sản phẩm của mình không phải với câu hỏi “Liệu sản phẩm đó bán được không?”, mà là với câu hỏi “Liệu sản phẩm ấy có đóng góp vào sự thành công của khách hàng chúng ta hay không?” Năm câu hỏi tại sao này có thể giúp các công ty trong mọi công nghệ lập khung sườn cho công việc của mình theo một cách có nhiều ý nghĩa hơn. Một công ty trải nhựa đường có thể khởi đầu bằng cách nói, Chúng ta làm ra những sản phẩm nhựa đường. Sau một vài câu hỏi tại sao công ty này có thể kết luận rằng làm ra sản phẩm nhựa đường là việc quan trọng vì chất lượng của hạ tầng cơ sở đóng một vai trò thiết yếu cho sự an toàn của dân chúng; vì lái xe trên đoạn đường gồ ghề là việc phiền toái và nguy hiểm, vì các máy bay 747 không thể hạ cánh an toàn trên các phi đạo được thực hiện kém về chất lượng và vật liệu, vì các tòa nhà xây dựng bằng vật liệu kém tiêu chuẩn sẽ yếu dần theo thời gian và sụp đổ khi có động đất. Từ việc nội suy như vậy mục đích sau đây có thể ló dạng: Nhằm cải thiện đời sống của dân chúng bằng cách nâng cao chất lượng các cấu trúc nhân tạo. Với một ý tưởng về mục đích rất gần giống với những dòng trên, Granite Rock Company of Watsonville, Califonia, đã đoạt được giải Chất Lượng Quốc Gia Malcolm Baldrige – một việc làm không dễ dàng cho một công ty nhỏ khai thác đá và nhựa đường. Và Granite Rock đã tiếp tục trở thành một trong những công ty tiến bộ và hào hứng nhất mà chúng tôi đã gặp trong bất cứ ngành công nghiệp nào. Bạn hãy lưu ý rằng không một mục đích cốt lõi nào rơi vào loại hạng “ tối đa hóa sở hữu của các cổ đông.” Một vai trò chính yếu của mục đích cốt lõi là hướng dẫn và đào tạo cảm hứng. Nâng cao tối đa tài sản của cổ đông không tạo cảm hứng cho mọi tầng lớp của một tổ chức, nó chỉ cung cấp đôi chút hướng dẫn quí báu. Nâng cao tối đa tài sản của cổ đông là mục đích tiêu chuẩn sẵn có tại Hãy lắng nghe những người trong các công ty thật sự thành công nói về những thành tựu của họ - bạn sẽ nghe rất ít về lợi tức của mỗi cổ phần. những tổ chức nào chưa xác định mục đích cốt lõi thật sự của họ. Đấy chỉ là việc làm thay thế - và một việc làm yếu kém. Khi những người trong những tổ chức lớn nói về thành tựu của họ, họ nói rất ít về lợi tức cho mỗi cổ phần. Những người tại Motorola nói về những cải tiến đầy ấn tượng về chất lượng và hiệu quả của những sản phẩm mà họ tạo ra trên thế giới. Những người tại Hewlett-Packard nói về những đóng góp kỹ thuật của họ vào thị trường. Những người tại Nordstrom nói về sự phục vụ anh hùng cho khách hàng và về thành tích cá nhân lớn lao của những nhân viên bán hàng siêu sao. Khi một kỹ sư của Boeing nói về việc cho ra một loại phi cơ mới mang tính cách mạng, người ấy không nói,“ tôi đặt trọng tâm và trí vào dự án này vì nó sẽ đưa thêm 37 cents vào thu nhập cho mỗi cổ phần. “ Một cách để có được mục đích xa hơn việc nâng cao tối đa tài sản của cổ đông là chơi“ Random Coporate Serial Killer”. Trò chơi đó như sau: Giả sử như bạn có thể bán công ty của mình cho ai đó trả một giá mà mọi người trong và ngoài công ty đồng ý là giá hời (ngay cả với một vài giả định về lưu lượng hiện kim trù liệu cho tương lai). Giả sử thêm nữa rằng người mua này bảo đảm việc làm ổn định cho tất cả mọi nhân viên theo cùng mức lương sau khi mua nhưng không bảo đảm rằng những công việc ấy sẽ nằm trong ngành nghề hiện nay. Cuối cùng, giả sử như người mua trù liệu giết chết công ty này sau khi mua – các sản phẩm và dịch vụ của công ty sẽ chấm dứt, các hoạt động của công ty sẽ đóng cửa, nhãn hiệu của công ty sẽ bị chôn kín mãi mãi, và v.v…Công ty này sẽ chấm dứt hiện hữu hoàn toàn. Liệu bạn sẽ chấp nhận đề nghị mua đó không? Tại sao chấp nhận hay tại sao không? Những gì sẽ bị đánh mất nếu công ty này không còn hiện hữu? Tại sao việc công ty này tiếp tục hiện hữu là điều quan trọng? Chúng tôi đã thấy bài tập này rất hữu hiệu cho việc giúp đỡ những viên chức quá tập trung vào vấn đề tài chánh có dịp suy nghĩ về những lý do sâu xa cho sự hiện hữu của tổ chức này. Một phương pháp khác là hỏi mỗi thành viên trong Nhóm Hỏa Tinh, chúng ta làm sao tạo khung cho mục đích của tổ chức này để nếu sáng mai bạn thức dậy với khá nhiều tiền trong ngân hàng để dưỡng lão, bạn vẫn sẽ tiếp tục làm việc ở đây không? Cảm tưởng sâu xa nào về mục đích sẽ khuyến khích bạn tiếp tục giành trọn khả năng sáng tạo quí báu của bạn cho những cố gắng của công ty này? Khi họ hướng vào thế kỷ 21, các công ty sẽ phải rút tỉa toàn bộ khả năngsáng tạo và tài năng của nhân viên. Nhưng tại sao người ta lại phải dốc toàn lực? Như Peter Drucker đã nêu lên, những người tài ba nhất và tận tụy nhất cuối cùng sẽ là những người xung phong, vì họ có cơ hội làm việc gì khác trong cuộc sống của họ. Bị đối đầu với một xã hội càng lúc càng di động, với sự hoài nghi về cuộc sống của công ty và với một khúc đoạn kinh tế càng lúc càng xốc vác thì hơn bao giờ hết các công ty sẽ cần phải có một sự thấu hiểu rõ ràng về mục đích của họ để làm cho công việc của họ có nhiều ý nghĩa và nhờ đó sẽ thu hút, khích lệ, và lưu giữ những người tài ba. (còn tiếp) Quang Nam
Posted on: Wed, 26 Jun 2013 04:27:30 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015